Đề Xuất 6/2023 # Bảo Lạc: Khai Trương Chợ Đêm Thị Trấn Bảo Lạc # Top 9 Like | Tuvanduhocsing.com

Đề Xuất 6/2023 # Bảo Lạc: Khai Trương Chợ Đêm Thị Trấn Bảo Lạc # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bảo Lạc: Khai Trương Chợ Đêm Thị Trấn Bảo Lạc mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tối 6/11, UBND huyện Bảo Lạc tổ chức khai trương Chợ đêm thị trấn Bảo Lạc, nhằm tăng cường quảng bá các sản phẩm, ẩm thực đậm đà bản sắc dân tộc, thúc đẩy dịch vụ, du lịch, thương mại ngày càng phát triển.

Khai trương Chợ đêm thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc.

Chợ đêm thị trấn Bảo Lạc được tổ chức vào tối thứ 6, thứ 7 hằng tuần với các hoạt động giao lưu văn nghệ, các hoạt động vui chơi, giải trí, trò chơi dân gian, gồm 4 khu chính: khu vực ẩm thực là nơi khách tham quan khu vực nấu, chế biến và thưởng thức, khám phá về những nét văn hóa ẩm thực độc đáo của các dân tộc huyện Bảo Lạc, những sản phẩm truyền thống, như: thắng cố, thịt bò khô, thịt chua, cá gắp, lạp sườn hun khói…; khu vực bán hàng thương mại, các sản phẩm đặc sản từ các xã, thị trấn mang đến giới thiệu, quảng bá; khu giải trí, trò chơi dân gian, các loại hình nghệ thuật dân tộc với các trò chơi dân gian như chơi ô quan, nhảy dây, đi cà kheo, guốc ván, giao lưu văn nghệ, biểu diễn văn nghệ đặc sắc các dân tộc xen lẫn hiện đại như hát then, đàn tính, nhảy nhịp điệu đường phố; khu trưng bày tranh ảnh về quá trình phát triển, những thành tựu nổi bật, đặc sắc, địa điểm du lịch, trang phục dân tộc.

Chợ đêm thị trấn Bảo Lạc ra đời sẽ khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, khuyến khích nhân dân tăng gia sản xuất theo hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gắn với những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc quê hương Bảo Lạc.

Minh Khôi

Du Lịch Bảo Lạc: Phiên Chợ Tình “Phong Lưu”

Ở phiên chợ tình ấy, người ta tìm đến nhiều không chỉ để mua bán mà còn là để gửi gắm chút niềm thương, nỗi nhớ, để được uống cùng nhau chén rượu nồng và trao nhau những khúc hát ân tình say đắm.

Chợ hội thị trấn Bảo Lạc đã có từ xa xưa, và theo người dân địa phương thường gọi là “Háng toán” hoặc “Háng Phúng lìu”, còn người Nùng ở biên giới lại gọi là “Phúng lìu cái” tức là chợ “Phong lưu”. Khu chợ nằm trên một con phố ở giữa trung tâm thị trấn với địa hình tựa như một lòng chảo, một bên là dãy nhà nhỏ dựa lưng vào núi, một bên là dòng sông Gâm uốn lượn hiền hòa, bốn bề mây trời đậm nét “sơn thủy hữu tình”.

Chợ tình “Phong lưu” Bảo Lạc thường được diễn ra vào 2 ngày trong một năm là 30/3 và 15/8 âm lịch. Cứ vào ngày “áp phiên”, khi bình minh mới vừa ló rạng, bà con ở các bản làng xa xôi từ khắp các ngả đường náo nức kéo nhau về dự phiên chợ hội với bao lời hò hẹn, chẳng nề hà đồi núi, dốc, suối trập trùng.

Khi màn đêm buông xuống, âm thanh của điệu hát sli truyền thống, hát lượn tha thiết cùng với những làn điệu dân ca thắm đượm tình người khiến cho không gian nơi đây càng trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết. Tiếng sao vi vu, văng vẳng, tiếng khèn Mông du dương trầm bổng đang gọi bạn tình một cách da diết, những cô gái mặc váy hoa sặc sỡ thẹn thùng e ấp đợi chờ… Tất cả khiến cho tậm trạng buổi áp phiên chợ tình rất lạ, giống như trước khi yêu vậy – khấp khởi đấy nhưng cũng xen lẫn là chút lo âu, hồi hộp.

