Đề Xuất 6/2023 # Blog Nhật Ký Du Lịch Nhật Bản # Top 9 Like | Tuvanduhocsing.com

Đề Xuất 6/2023 # Blog Nhật Ký Du Lịch Nhật Bản # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Blog Nhật Ký Du Lịch Nhật Bản mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Blog Nhật Ký Du Lịch Nhật Bản – Nhật Bản Những Ngày Mùa Xuân

NHỮNG LỄ HỘI NỔI BẬT TẠI MÙA THU NHẬT BẢN

Bạn biết không, tôi đã ấp ủ cho chuyến đi này đúng một năm trời. Kể từ giây phút lưu luyến chia tay xứ Phù Tang vào mùa xuân năm ngoái sau chuyến đi ngắn ngủi loanh quanh Tokyo, tôi bỗng có một niềm tin hay đúng hơn là một sự thôi thúc mạnh mẽ rằng mình sẽ quay lại cho một hành trình dài hơn và đi nhiều nơi hơn. Mọi thứ được lên lịch và chuẩn bi kỹ càng…

Nhưng rồi người tính không bằng trời tính, hoa nở sớm hơn rất nhiều so với dự đoán hằng năm. Đến nỗi, những người bạn Nhật còn nói đùa rằng tôi không có duyên nợ với sakura, năm ngoái thì hoa nở rất muộn, năm nay thì lại nở rất sớm. Nhưng có hề gì đâu, với tôi đất nước xinh đẹp này không chỉ có hoa anh đào mà còn muôn vàn điều thú vị khác, luôn đưa tôi đi từ bất ngờ này đến ngạc nhiên khác dẫu cho đây chẳng phài là lần đầu tiên tôi đến nơi đây.

Tokyo – công viên Ueno

Tôi đến Tokyo vào lúc 3h chiều sau một chuyến bay dài và khá mệt mỏi vì bị delay hơn một tiếng theo “truyền thống” của “hàng không nãi chuối”

Chỉ mất khoảng hơn nửa tiếng bằng Skyliner để đi từ sân bay Narita đến ga Ueno. Quả như dự đoán, sakura ở Ueno-koen chỉ còn lại lá vì đây là công viên có hoa nở sớm nhất ở Tokyo.

Nơi đây năm ngoái tôi đến cũng vào khoảng đầu tháng 4, hoa vẫn chưa nở rộ thì năm nay lá lại xanh rì thế này. Một chút xíu thất vọng dâng lên trong tôi hay là cảm giác mệt mỏi của chuyến bay cũng phần nào ảnh hưởng đến tâm trạng chăng…

Tôi cũng không trông đợi nhiều lắm ở công viên ồn ào này, chỉ muốn đi vòng quanh hít thở không khí trong lành và đợi ăn tối với mấy người bạn. Làm một ly Starbuck Green Tea Frappuccino trong ga Ueno nào. Wow, đúng là xứ sở của trà xanh, mùi vị đậm đà hơn hẳn ở Sài Gòn

…và ngắm cây sakura nở rộ duy nhất trong ga Ueno vì nó là đồ giả

Một sự khởi đầu có vẻ khá bi quan…

Tokyo – Công viên Chidorigafuchi

Trong bữa ăn tối, anh bạn người Nhật còn bổ sung thêm một thông tin “phũ phàng” là trước khi tôi đến vài ba ngày có một cơn bão quét qua Tokyo và thế là quét luôn cả những cánh hoa anh đào mỏng manh. Nếu thường xuyên theo dõi những bài tường trình về diễn biến hoa nở trên Japan guide, bạn sẽ thấy reports của năm nay không nhiều hình ảnh đẹp như năm ngoái. Thời tiết thất thường quả thật đã làm những du khách phương xa như tôi bỏ lỡ mất khoảnh khắc rực rỡ nhất của hoa anh đào ở Tokyo. Tôi không có duyên với hoa hay chính sự tiếc nuối này lại là điều níu kéo tôi quay lại…

Thời gian tôi ở Tokyo, những cánh hoa mong manh đã rụng hết 7 phần chỉ còn 3 như thế này đây:

Dù vậy, tôi vẫn quyết định giữ nguyên lịch trình ngày đầu tiên ở Tokyo, đi Chidorigafuchi và Shinjuku-gyoen

