Đề Xuất 6/2023 # Chia Sẻ Kinh Nghiệm Đi Du Lịch Sang Lào Bằng Xe Ô Tô Tự Lái # Top 12 Like | Tuvanduhocsing.com

Đề Xuất 6/2023 # Chia Sẻ Kinh Nghiệm Đi Du Lịch Sang Lào Bằng Xe Ô Tô Tự Lái # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chia Sẻ Kinh Nghiệm Đi Du Lịch Sang Lào Bằng Xe Ô Tô Tự Lái mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

XUÂN PHIÊU DU GẮN KẾT GIA ĐÌNH

(kinh nghiệm tự lái xe ô tô đi Lào của một gia đình nhỏ).

Tháng 9 năm nay anh bạn Sam nhà mình chính thức vào lớp 1, vậy là từ những kỳ nghỉ Lễ sang năm nhà mình sẽ phải theo lịch học của anh cả. Vậy nên, Tết này gia đình quyết định làm chuyến phượt sang Lào bằng xe ô tô tự lái mươi hôm cho nó đã.

I. Chuẩn bị:

1. Lập kế hoạch:

Đến 20 tháng chạp hai vợ chồng mới rảnh rảnh một tý để lên kế hoạch du xuân, liên hệ đến các công ty du lịch thì họ không còn nhận tuor nữa do sát ngày quá không thể lo được thủ tục. Đang loay hoay sẽ không biết đi đâu trong 10 ngày nghỉ Tết thì có cậu bạn gợi ý lái xe sang Lào xem sao, hỏi ý kiến ông xã thì không ngờ ông xã cũng máu luôn. Nhưng thủ tục giấy tờ thế nào thì tất cả đều mù tịt, thế là lên diễn đàn các kiểu loại để hỏi về thủ tục và kinh nghiệm, thì họ gợi ý về các văn bản do Bộ Giao thông vận tải quy định về các vấn đề này.

2. Lo thủ tục giấy tờ và chuẩn bị phương tiện:

2.1. Hộ chiếu: Phải chuẩn bị hộ chiếu cho toàn bộ các thành viên trong gia đình. Thủ tục này đơn giản, bạn có thể lên Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính (Hà Nội), số 44 đường Phạm Ngọc Thạch họ sẽ hướng dẫn chi tiết cho từng người. Thời gian làm mất khoảng 2 tuần. Phí là 200k/hộ chiếu. May quá nhà mình đã có sẵn hộ chiếu từ trước và tất cả đều còn hạn.

Chụp ảnh hộ chiếu còn hạn tối thiểu 6 tháng tính từ thời điểm làm.

file ảnh hồ sơ 3×4 hoặc 4×6 nền phông trắng.

Tiền trong tài khoản ibanking tối thiểu còn khoảng 200k. Phí làm giấy phép lái xe quốc tế là 135k/chiếc + 25k tiền chuyển phát nhanh đến tận nhà ở Hà Nội.

2.3. Giấy liên vận Việt – Lào: Cái này vô cùng quan trọng, không có nó xe của bạn sẽ không thể qua biên giới được.

Thời gian làm thủ tục là 2 ngày làm việc liên tục.

Chi phí: 50k để mua sổ liên vận (đối với công ty); với cá nhân thì không mất phí.

Sau khi đi Lào về giây liên vận của bạn bị đóng chằng chịt dấu của cả hai bên như là dấu trên hộ chiếu vậy

2.4. Phương tiện: Nên chủ động loại xe dạng SUV, CUV hoặc bán tải. Loại nhỏ hơn như sedan hoặc mini hatchback khuyến cáo không nên đi sang Lào, vì đường bên đó rất nhiều đường đèo, lại đi đường dài cần nhiều đồ mang theo nên xe nhỏ không phù hợp để đi sang Lào. Cũng may xe nhà mình dạng CUV (Honda CRV 2009) nên phù hợp với chuyến đi này. Như một thói quen, trước khi đi đâu xa chúng ta cần bảo dưỡng toàn bộ xe để yên tâm công tác (phần này ông xã là dân chuyên ngành rồi nên khỏi phải lo).

Do nhà mình làm thủ tục trước Tết 10 ngày trong đó còn 7 ngày làm việc hành chính của nhà nước, nên anh xã đã rất nhanh nhẹn trong vòng 5 ngày đã có đủ tất cả các loại giấy tờ trên (Giấy phép lái xe quốc tế và Giấy liên vận Việt – Lào). Tất nhiên trừ hộ chiếu của các thành viên trong gia đình và bằng lái B2 (nhựa) thì đã có từ trước rồi.

3. Mua sắm đồ dùng cần thiết, đặt phòng bên Lào.

4. Kinh phí:

Chuẩn bị tiền mặt khoảng 30 triệu mang theo và một thẻ visa có khoảng 20 triệu trong tài khoản (đề phòng bất trắc như xe hỏng dọc đường).

Hành lý mang theo, kể cả xà phòng giặt cũng mang theo. 😀

II. Hành trình sang Lào:

1. Ngày 1: 16/02/2018 (mồng 1 Tết):

Sau khi về quê đón giao thừa cùng ông bà nội và đi chúc Tết họ hàng xong xuôi, ăn với bố mẹ bữa cơm trưa, 14h chiều gia đình xuất phát từ Vạn Điểm- Thường Tín- Hà Nội (quê chồng), đi khoảng 7 tiếng với 370km khoảng 9h tối đến Hương Sơn – Hà Tĩnh nghỉ đêm tại khách sạn Ngọc Long Châu (thị trấn Tây Sơn, Hương Sơn, Hà Tĩnh) cách cửa khẩu Cầu Treo khoảng 30km. Tối hôm đó cả nhà ăn bánh trưng, mì tôm, giò mang theo; thật may mắn là các bạn trẻ nhà mình đều ăn mì tôm ngon lành, kể cả bé gái 22 tháng.

2. Ngày 2: 17/02/2018 (mồng 2 Tết): Hành trình từ Hà Tĩnh sang Vientiane.

Buổi sáng mồng 2 chưa có hàng quán nào bán đồ ăn sáng cả nên cả nhà lại tiếp tục mì tôm, bánh trưng và giò mang theo; quả thật lúc này các thành viên đều thấy ớn mấy món này lắm rồi nhưng không có lựa chọn khác. Haizz….

