Cập nhật nội dung chi tiết về An Giang “Đánh Thức” Ngành Du Lịch Sau Dịch… mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tham dự buổi lễ có lãnh đạo Tỉnh ủy; lãnh đạo ủy ban nhân dân tỉnh; nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; đại diện lãnh đạo các Sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và đại diện Lãnh đạo các địa phương, các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh An Giang cùng đông đảo bà con nhân dân.
Phát biểu tại lễ phát động, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước cho biết, dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế – xã hội dẫn đến suy giảm tiêu dùng ảnh hưởng lớn đến dịch vụ và du lịch. Trong 5 tháng đầu năm, An Giang đón 3,6 triệu lượt khách, giảm 38% so với cùng kỳ. Trong đó, khách lưu trú tại các cơ sở lưu trú du lịch đạt chuẩn giảm 70% so với cùng kỳ, khách quốc tế ước đạt 13 nghìn lượt giảm 70% so với cùng kỳ; Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 1.980 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ năm 2019.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ, các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú, lữ hành, vận chuyển, các nhà hàng, quán ăn, hoạt động vui chơi giải trí phải tạm dừng hoạt động trong thời gian cao điểm chống dịch. Doanh thu giảm, tăng gánh nặng chi phí duy trì hoạt động doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Cùng với cả nước, tỉnh An Giang đã triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Đến nay, trên địa bàn An Giang không có ca nhiễm bệnh; các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt các biện pháp về phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
Với sự thân thiện, hiếu khách vốn có của vùng đất, con người An Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước tin tưởng An Giang sẽ mang đến cho khách du lịch những chuyến du lịch trọn vẹn và an toàn sau COVID-19. Trong bối cảnh Việt Nam đã kiểm soát tốt và cơ bản đẩy lùi dịch COVID-19, chuyển sang giai đoạn mới vừa phòng chống dịch bệnh vừa sớm phục hồi và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, sản xuất, phát triển kinh tế – xã hội. Nhằm khắc phục những khó khăn, giảm bớt thiệt hại do dịch COVID-19 và đưa du lịch trở lại thị trường, tỉnh An Giang đã triển khai Chương trình kích cầu du lịch nội địa – An Giang năm 2020. Chương trình sẽ giới thiệu đến quý du khách các gói sản phẩm, dịch vụ du lịch đảm bảo chất lượng và an toàn với giá ưu đãi hấp dẫn của các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch như lưu trú, mua sắm, ăn uống, khu du lịch, điểm du lịch… Đây là cơ hội giới thiệu, quảng bá thế mạnh của các doanh nghiệp trong tỉnh, tạo điều kiện kết nối, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Với thông điệp: “An Giang – Điểm đến an toàn, thân thiện”, lễ phát động Chương trình kích cầu du lịch nội địa - An Giang năm 2020 là cam kết mạnh mẻ của lãnh đạo tỉnh An Giang trong việc đồng hành, chia sẻ, sát cánh cùng doanh nghiệp và người dân trong giai đoạn khó khăn. Đồng thời, kêu gọi sự hợp tác và hưởng ứng tích cực của các doanh nghiệp du lịch, các tổ chức xã hội nghề nghiệp; tinh thần trách nhiệm của các Sở, ban ngành, đoàn thể, các địa phương và toàn thể người dân An Giang cùng tương trợ, để tạo nên sức mạnh đoàn kết vực dậy lĩnh vực du lịch đã chịu nhiều thiệt hại do dịch COVID-19.
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang Nguyễn Khánh Hiệp cho biết, Chương trình kích cầu du lịch nội địa – An Giang năm 2020 sẽ được ngành du lịch An Giang triển khai từ tháng 6/2020 đến hết tháng 12/2020, với mục tiêu khôi phục 90% lượng khách và doanh thu đối với thị trường khách đến các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang sau dịch COVID- 19 giai đoạn 6 tháng cuối năm 2020; hình thành thêm nhiều thị trường khách đến An Giang, đặc biệt là lượng khách tiềm năng từ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, sinh viên, học sinh trong và ngoài tỉnh.