Ừ thì tôi không nhìn thấy được khung cảnh lộng lẫy của mấy trăm cây anh đào nở rộ dọc hai bên bờ sông, chỉ còn sót lại thế này thôi

Nhưng cảm giác thư thả tản bộ vào buổi sáng sớm, hít thở không khí trong lành và cứ mỗi lần có một cơn gió thổi qua là những cánh hoa anh đào lại bay lả tả tựa như tuyết rơi thì thật sự tuyệt vời. Người Nhật gọi cảnh tượng đó là Hanafubuki ( 花吹雪), với tôi nó cũng tuyệt vời chẳng kém chi lúc anh đào nở rộ. Và bạn biết không, rất nhiều lần trong chuyến đi của mình tôi đã được nhìn thấy “anh đào tuyết”, mỗi một nơi lại mang những sắc thái khác nhau, hòa quyện vào với phong cảnh thiên nhiên của từng vùng. Thật sự là đẹp như trong một giấc mơ vậy…

Nguồn: Internet

Nhật Bản Thay Thế Các Ký Hiệu Trong Bản Đồ Du Lịch

Nhằm chuẩn bị cho Olympics Tokyo 2020, Nhật Bản đã cập nhật một số ký hiệu mới trên bản đồ để trở thành quốc gia thân thiện hơn trong mắt du khách.

Nhật Bản thay thế các ký hiệu trong bản đồ du lịch

Người nước ngoài thường gặp khó khăn khi tìm đường ở Nhật, do đó ký hiệu trên bản đồ trở nên cực kỳ hữu ích. Trước đây, các biểu tượng trên bản đồ Nhật thường xuyên bị du khách phàn nàn do gây phản cảm và quá khó để hình dung. Trong đó, gây tranh cãi nhiều nhất là biểu tượng bệnh viện (chữ H có vòng tròn bao quanh), bưu điện (chữ T biến thể trong vòng tròn) và chữ Vạn (thường khiến người xem liên tưởng đến chế độ Phát xít Đức) dùng để chỉ những ngôi đền Phật giáo.

Để chuẩn bị cho sự tăng vọt về lượng khách du lịch trong những năm tới, Cơ quan Không gian địa lý Nhật Bản GIS đã tiến hành một cuộc thăm dò ý kiến với 1.017 du khách đến từ 92 quốc gia trên thế giới về những biểu tượng họ cho là hữu ích nhất. Từ kết quả cuộc khảo sát, GIS đưa ra quyết định thay đổi 18 ký hiệu quốc tế thường được sử dụng trên bản đồ.

Về cơ bản, điều này phù hợp với nước Nhật trong thời điểm thế vận hội đang tới gần. Ngôn ngữ ký hiệu ở Nhật thường quá trừu tượng, dễ làm du khách nhầm lẫn và đã đến lúc nên thay thế để phù hợp với hiện tại hơn.

Quyết định mới của GIS gây nhiều tranh cãi. Thay đổi hệ thống các biểu tượng đòi hỏi thời gian để làm quen và điều chỉnh. Nhiều người cho rằng họ đã quen với hình ảnh cũ, giờ lại phải làm quen với những ký hiệu mới, gây khó khăn cho người lớn tuổi. Vì thế, theo Japan Times, biểu tượng mới sẽ chỉ sử dụng trên bản đồ dành cho du khách còn bản đồ dành cho người Nhật vẫn giữ nguyên các ký hiệu truyền thống.

Theo Vnexpress

***

Nhật Ký Du Lịch Tây Tạng

Cả đoàn háo hức dậy sớm ăn sáng tại khách sạn với cháo trắng, củ cải muối, bánh mỳ với trứng ốp-la. Khách sạn cách Barkhor và Jokhang chỉ 5 phút đi bộ. Khu phố quanh Jokhang là nhà đặc trưng kiến trúc Tạng, rất sạch và đẹp. Tất cả các lối vào khu vực Barkhor đều có cảnh sát chốt, có máy dò và cổng từ kiểm tra từng người như ở sân bay.

Ấn tượng đầu tiên về Barkhor là vô cùng đặc biệt, dòng người đi theo chiều kim đồng hồ, lầm rầm đọc kinh, nhiều người đi theo kiểu tam bộ nhất bái, ngay góc phố có cột cao vút với rất nhiều cờ Lungta quấn xung quanh, mọi người đi qua cột đều chạm đầu, vai hoặc đặt tay lên và cầu nguyện.