Sau khi đổ xăng tại thị trấn Tây Sơn, 9h sáng gia đình bắt đầu xuất phát lên cửa khẩu Cầu Treo, đường lên cửa khẩu Cầu Treo có nhiều đoạn cua gấp, dốc và đường khá là xấu, ông xã đều về số 2 để lên đèo, có đoạn phải về số 1 (Honda CRV 2009 số tự động có chế độ số 2 và 1 để lên và đổ đèo). Dùng google map để dẫn đường, còn cách cửa khẩu khoảng 8km trời bắt đầu xuất hiện sương mù càng ngày càng dầy đặc, đến nỗi không nhìn thấy phía trước mà phải bật đèn cảnh báo và vừa đi vừa lò dò.

Khoảng 10h30′ thì lên đến cửa khẩu; đúng ngày Tết lại có sương mù dầy đặc nên khiến cho không khí Tết trên Cầu Treo thật sự ảm đảm, thưa vắng (có mỗi xe của gia đình nhà mình trên đó làm thủ tục vào buổi trưa), tuy nhiên các đồng chí Bộ đội biên phòng và hải quan làm việc rất có tinh thần trách nhiệm, mỗi tội là thần thái ai ai cũng nhớ nhà. Cái này thì mình hiểu và rất thông cảm. Chồng mình sau khi làm thủ tục ở 3 nơi bên Việt Nam (Hải quan, Biên phòng, trạm gác) với chi phí 50k tiền Việt, nhưng không quên mừng tuổi thêm cho các đồng chí ở đó với tâm thế vui vẻ và ấm cúng trong không khí Tết. Chỉ có chồng mình xuống làm thủ tục, còn 3 mẹ con vẫn ngồi trên xe và không phải xuống.

11h45′ qua cửa khẩu Nam Pao bước chân vào đất Lào, xe ô tô bắt đầu đổ đèo; điều dễ nhận thấy nhất là sự thay đổi thời tiết rõ rệt giữa hai bên; lúc ở bên Việt Nam trời mưa phùn, rét và nhiều sương mù; còn khi sang bên Lào xe càng đi xuống dưới đèo thì trời càng nắng ấm, gió lớn đúng là “bên nắng đốt bên mưa quây”, mặt khác đường đèo bên Lào rất đẹp và rộng (khác hẳn đường bên Cầu Treo). Đến 12h30′ sau khi đi được khoảng 30km nữa thì xe đến thị trấn Laksao, cả nhà dừng chân tại một quán cơm bình dân trong lúc gọi món thì ông xã đi mua 2 cái sim unitel của Lào có giá 50k Kip/sim (gồm 5k cước gọi và 20MB data internet, nói chung là đắt hơn Việt Nam). Đặc điểm quán cơm bình dân ở bên Lào là tuy quán khá bình thường, nhưng bàn và ghế là họ chơi cả một cây gỗ to làm cái bàn dài chứ rất ít bàn ghế nhựa như Việt Nam. Đúng là ở Lào chẳng có gì ngoài gỗ. Cả nhà ai cũng đói, nhất là hai bạn nhỏ nên gọi 4 đĩa cơm rang và đĩa trứng ốp mà ăn vèo đã hết, nên lại gọi tiếp bát phở Lào ăn cho đỡ thèm. Đúng là bữa cơm “mầm đá” ngon tuyệt! 😀

Giao tiếp với người Lào bạn có thể sử dụng tiếng Anh, nếu tiếng Anh không hiểu thì nói tiếng Việt, nếu tiếng Việt không hiểu thì dùng ngôn ngữ cử chỉ, còn nếu tất cả trên đều không hiểu thì bạn dùng google dịch từ Việt sang Lào (tốt nhất là dùng luôn cách này từ đầu cho đỡ hiểu lầm nhau). Có một điều lạ là ứng dụng google map ở thời điểm này (2018) không có hỗ trợ dẫn đường ở bên Lào, mà sang đây không có dẫn đường thì cũng ban căng; rất may ông xã đã dự phòng một ứng dụng khác là “Waze” đã tải từ trước, cái hay của ứng dụng này là nó vẫn dẫn đường cho bạn ngay cả khi bị mất sóng 3G. Ăn xong nghỉ ngơi đến 14h cả nhà lại lên xe xuất phát, cứ đi theo ứng dụng trên dẫn đường thì từ Laksao đến Vientiane là 334km, chà chà dài đây!

Từ Laksao đến Vientiane bạn phải đi qua quốc lộ 8 khoảng 120km và quốc lộ 13 khoảng 214km; trên quốc lộ 8 có 3 cái đèo lớn với nhiều khúc cua tay áo, khá là khó đi và cũng rất dễ bị say xe, bù lại trên đó có nhiều điểm Viewpoint khá đẹp, mặt khác đường rất vắng nên cảm giác đi cũng dễ chịu. Còn cách quốc lộ 13 rẽ đi Vientiane khoảng 1km, cả nhà dừng chân tại một quán ăn bụi ven đường, ở đó họ bán thịt gà, mề gà nướng và trứng vịt lộn. 3k Kip Lào/ quả trứng vịt lộn ăn khá ngon và lạ so với Việt Nam, thịt gà xiên nướng là 2k kip/xiên nhỏ. Đặc điểm các món ăn của Lào thường kèm theo nhiều loại rau sống (kể cả quả đỗ xanh, rau bắp cải, cải xoong họ cũng ăn sống).

Nghỉ khoảng 30′ cả nhà lại lên xe đi đến Vientiane, lúc này là 17h. Đi được khoảng 100km thì rẽ vào đổ xăng. Dọc quốc lộ 13 có rất nhiều cây xăng, có những cây xăng cách nhau chỉ vài trăm mét trong đó có cả cây do PVoil, Petrolimex của Việt Nam đầu tư sang; giá xăng ở Lào đắt gấp 1,5 lần giá xăng ở Việt Nam và họ chỉ có một loại xăng duy nhất gọi là regular, bensin hoặc ét xăng (không có xăng E5, A92, A95 như Việt Nam) với giá từ 9.200 kip/lít (khoảng 26.000 vnđ/lít) và dầu Diesel giá là 8.200 kip/lít (23.000 vnđ/lít). Nhưng mỗi lần đổ nhà mình cứ chơi đầy bình cho chắc, khỏi bị nhỡ nhàng. 😀

Đến khoảng 20h cả nhà dừng chân ở một quán cơm ven đường tên là “Cơm Việt Lào”, nhưng quả thật chẳng có ông người Việt nào cả và cũng chẳng có món ăn nào giống Việt Nam, có lẽ nhà mình sang vào dịp Tết nên Việt kiều ở đây về quê ăn Tết hết rồi. Riêng món canh nấu chua vị giống canh tôm răm của Thái; nhà mình đưa hình ảnh quả ớt trên điện thoại và kèm theo nói từ “no” để họ hiểu là không cay nấu cho trẻ em ăn.

Ăn tối xong nghỉ ngơi khoảng 21h gia đình lên xe đi tiếp, còn 100km là đến Vientiane, buổi tối đường khá là thoáng, hơn nữa đoạn quốc lộ 13 tính từ điểm giao với quốc lộ 8 lên Vientiane, đều là đường đồng bằng dọc theo sông Mekong nên đi khá dễ chịu. Bạn có thể đi tốc độ 80-100km/h, tuy nhiên do chất lượng đường giống như quốc lộ 1A ở Việt Nam cách đây 20 năm về trước nên tốt nhất đi ở tốc độ 80km/h là ổn. Đến khoảng 22h30′ xe đến đại lộ Kaysone Phomvihane cách trung tâm 10km là cửa ngõ vào Thủ đô Vientiane (giống như đường Giải Phóng vào cửa ngõ Thủ đô Hà Nội vậy). 23h đến khách sạn Family Botique Hotel ngay trung tâm thành phố, nhà mình đã đặt trước (giá phòng 38USD/đêm, phòng đôi 1 giường lớn bao gồm buffet sáng). Đỗ xe trước cửa khách sạn, thấy nhân viên lễ tân đang mắc màn đi ngủ, chúng tôi vào check in cậu ta vui vẻ xác nhận phòng qua booking rồi dẫn lên phòng nghỉ.

Trên xe hai bạn trẻ lô đùa, hát hò, mệt lại lăn ra ngủ. Em nghỉ ghế, anh năm sàn. 😀

Bữa cơm trưa “mầm đá” ở Laksao.

3. Ngày 3: 18/02/2018 (mồng 3 Tết): Một ngày ở Vientiane.

Kế hoạch nhà mình nghỉ ở Vientiane một đêm rồi hôm sau (tức ngày 18/02/2018) đi Luang Prabang luôn, nhưng do hôm trước đến Vientiane muộn quá, mọi người đều mệt, nhất là ông xã lái xe 2 ngày liền với gần 800km chân bị tê do giữ ở vị trí ga phanh lâu, nên hai vợ chồng quyết định nghỉ thêm ở Vientiane một ngày nữa, đồng thời gọi điện (tiếng Anh) cho khách sạn ở Luang Prabang lùi checkin lại một ngày và họ xác nhận đồng ý; và do khách sạn đang nghỉ không còn phòng nên đặt phòng ở một khách sạn khác là Grand Vientiane Hotel với giá 65USD/đêm (loại 4 sao có buffet). Vientiane là một thành phố sống chậm và không khí sạch sẽ; xe công cộng và dịch vụ ở đây là xe 3 bánh (Tuk tuk), còn taxi thì tuy là có mào taxi nhưng lại không có bộ đàm, không có đồng hồ tính tiền theo số km, mọi việc di chuyển bạn phải mặc cả với tài xế (nói chung là lạc hậu), tuy nhiên ý thức của người tham gia giao thông nơi đấy rất văn minh, đi cả ngày gần như bạn không nghe tiếng còi xe nào mấy, nếu xe nào bấm còi y rằng ông đó chắc là ở xứ sở khác sang đây :D. Ở đây toà nhà cao nhất thành phố chắc là khách sạn Mường Thanh (khoảng 20 tầng, giá phòng tối thiểu là 95USD/đêm) của bác Thản đầu tư sang, còn đâu đa số là những toà nhà nhỏ thấp tầng (dưới 10 tầng); buổi tối các hàng quán đóng cửa khá sớm, khoảng 6-7h tối các cửa hàng, cửa hiệu gần như không thấy bán mấy; nghe nói chỉ có quán bar là hoạt động nhiều, nhưng hai vợ chồng có con nhỏ không thể đến được.

Nhà mình di chuyển bằng xe ô tô tự lái nên cũng bớt được phần chi phí trên, việc di chuyển trong các con phố đều nhờ đến ứng dụng dẫn đường “Waze”, chỉ cần điền đích đến nó sẽ dẫn bạn đến đúng điểm cần đến. Các khu di tích thường là đền chùa nhiều, và điểm nổi bật là cổng Khải Hoàn Môn ở quảng trường trung tâm Vientiane. Đồ ăn thì cũng không có gì nhiều ngoài xôi, thịt nướng, cá nướng mua ở ngoài chợ gần khu trung tâm hoặc một số quán đồ ăn phương Tây; các quán ăn của người Việt đều nghỉ đóng cửa đến tận mồng 10 Tết. Khoảng 11h trưa cả nhà dọn phòng rồi làm thủ tục check out, cho hành lý lên xe để đi ăn trưa; thoạt đầu định đến Trung tâm Thương mại gần đó để ăn trưa cho đỡ vất vả đi tìm quán, nhưng khi lái xe đến thì khu để xe ở Trung tâm thương mại hết chỗ đỗ xe, cả nhà lại loay hoay giở điện thoại ra tìm quán; ông xã tìm thấy nhà hàng Mekong trên con đường dọc sông Mekong, nhưng đến nơi thì hoá ra nó là Trung tâm tổ chức tiệc cưới, cũng rất may khi đỗ xe trong sân của Trung tâm tổ chức tiệc cưới ông xã đi bộ ra cổng ngó nghiêng xem có quán ăn nào gần đó không, thì nhìn thấy một quán phở tên là “Pho Ban Phim”, là một quán phở của người Lào rất lịch sự, sạch sẽ nằm ngay rìa sông Mekong, có chỗ đỗ xe ô tô thoải mái và rộng rãi bên cạnh; giá tuỳ theo kích thước của tô phở từ 25-30-50k kip/bát, vị nước dùng rất ngon mấy bạn nhỏ nhà mình ăn nhiệt tình. Đặc biệt là món buffet rau sống, tức là những rổ rau sống đặt trên một cái bàn ở giữa nhà, thực khách thích ăn bao nhiêu thì tuỳ chọn. Sau đó cả nhà về khách sạn mới checkin nghỉ ngơi để buổi chiều đi thăm mấy khu di tích, chùa chiền. Thời tiết ở Vientiane lúc này khá nóng và khô, 4h chiều cả nhà thăm quan chùa chiền một lúc đều thấy mệt nên lên xe đi tìm chỗ nào có điều hoà ngồi nghỉ ăn tối, dọc đường tìm được quán ăn nhanh Texas (giống như KFC), hai bạn nhỏ đều cảm thấy rất thích thú với nơi đây. Đối diện quán Texas là một khu chợ đêm bán rất nhiều đồ ăn như đồ nướng các loại, xôi, … ông xã tranh thủ ra mua ít đồ ăn đem về khách sạn để đêm nhỡ mọi người đói thì ăn thêm.