Bên cạnh đó, ngành du lịch An Giang cũng kỳ vọng qua chương trình hình thành những sản phẩm du lịch mới của An Giang; quảng bá chất lượng, dịch vụ và hình ảnh du lịch An Giang đến du khách trong và ngoài nước. Hiện các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang cũng đã cam kết thực hiện các gói kích cầu giảm giá cho các đoàn khách về An Giang, như: Ban quản lý các khu điểm du lịch đăng ký và cam kết giảm giá vé tham quan, giá dịch vụ trong khu, điểm du lịch cho các đoàn khách của doanh nghiệp lữ hành; các cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp lữ hành; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, đăng ký và cam kết giảm giá đối với các tour du lịch về An Giang; nhất là các gói tour du lịch đặc sắc như: Gói “Nhịp sống mùa hè” hướng đến các tour về nguồn kết hợp Teambuilding; tour học tập kiến thức về kiến trúc tôn giáo, đời sống văn hóa tộc người, sinh thái thiên nhiên, làng nghề truyền thống…; thời gian dự kiến từ tháng 7/2020 đến tháng 8/2020, với các điểm tham quan: Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Điểm du lịch Đồi Tức Dụp, điểm du lịch rừng Tràm Trà Sư, Cù Lao Giêng, Khu du lịch Núi Sam – Làng Chăm Châu Giang – Xứ lụa Tân Châu, Khu du lịch Núi Sam – Làng Chăm Đa Phước….; Gói mừng Lễ Quốc khánh với Tour về nguồn kết hợp Teambuilding thực hiện trong tháng 9/2020 với các điểm tham quan như: Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Điểm du lịch Đồi Tức Dụp, Cù Lao Giêng, Khu di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo…; Gói tham gia “Hội đua bò truyền thống” với nội dung trải nghiệm ngày hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer kết hợp tham quan những ngành nghề truyền thống và các kiến trúc chùa Khmer độc đáo…, thời gian thực hiện từ tháng 9/2020 hoặc tháng 10/2020, với các điểm tham quan: Chùa Thơ Mít, huyện Tịnh Biên nơi dự kiến diễn ra Hội đua bò năm 2020, làng dệt Thổ cẩm Văn Giáo, cánh đồng thốt nốt và cơ sở làm đường thốt nốt tại huyện Tịnh Biên; Gói sự kiện mua sắm cuối năm, mừng Giáng sinh, mừng năm mới, thời gian tháng 12/2020 – tháng 01/2021 với các điểm tham quan: Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng – Chợ Long Xuyên, Cửa hàng đặc sản An Giang, Khu du lịch Núi Sam – Chợ Châu Đốc; Khu du lịch Núi Cấm – Chợ biên giới Tịnh Biên; Gói du lịch cuối tuần “Trải nghiệm mới” với các Tour hướng đến hoạt động nhóm, vui chơi, giải trí tại các điểm tham quan: Khu du lịch Vạn Hương Mai, Công viên nước Thanh Long, Cù Lao Giêng và các điểm tham quan mới…; Gói du lịch nghỉ dưỡng vào các ngày nghỉ cuối tuần với các điểm tham quan trong tour: Khu du lịch Núi Cấm – Điểm du lịch rừng Tràm Trà Sư – Khu du lịch Núi Sam – nghĩ dưỡng tại khách sạn Victoria Núi Sam…
Cùng với đó, ngành du lịch tỉnh sẽ tăng cường quản lý các điểm đến, đảm bảo môi trường an ninh, trật tự, an toàn và quyền lợi cho du khách; tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động của doanh nghiệp du lịch, đảm bảo chất lượng triển khai các gói sản phẩm du lịch trong chương trình kích cầu, để du khách có được những chuyến du lịch trọn vẹn và an tâm mỗi khi đến với An Giang./.
Công Mạo
Ngành Du Lịch Yên Bái Đang Được Đánh Thức
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái cho biết, Yên Bái là tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, có nhiều tiềm năng để phát triển ngành du lịch.
Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp kết hợp với truyền thống văn hóa lâu đời đã tạo cho tỉnh lợi thế phát triển du lịch đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
Yên Bái đang tập trung để phát triển du lịch.
Với những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, các giá trị văn hóa đặc sắc kể trên nên tỉnh Yên Bái xác định chia thành 4 vùng để phát triển du lịch trọng điểm, đó là:
Vùng hồ Thác Bà và sông Chảy (gồm huyện Yên Bình và Lục Yên); vùng du lịch thành phố Yên Bái và phụ cận (gồm thành phố Yên Bái và phía Nam của huyện Trấn Yên); vùng du lịch miền Tây của tỉnh (gồm huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ); vùng Du lịch Trấn Yên – Văn Yên (gồm phía bắc của huyện Trấn Yên và huyện Văn Yên).