Mùi hương vô cùng đặc biệt từ các Stupa được người dân đốt lên là thứ mùi làm chúng tôi ấn tượng trong suốt thời gian trên đất Tạng và sau này khi sang Nepal chúng tôi cũng được ngửi mùi hương đó từ một gia đình người Tạng lưu vong. Người dân đốt một thứ cỏ cây khô lấy trên núi, rắc một chút bột Tsamba, nước và một ít bột mầu xanh là thứ tạo ra mùi hương đặc trưng trên, thứ này cũng là thực vật lấy trên núi. Họ vừa đốt vừa lầm rầm cầu nguyện và tin rằng những lời cầu nguyện này sẽ được khói đưa lên trời đến với đức Phật.

Du lịch Tây Tạng chủ yếu là kháchTrung Quốc, đi một đoạn lại thấy 1 trạm gác của cảnh sát với súng ống, dùi cui điện. Gần Quảng trường còn có cả xe bọc thép, xe cứu hỏa túc trực từ sáng đến tối. Những người khách du lịch thì lăm lăm máy ảnh, ngó nghiêng, tò mò, đi ngược đi xuôi…khác hẳn với những người Tạng, họ thành kính, lầm lũi, miệt mài đi. Nhiều người (tam bộ nhất bái- đi ba bước lại dừng lại vái 1 vái), có người vừa đi vừa quay Kinh luân, có người vừa đi vừa đọc kinh Phật, có người còn dùng Iphone để đọc kinh nữa…họ đi một vòng quanh đền Jokhang theo chiều kim đồng hồ, một vòng như thế được gọi là một vòng Cora.

Ở tất cả các nơi linh thiêng như tu viện người dân theo đạo Phật (cả người Tạng và các tín đồ đạo Phật ở các nước lân cận như Ấn Độ, Nepal) thường thực hiện một vòng Cora, họ có thể làm hàng ngày quanh đền thờ, các tu viện hay mỗi năm 1 lần như quanh các hồ thiêng, núi thiêng. Thậm chí nhiều tín đồ chỉ mơ ước1 lần trong đời được hành hương và thực hiện được 1 vòng Cora quanh núi thiêng Kailash, hồ thiêng Manasanovar (là nơi mà chúng tôi đã không thể đến được trong chuyến đi năm nay). Có vòng Cora mất 1~2 giờ đề đi hết, có vòng Cora mất nhiều ngày. Như vòng Cora quanh Jokhang, nếu đi theo kiểu tam bộ nhất bái mất khoảng2 tiếng, còn 1 vòng quanh Potala cần 5 tiếng.

Chúng tôi dừng lại rất lâu ở quảng trường trước đền Jokhang, rất nhiều người đang thực hiện nghi lễ Ngũ thể nhập địa (2 tay,2 chân và trán trạm đất), dòng người rất đông xếp hàng vào đền, hầu hết mọi người đều cầm trên tay một ấm bơ bò Yak hoặc một gói bơ để rót vào những cây nến trong đền. Buổi chiều, nhiều người chúng tôi quan sát còn như mới tan sở về thấy mặc đồng phục công sở, văn phồng cũng cúi rạp và khấn lia lịa, một cảnh tượng rất thú vị và vô cùng ấn tượng

Trong đền rất đông người và cấm chụp ảnh, rất nhiều người Tạng đang thành kính cầu kinh khấn vái. Nền nhà rất trơn và đen kịt vì mỡ bò Yak. Chúng tôi dừng lại trước pho tượng Phật bằng vàng, nghe bạn guide nói về lịch sử ngôi đền và pho tượng. Cô chỉ cho chúng tôi một tảng đá có 1 cái lỗ, ghé tai vào đó để nghe tiếng nước chảy. Nền ngôi đền trước đây là một cái hồ, vua Songtsen Gambo đã cho lấp đi để xây dựng đền, do vậy khi ghé tai vào tảng đá sẽ nghe thấy tiếng nước ngầm bên dưới. Thực lòng thì chúng tôi không nghe thấy gì cả, có thể là do xung quanh quá ồn.

Chúng tôi lên trên tầng mái và ngắm nhìn quảng trường một lúc lâu trước khi xuống và đi ăn trưa.. Xung quanh quảng trường Jokhang có rất nhiều nhà hàng. Bữa trưa với một số món Tây Tạng gồm thịt bò Yak, rau thập cẩm luộc và cơm rang. Bạn guide ăn cơm trắng với sữa chua. Tháng 6 là tháng ăn chay của người Tạng, họ không ăn thịt, chỉ ăn cơm, bánh mỳ, rau, sữa, bơ. Chungqui nói rằng người Tạng không ăn cá, không ăn gà. Tuy nhiên người Tạng trẻ tuổi hiện nay cũng bắt đầu ăn những thứ này, ngay cả trong tháng ăn chay. Chính Chungqui trong chuyến đi với chúng tôi cũng đã cùng ăn thịt gà tại Nyingchi. Đó là một trong nhiều điều dễ nhận thấy của sự đồng hóa về văn hóa của người Tạng đang dần mất đi.

Potala cách Jokhang không xa, chỉ vài phút đi xe. Potala hiện ra trước mắt hoành tráng và vô cùng ấn tượng với 2 mầu trắng, đỏ đặc trưng. Vé thăm quan đã được mua từ hôm trước, 200 tệ/người, mỗi người qua cửa soát vé đều phải đưa hộ chiếu để kiểm tra. Giá vé dành cho khách du lịch là quá cao trong khi vé cho người dân địa phương chỉ là 1 tệ. Đổi lại chúng tôi không phải xếp hàng. Thời gian thăm quan trong cung điện được giới hạn chỉ 1 tiếng, quá thời gian du khách sẽ phải trả thêm tiền. Đó cũng là một cách khá hay để giới hạn và kiểm soát số lượng người trong cung điện.

Chúng tôi vượt qua dòng người dân địa phương đang xếp hàng dài bất tận để qua cửa và bắt đầu từ từ leo từng bậc. Càng leo càng cảm nhận rõ ràng ảnh hưởng của áp suất thấp và không khí loãng trên độ cao 3600m. Tương đối mệt nhưng mọi người cũng vượt qua không quá khó khăn ngoại trừ một bác phải dừng lại nghỉ vài lần vì mệt.

Ở trên cao, tôi nhìn bao quát thành phố, Lhasa nằm giữa thung lũng rộng lớn, bao quanh bởi những ngọn núi khô cằn. Nhiều khu nhà mới xây theo kiến trúc hiện đại của người Hán với điều hòa nhiệt độ, nhôm kính. Tôi hỏi Chungqui xem có thích ở trong những ngôi nhà đó không và có thích Lhasa như thế này không. Chungqui nói những ngôi nhà đó tốt, tiện nghi. Dường như cô guide này đã bị đồng hóa rồi, không giống như những gì tôi đã đọc được khi ở nhà, rằng người Tạng rất ghét người Hán.

Chúng tôi cứ đi như vậy, chậm dãi qua các phòng, lên tầng trên cùng rồi lại đi xuống, cố gắng ghi nhớ những hình ảnh bên trong vì không được chụp ảnh bên trong cung điện. Thời gian qua rất nhanh, chúng tôi đã ra khỏi Potala bằng lối xuống phía sau. Vẫn những hình ảnh chúng tôi đã thấy tại Jokhang, dòng người đi quanh, những người đi tam bộ nhất bái mà chúng tôi gọi là “sâu đo”.

Chúng tôi quay lại khách sạn, nghỉ một chút, tắm rửa rồi lại ra quảng trường Jokhang.

Buổi chiều số người đi quanh quảng trường vẫn không giảm đi, người Tạng vẫn thành kính đi vòng quanh đền. Để ý thấy có chút khác biệt là có nhiều người trẻ dường như mặc nguyên bộ quần áo vừa đi làm về, quầnJean, áp phông cũng đang hành lễ. Chúng tôi thong thả dạo quanh quảng trường,ghé vào một số quầy bán hàng lưu niệm cho đến khi thấy đói bụng. Cả đoàn vào nhà hàng Steak House cách quảng trường không xa. Ngồi bên cửa sổ, gọi bít tết bò Yak và tự thưởng mỗi người 1 chai bia Lhasa. Sau khi uống bia mới hiểu tại sao chiều hôm trước tại khách sạn có mấy bạn Trung Quốc uống mỗi người vài chai bia mà vẫn như không. Bia ở đây rất nhạt. Bữa ăn rất ngon trong tiếng nhạc Tạng nhẹ nhàng, mùi hương đặc trưng và không khí trong lành se lạnh.

