Đề Xuất 6/2023 # Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Thiện Tiếp Bộ Trưởng Du Lịch Campuchia # Top 13 Like | Tuvanduhocsing.com

Đề Xuất 6/2023 # Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Thiện Tiếp Bộ Trưởng Du Lịch Campuchia # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Thiện Tiếp Bộ Trưởng Du Lịch Campuchia mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 06 đến ngày 08 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ Campuchia Hun Sen, Ngài Thong Khon – Bộ trưởng Bộ Du lịch Campuchia thành viên tháp tùng Thủ tướng Hun Sen đã có cuộc gặp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện. 

Ngày 06/12/2018 tại trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã có buổi tiếp thân mật ngài Thong Khon cùng đoàn đại biểu Bộ Du lịch Campuchia.

Tại buổi tiếp, Ngài Thong Khon cảm ơn sự tiếp đón nồng hậu của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện dành cho Đoàn và bày tỏ sự khâm phục đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam trong những năm qua. Theo Ngài Thong Khon, Campuchia và Việt Nam là hai nước láng giềng, có quan hệ hợp tác hữu nghị trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực du lịch. Hiện đã có nhiều tour, tuyến du lịch từ Campuchia sang Việt Nam và ngược lại; hệ thống cơ sở hạ tầng, phương tiện vận chuyển hành khách qua lại giữa hai nước được đầu tư ngày càng hiện đại, thuận tiện hơn. 

Ngài Thong Khon bày tỏ mong muốn hai bên phối hợp, tìm giải pháp thúc đẩy lượng khách du lịch từ Campuchia sang Việt Nam và ngược lại. Trong đó, ngài Thong Khon chú trọng hoạt động hợp tác đầu tư tạo ra các sản phẩm du lịch, đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái…để tăng cường thu hút khách du lịch giữa hai nước và khách du lịch trong khu vực Đông Nam Á. Dự kiến, đến năm 2020 có  khoảng 1 triệu khách Việt Nam sang du lịch Campuchia và 600 nghìn khách Campuchia sang Việt Nam.

Cảm ơn đánh giá tích cực về du lịch Việt Nam của ngài Thong Khon, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, Việt Nam vẫn đang triển khai nhiều giải pháp để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển của ngành du lịch. Bộ trưởng nhất trí với đề nghị hai bên phối hợp tìm hướng thúc đẩy phát triển du lịch của hai nước. 

Bộ trưởng cho rằng, hai nước có chung đường biên giới, có nhiều di sản thiên nhiên, văn hóa…thuận lợi để phát triển du lịch. Do vậy, các đơn vị chuyên trách về du lịch hai bên cần chú trọng vấn đề xúc tiến quảng bá; tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm phát triển; hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở; phối hợp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển du lịch của hai nước.

Bộ trưởng Thong Khon chính thức mời Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện thăm chính thức Campuchia vào thời gian tới. Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện vui vẻ nhận lời và giao Cục Hợp tác quốc tế thu xếp chuyến thăm này vào thời gian phù hợp với hai bên./.

Nguyễn Đức Thắng

Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Hoàng Tuấn Anh Tiếp Đại Sứ Kyrgyzstan

Tại buổi tiếp Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh đã trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của nhân dân Kyrgyzstan đối với Việt Nam trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Bộ trưởng nhấn mạnh: Từ tháng 6/1992 khi hai nước đã ký Nghị định thư về thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ đến nay, mối quan hệ hợp tác giữa hai bên từng bước được củng cố và phát triển, hai bên đã đàm phán, ký kết Hiệp định kinh tế – thương mại. Hai nước có nhiều tiềm năng về văn hóa, thể thao và du lịch, tuy nhiên vẫn chưa được đầu tư và khai thác có hiệu quả, nguyên nhân chính là do khoảng cách địa lý giữa hai nước, đồng thời hai nước cũng chưa thiết lập đường bay thẳng.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh cũng đưa ra đề nghị: về văn hóa hai bên xem xét khả năng trao đổi các đoàn nghệ thuật của hai nước, giới thiệu những giá trị văn hóa của mỗi nước. Tạo điều kiện để các đoàn nghệ thuật hai nước có thể tham gia các liên hoan nghệ thuật quốc tế tổ chức tại hai nước. Tổ chức các triển lãm nghệ thuật giới thiệu về đất nước, con người, tiềm năng du lịch của hai nước.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh và Đại sứ Duishokul Chotonov tại buổi tiếp