Trong đêm hội, sẽ xuất hiện cả những gương mặt đã ở tuổi xế chiều mong gặp lại người xưa. Hay cũng có những người đi chợ tình chỉ để gặp lại bạn bè, được cùng nhau uống chén rượu sau những ngày mùa nương rẫy đầy nhọc nhằn, để chếnh choáng theo men say nồng đậm. Họ đốt lửa tâm sự, nhảy múa, uống rượu và hát suốt đêm cùng với nhau.

Vào đúng ngày chợ phiên, các chàng trai cô gái sẽ hội tụ theo từng nhóm, từng dân tộc, khoác trên mình những bộ xiêm y rực rỡ sắc màu, leng keng vòng bạc và xúc xắc… Nam thanh nữ tú cùng vui đùa trong tiếng khèn, chân xoay theo điệu múa, rung rinh tà váy, xoắn xuýt cùng người đi kẻ ở. Các đôi trai gái say mê hát Lượn cọi, hát Nàng ới giao duyên và tình tứ trao khăn cho nhau. Rồi họ cùng nhau chơi những trò chơi dân gian truyền thống như: lày cỏ, đẩy gậy, tung còn…

Cũng giống như ở những phiên chợ khác trong năm, chợ tình “Phong lưu” cũng có nhiều món ăn đặc sắc, là sản vật quý hiếm, dễ dàng chinh phục được bất cứ thực khách khó tính nào. Hương vị của món thịt treo gác bếp, thịt lợn khô, lạp sườn hun khói đậm đà, thịt chua lạ miệng, rượu ngô ủ men lá thơm nồng nàn, quyện với xôi nếp nương mềm dẻo… tất cả sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên.

Mặt hàng chính và đắt khách nhất trong những ngày này chính là bánh hình mặt trăng (pẻng hai) và bánh khảo nhân tàu xá gói vuông vắn bằng giấy xanh đỏ. Bánh khảo các chàng trai sẽ mua tặng cô gái đã quen biết.

Xã hội ngày càng phát triển không ngừng, cuộc sống của con người cũng được nâng cao hơn. Dù vậy, chợ tình “Phong lưu” ở huyện Bảo Lạc – Cao Bằng vẫn giữ được nguyên vẹn trong đó quan niệm nhân văn sâu sắc, cùng những giá trị văn hóa và phong tục tập quán vô cùng độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số nơi đây. Dù chỉ đến một lần, phiên chợ tình vẫn sẽ mang lại cho du khách những cảm xúc đầy mới lạ, những phút giây mơ màng xao xuyến và cả những dư âm khó có thể nào phai mờ trong kí ức.

Huyện Lạc Thủy Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch

(HBĐT) – Huyện Lạc Thủy có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Trong đó, phải kể đến Lễ hội chùa Tiên là lễ hội truyền thống, đã đi vào tiềm thức của người dân địa phương và du khách gần xa, trở thành nét đẹp văn hóa mỗi độ xuân về.

Chùa Tiên, xã Phú Nghĩa là điểm du lịch tâm linh nổi tiểng của huyện Lạc Thủy.

Chùa Tiên như chốn bồng lai tiên cảnh, chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử, như trở về với cội nguồn, tìm về cõi tâm linh hướng thiện. Hang Luồn là sản phẩm thiên nhiên ban tặng cho con người. Ở đó kết hợp những nhũ đá, muôn hình, vạn trạng, sắc màu lung linh, huyền ảo. Lòng hang có vẻ đẹp kỳ thú, khơi gợi trí tưởng tượng, thẩm mỹ của con người. Từ năm 1995, đoàn cán bộ nghiên cứu của Phân viện Thám sát hang động Italy đã đến khảo sát, đánh giá hang Luồn là một trong những hang đẹp và quyến rũ của tỉnh Hoà Bình. Năm 2011, hang Luồn được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia, theo Quyết định số 53, ngày 28/12/2001 của Bộ VH-TT. Huyện còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa được công nhận di tích quốc gia như: Đồn điềnChi Nê, Nhà máy in tiền, di tích danh lam thắng cảnh quần thể hang động khu vực chùa Tiên – xã Phú Lão, di tích danh lam thắng cảnh hang động núi Niệm – xã Phú Thành…

Huyện Lạc Thủy cũng tiếp giáp với những nhiều điểm di tích nằm liền kề với các khu du lịch nổi tiếng như: khu du lịch Tràng An, Bái Đính, Vân Long (Ninh Bình); khu du lịch chùa Hương, chùa Tam Chúc, các khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng của huyện Kim Bảng (Hà Nam)… Huyện có điều kiện để xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch văn hóa, sinh thái, du lịch thắng cảnh, lễ hội.

Với những tiềm năng riêng có, Lạc Thủy được quy hoạch là vùng trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh. Huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể về quy hoạch, thu hút các nguồn lực đầu tư thamgia phát triển các loại hình du lịch tâm linh, sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử.

Đồng chí Hoàng Mạnh Khỏe, Trưởng phòng VH-TT huyện cho biết: Những năm gần đây, huyện đã huy động khoảng 452 tỷ đồng, đầu tư 10 công trình hạ tầng phát triển du lịch như: hạ tầng du lịch huyện Lạc Thủy, Nhà tưởng niệm người có công và cán bộ, công nhân Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam; di tích trường Cán bộ dân tộc miền Nam; xây dựng, nâng cấp hạ tầng du lịch chùa Tiên… Đến nay, nhiều điểm, khu du lịch của huyện đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước, góp phần vào phát triển ngành du lịch của tỉnh. Tổng lượng khách đến thăm quan các điểm du lịch trên địa bàn ngày càng tăng.

5 năm qua, huyện đón trên 3,37 triệu lượt khách đến thăm quan, trải nghiệm. Trên địa bàn có nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch như: Dự án tổ hợp sinh thái nghỉ dưỡng Đồng Tâm, dự án du lịch sinh thái làng Đá Bạc, dự án cáp treo Hương Bình. Huyện xúc tiến mời gọi đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mang đặc trưng vùng miền, thành lập các tour du lịch chùa Tiên, núi Niệm, Nhà máy in tiền, hang Luồn và các tour du lịch ngoại tỉnh (chùa Tiên – chùa Hương – Tam Chúc – Bái Đính – Tràng An), thông tuyến cáp treo chùa Tiên – chùa Hương; đầu tư xây dựng dự án khu du lịch văn hóa và nghỉ dưỡng Lạc Thủy, xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp xã Đồng Tâm; xây dựng, phát triển du lịch cộng đồng. Đồng thời, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển ngành dịch vụ phụ trợ cho hoạt động du lịch, hình thành các ngành nghề truyền thống như: chế tác đá cảnh, hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất sản phẩm đặc sắc của địa phương, thực hiện mục tiêu phát triển du lịch huyện Lạc Thủy trở thành điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh và các vùng lân cận, với các sản phẩm đặc trưng là du lịch văn hóa – tâm linh, nghiên cứu, sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc, để tạo sức hấp dẫn cho du khách.

Chợ Côn Trùng Ở Campuchia: Lạc Vào Thiên Đường Ẩm Thực Có 1

Đến chợ côn trùng Campuchia, nhiều du khách mắt tròn mắt dẹt bởi những mẹt nhện chiên, rắn xả ớt hay rết nướng được bày bán vô cùng nhộn nhịp. Trái ngược với khách tham quan, người dân địa phương ở đây lại thưởng thức chúng vô cùng tự nhiên và thích thú. Chắc chắn, hành trình du lịch Campuchia tại ngôi chợ độc đáo này sẽ đem lại cho bạn rất nhiều kỷ niệm thú vị!

1. Chợ côn trùng Campuchia ở đâu?

Không riêng gì ở chợ côn trùng, đến đất nước Campuchia, bạn có thể tìm thấy sự hiện diện các món ăn độc đáo này trên các con đường, tuyến phố nhộn nhịp hoặc vùng nông thôn hẻo lánh. Tuy nhiên, nếu muốn tìm một nơi chuyên bán những món ngon làm từ côn trùng thì phải đến chợ Skun Campuchia.

Ngôi chợ này nằm cách thủ đô Phnom Penh khoảng 70km, thuộc tỉnh Kampong Cham. Trong các chương trình tour Campuchia tết, lễ, thỉnh thoảng du khách sẽ được dẫn đến đây vì chợ côn trùng là điểm tham quan cực kì nổi tiếng.

Theo lời kể của người dân địa phương, trước đây nền kinh tế ở Campuchia vốn gặp nhiều khó khăn. Vì thế để sinh sống qua ngày, một số hộ nghèo trong vùng buột phải bắt các loại côn trùng có sẵn ngoài vườn hoặc trong nhà để chế biển thành thức ăn. Lâu dần, thói quen này đã đem đến cho nền ẩm thực Campuchia những món ngon mới được làm từ chính những con vật quen thuộc như: cào cào, dế, bọ cạp, nhện hoặc thậm chí là rết,…

2. Khám phá chợ côn trùng Skun với những ấn tượng có 1-0-2

Trong cẩm nang du lịch Campuchia, hầu hết đều nhắc đến Chợ côn trùng như một điểm đến không thể thiếu của bất kỳ du khách nào. Tên của chợ này nà Skun, thuộc tỉnh Kamphong cham, cách thủ đô Phnom Penh khoảng 70km. Với sự yêu mến thích thú của du khách, họ đã đặt tên cho chợ là Chợ côn trùng gắn với đặc sản ở chợ. Chợ Skun có diện tích khoảng chừng 5.000m2, được bê tông kiên cố, bố trí nhiều bàn tròn dành cho các gian hàng ăn uống và khách tham quan nghỉ chân.

Lối đi phía trước và bên hông chợ là các sạp trái cây đủ loại, trứng vịt luộc, cút luộc và không thể thiếu các loại côn trùng đặc sản như dế, nhện, cà cuống, cào cào, bọ cạp, ếch ương …Thói quen ăn côn trùng của người dân bắt nguồn từ thời Khmer Đỏ. Do cuộc sống khi đó quá khó khăn, ăn không đủ no, không được ăn gì ngoài cơm và muối hột mà mỗi ngày Khmer Đỏ ban phát cho người dân Campuchia lúc bấy giờ. Vì thế mà, họ phải ăn tất cả những gì họ nghĩ có thể là ăn được, từ lá cây cho đến các loại côn trùng như dế, nhện…nếu biết chế biến đúng cách. Và từ đó người dân Campuchia vẫn duy trì món ăn lâu đời này cho đến tận ngày nay, thường ăn côn trùng kèm với cơm.

Chợ côn trùng luôn tấp nập, mùi thơm của món ăn từ côn trùng lan tỏa như níu kéo du khách, nếu muốn du khách có thể thưởng thức tại chỗ các món như dế chiên, nhện chiên giòn, trứng vịt Campuchia luộc. Đây là một trong những nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của người dân Campuchia. Trứng vịt là món được khách ưa chuộng nhất vì dễ ăn và béo thơm, do vịt Campuchia ăn thức ăn thiên nhiên, không sử dụng thức ăn gia súc nên trứng vịt có phần lòng đỏ to hơn bình thường và ăn rất thơm ngon.

Món ăn thử thách thực khách nhiều nhất và khách du lịch Campuchia ít dám thử nhất là món nhện chiên hay nhện xào. Nhện toàn thân màu đen, thân to cỡ quả nhãn lồng, với 8 cái chân dài lông lá. Nhện được rửa sạch, để nhuyên con, phi mỡ tỏi, hạt tiêu xay cùng các gia vị khác đem chiên cho đến khi giòn bên ngoài, hơi ướt phần thân là được. Phổ biến hơn cả là món nhện xào vừa bùi vừa ngậy, thường có mặt trong nhiều bàn nhậu. Nếu không thích hai cách chế biến này du khách có thể mua về ngâm rượu, giá một con nhện là khoảng 5000-6000 tiền Việt, ngâm khoảng 2-3 tháng là có thể dùng được. Loại rượu này có thể chữa đau lưng, nhức mỏi,…

Ngoài ra, cà cuống cũng là một trong những loài côn trùng sống nhiều ở đồng ruộng Campuchia được du khách ưa thích, bởi hương vị thơm cay tuy có đắt hơn các món khác, giá mỗi con cà cuống khoảng 10.000 – 11.000 tiền Việt.

3. Kinh nghiệm mua sắm ở chợ côn trùng Campuchia

Nếu chưa kịp đổi tiền Campuchia, bạn có thể sử dụng đồng đô la Mỹ vì khá phổ biến. Tuy nhiên, người Campuchia khá nghiêm ngặt trong việc chọn tiền mới và tiền cũ, do đó những đồng quá mờ hoặc cũ sẽ không được chấp nhận.

Khi vào chợ, nên trả giá khoảng 1/3. Đối với các mặt hành như bạc, nhân sâm, nên tham khảo kinh nghiệm của hướng dẫn viên để mua không bị hớ giá.

Hàng hóa ở Siêm Riệp thường có giá cao hơn Phnom Penh, do đó đây là nơi mua sắm khá lý tươ

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bảo Lạc: Khai Trương Chợ Đêm Thị Trấn Bảo Lạc trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!