Với những tiềm năng trên, tỉnh Yên Bái đã tạo cơ chế thu hút đầu tư, ưu tiên hỗ trợ chính sách ưu đãi đầu tư như: Hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh công cộng; hỗ trợ mua sắm thiết bị thu gom rác; bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng nghề du lịch; hỗ trợ nâng cấp đường giao thông; mua sắm trang thiết bị cho các gia đình phục vụ du lịch; thành lập và duy trì đội văn nghệ; hỗ trợ đầu tư xây dựng khu du lịch theo Nghị quyết số 14/2018/NQ-HĐND.
Hỗ trợ cho các dự án về phát triển du lịch trong đầu tư hạ tầng, chi phí san tạo mặt bằng theo Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích đầu tư vào tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 – 2020.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, để phát triển du lịch, Yên Bái đã xây dựng hướng phát triển với 5 dòng sản phẩm du lịch: Tham quan – nghỉ dưỡng; du lịch cộng đồng tìm hiểu văn hóa các dân tộc; sinh thái; tâm linh; du lịch mạo hiểm leo núi.
Ngoài ra, còn có các dòng sản phẩm du lịch hỗ trợ như: Tham quan di tích lịch sử; lễ hội; MICE (hội thảo, hội nghị, triển lãm); nông nghiệp…
Tỉnh này định hướng xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng, khác biệt nhằm tạo điểm nhấn về du lịch của vùng Tây Bắc, tiêu biểu như: Du lịch sinh thái khám phá danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; du lịch văn hóa, du lịch sinh thái vùng Hồ Thác Bà; du lịch trải nghiệm sinh thái nước khoáng nóng Trạm Tấu…
Du lịch cộng đồng gắn với văn hóa của các dân tộc Thái, Mông, được khai thác chủ yếu tại thị xã Nghĩa Lộ, huyện Mù Cang Chải và huyện Yên Bình. Nổi bật là làng du lịch Ngòi Tu, Vũ Linh, huyện Yên Bình gắn với dân tộc Dao quần trắng, làng du lịch ở bản Sà Rèn gắn với dân tộc Thái Mường Lò – Nghĩa Lộ.
Du lịch mạo hiểm dù lượn “Bay trên mùa vàng” và “Bay trên mùa nước đổ”; săn mây trên đỉnh Tà Xùa, Tà Chì Nhù huyện Trạm Tấu. Du lịch tâm linh dọc sông hồng như: Đền Đông Cuông, Đền Tuần Quán, Chùa Am kết nối với các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ.
Du lịch tham quan làng nghề được hình thành tại làng nghề dệt thổ cẩm xã Nghĩa An, làng nghề tranh đá quý Lục Yên, đá cảnh Suối Giàng, đá trắng Lục Yên… gắn việc tham quan với mua bán hàng lưu niệm.
Bên cạnh đó, việc phát triển sản phẩm, hệ thống các dịch vụ đi kèm gồm ăn uống và mua bán các sản vật tự nhiên như: măng rừng, gà đồi, các loại cá suối vùng Mường Lò, các loại cá vùng hồ Thác Bà… đã góp phần làm hấp dẫn thêm các chương trình du lịch.
Hồ Thác Bà là một điểm du lịch hấp dẫn tại tỉnh Yên Bái.
Tăng trưởng ấn tượng
Tỉnh Yên Bái đã lập quy hoạch và quản lý các khu, điểm du lịch như: Quy hoạch chi tiết khu du lịch Suối Giàng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn theo Quyết định số 984/QĐ-UBND, ngày 12/7/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái và phê duyệt dự án điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch Suối Giàng gắn với khu vực đá vân hoa thôn Giàng A, thôn Suối Lóp xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn theo Quyết định số 302/QĐ-UBND, ngày 8/3/2011 của UBND tỉnh.
Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1775/QĐ-TTg, ngày 19/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Sở này cho biết, năm 2018 du lịch Yên Bái có sự tăng trưởng cả số lượng khách tham quan và doanh thu, năm 2018 ước đón tổng lượt khách ước đạt 560.000 lượt (tăng 10,5% so với cùng kỳ, vượt 9,8% so với kế hoạch) khách quốc tế đạt 25.758 lượt; khách nội địa đạt 535.652 lượt, doanh thu ước đạt 333,0 tỷ đồng (tăng 23,1 % so với cùng kỳ năm 2017, vượt 18,7% so với kế hoạch).
Thị trường khách quốc tế đến với Yên Bái chủ yếu là khách Pháp, Đức, Thụy Sĩ…trong đó khách Pháp chiếm khoảng 50%. Năm 2019 phấn đấu đón 700.000 lượt khách, trong đó có 150.000 lượt khách quốc tế; phấn đấu doanh thu đạt 420 tỷ đồng.
Trong thời gian tới ưu tiên thu hút đầu tư vào các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, điểm du lịch; các dự án vui chơi, giải trí chất lượng cao; hạ tầng dịch vụ, nhất là dịch vụ khách sạn, nhà hàng, khu giải trí, nghỉ dưỡng, làng ẩm thực, chợ đêm, …sản xuất hàng hóa tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch; sản phẩm đặc sản của địa phương.
Ngoài ra, thực hiện các chính sách hỗ trợ về phát triển du lịch theo Nghị quyết 14/NQ-HĐND của HĐND tỉnh đến năm 2020, Yên Bái sẽ tập trung phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn phát huy các giá trị di sản. Tập trung phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại khu vực các huyện, thị miền Tây của tỉnh.
Thúc đẩy triển khai 2 dự án du lịch đã được cấp giấy phép đầu tư tại Khu vực Hồ Thác Bà và khu vực Đầm Vân Hội, hình thành phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái quy mô lớn.
Hỗ trợ các doanh nghiệp như: Công ty TNHH đầu tư và phát triển Thương nghiệp (ITD) thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu nghỉ dưỡng An Bình trên khu vực hồ Thác Bà, xã Tân Hương, huyện Yên Bình; Công ty cổ phần phát triển du lịch xanh Thịnh Đạt đầu tư dự án khu du lịch sinh thái Tú Lệ tại huyện Văn Chấn và các khu tham quan du lịch tại huyện Mù Cang Chải.
Tiếp tục kêu gọi đầu tư để từng bước phát triển cơ sở hạ tầng trong du lịch, đặc biệt các cơ sở lưu trú hạng 3 sao trở lên và các khu resort mới tại khu vực miền Tây của tỉnh.
Transviet Khởi Động Chiến Dịch “Đánh Thức Việt Nam”
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh trong nước đã được kiểm soát tốt, tuy nhiên nguồn khách từ các thị trường có nguy cơ cao như Trung Quốc, Hàn Quốc đã được siết chặt để bảo vệ sức khỏe người dân trong nước thì cũng là thời điểm vô cùng khó khăn đối với các điểm đến du lịch Việt Nam.
Với vai trò là Top 10 công ty du lịch hàng đầu Việt Nam nhiều năm liền, TransViet phối hợp với Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, các hiệp hội du lịch các tỉnh thành, các đối tác du lịch trong ngành lưu trú, vận chuyển, các điểm đến du lịch… chung tay phát động chiến dịch giải cứu du lịch nội địa. “Đánh thức Việt Nam” #WakeUpVietnam với mong muốn đánh thức tiềm năng du lịch nội địa to lớn đang bị ảnh hưởng bởi tâm lý lo ngại. Các biện pháp phòng tránh được đảm bảo, thông tin về điểm đến an toàn được liên tục cập nhật, TransViet và các đối tác mong muốn đưa đến cho người yêu thích du lịch những sản phẩm du lịch Việt Nam an toàn – chất lượng – với mức giá ấn tượng nhất…. trong nỗ lực chung nhằm giải cứu những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, những bãi biển đẹp tuyệt vời, những khu nghỉ dưỡng đẳng cấp trên khắp cả nước đang bị những ngày tháng ảm đạm do dịch bệnh vừa qua tác động không hề nhỏ. Đây cũng là cơ hội vàng trong tâm khủng hoảng để người dân trên khắp cả nước có thể trải nghiệm những dịch vụ du lịch chất lượng với mức giá siêu hấp dẫn chưa từng có.
Khách hàng TransViet trong tour Đà Nẵng – Hội An
TransViet triển khai chương trình khuyến mại chùm tour du lịch trong nước “Đánh thức Việt Nam” với mức giá vô cùng hấp dẫn. Chương trình áp dụng cho khách hàng mua tour trong nước khởi hành từ TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, do TransViet tổ chức, từ ngày 4 – 31/3/2020.
Khởi hành từ Hà Nội:
Khám phá miền Bắc: Mai Châu – Mộc Châu (2 ngày) giá chỉ từ 1.190.000đ, tour Hà Giang (3 ngày) chỉ từ 2.190.000đ, tour Ba Bể – Thác Bản Giốc (3 ngày) chỉ từ 2.190.000đ.
Chùm tour miền Trung cũng được giảm giá sâu chưa từng có, nổi bật là tour Đà Nẵng – Hội An (4 ngày) giá chỉ từ 4.790.000đ, tour Quy Nhơn – Phú Yên (4 ngày) giá chỉ từ 5.290.000đ, Nha Trang – Đà Lạt (5 ngày) chỉ từ 6.590.000đ.
Tour khám phá Tây Nguyên (4 ngày) cũng được giảm giá kịch sàn chỉ từ 5.490.000đ.
Tour miền Tây sông nước (4 ngày) giá chỉ từ 5.990.000đ
Vi vu thiên đường nghỉ dưỡng Phú Quốc cũng trọn gói chỉ từ 5.490.000đ.
Khởi hành từ TP. Hồ Chí Minh
Tour miền Tây khám phá Tiền Giang, chợ nổi Tân Lập, Lục tỉnh Mỹ Tho – Bến Tre – Cần Thơ – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau chỉ từ 299.000đ.
Chinh phục thiên đường biển đảo Phú Quốc chỉ từ 5.790.000đ.
Tour miền Bắc đi Hà Nội, Mộc Châu, Mai Châu, Ninh Bình, Hạ Long, Lào Cai, Sapa từ 4-6 ngày, trọn gói chỉ từ 5.390.000đ.
Tour khám phá miền Trung, chinh phục những bãi biển đẹp nhất Việt Nam: Nha Trang, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Vĩnh Hy,… trọn gói chỉ từ 1.390.000đ đi từ 3 – 5 ngày.
Tour Tây Nguyên vi vu Đà Lạt xứ sở sương mù chỉ từ 2.090.000đ, khám phá Buôn Ma Thuột từ 1.990.000đ
Khởi hành từ Đà Nẵng.
Hà Giang – Cao Bằng – Bắc Kạn – Thái Nguyên 5 ngày từ 5.090.000đ.
PV
Đà Nẵng Phục Hồi Ngành Du Lịch Sau Ảnh Hưởng Dịch Covid
Bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch chủ trì buổi làm việc với các doanh nghiệp dịch vụ, lữ hành
Đảm bảo an toàn, sức khỏe – mối quan tâm hàng đầu của du khách
Theo báo cáo của Sở Du lịch, trong quý 1-2020, tổng thiệt hại (trực tiếp) của ngành du lịch thành phố khoảng hơn 1.859 tỷ đồng. Lũy kế quý 2-2020, ước tổng thiệt hại là 5.672 tỷ đồng (trong đó ước tính thiệt hại tại doanh nghiệp lữ hành khoảng 550 tỷ đồng; tại các đơn vị vận chuyển là 432 tỷ đồng; tại các đơn vị kinh doanh đường thủy nội địa là 11 tỷ đồng; tại các cơ sở lưu trú du lịch khoảng 4.000 tỷ đồng và tại các khu, điểm du lịch khoảng 690 tỷ đồng. Ước lũy kế 4 tháng đầu năm 2020, tổng khách tham quan du lịch Đà Nẵng đạt xấp xỉ 1 triệu lượt, giảm 58% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 575.000 lượt, giảm 50% so với cùng kỳ 2019, khách nội địa ước đạt 493.000 lượt, giảm 64% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng thu du lịch giảm 51% so với cùng kỳ lũy kế 4 tháng 2019.
Các đường bay quốc tế trực tiếp và các thị trường khách quốc tế, nội địa đến Đà Nẵng tạm dừng toàn bộ. Tình trạng hủy tour, hủy dịch vụ diễn ra ồ ạt khiến doanh nghiệp du lịch bị thiệt hại nặng do phải đặt cọc và thanh toán trước các dịch vụ. Trước những khó khăn do dịch bệnh, ngành du lịch thành phố đã đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục, nhưng có lẽ sẽ cần một thời gian dài nữa để khắc phục những thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra. Hiện đã có khoảng 150/968 cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn đang hoạt động, trong đó có khoảng 50 cơ sở lưu trú du lịch mới mở cửa hoạt động trở lại sau khi Chính phủ và UBND thành phố Đà Nẵng thực hiện các biện pháp nới lỏng giãn cách xã hội và cho phép hoạt động đón khách trở lại từ ngày 23-4.
Theo Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC), trước khi có vaccine sử dụng rộng rãi, du khách sẽ đi du lịch theo hướng hạn chế tối đa tiếp xúc về thể chất, sử dụng khẩu trang, duy trì khoảng cách xã hội, sử dụng phương thức thanh toán không tiếp xúc, áp dụng các biện pháp vệ sinh nghiêm ngặt. Trong đó, các tour du lịch ngắn ngày, tour du lịch điểm đến lân cận và du lịch nông thôn, các nhu cầu chăm sóc sức khỏe, y tế, thể thao là mục tiêu được du khách hướng đến. Thị trường du lịch sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt là cách thức du khách lựa chọn điểm đến, lập kế hoạch hành trình… và sức khỏe, an toàn cho du khách sẽ là mối quan tâm hàng đầu.
Ông Huỳnh Đức Trung, Trưởng phòng Quản lý lữ hành (Sở Du lịch) cho biết, hiện các khu điểm kinh doanh du lịch đã được Sở Du lịch phổ biến Quyết định 473/QĐ-TCDL về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống Covid-19 và bảo đảm an toàn tại các doanh nghiệp lữ hành, khu, điểm, cơ sở lưu trú du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch. Theo đó, chỉ tổ chức các dịch vụ du lịch khi bảo đảm đúng quy định về giãn cách, số lượng người; các khu, điểm du lịch hướng dẫn và phổ biến các quy định về phòng, chống Covid-19 tới khách du lịch; niêm yết bảng thông tin hướng dẫn an toàn tại nơi đón tiếp, các khu vực công cộng, khu vực dịch vụ.
“Thành phố cần kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm từng bước ổn định và phát triển nhưng vẫn luôn đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp” – đại diện các đơn vị KD lữ hành, du lịch cho biết
Để đảm bảo phòng chống dịch COVID-19, Sở Du lịch đã phối hợp với Sở Y tế triển khai các biện pháp chống dịch trong tình hình mới như: Trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở; đeo khẩu trang và bảo đảm giữ khoảng cách tối thiểu khi tiếp xúc… Đồng thời, thường xuyên kiểm tra công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp lữ hành và điểm tham quan du lịch nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho du khách.
Theo ông Cao Trí Dũng – Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, trong điều kiện thực tế các địa phương đều nhắm đến thị trường nội địa thì Đà Nẵng cần phải tạo ra sự khác biệt. Hiện tại, các doanh nghiệp du lịch vẫn chưa có khách nhưng vẫn phải xúc tiến các chương trình kích cầu mùa hè, sau đó là kích cầu cuối năm; các khách sạn riêng lẻ cần triển khai các chương trình giảm giá kích cầu, miễn phí visa cho tất cả thị trường, miễn phí tham quan… cũng như làm mới các sản phẩm.
Ông Đoàn Hải Đăng – Giám đốc Công ty Du lịch Vietravel chi nhánh Đà Nẵng cũng chia sẻ, đa phần những công ty lữ hành tập trung khai thác nguồn khách hàng 90% là khách đoàn, 10% khách lẻ. Trong điều kiện dịch bệnh, giãn cách xã hội hiện nay thì doanh nghiệp rất khó chuyển đổi, tiếp cận.Trong tuần này, công ty lữ hành Vietravel mới triển khai đoàn khách đầu tiên từ thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng sau hơn một tháng ngủ đông.
“Ưu tiên lớn nhất lúc này là thúc đẩy thị trường khách nội địa, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cùng các địa phương lân cận” – ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở du lịch
Theo ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch, ưu tiên tập trung hiện nay chính là thu hút phát triển thị trường khách nội địa, thúc đẩy tăng trưởng lượng khách ngay trong mùa cao điểm du lịch hè, trong đó chú trọng nguồn khách từ các thị trường có điểm đến gần, thuận tiện di chuyển, đặc biệt là gia tăng nguồn khách nội địa từ các thị trường trọng điểm Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Cụ thể, Sở Du lịch thành phố sẽ cùng với các doanh nghiệp và Hiệp hội Du lịch tổ chức lại hoạt động của mình, khai thác ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức lại các loại hình phục vụ theo hướng du lịch nội địa. Tập trung khai thác du lịch kết hợp với bảo tồn các di sản văn hóa, giới thiệu các tập quán, sản phẩm của địa phương tới du khách; huy động cộng đồng tham gia kinh doanh du lịch, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân khu vực và phát triển kinh tế của địa phương.
Đẩy mạnh truyền thông trực tuyến, triển khai chương trình xúc tiến quảng bá kích cầu du lịch
Theo ông Lê Tấn Thanh Tùng – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Việt Nam VITOURS, thành phố cần khẩn trương triển khai các chiến dịch truyền thông trực tuyến, quảng bá Đà Nẵng – điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng. Đồng thời, Sở Du lịch phối hợp với Sở Y tế để truyền thông mạnh mẽ, khẳng định sự an toàn của du lịch Đà Nẵng, để cho các thông tin này lan tỏa.
Về vấn đề truyền thông kích cầu du lịch nội địa, ông Nguyễn Đức Quỳnh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, Phó Chủ tịch thường trực Hội khách sạn Đà Nẵng cũng cho rằng, “nếu không nhanh chóng tạo ra hình ảnh mới cho điểm đến Đà Nẵng thì những thị trường nhạy cảm như Hàn Quốc họ sẽ thay đổi điểm đến”. Trong khi đó, hiện một số khách sạn chưa thể tham gia nhiều vào gói kích cầu, bởi nhiều khách sạn chưa thể mở cửa hoạt động trở lại vì sẽ phải gánh chi phí khoảng 3-4 tỉ/tháng cho chi phí hoạt động, trong khi công suất phòng mỗi ngày chỉ chiếm khoảng 5-10%. Ông Cao Trí Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho biết thêm, hiện nay các doanh nghiệp đã sẵn sàng hoạt động trở lại, nhiều chương trình ưu đãi cũng được đưa ra nhằm quảng bá và tiếp cận thị trường, tuy nhiên vẫn còn một vài trở ngại ở vấn đề nguồn khách.
Trước thực trạng doanh nghiệp du lịch tại Đà Nẵng đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, dễ bị tổn thương bởi dịch bệnh; các doanh nghiệp phá sản, chấm dứt hoạt động có chiều hướng gia tăng… thành phố cần hỗ trợ triển khai các gói kích cầu đủ mạnh để thu hút khách du lịch như: Gói kích cầu hàng không; Gói kích cầu Combo trọn gói nhiều ngày; Gói kích cầu Hotel; Gói kích cầu các điểm du lịch lớn; Gói kích cầu vận chuyển, ẩm thực, các chương trình như “Giảm giá tour 3 ngày 2 đêm Đà Nẵng-Hội An”, “Bà Nà giữ vé miển phí buffet”, “Núi Thần Tài 30-50% giá vé”… Đồng thời, mở lại các hoạt động du lịch lễ hội, Festival, triễn lãm… để thu hút lượng khách nội địa.
Chiến dịch truyền thống “See you in Da Nang” nhằm quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng – điểm đến an toàn, thân thiện
Tại buổi làm việc, bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch khẳng định, ngành du lịch thành phố đang nỗ lực khôi phục và phát triển song song với thực hiện các điều kiện bảo đảm an toàn phòng chống dịch, đồng thời giữ gìn hình ảnh điểm đến Đà Nẵng an toàn, thân thiện. Cùng với xúc tiến các đề án “Phát triển du lịch cộng đồng tại bãi biển Thọ Quang – Mân Thái”; “Nghe dòng sông kể chuyện”, “Phát triển du lịch cộng đồng Nam Ô”; “Phát triển du lịch cộng đồng huyện Hòa Vang”, văn hóa lịch sử tại di tích Đình làng Túy Loan, khu căn cứ cách mạng K20… việc cơ cấu lại ngành du lịch thành phố đang được kỳ vọng sẽ làm thay đổi, tạo ra sự khác biệt cho du lịch Đà Nẵng. Trong định hướng phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Sở Du lịch đã xác định không gian phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái theo định hướng tựa núi, hướng biển; lấy Sơn Trà, Bà Nà, Hải Vân và Ngũ Hành Sơn làm trung tâm tạo vùng, với các nhóm sản phẩm du lịch được ưu tiên là du lịch biển nghỉ dưỡng; du lịch mua sắm, du lịch văn hóa lịch sử, làng quê, làng nghề; du lịch đô thị gắn với thành phố trung tâm của cả khu vực.
CÔNG TÂM
Bạn đang đọc nội dung bài viết An Giang “Đánh Thức” Ngành Du Lịch Sau Dịch… trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!