Kết thúc bữa tối, mọi người tiếp tục đi bộ một chút tại quảng trường rồi về khách sạn. Tôi cùng một bác vác máy ảnh đi bộ ra Potala, 9h là trời tối, thời gian đẹp nhất để chụp ảnh Potala về đêm.

Vị trí chụp Potala đẹp vào buổi tối là công viên trước Potala.22h30 chúng tôi quay về, gọi xe kéo bằng xe máy điện hết 10tệ về đến quảng trường Jokhang, vẫn rất đông người đang hành lễ Tam bộ nhất bái. Lúc này khách du lịch đã ít hơn nhưng người Tạng ra hành lễ lại đông hơn, xung quanh chỉ còn tiếng loẹt xoẹt của quần áo mài xuống đường, tiếng lầm rầm khấn vái và tất nhiên vẫn mùi hương vô cùng đặc trưng ấy. Chúng tôi đi bộ một lúc rồi vào một nhà hàng góc đường có tên MakyeAme (tên một cô gái người Tạng), lên tầng 2, một nhà hàng đậm văn hóa Tạng, từ kiến trúc, trang trí, âm nhạc, món ăn, con người đều là Tạng, ngoại trừ các vị khách đa phần là Hán.

Gọi một đĩa mỳ với bò Yak và 1 bình trà sữa, định gọi 2 bình, cậu phục vụ lắc đầu khuyên chỉ dùng 1 bình thôi (dân Tạng vẫn thật thà). Khi mang lên chúng tôi mới biết, bình trà này chắc dành cho 4 người. Chúng tôi ngồi tương đối lâu trong không khí đặc biệt đó, gần 11h30 mà các bạn Tạng vẫn đang “sâu đo” đường bên dưới.Thật tuyệt cho những ngày đầu tiên trên đất Tạng.

P/S: Về khách sạn gần 12h đêm, giống như các đêm tiếp theo,chúng tôi ngủ không ngon lắm, ảnh hưởng của độ cao đối với giấc ngủ là tương đối rõ rệt từ đêm nay.

Ngày 4: Tu Viện Ganden

Lúc này mới để ý kỹ hơn đến việc sốc độ cao. Áp suất thấp trên này làm cho mấy gói mỳ tôm đoàn mang theo căng phồng như gói bim bim. Giờ mới hiểu tại sao một chị đi tháng 8 năm ngoái bị sốc độ cao đã diễn tả ngắn gọn là “trên cơ thể cố lỗ nào sẽ phun ra lỗ đấy”. Trong trường hợp không nghỉ ngơi để thích nghi với áp suất thấp, vận động hoặc đi tắm ngay khi mới đến, lỗ chân lông sẽ mở ra và khi đó cơ thể người sẽ như gói mỳ tôm, sẽ bị hút ra nhanh gây các triệu chứng sốc độ cao như đau đầu, nôn, tào tháo đuổi, chảy máu mũi máu tai… Một bác trong đoàn còn phát hiện ra là lên đây mắt tự nhiên sáng ra, không phải đeo kính lão nữa. Chắc cũng do áp suất thấp ảnh hưởng đến mắt.

Luộc mấy quả trứng mà mãi không chín, khi đó mới có dịp thực nghiệm kiến thức vật lý thời đi học, nước ở trên này không sôi ở nhiệt độ 100 C. Dù sao thì trứng không chín vẫn ăn tốt, chưa thầm vào đâu so với cơm sống mà chúngtôi sẽ sắp phải ăn trên đường đi.

Khoảng 9h30 lên đường đi Ganden, cách Lhasa khoảng 45km. Tu viện Ganden nằm trên đỉnh núi Wangbur độ cao 4300m. Đường lên Ganden có đoạn cua từ chân núi lên đến tu viện tương đối đẹp.

Với độ cao 4300m của tu viện, mọi người có cảm giác với sốc độ cao tương đối rõ rệt, vừa đi vừa hít thở sâu mà bước chân vẫn cảm thấy nặng. Chúng tôi cùng Chungqui đi vào những gian chính của tu viện, nơi có mộ của Tông Khách Ba, nơi ông giảng kinh…

Mọi người thấy mệt và đói, chúng tôi quay ra ăn trưa, lúc này mọi người chưa biết sắp ăn một trong những bữa ăn tệ nhất trong chuyến đi. Một nhà hàng (gọi cho nó sang) ngay lối vào tu viện, đây là nơi dành cho khách hành hương ăn. Tháng ăn chay của người Tạng, nhà hàng chỉ có cơm sống, một vài loại rau và trà bơ. Cũng may là đã chuẩn bị đồ ăn từ nhà đi (mắm tép, cá khô, nước mắm…). Dù rất không ngon thì tôi vẫn nhai hết suất, uống 1 cốc trà bơ, đủ năng lượng để đi tiếp.

Ăn xong, có 2 chiến sỹ bỏ cuộc, một bác mệt vì sốc độ cao,một bác hơi bị sốt. Ba người còn lại quyết định trèo lên đỉnh núi. Trèo lên cao, cho dù đường không quá khó đi nhưng ở độ cao 4300m thực sự là một thử thách kha khá. Cuối cùng chúng tôi cũng lên đến đỉnh, nhìn sang phía sau tu viện, núi trùng điệp hút tầm mắt, quang cảnh rất đẹp. Cũng nhìn thấy cả con đường mòn dành cho người đi bộ sang tu viện Samie. Nghe nói tại đây có bãi điểu táng, chắc ở ngọn núi cao hơn gần tu viện. Tiếp tục lang thang vào trong tu viện, một số nhà đang được xây dựng lại, đâu đó còn một số tàn tích sót lại của tu viện cũ từ thời Cách mạng văn hóa.

Khoảng 2h chiều chúng tôi bắt đầu quay lại Lhasa. Tiếp tục lang thang quanh Jokhang, tôi nhận ra rằng thời gian đi dạo quanh Jokhang là thời gian dễ chịu nhất, đang nhớ nhất trong chuyến đi.

Tối hôm đó chúng tôi ăn tôi tại nhà hàng Mandalay ngay trước quảng trường Jokhang rồi đi nghỉ sớm. (Hết phần 2, còn nữa).

Du Lịch Nhật Bản Giá Rẻ: Tỉnh Fukushima Nhật Bản

du lịch nhật bản giá rẻ: Chỉ cách Shinkansen từ Tokyo hơn một giờ đồng hồ, Fukushima mang đến nhiều cảnh đẹp thiên nhiên, di tích lịch sử và các hoạt động giải trí, bao gồm cảnh quan núi lửa ngoạn mục, nước suối nóng tuyệt vời, hoa anh đào và điểm mùa thu nổi bật, thị trấn lâu đài nổi tiếng, rượu sake chất lượng cao , các khu nghỉ mát trượt tuyết dễ chịu và công viên giải trí đầu tiên của Nhật Bản, Spa Resort Hawaii. Trận động đất và sóng thần tháng 3 năm 2011 đã tàn phá các khu vực ven biển của tỉnh Fukushima và gây ra một vụ tai nạn hạt nhân tại Nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi, buộc hàng chục nghìn người phải sơ tán. Vùng cấm nhập cảnh xung quanh nhà máy hạt nhân chiếm chưa đến 3% diện tích của tỉnh và thậm chí bên trong hầu hết khu vực cấm nhập cảnh, mức độ phóng xạ đã giảm xuống rất xa so với mức độ mà hành khách máy bay tiếp xúc ở độ cao hành trình. Không cần phải nói, Fukushima hoàn toàn an toàn cho khách du lịch đến thăm. Đặc biệt, các khu vực rộng lớn ở phía tây Fukushima, đã thoát khỏi nhiều ô nhiễm, bao gồm cả khu vực núi xung quanh thành phố lịch sử Aizu-Wakamatsu. Và thậm chí ở hầu hết các khu vực phía đông của tỉnh, mức độ phóng xạ đã giảm xuống mức trước năm 2011 do các nỗ lực phân rã tự nhiên và khử nhiễm.

Chính quyền địa phương đã bày tỏ sự báo động về sự tăng đột biến của các trường hợp coronavirus mới trong quận của họ sau khi người dân đến thăm khu vực đô thị Tokyo, Osaka và các thành phố lớn khác và thử nghiệm dương tính.

Chính phủ trung ương đã rút yêu cầu mọi người không đi du lịch giữa các quận trên toàn quốc vào ngày 19 tháng Sáu.

Trong số 43 quận, ngoại trừ khu vực đô thị Tokyo, thủ đô và các quận lân cận Chiba, Saitama và Kanagawa, ít nhất 27 quận đã báo cáo sự gia tăng bệnh nhân COVID-19 được cho là đã bị nhiễm bệnh trong các chuyến đi đến Tokyo.

Tương tự, các trường hợp nhiễm trùng mới được cho là xuất phát từ các chuyến thăm tới tỉnh Osaka đã được báo cáo ở 13 quận.

Trong cả hai trường hợp, con số đã tăng vọt trong tháng Bảy.

Một nghiên cứu của Asahi Shimbun cho thấy ít nhất 104 người đã thử nghiệm dương tính trong khoảng thời gian từ ngày 19 tháng 6 đến ngày 16 tháng 7 sau khi đi du lịch đến Tokyo hoặc sau khi họ tiếp xúc với những du khách như vậy trong 27 quận.

So sánh, con số này lên đến tám trong năm quận từ ngày 19 tháng 6 đến ngày 30 tháng 6.

Từ ngày 1 tháng 7 đến ngày 16 tháng 7, tuy nhiên, 96 trường hợp mới đã được báo cáo ở 26 quận.

Trong số đó, 16 người được phát hiện đã bị nhiễm virut tại sáu quận bên ngoài khu vực đô thị Tokyo.

Các trường hợp bao gồm những người đi xem buổi biểu diễn tại một nhà hát ở thủ đô Ward Shinjuku Ward, nơi xảy ra dịch bệnh, những người bảo trợ các câu lạc bộ chủ nhà ở thủ đô cũng như các thành viên gia đình và đồng nghiệp của những vị khách đó trở về nhà.

Theo tỉnh, Aichi đã báo cáo các bệnh nhiễm trùng nhiều nhất, ở tuổi 21, tiếp theo là Ibaraki, lúc 13 tuổi.

Thống đốc tỉnh Aichi Hideaki Omura đã truyền thông báo động về sự gia tăng tại quận của ông tại một cuộc họp báo vào ngày 16 tháng 7.

Phần lớn các trường hợp được liên kết với Tokyo và các quận khác, ông nói. Đây là một mối quan tâm lớn.

Số lượng các bệnh nhiễm trùng do kết quả của một chuyến viếng thăm nhà hát hoặc tiếp xúc với những người xem kịch đã đến chín ở tỉnh Aichi.

Người tổ chức buổi biểu diễn đã thông báo vào ngày 15 tháng 7 rằng 34 thành viên của khán giả đã bị nhiễm bệnh.

Trong số đó, một giáo viên trường mẫu giáo ở độ tuổi 20 ở tỉnh Gunma đã truyền virut cho hai đồng nghiệp. Đại học Shimane ở tỉnh Shimane đã cấm vào trường sau khi một nữ sinh nhiễm bệnh được xác nhận sau khi cô đến nhà hát.

Ở tỉnh Fukui, không có trường hợp mới nào được xác nhận kể từ cuối tháng 4 cho đến khi một người đàn ông ở độ tuổi 30 thử nghiệm dương tính vào giữa tháng 7 sau khi trở về từ chuyến công tác tới Tokyo. Nhiễm trùng gia đình của anh ấy cũng đã được xác nhận.

Tại tỉnh Fukushima, sự lây nhiễm của một người đàn ông ở độ tuổi 40 đã được xác nhận sau khi anh ta gặp một đồng nghiệp đến từ Tokyo vào bữa tối ngày 28 tháng 6. Anh ta đã trải qua một cuộc kiểm tra sau khi đồng nghiệp thử nghiệm dương tính.

Ở tỉnh Aomori, một bác sĩ ở độ tuổi 60 và vợ được xác nhận là bệnh nhân hồi đầu tháng sau khi gặp gỡ gia đình con gái họ ở Yokohama và con trai gia đình Tokyo.

Ở phía tây Nhật Bản, 44 trường hợp mới đã được đăng ký bao gồm quận Nara, Hyogo và Kyoto sau khi người dân đến thăm tỉnh Osaka.

Trong số 46 trường hợp mới được đăng ký tại tỉnh Nara từ ngày 4 đến 16 tháng 7, 17 trường hợp được cho là đã bị nhiễm bệnh trong các chuyến đi hoặc làm việc ở tỉnh Osaka.

Chia sẻ:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Blog Nhật Ký Du Lịch Nhật Bản trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!