Về thể thao: Hai bên cần trao đổi các đoàn thể thao; trao đổi chuyên gia về thể thao; trao đổi thông tin, giới thiệu và hỗ trợ các đoàn thể thao của hai nước để có thể tham gia các giải thi đấu thể thao quốc tế tổ chức tại hai nước. Việt Nam mời các đoàn thể thao của Kyrgyzstan tham dự ASIAD 2019 được diễn ra tại Việt Nam.

Về du lịch: Hai bên sẽ trao đổi thông tin giới thiệu về tiềm năng du lịch hai nước, hỗ trợ để giới thiệu tiềm năng du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việt Nam mời các công ty lữ hành của Kyrgyzstan tham dự Hội chợ du lịch quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh hàng năm.

Đại sứ Kyrgyzstan Duishokul Chotonov đã trân trọng cảm ơn sự đón tiếp của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh và đồng ý với các đề nghị của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh về những vấn đề hai bên sẽ hợp tác trong thời gian tới. Kyrgyzstan sẵn sàng mời các đoàn nghệ thuật của Việt Nam sang thăm và biểu diễn. Đại sứ cũng đánh giá cao về giá trị cũng như lợi thế phát triển du lịch của Việt Nam và cho rằng điều này rất thuận lợi để hai nước hợp tác, phát triển về du lịch. Đại sứ Kyrgyzstan Duishokul Chotonov nhấn mạnh: Trên cương vị công tác của mình sẽ cố gắng làm hết sức để xây dựng, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực, trong đó có văn hóa, thể thao, du lịch ngày càng phát triển trong xu thế hội nhập.

Hải Anh

Khánh Hòa Tiếp Tục Duy Trì Đà Tăng Trưởng

Bức tranh du lịch Nha Trang – Khánh Hòa 9 tháng đầu năm 2019 tiếp tục có nhiều khởi sắc. Sự phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp của các sản phẩm, dịch vụ, dự án du lịch cùng mức tăng trưởng ngoạn mục về lượng khách, doanh thu đã khẳng định bước tiến của ngành, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức phải vượt qua để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Với sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển – đảo là chủ đạo, du lịch Nha Trang – Khánh Hoà ngày càng thể hiện rõ vai trò là trọng điểm du lịch quốc gia và trở thành một trong những điểm phát triển du lịch sôi động nhất tại Việt Nam trong thời gian qua. Trong 02 năm 2017 và 2018, lượng du khách đến Khánh Hòa đạt gần 12 triệu lượt khách, bằng 80% tổng lượt khách đến trong 05 năm từ 2010 – 2015, đặc biệt khách quốc tế đạt 4,9 triệu lượt khách, cao hơn 01 triệu lượt khách so với tổng trong 05 năm từ 2010 – 2015. Doanh thu du lịch tăng trưởng mạnh với đối tượng khách đa dạng, từ những khách du lịch nghỉ dưỡng sang trọng cho tới đối tượng khách du lịch có mức chi tiêu trung bình, từ khách nội địa đến du khách quốc tế. Riêng năm 2018, đóng góp của ngành dịch vụ, du lịch vào GRDP tỉnh Khánh Hoà đạt khoảng 7,6%, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế địa phương.

Nối tiếp đà tăng trưởng mạnh mẽ từ các năm trước, du lịch Khánh Hòa trong 9 tháng đầu năm 2019 đón hơn 2,77 triệu lượt khách quốc tế đến lưu trú với hơn 10,96 triệu ngày khách, tăng lần lượt 31,26% và 43,11% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó chủ yếu là khách Trung Quốc, Liên bang Nga, Hàn Quốc và Thái Lan với tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 20.714 tỷ đồng, tăng 25,32% so với cùng kỳ năm trước.

Bắn pháo hoa trong lễ khai mạc năm du lịch quốc gia 2019 và Festival biển Nha Trang Khánh Hòa

Những cơ chế, chính sách tạo động lực

Có thể khẳng định những dấu ấn tăng trưởng ngoạn mục của ngành du lịch tỉnh thời gian qua chính là kết quả tổng hòa từ sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh cùng sự quyết tâm, cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó, phải kể tới sự ra đời của Chương trình hành động số 14-CTr/TU ngày 24/7/2017 của Tỉnh uỷ Khánh Hòa thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây là văn kiện tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch với nhiều nội dung định hướng quan trọng như: Nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch, hoàn thiện chiến lược phát triển du lịch, xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá, xúc tiến, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch, liên kết, hợp tác phát triển du lịch… Bên cạnh đó, việc triển khai Luật Du lịch thời gian qua đã tạo hành lang pháp lý rõ ràng, thông thoáng, giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch cũng như tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp du lịch hoạt động.

Bên cạnh việc quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ du lịch (đã triển khai nhiều dự án quan trọng đã như Đường cất, hạ cánh số 2 và Nhà ga Quốc tế mới – Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, Cảng du lịch Nha Trang, hạ tầng giao thông đô thị Nha Trang, hạ tầng Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh và Vân Phong…) tỉnh cũng đã làm tốt công tác thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các dự án du lịch lớn, đặc biệt là các dự án tại Nha Trang và Bắc Bán đảo Cam Ranh. Tính đến nay, tổng số dự án trong lĩnh vực du lịch được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư là 220 dự án, trong đó có trên 36 dự án đã đưa vào hoạt động và trên 185 dự án đang triển khai thực hiện. Thời gian qua cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực đầu tư cơ sở lưu trú, nhất là ở phân khúc cao cấp. Tính đến tháng 6 năm 2019, toàn tỉnh có 49.187 buồng phòng khách sạn, trong đó có 32.860 buồng phòng đạt tiêu chuẩn 3-5 sao. Việc mở rộng quy mô cơ sở lưu trú, đặc biệt ở những địa bàn trọng điểm đã góp phần tăng khả năng tiếp nhận, phục vụ du khách đến với tỉnh.

Các sản phẩm du lịch mới tại Khu du lịch Hồ Kênh Hạ được đưa vào khai thác

Một góc khu Vinpearl Resort and Spa Nha Trang Bay

Nhiều dự án khách sạn quy mô đang dần thay đổi bộ mặt của thành phố Nha Trang

Các sản phẩm du lịch mới được khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư phát triển, đi kèm với đó là tập trung nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đáp ứng tốt nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng cho du khách. Việc phát triển du lịch tại các khu vực mới, đặc biệt là khu vực Bắc Bán đảo Cam Ranh và Vân Phong đã mở ra nhiều triển vọng mới trong phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa. Bên cạnh đó, khu vực phía Tây Khánh Hòa đang được nghiên cứu phát triển các hoạt động du lịch gắn với thiên nhiên hoang sơ như du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ở nông thôn, khu văn hóa tập trung với tái dựng cuộc sống nhà vườn và các làng nghề truyền thống ở nông thôn… Những kết quả nêu trên đã góp phần nâng cao vị thế của du lịch Nha Trang – Khánh Hòa trên trường quốc tế, xây dựng thương hiệu Nha Trang – Khánh Hòa như một điểm đến hàng đầu khu vực.

Vẫn còn nhiều thách thức

Bên cạnh những kết quả, thành tích ấn tượng thì du lịch Nha Trang – Khánh Hòa thời gian qua cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cần sớm có định hướng và giải pháp tháo gỡ.

Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như sân bay, nhà ga, bến cảng, các khu vui chơi giải trí hiện nay chưa đáp ứng kịp sự tăng trưởng về lượng khách du lịch đến tỉnh, dẫn đến tình trạng quá tải, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ, dịch vụ. Công tác quản lý vệ sinh môi trường, trật tự an toàn xã hội tại nhiều điểm du lịch còn yếu. Tình trạng mất vệ sinh, an ninh trật tự, hiện tượng chèo kéo, bán hàng rong, ăn xin, “chặt chém” du khách vẫn còn xảy ra. Một số nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch tầm nhìn ngắn hạn, hạn chế về công nghệ, vốn đầu tư khiến tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng không hiệu quả, lãng phí; tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hạ giá, cung cấp dịch vụ kém chất lượng xảy ra nhiều nơi. Bên cạnh đó, việc các địa phương định hướng phát triển đa ngành, đa lĩnh vực có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển bền vững của ngành du lịch nghỉ dưỡng vốn coi trọng chất lượng môi trường.

Mặc dù lượng khách tăng đột biến nhưng làm sao để du khách chi tiêu nhiều hơn vẫn là bài toán mà du lịch Nha Trang – Khánh Hòa phải tìm cách giải quyết. Dù sở hữu nhiều thế mạnh du lịch, điều kiện tự nhiên thuận lợi song các họat động, dịch vụ vui chơi, giải trí chưa được phát triển tương xứng. Những năm trở lại đây, ngoài Vinpear Land thì cũng đã có nhiều khu vui chơi, giải trí được đầu tư phát triển, tuy nhiên chúng ta vẫn còn thiếu những khu vui chơi, giải trí tầm cỡ. Nha Trang đã có phố đi bộ nhưng đa phần là bán hàng mỹ nghệ, lưu niệm và hàng ăn vặt, chưa có tính quy mô, chưa thể hiện được bản sắc văn hóa, bản sắc ẩm thực địa phương. Du khách ít tiền thì ngoài ngắm cảnh, ngủ khách sạn ít có lựa chọn để vui chơi, giải trí, mua sắm. Các sản phẩm du lịch nhìn chung còn thiếu bản sắc, chậm đổi mới, ít sáng tạo, trùng lập, thiếu tính cạnh tranh nên khó thu hút được du khách lưu trú dài ngày hoặc quay trở lại, đặc biệt “kinh tế ban đêm” phục vụ người dân và du khách vẫn chưa thực sự được quan tâm phát triển, giá trị gia tăng của sản phẩm du lịch thấp, thiếu tính liên kết trong phát triển sản phẩm. Đây là những thách thức mà muốn vượt qua, cần tư duy đột phá của những người làm du lịch.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực du lịch chưa đáp ứng đủ nhu cầu, đặc biệt đang thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng hướng dẫn viên tiếng Trung, tiếng Nga, Hàn quốc và một số ngôn ngữ hiếm khác. Bên cạnh đó, lĩnh vực lữ hành, hướng dẫn du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế. Tình trạng người nước ngoài nhập cảnh để kinh doanh lữ hành, làm hướng dẫn viên trái phép, bên cạnh đó là ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức, cá nhân trong nước chưa tốt khi tiếp tay cho người nước ngoài núp bóng, kinh doanh, tổ chức tour trái phép làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, thương hiệu du lịch Nha Trang – Khánh Hòa nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.

Chương trình hành động số 14-CTr/TU, ngày 24/7/2017 của Tỉnh ủy Khánh Hòa đặt mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực để phát triển các ngành, lĩnh vực khác trong tổng thể ngành kinh tế – xã hội của tỉnh; đến năm 2020, du lịch Khánh Hòa thu hút được 8,5 triệu lượt khách, trong đó có 3,5 triệu lượt khách quốc tế; tổng thu từ khách du lịch đạt trên 70.000 tỷ đồng; cơ sở lưu trú du lịch có trên 40.000 buồng khách sạn, trong đó tỷ lệ buồng đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao chiếm 70%; tạo việc làm cho trên 50.000 lao động trực tiếp và phấn đấu đến năm 2030, tăng trưởng gấp đôi các chỉ tiêu đã đạt được vào năm 2020. Để đạt được những mục tiêu trên đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của ngành du lịch, trước mắt phải tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khách quốc tế và nội địa gắn với đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, mang tính đặc thù, đậm đà bản sắc địa phương, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch biển – đảo. Địa phương cần có chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư vào các dự án du lịch, vui chơi, giải trí tầm cỡ, đáp ứng tốt nhu cầu của du khách quốc tế, nhanh chóng nghiên cứu, đẩy mạnh phát triển “kinh tế ban đêm” theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, qua đó đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cũng như kích thích chi tiêu của du khách kết hợp với đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến ở những thị trường khách trọng điểm có mức chi tiêu lớn…

Xuân Thỏa – VPTU

Bộ Trưởng Hoàng Tuấn Anh Nhường Câu Trả Lời Về Du Lịch Cho Người Kế Nhiệm

Chất vấn Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 17/11, đại biểu Phạm Thị Hải nhận xét, du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với nạn chặt chém, ăn xin chèo kéo, gây bức xúc cho khách du lịch. Chúng ta không so với Thái Lan mà chỉ so sánh với Lào, Campuchia. Năm 2000, Campuchia, chỉ có 400.000 lượt khách, nay đã tăng gấp 10 lần. Tại Lào, từ 700.000 lượt khách, sau 10 năm tăng lên 4 triệu trong khi Việt Nam đến 2014 chỉ có gần 8 triệu khách quốc tế.

“Liệu đến năm 2020, du lịch có thể thành ngành kinh tế mũi nhọn, có vị thế trong khu vực như nghị quyết đề ra, trách nhiệm của cá nhân bộ trưởng với vai trò của tư lệnh ngành?”, đại biểu Phạm Thị Hải nói.

Theo Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, ngành du lịch thời gian qua đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế xã hội. Báo cáo của Chính phủ cho biết từ 2010 du lịch tăng trưởng 1,6 lần. Mặc dù trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, khủng bố tại một số nước, năm nay vẫn thu hút được gần 8 triệu khách nước ngoài, doanh thu đạt khoảng 320.000 tỷ đồng (15 tỷ USD).

“Tôi nhớ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã hỏi bao giờ du lịch Việt Nam bằng Thái Lan, Malaysia, tôi bỏ ngỏ câu trả lời. Tôi không dám mà để nhiệm kỳ tiếp theo trả lời câu hỏi này. Điều đại biểu Hải nêu ra lý giải tại sao chúng ta chưa đạt được, mình biết mình đang ở đâu”, ông Hoàng Tuấn Anh nói.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng cho rằng, mỗi quốc gia có điều kiện, tiếp cận du lịch khác nhau. Việt Nam có thắng cảnh phong phú, đa dạng, đã có 21 di sản được UNESCO công nhận song chưa phát huy được lợi thế. Nhiều sản phẩm dân tộc được thế giới ưa chuộng như các món phở, nem rán nổi tiếng, nón lá bán chạy tại hội chợ quốc tế như Milano (Ý).

Tuy nhiên, Bộ trưởng thừa nhận, nạn “chặt chém” khách vẫn là cản trở của du lịch Việt Nam. “Khách du lịch quốc tế đến thì chúng ta ứng xử văn minh lịch sự là khẳng định là người Việt Nam, mất gì mà ta chặt chém, chặt chém thì chỉ được một vài lần rồi sau đó người ta không đến nữa”, ông nói.

Sắp tới, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục hoàn thiện các dự án Luật, nghiêm túc các nghị quyết về du lịch, nâng cao nhận thức của xã hội, nâng chất lượng sản phẩm du lịch, miễn thị thực cho du khách quốc tế, Việt kiều…

“Với tư cách là người đứng đầu ngành văn hóa, thể thao và du lịch, những gì đã cố gắng thì cố gắng rồi. Chưa đạt được mong muốn của Quốc hội thì tôi xin chịu trách nhiệm và truyền đạt lại cho bộ trưởng kế tiếp”, câu kết phần trình bày của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã làm nhiều đại biểu cười ồ.

Kết thúc phần chất vấn của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói vui: “Bộ trưởng cho Quốc hội đi du lịch rất là mệt” .

Đoàn Loan

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Thiện Tiếp Bộ Trưởng Du Lịch Campuchia trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!