Buffet sáng ở hai khách sạn nơi nhà mình ở đều rất nghèo nàn, loanh quanh chỉ có mấy món mì xào, trứng ốp, luộc, bánh mì, mứt, xúc xích, nước cam, nước lọc, cà phê, phở, cháo trắng và một ít hoa quả tráng miệng.

Quán Phở Ban Phim ngay bên sông Mekong ở Vientiane ăn rất ngon và sạch sẽ.

4. Ngày 4: 19/02/2018 (mồng 4 Tết): Hành trình từ Vientiane đi Luang Prabang.

Xem trên ứng dụng chỉ đường báo hành trình từ Vientiane đến Luang Prabang khoảng 340km, mất 7 tiếng 40 phút đến nơi, đi dọc quốc lộ 13 đến Kasi thì rẽ trái sang quốc lộ 4 để đến Luang Prabang. Xem trên bản đồ google map thì thấy có khoảng 200km là đường đèo, nhất là đoạn từ Vang Vien đi lên Luang Prabang. Ông xã nhà mình bảo cứ lái thong thả, mệt ở đâu thì nghỉ đó chứ nhìn đoạn đường đèo này kể cũng oải.

Khoảng 12h trưa, cả nhà dừng chân tại một quán cơm ven đường cách Vang Vien khoảng 10km; quán ăn này nằm ngay ven hồ Vang Vien, khung cảnh khá thanh bình, bất ngờ hơn nữa chủ quán ăn có mẹ là người Việt Nam, bố là người Lào nên biết một chút tiếng Việt, vậy là việc gọi món ăn trở nên dễ dàng hơn. Họ gợi ý món canh cá và cá chiên bắt ở hồ Vang Vien lên ăn khá hay, quả thực vị canh và tẩm ướp cả chiên nơi đây ăn khá dễ chịu. Cả nhà có một bữa trưa vui vẻ, trước khi về chồng mình còn mừng tuổi một em bé khoảng 2 tuổi là cháu nội chủ quán theo như phong tục Tết của Việt Nam, đáp lại họ mang bánh kẹo ra mời cả gia đình cùng ăn; mình cảm thấy yêu sự hiền hoà và thân thiện của người dân nơi đây.

Khoảng 14h cả nhà lại lên xe tiếp tục hành trình, trên ứng dụng dẫn đường báo khoảng cách lúc này đến Luang Prabang là khoảng 200km, kiểm tra trên google map thì đây là đoạn đường có nhiều đèo nhất. Khoảng 15h30′ chiều xe bắt đầu leo lên đình của đèo Kasi có độ dốc 12%, còn cách đỉnh đèo khoảng 2km thì bỗng các xe phía trước dừng lại, những phụ xe mở cửa nhảy xuống lấy đá chèn bánh lại, do độ dốc quá lớn lại bị tắt đường trên đèo nên xe có hiện tượng bị trôi; mặc dù chồng mình về số chế độ dừng “P” và đạp phanh dừng rồi nhưng vẫn chưa yên tâm, thế là ông xã cũng nhảy xuống kiếm miếng đá để chèn xe lại; nghe ông xã kể lúc mở cửa xuống khi đứng mà cảm giác như có người kéo mình về phía sau vậy, dốc lắm! Chờ khoảng 20′ thì mới được thông xe, ông xã về số 1 đi từ từ theo các xe trước, khi đến đoạn gần đình đèo thì một cảnh tượng không yên tâm hiện ra trước mắt; có 2 chiếc xe tải to bị chết máy giữa đỉnh đèo, trong khi đó đoạn đỉnh đèo này đang bị thi công lại do trước đó bị sạt nở đất, chất lượng đường kém (đang sửa nhiều đá cấp phối) cộng với độ dốc lớn (12%) khiến cho một số xe loại nhỏ không thể nào vượt qua nổi đỉnh dốc, một số người xuống hỗ trợ ủn sang một bên để nhường đường cho các xe sau. Xe nhà mình (CRV2009) cũng phải chật vật lắm mới vượt qua được đoạn đỉnh đèo trên. Lúc vượt qua xong ông xã thở phào nhẹ nhõm bảo “nếu mà đi xe loại nhỏ như yaris thì xác định quay về”. Quả thực có nhiều xe của Trung Quốc phải nằm dị một chỗ chờ đồng đội trong đoàn đi cùng đến hỗ trợ, lạy trời nhà mình thì một mình một ngựa, không đi tham gia cùng đoàn nào cả mà nếu gặp tình huống này thì biết kêu ai (?!).

Tắc đường trên đèo Kasi, bên này dù tắc đường nhưng các xe ô tô đều không lấn sang lan đối diện.

(Biên lai phạt 50k Kip của Cảnh sát giao thông Lào)

Quán cơm bên một nhánh hồ Vang Vien

5. Ngày 5, 6, 7, 8 (20-23/02/2018) tức từ mồng 5 đến mồng 8 Tết: Những ngày ở Luang Prabang.

Đèo Kasi cách thành phố Luang Prabang khoảng hơn 100km cũng vẫn chỉ toàn đèo là đèo mà thôi nhưng đoạn khó nhất là đỉnh đèo Kasi, vì đang trong thời gian tu sửa hơn nữa lại hay bị nở đất; đến tầm 8h tối mới tới khách sạn có tên là Villa Tavarndang do ông xã booking từ trước; nói là khách sạn thì có vẻ hoành tráng nhưng thực chất nó là dạng nhà nghỉ kiểu guest house, cũng khá sạch sẽ, nhân viên thái độ rất thân thiện, nhưng đồ dùng thì cũng khá là sơ sài so với mức tiền thuê phòng 70USD/đêm. Vào thời điểm Tết cổ truyền Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc nên khách du lịch Trung Quốc, Hàn Quốc sang du lịch khá là đông khiến cho giá khách sạn ở nơi đây bị đẩy lên gấp đôi mà luôn báo khan phòng, đó là lý do vì sao mà chất lượng phòng không tương xứng với giá phòng; mặt khác, Luang Prabang là thành phố núi, cổ kính từng là cố đô của Lào, được bao bọc bởi hai cong sông Mekong và sông Nam Khan và cũng là thành phố du lịch nên ở nơi đây có khoảng 30 ngôi đền chùa, kiến trúc nhà dân hoặc khách sạn đa số là dạng 2 tầng giống như phố cổ Hội An của Việt Nam vậy. Điều thấy khác biệt là tuy Luang Prabang là thành phố cổ kính, không khí nơi đây rất trong lành, cuộc sống lại sôi động hơn so với Thủ đô Vientiane do khách du lịch với nhiều loại hình văn hoá mang lại; có lẽ nếu du lịch vào những ngày thường thì thành phố Luang Prabang có thể thanh bình hơn một chút.

Đến Luang Prabang ông xã liền liên hệ với cậu bạn hay đi phượt, gia đình cậu ấy cũng lái xe ô tô đi sang Luang Prabang nhưng lại đi cung đường khác (qua cửa khẩu Nậm Cắn, đến Phonsavan rồi đi Luang Prabang), nghe cậu ấy kể cung mà cậu ấy đi 100% là đường đèo. Dự tính của nhà mình là lúc đi qua Cầu Treo – Vientiane – Luang Prabang, lúc về từ Luang Prabang qua Phonsavan thăm cánh đồng chum rồi qua cửa khẩu Nậm Cắn (Nghệ An) về Việt Nam; nhưng khi nghe cậu bạn mô tả, kèm với xem google map địa hình thì thấy cung đường này nó xoắn như lò xo vậy, nhà mình thì có con nhỏ như thế này đi lối từ Vientiane đã mệt rồi, giờ mà đi lối này gần 700km đường đèo (từ Luang Prabang đến Nậm Cắn) thì chịu làm sao được. Nên cả nhà quyết định lúc nào về sẽ đi lại đường cũ quay lại Vientiane, về Cầu Treo.

Ở Luang Prabang còn nhiều điểm khác để đi chơi, nhưng quả thực việc mang con nhỏ đi chơi thì chỉ nên đi một điểm trong một ngày thôi, vì bản thân lũ trẻ mệt mà chúng ta chăm sóc chúng cũng bở hơi tai rồi.

Luang Prabang phố núi yên bình.

Ngã ba sông Mekong và Nam Khan

Cô bạn Thổ Nhĩ Kỳ xin đi nhờ.

6. Những ngày trở về: Ngày mồng 8, 9 và mồng 10 Tết (23, 24 và 25/02/2018).

Đêm ngày 22, rạng sáng ngày 23/02/2018 thành phố Luang Prabang bị phủ một cơn mua rào rất lớn; buổi sáng dậy tuy trời đã tạnh mưa, nhưng hai vợ chồng cũng khá lấn cấn chuyện có nên về vào lúc này không, vì đường về có hơn 200km đường đèo mà trời vừa mưa to xong thì cũng lo chuyện bị lở đất. Lo là vậy, nhưng nhìn lại chặng đường đi thì thấy đường đèo đoạn này khá rộng, chất lượng mặt đường khá là tốt nên vẫn quyết định checkout khách sạn để cùng nhau về Vientiane.

Khi đi đến đoạn đèo Kasi, càng lên cao thì sương mù càng dầy đặc và cũng chỉ cách đỉnh đèo khoảng 1km thì lại bị tắc đường, khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ sau xe phía trước mới chịu đi, tốc độ thì chỉ khoảng 5km/h. Đến gần điểm tắc thì thấy đường càng xấu, mặc dù mù sường không nhìn rõ phía trước nhưng tiếng máy xúc mày ủi thì rất rõ, đi nhích dần lên phía trước là cảnh đất đá ngổn ngang một bên do máy xúc, máy ủi đã giải phóng bớt đi trên mặt đường. Nhìn chung cung Vientian- Luang Prabang và ngược lại đi theo quốc lộ 13 và quốc lộ 4 chỉ khó mỗi đoạn qua đèo Kasi do đang thi công trên đỉnh đèo, ngoài ra mỗi lần mưa đoạn này hay bị lở đất.

Đến 8h tối cả nhà đến Vientiane, nghỉ đêm tại khách sạn 450 trên đường đại lộ 450 ngoại ô Vientiane, khách sạn này đối diện với bến xe khách phía Nam Vientiane đi các tỉnh (cách Trung tâm Vientiane khoảng 7km); giá phòng 20USD/đêm, chất lượng phòng và dịch vụ cũng chỉ vừa phải vì nó giống dạng nhà khách, cũng rất may là bên cạnh khách sạn có một nhà hàng khá sạch sẽ phục vụ đến 22h. Nhà mình cũng xác định nghỉ tạm rồi hôm sau về Hà Tĩnh; ở bên Việt Nam ông bà ngoại xem bản tin thấy cảnh báo khu vực cửa khẩu Cầu Treo ngày 23/02/2018 bị lở đất do mưa lớn gây tắc đường lâu, cả nhà cũng lo vì đường ở bên Việt Nam lên cửa khẩu Cầu Treo đã khó đi rồi mà còn lở đất thì đi sẽ nguy hiểm hơn nhiều, do vậy ngày hôm sau trên đường vừa đi vừa phải cập nhật tình hình qua báo mạng.

Dọc đường từ Vientiane về Laksao, gặp một tốp Cảnh sát giao thông Lào khác tuýt còi xe nhà mình; ông xã mang giấy tờ và vé phạt trước đó xuống, chưa kịp trình bầy thì họ giơ tay ra bắt tay rồi nói “Việt Nam tốt tốt”, rồi kéo chồng mình lại gần ghé sát tai nói “cho 50 nghìn uống cà phê”; chồng lục túi tiền lẻ còn 40k kip Lào, kẹp vào tập giấy tờ xe đưa cho họ, rất nhanh nhẹn đồng chí Cảnh sát giao thông Lào lấy số “vật thể lạ” đó đưa cho một cô bạn đồng nghiệp khác bỏ vào một hòm phiếu, bắt tay ông xã mình và kèm theo lời chúc may mắn! Sau bữa trưa dọc đường quốc lộ 8, còn cách Laksao khoảng hơn 100km có một cô gái Tây có vẻ đi du lịch bụi vẫy xe xin đi nhờ, ông xã liền táp vào lề dừng lại luôn mà không hỏi ý kiến mình (đúng là đồ hám gái), lại còn bảo để luyện tiếng Anh nữa chứ (?!). Cô gái đó xin đi nhờ đến Na Hin cũng trên quốc lộ 8, cách Laksao khoảng 40km; dọc đường đi trên xe ông xã, con trai mình được bữa trổ tiếng Anh amatuer, những cũng hiểu được bạn này là người Thổ Nhĩ Kỳ, là giáo viên cấp 2 ở Istanbul đi du lịch bụi một mình mấy nước Đông Nam Á trong vòng 6 tháng, nhưng không xin được visa sang Việt Nam, điều này ngoài tầm hiểu biết của cả nhà nên cũng không giải thích được. Điều tuyệt với nhất là con trai mình giao tiếp tiếng Anh với bạn này rất tự nhiên và không hề e ngại, hai vợ chồng mình đều thấy rất bất ngờ.

Khi sang đến Việt Nam, hai vợ chồng bắt đầu thay sang sim Việt Nam nhưng phải đi mất khoảng 500m thì mới có tín hiệu sóng di động của Việt Nam, do ông xã dùng viettel nên cũng khá thuận lợi khi đi vào những khu vực rừng núi. Sương càng ngày càng dầy đặc, ông xã cho xe về số 1 rồi bật đèn cảnh báo đi tốc độ rất chậm, chủ yếu là dùng phanh chân và phanh bằng hộp số. Đi khoảng 5km, thì gặp một tảng đá rất to (to bằng cả một chiếc ô tô con) nằm chắn ở một bên đường, chắc đây là vụ lở đất mà hôm qua ông ngoại ở nhà xem báo mạng thông báo cho nhà mình biết đây; hai vợ chồng thấy cũng hãi, vô phúc mà xe nào đi đúng lúc tảng đá này lăn xuống thì đúng là toi. Có lẽ khi trời mưa rào to, không nên đi đoạn đường đèo mà hay lở đất. Đi thêm 10km nữa gần xuống chân núi thì sương mù mới tan hẳn, nhà mình quay lại khách sạn Ngọc Long Châu ở thi trấn Tây Sơn nghỉ đêm để sáng hôm sau về Hà Nội.

Điều khác biệt khi về đến Việt Nam lái xe từ Hà Tĩnh ra Hà Nội, ông xã mình bị căng thẳng do thay đổi thói quen tham gia giao thông giữa hai nước; ở bên Lào đường thoáng, xe không bấm còi vì khi đi sang đường họ luôn ưu tiên cho xe đi thẳng trước, chạy 1.600km đường bên Lào thành thử thói quen đó đã ăn vào trong tiềm thức của ông xã; nhưng khi về đến Việt Nam mọi thứ thay đổi 180 độ, mạnh ai người đó đi, còi thì ỉnh ỏi, xe lớn át xe bé. Suốt một chặng gần 400km bên Việt Nam, ông xã kêu thực sự căng thẳng vì còn mệt hơn là lái 1.000km đường đèo bên Lào. Quả thật, Đông Trường sơn và Tây Trường sơn không những khác nhau về thời tiết mà còn khác nhau về văn hoá giao thông. Cảnh vật bên Lào tuy còn hoang sơ nhưng con người không hoang dại.

III. Các khoản chi phí cho chuyến đi 10 ngày (8 ngày bên Lào và 2 ngày ở Việt Nam):

– Mua đồ dùng chuẩn bị cho hành trình: 2,5 triệu (mua dự phòng, về vẫn còn thừa nhiều nhưng là đồ dùng gia đình thì vẫn sử dụng tiếp được). – Xăng 1 triệu.

– Ở khách sạn ở Hương Sơn: 500k. Mừng tuổi cho cán bộ cửa khẩu Việt Nam: 200k.

Ngày 17/2 đổi 35 triệu được 12.681.000 kip (tỷ giá 1 LAK = 2,76 VNĐ). – Qua cửa khẩu nộp 230k kip (chính thống hết 190k kip, bồi dương 40k kip) – Ăn trưa hết 100k; mua sim và thẻ hết 120k kip. – Nghỉ uống nước dọc đường ăn trứng, thịt gà nướng 17k kip – Ăn tối 183k kip – Mua xăng 200k kip – Tip nhân viên ks 5k kip.

Ngày 18/2: – Tiền khách sạn 325k kip. – Ăn trưa Phở Bản Phim 193k – Ăn tối gà rán Texas 121k – Mua xôi 5k, cơm 5k – Đi taxi 50k – Mua quần áo, tất 184k – Mua bánh bao 10k – Nước dừa 10k.

Ngày 19/2: – Tiền khách sạn: 563k – Đổ xăng đầu tiên: 200k – Mua xôi và thịt nướng dọc đường: 20k – Bị phạt vì không mua bảo hiểm cho xe: 50k – Ăn trưa ở Vang Vien: 170k – Mua cam dọc đường: 10k – Mua xăng lần 2 ở cách Luang Prabang 25km: 300k.

Ngày 20/2: – Đưa Hà 300k; – Mua mía: 5k. – Bánh sandwitch + kem 55k – Ăn tối 335k (cùng Tâm, Bắc). – Tâm vay 2.000k.

Ngày 21/2: – Ăn sáng 30k – Mua vé vào Phou si: 40k – Mua đồ uống: 20k – Vệ sinh và tip cho người đánh đàn: 4k – Mua vé qua cầu tre: 10k – Mua thẻ 3g unitel: 10k – Ăn pizza: 215k + tip 5k.

Ngày 22/2: – Ăn sáng và trưa: 85k – Vé Đi tham quan: 40k – Rửa xe: 50k – Đổ xăng: 170k – Trả tiền khách sạn 4 đêm và tiền giặt quần áo: 2.480k (Giặt đồ: 61k (5,1kg quần áo); – Bún: 6k. – Bánh crepes: 55k

– Nước ép: 20k – Đi Tuk tuk: 20k – Mua búp bê cho Sữa: 50k – Vệ sinh 3 lần: 6k – Kem cho Sam: 5k – Ăn phở: 15k

Ngày 24/2: – Mua xôi, thịt nướng: 50k – Mua xăng: 300k. – Ăn trưa + quà: 140k – Bơm xe: 2k – Cảnh sát giao thông xin tiền cà phê: 40k. – Mua xăng: 100k – Qua cửa khẩu Lào: 100k (Hải quan 80k, biên phòng: 20k). – Cửa khẩu Việt Nam: 110k vnđ (hải quan 50k, biên phòng 60k). – Ăn tối: 180k vnđ.

Ngày 25/2: – Ks ở Hương Sơn: 570k vnđ – Ăn sáng: 150k vnđ – Ăn trưa: 230k vnđ – Đổ xăng: 540k vnđ.

*. Tổng số km cả hành trình từ Hà Nội – Vientiane – Luang Prabang (theo quốc lộ 13, 8 và 4 bên Lào) và ngược lại là 2.265km. Thời gian là 10 ngày.

*. Tổng số kinh phí cả chuyến đi là: 28.796.720 VNĐ. Trong đó:

Tác giả: Nguyễn Thị Minh Hà; facebook: Ha Nguyen

Kinh Nghiệm Du Lịch Lào Bằng Xe Máy, Ô Tô Tự Lái Cực Dễ

Mình và mấy người bạn đã từng vài lần đi du lịch Lào bằng đường bộ nên muốn chia sẻ chút kinh nghiệm cho những ai muốn tự mình lái xe sang Lào du lịch. Lưu ý là đi du lịch Lào bằng xe máy sẽ dễ dàng hơn đi du lịch Lào bằng ô tô nhưng đường đi tới Lào khá vòng vèo, ít quán sửa chữa nên hãy chuẩn bị sẵn dụng cụ sửa xe đề phòng trước nha!

Kinh nghiệm du lịch Lào bằng xe máy, ô tô 2020

Xem thêm các bài viết liên quan khác:

Trước khi lên đường đi du lịch Lào bằng đường bộ, bạn cần phải chuẩn bị và chú ý một số vấn đề sau đây:

Các cửa khẩu Việt Nam – Lào để làm thủ tục xuất, nhập cảnh

Dưới đây là danh sách các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Lào:

Cửa khẩu Bờ Y: Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

Cửa khẩu A Đớt: Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Cửa khẩu Lao Bảo: Huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Cửa khẩu Nậm Cắn: Xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo: Huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh

Cửa khẩu Cha Lo: Huyện Minh Hóa, Quảng Bình

Cửa khẩu Chiềng Khương: Huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La

Cửa khẩu Huổi Puốc: Xã Mường Lói, huyện Điện Biên

Cửa khẩu Lóng Sập: Xã Lóng Sập, Mộc Châu, Sơn La

Cửa khẩu Tây Giang: Xã Ch’Ơm, huyện Tây Giang, Quảng Nam

Cửa khẩu Tén Tằn: Xã Tén Tằn, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa

Cửa khẩu Na Mèo: Huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Hướng dẫn đi du lịch Lào bằng xe máy

Để mang xe máy qua cửa khẩu Lào thì bạn cần phải chuẩn bị những thứ sau:

Hộ khẩu còn thời hạn ít nhất 6 tháng trở lên

Chứng minh thư nhân dân

Giấy tờ xe đầy đủ như: đăng ký, bằng lái, bảo hiểm xe

Phiếu thông hành: Phiếu này bạn sẽ được cấp khi tới cửa khẩu, bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin rồi mang nó đi theo trong suốt hành trình, nhớ lưu giữ cần thận cho tới khi về lại Việt Nam.

Xăng dự trữ: Đường sang Lào cực kỳ ngoằn ngoèo, ít trạm xăng, các trạm xăng lại bán hàng từ 8h – 17h thôi nên hãy mang theo xăng đề phòng nha.

Đồ sửa xe cơ bản phòng trường hợp xe bị xịt lốp

Khá đơn giản đúng không nào, để chuyến du lịch Lào tự túc bằng xe máy thuận lợi thì bạn hãy ghi nhớ thật kỹ những yêu cầu mà dulich9.com liệt kê phía trên nha.

Kinh nghiệm du lịch Lào bằng ô tô tự lái

Về việc đi ô tô sang Lào du lịch thì ngoài giấy tờ tùy thân của bạn ra, bạn còn cần phải chuẩn bị thêm giấy phép liên vận Việt – Lào và các loại giấy tờ xe:

Giấy phép liên vận Việt Lào: Bạn tới sở giao thông vận tải của tỉnh, thành phố nơi bạn sinh sống để xin giấy phép. Bạn điền đầy đủ thông tin vào tờ đơn, mang theo giấy tờ xe bản gốc và bản photo. Bạn lưu ý nên xin trước ít nhất 10 ngày trước chuyến đi và kê khai rõ ngày nào xuất cảnh, nhập cảnh Lào và tại cửa khẩu nào?

Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng

Chứng minh thư nhân dân

Giấy tờ xe đầy đủ

Dầu, xăng xe

Vật dụng sửa xe cần thiết

Chú ý: Bạn chỉ được ở bên Lào không quá 30 ngày, khi đi hãy mang theo nước uống, đồ ăn, mỳ gói, thuốc thang và hoa quả. Trên đường từ cửa khẩu về tới trung tâm thì dọc đường ít nhà dân nên muốn tìm được nơi bày bán đồ ăn cũng khó. Có hai cửa khẩu thường xuyên được lựa chọn để đi sang Lào là cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) dẫn tới Viêng Chăn và cửa khẩu Nậm Cắn (Nghệ An) dẫn tới cố đô Luang Prabang. Đặc biệt nếu bạn muốn đi du lịch Lào bằng ô tô, xe máy tự lái thì hãy đi vào ban ngày, ban đêm đường khó đi lại dễ gặp cướp.

=> Đặt vé tham quan, vào cổng của các khu du lịch ở Lào TẠI ĐÂY

Trên đây là những kinh nghiệm đi ô tô, xe máy từ Việt Nam sang Lào du lịch mà mình tổng hợp lại cho các bạn. Lào có nhiều nét văn hóa ẩm thực khá giống Việt Nam và cảnh sắc thiên nhiên cũng khá đặc sắc nên chắc chắn chuyến đi của bạn sẽ rất thú vị đó. Chúc bạn tự lái xe đi du lịch Lào thuận lợi và an toàn.

Kinh Nghiệm Đi Du Lịch Sapa Bằng Ô Tô Tự Lái

Tự lái xe đến Sapa du lịch có nguy hiểm không?

Có rất nhiều người đồn đoán, cung đường đi Sapa vô cùng nguy hiểm và bạn không nên tự mình lái xe đi. Tuy nhiên sự thật là chỉ là lúc trước mà thôi, bây giờ đường đi Sapa bằng ô tô đã được mở rộng lên gấp 2 gấp 3 lần. Vì thế đoạn đường rất đi rất thoải mái, chỉ một vài chỗ có vực sâu. Nhưng nếu bạn là một tay lái cừ khôi, cứng tay rồi thì sẽ dễ dàng đi qua. Đồng thời không để những người ngồi trên xe say xe đâu.

Bạn hoàn toàn có thể tự lái xe đi Sapa

Để có thể di chuyển từ Hà Nội đến Sapa thì bạn phải di chuyển từ Hà Nội lên Việt Trì – Đoan Hùng. Sau đó từ ngã ba Đoan Hùng lên ngã tư Yên Bái, rẽ vào quốc lộ 70 để đến Lào Cai. Sau đó từ thành phố Lào Cai lại rẽ vào đường Hoàng Liên. Đi qua một cái dốc bé để đi Sapa. Đoạn đường để di chuyển từ Lào Cai đến Sapa rất dốc, nên bạn phải cẩn thận khi lái. Đoạn đường đi từ thành phố Lào Cai đến Sapa chỉ có 30km. Đi khoảng chừng 1 tiếng là đã tới nơi. Trong lúc đó cảnh đẹp của Sapa đã từ từ xuất hiện: những ruộng bậc thang, hàng cây sa mộc,…

Kinh nghiệm đi du lịch Sapa bằng ô tô tự lái nên đi vào thời gian nào?

Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì bạn không nên đi du lịch Sapa bằng xe tự lái vào tháng 12 đến tháng 1. Vì thời điểm này đang là mùa đông, mùa đông ở Sapa sẽ cho bạn cái lạnh buốt tê tái. Đôi khi sẽ có những cơn mưa phùn và tuyết nữa. Nên để đi ô tô tự lái vào gian này, đường sá sẽ khá trơn trượt. Vô cùng nguy hiểm, vì thế bạn không nên lựa chọn thời này để tự lái xe ô tô. Nếu muốn bạn nên đi tàu hỏa hoặc thuê xe, xe buýt giường nằm để an toàn hơn.

Còn nếu lựa chọn thời điểm tháng 2 – 3 để đi du lịch Sapa thì là mùa Xuân ở Sapa. Ở đây không khí se lạnh. Giữa trưa cũng thường có nắng nhẹ. Nên nếu lựa chọn thời điểm này để lái ô tô thì bạn nên lái chậm và quan sát kĩ.

Tháng 5 -6 là thời điểm rất thích hợp để đi du lịch Sapa bằng xe tự lái

Tháng 5 -6 là thời điểm rất thích hợp để đi du lịch Sapa bằng xe tự lái. Đây là thời điểm mùa cấy lúa ở Sapa nên khí trời cũng rất xanh tươi, chỉ lạnh với buổi sớm. Tháng 8 là thời gian mà lúa trổ đòng nên không khí sẽ rất trong lành và tươi mát nữa. Khi tự lái ô tô bạn còn có thể ngắm được cảnh đẹp của Sapa nhưng vẫn an toàn.

Tháng 9 và tháng 10 là thời điểm lúa chín, cũng là thời điểm mà nhiều nhiếp ảnh thi đua tới Sapa. Vì vào những tháng này thời lại vừa rất đẹp lại vừa là tháng bộc lộ hết những vẻ đẹp tinh túy của Sapa.

Thủ Tục Đi Xe Ô Tô Sang Lào, Campuchia

Thủ tục đi xe ô tô sang Lào, Campuchia

Du lịch từ Việt Nam sang Lào hay Campuchia hiện nay khá đơn giản. Ngoài phương tiện phổ biến là máy bay hoặc xe khách, nhiều du khách Việt Nam chọn cách tự lái xe riêng, vừa rẻ, vừa chủ động và có nhiều trải nghiệm thú vị.

Làm transit đi Lào, Campuchia

Theo quy định tại Thông tư 63/2013/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của bản ghi nhớ giữa Chính phủ ba nước về vận tải đường bộ, giấy phép liên vận CLV (Campuchia – Lào – Việt Nam) của các phương tiện cơ giới của cá nhân (ôtô dưới 9 chỗ và xe bán tải) có đăng ký phương tiện (chính chủ) sẽ có thời hạn trong vòng 60 ngày, kể từ ngày cấp.

Các lưu ý khi làm thủ tục đi xe ô tô sang Lào, Campuchia

Đối với hồ sơ xin cấp phép đối với xe phi thương mại:

Xe có không quá 9 chