Cập nhật nội dung chi tiết về Bia Sagota Thành Thương Hiệu Đồ Uống Tiêu Biểu Của Du Lịch Việt Nam mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã chọn bia SAGOTA của Công ty CP Tập đoàn bia Sài Gòn – Bình Tây được làm từ 100% lúa mạch nhập khẩu, không sử dụng chất bảo quản là sản phẩm phục vụ khách du lịch.
Đối với các nước có du lịch phát triển, đồ uống luôn được du khách quan tâm và nhiều đồ uống đã trở thành thương hiệu quốc gia như: Sake của Nhật Bản, rượu Soju của Hàn Quốc, bia Heineken của Hà Lan… Để phát triển nhanh, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, việc xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam, trong đó có ẩm thực là rất cần thiết.
Để triển khai xây dựng thương hiệu đồ uống Việt Nam, phục vụ cho khách du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Hiệp hội Du lịch các tỉnh, TP triển khai việc sử dụng bia SAGOTA trong các hoạt động đối ngoại, các sự kiện du lịch tại địa phương và sử dụng logo SAGOTA trong các ấn phẩm quảng bá du lịch của mình, từng bước đưa bia SAGOTA trở thành thương hiệu đồ uống tiêu biểu của du lịch Việt Nam.
Vừa qua Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã chọn bia SAGOTA của Công ty CP bia Sài Gòn – Bình Tây, sản phẩm trong nước có chất lượng cao tương đương với bia Heineken, được làm từ 100% lúa mạch nhập khẩu, không sử dụng chất bảo quản là sản phẩm phục vụ khách du lịch.
Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với Công ty CP bia Sài Gòn – Bình Tây triển khai một chiến dịch tuyên truyền giới thiệu rộng rãi đồ uống này cho du khách du lịch quốc tế và nội địa với Slogan “SAGOTA – Bia của Du lịch Việt Nam”.
Theo nguồn: http://cand.com.vn/Xa-hoi/Bia-SAGOTA-thanh-thuong-hieu-do-uong-tieu-bieu-cua-du-lich-VN-221898/
Vietravel Thương Hiệu Vàng Của Ngành Du Lịch Việt Nam
Khai thác cơ hội từ khủng hoảng
2013 là năm đầy khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, trong đó du lịch Việt Nam không đứng ngoài quỹ đạo trên, đồng thời còn chịu ảnh hưởng bởi hàng loạt các tác động từ bên ngoài như khủng hoảng chính trị tại Thái Lan… Khó khăn nối tiếp nhưng Vietravel đã nắm bắt nhanh những cơ hội vàng của hoạt động kích cầu du lịch trong nước để tăng tốc đạt mục tiêu kế hoạch năm. Trong đó, các tuyến du lịch miền Trung và miền Bắc luôn là các tour hot, Vietravel thường xuyên phải tăng chỗ, tăng chuyến mới đáp ứng hết nhu cầu du khách. Các tỉnh phía Bắc, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc, Côn Đảo luôn là những điểm đến được du khách lựa chọn nhiều nhất. Bên cạnh sự hấp dẫn của biển, ẩm thực vẫn còn nhiều yếu tố khác như văn hóa, lịch sử, lối sống đủ để cuốn hút du khách vào những trải nghiệm. Chính điều này đã khỏa lấp nhanh chóng khoảng trống của thị trường khách đến Thái Lan vốn chiếm tỷ lệ khá lớn trong kế hoạch kinh doanh của nhiều công ty. Với 3 giá trị cốt lõi đồng thời cũng là 3 thuộc tính thương hiệu: Vietravel luôn khẳng định sự tiên phong về tính Chuyên nghiệp; mang đến cho khách hàng Cảm xúc thăng hoa và không ngừng gia tăng giá trị thụ hưởng khi du khách đồng hành cùng Vietravel thông qua hàng loạt sự kiện hấp dẫn, mang tính khác biệt vượt trội như chương trình Liên kết hệ thống Ngân hàng, ưu đãi mua tour trả góp lãi suất 0%, được hoàn tiền khi du khách thanh toán bằng Thẻ Master Card….
Ông Trần Đoàn Thế Duy – P.TGĐ Công ty Vietravel nhận giải thưởng Du lịch thế giới ” World Travel Awards” tại Dubai vào tháng 10/2013
Đầu tư chuyên nghiệp, chuyên sâu cho từng thị trường
Vietravel đầu tư chuyên nghiệp, chuyên sâu cho từng thị trường vì vậy, du khách luôn cảm thấy sự đồng bộ và hài lòng trên mọi đường tour trong và ngoài nước. Có đến trên 90% khách hàng đã quay lại đi tour từ 3 lần trở lên xuất phát từ thái độ phục vụ ân cần, sự chuyên nghiệp của Vietravel, vượt trên cả sự mong đợi của du khách. Phía sau một tour của du khách là cỗ máy lớn với những dây chuyền phối hợp nhịp nhàng để mang lại sự hài lòng cao nhất cho du khách. Mỗi góp ý dù nhỏ của du khách, Vietravel luôn xem là giá trị vô giá để lắng nghe và không ngừng hoàn thiện, để mỗi hành trình luôn đầy ắp tiếng cười, kiến thức bổ ích, những tình cảm và khoảnh khắc khó quên chỉ có khi đồng hành cùng Vietravel.
Trong những năm qua quỹ từ thiện ” Light for Life” của Vietravel đã mang lại ánh sáng cho hàng ngàn người mù nghèo cả nước
Những con số biết nói
(Nguồn: P. Truyền thông công ty Vietravel)
Đưa Du Lịch Sinh Thái Trở Thành Thương Hiệu Của Đồng Nai
Du lịch của Đồng Nai có nhiều nhiều tài nguyên được đánh giá là khá phong phú, đa dạng như rừng, núi, sông hồ, thác… Nhắc đến du lịch Đồng Nai, có thể kể đến những điểm đến hấp dẫn như Vườn quốc gia Cát Tiên đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, được Thủ tướng quy hoạch là điểm du lịch quốc gia; núi Chứa Chan – “đệ nhị thiên sơn” đất Nam bộ; hồ Trị An, thác Mai, thác Giang Điền, hay sông Đồng Nai nối liền các danh thắng từ thượng nguồn hùng vĩ tới đất Biên Hòa nhiều mốc son lịch sử. Trong 320 năm hình thành và phát triển, vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai đã để lại những nét truyền thống văn hóa đặc sắc, cũng là vùng đất giảu truyền thống cách mạng với những di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc, địa danh lịch sử nổi tiếng. Toàn tỉnh có 57 di tích cấp tỉnh và quốc gia, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 29 di tích quốc gia và 26 di tích cấp tỉnh; ngoài ra còn có trên 1.000 di tích phổ thông khác.
Du lịch Đồng Nai cũng có lợi thế lớn với mạng lưới giao thông thuận lợi, nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như Quốc lộ 1, Quốc lộ 20, Quốc lộ 51, Cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Tương lai gần sẽ có Sân bay quốc tế Long Thành và nhiều tuyến cao tốc như Bến Lức – Long Thành, Dầu Giây – Liên Khương, Dầu Giây – Phan Thiết. Với nhiều lợi thế, Đồng Nai sẽ là một điểm đến du lịch đầy hứa hẹn.
Với những lợi thế của mình, Đồng Nai hiện có 21 khu, điểm du lịch gồm nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, tham quan, vui chơi giải trí, tín ngưỡng, văn hóa. Để đáp ứng nhu cầu du khách, Đồng Nai có 127 cư sở lưu trú du lịch, 11 doanh nghiệp lữ hạnh, 7 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 5 chi nhánh văn phòng đại diện du lịch…
Xác định du lịch là ngành kinh tế đặc biệt quan trọng, năm 2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai có kế hoạch số 118-KH/TU ngày 7/7/2017 về việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trên cơ sở phấn đấu đạt được mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế dịch vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; xây dựng du lịch Đồng Nai là du lịch sinh thái đồng thời cũng phát triển nhiều loại hình du lịch khác mà Đồng Nai có điều kiện và thế mạnh.
Theo ông Lê Kim Bằng, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Đồng Nai, những năm qua, từ việc cụ thể hóa kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đồng Nai đã quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối các khu du lịch; quy hoạch, mời gọi đầu tư trong lĩnh vực du lịch với chính sách đồng hành cùng doanh nghiệp, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du dịch, liên kết hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong vùng Đông Nam bộ… “Nhờ đó, những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng ngành du lịch Đồng Nai luôn đạt những con số ấn tượng, tốc độ tăng trưởng bình quân lượt khách giai đoạn 2015 – 2019 đạt 10,5%/năm, doanh thu tăng trung bình tằng 14,6%/năm. Gần đây nhất, năm 2018 lượng du khách đến du lịch tại Đồng Nai đạt khoảng 4 triệu lượt, doanh thu trên 2.000 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2019 đã có khoảng 2,5 triệu lượt khách đến Đồng Nai, dự báo cả năm sẽ vượt qua con số 4 triệu của năm 2018”, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Đồng Nai Lê Kim Bằng cho biết.
Du lịch sinh thái là sản phẩm đặc trưng của Đồng Nai
Đồng Nai lâu nay vẫn được biết đến là một tỉnh có thế mạnh về công nghiệp, thu hút FDI, trong lĩnh vực nông nghiệp là tỉnh đi đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới. Song với du lịch, có thể nói Đồng Nai có phần “lép vế” với một số địa phương lân cận như Vũng Tàu, Bình Thuận có du lịch biển, Đà Lạt (Lâm Đồng) có du lịch nghỉ dưỡng… Do đó, Đồng Nai buộc phải chọn cho mình hướng đi riêng biệt để tìm chỗ đứng trên bản đồ du lịch. Đó là du lịch sinh thái.
Điểm qua các khu, điểm du lịch trên đã hoạt động và đang trong quá trình xây dựng tại Đồng Nai, có thể thấy phần nhiều là loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Có thể kể đến các điểm du lịch sinh thái nổi tiếng như: Bửu Long, Thác Giang Điền, Suối Mơ, Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tôn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, chưa kể hàng loạt các dự án du lịch sinh thái khác được đầu tư hàng ngàn tỉ đồng đang được khẩn trương hoàn thành và đưa vào khai thác, phục vụ du khách.
Là một điểm đến khá lâu đời ở Đồng Nai, nhưng những năm vừa qua, khu du lịch Bửu Long tiếp tục bổ sung nhiều tỷ đồng đầu tư, cải tạo cảnh quan, mở rộng thêm nhiều dịch vụ, và đặc biệt tập trung khai những tiềm năng, lợi thế về du lịch sinh thái. Ông Nguyễn Đăng Ninh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Đầu tư thát triển Bửu Long cho biết: “Chúng tôi xác định lấy môi trường và không gian thiên nhiên làm chủ đạo, làm sao để cảnh quan đẹp nhưng không gian danh thắng không bị phá vỡ. Chúng tôi xác định Bửu Long sẽ là một kỳ nghỉ ngắn hạn, trong ngày, là điểm trung chuyển để du khách có thể đến thăm quan tìm hiểu di tích lịch sử, thăm quan khám phá sông, rừng ở Đồng Nai”
Có sông, có rừng, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, tuyến du lịch đường sông dài 91km đã được khai trương giai đoạn 1, hứa hẹn kết nối các danh lam thắng cản của Đồng Nai, gắn liền với sông và rừng. Tuyến du lịch này chạy dọc theo dòng Đồng Nai, nối liền từ TP. Hồ Chí Minh, hành trình kết nối với hàng loạt các điểm đến lịch sử văn hóa, thiên nhiên như chùa Ông, Văn miếu Trấn Biên, chùa Bửu Phước, làng bưởi Tân Triều, hồ Trị An, Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai và kết thúc ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Tuyến du lịch này đang được khẩn trương hoàn thiện, hứa hẹn sẽ là một trải nghiệm mới mẻ, thú vị thu hút khách du lịch.
Nếu như du lịch Vườn quốc gia Cát Tiên trước đây thường chỉ thu hút khách quốc tế đến trải nghiệm, thì nay du khách trong nước đã bắt đầu dành nhiều sự quan tâm cho loại hình du lịch này, đặc biệt là giới trẻ. Trong mỗi chuyến đi rừng, du khách có cơ hội hòa mình với thiên nhiên trong lành; cắm trại đón bình mình; sống, thưởng thức các món ăn dân dã, đặc trưng của đồng bào dân tộc… Những nhu cầu trải nghiệm này du khách hoàn toàn có thể tìm thấy được ở Đồng Nai.
Dù vậy, để du lịch Đồng Nai “cất cánh” thì tỉnh sẽ còn nhiều việc phải làm để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn. Dù có nhiều lợi thế, song du lịch Đồng Nai còn nhiều hạn chế như hạ tầng du lịch còn thiếu, sơ sài; vướng mắc về cơ chế kêu gọi đầu tư, xã hội hóa, đặc biết là vấn đề đất, cho thuê đất; khả năng liên kết giữa các đơn vị làm du lịch.
Xuân Lượng
Giải Pháp Phát Triển Thương Hiệu Du Lịch Việt Nam
Xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch hiện nay là nhu cầu cấp bách của các quốc gia để tăng cường khả năng cạnh tranh, tạo dựng uy tín và thực hiện thành công phát triển du lịch. Du lịch Việt Nam trong những năm qua đã bước đầu xây dựng được những hình ảnh tích cực.
Tuy nhiên, các hoạt động xúc tiến quảng bá mới chỉ thực hiện một cách đại trà với mục đích thông tin, chưa có chiến lược rõ ràng trong xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia. Với nhu cầu phát triển hiện tại, nếu không được định hướng và quản lý kịp thời, hình ảnh và thương hiệu du lịch Việt Nam có thể không hình thành theo hướng tích cực hoặc không đảm bảo được tính bền vững sẽ ảnh hưởng lâu dài đến phát triển du lịch.
Đề tài Giải pháp phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam là đề tài mang tính đột phá được Bộ trưởng Bộ VHTTDL giao Viện NCPT Du lịch thực hiện nhằm giải quyết mục tiêu: làm rõ cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đáp ứng xu thế, yêu cầu phát triển của ngành du lịch trong giai đoạn tới.
Đề tài đã tiếp cận theo một quy trình nghiên cứu toàn diện từ lý luận đến thực tiễn, so sánh quốc tế, áp dụng các phương pháp và kỹ thuật trong nghiên cứu xây dựng thương hiệu, nghiên cứu thị trường và xúc tiến quảng bá. Đề tài thực hiện phân tích hai chiều, một mặt đánh giá thực trạng công tác phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá, quá trình hình thành thương hiệu du lịch Việt Nam ở cấp quốc gia, vùng, địa phương, doanh nghiệp; mặt khác nghiên cứu nhận định của thị trường đối với thương hiệu du lịch Việt Nam thông qua các kết quả nghiên cứu tham khảo trong nhiều năm và thực hiện 1.000 cuộc phỏng vấn, điều tra đa đối tượng gồm: khách du lịch quốc tế và nội địa, quản lý nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng tham gia du lịch, từ đó so sánh để tìm ra nhận thức thương hiệu của thị trường. Kết quả nghiên cứu được tiếp tục so sánh với các quốc gia cạnh tranh trong khu vực để đúc rút các yếu tố cốt lõi thương hiệu du lịch Việt Nam được nhận diện tốt nhất. Đề tài cũng bám sát các định hướng phát triển của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 để đề xuất các định hướng và các giải pháp phát triển thương hiệu du lịch.
Các kết quả chính của đề tài: (1) Tổng hợp được toàn bộ các lý luận cơ bản về phát triển thương hiệu điểm đến du lịch; đề xuất quy trình xây dựng và phát triển, nguyên tắc phát triển thương hiệu điểm đến du lịch. (2) Phân tích, đánh giá hai chiều, làm rõ thực trạng thương hiệu du lịch Việt Nam được phát triển và nhận thức; so sánh cạnh tranh khu vực và đúc rút được các giá trị đặc trưng và cốt lõi thương hiệu phù hợp; tìm hiểu được một số bài học quốc tế quan trọng. (3) Đề xuất được định hướng chi tiết về phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến 2020 gồm: giá trị cốt lõi và tính cách thương hiệu, cấu trúc thương hiệu, các định hướng phát triển thương hiệu 7 vùng du lịch, lộ trình định vị, phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam. (4) Đề xuất các giải pháp cụ thể về quản lý phát triển sản phẩm và quảng bá truyền thông để triển khai các giá trị thương hiệu phù hợp cấu trúc và lộ trình; giải pháp quan trọng về quản trị thương hiệu và đầu tư phát triển thương hiệu phù hợp yêu cầu phát triển. (5) Đề xuất các giải pháp hỗ trợ phát triển thương hiệu: nâng cao nhận thức về thương hiệu du lịch; phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế để thúc đẩy phát triển thương hiệu du lịch.
(
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bia Sagota Thành Thương Hiệu Đồ Uống Tiêu Biểu Của Du Lịch Việt Nam trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!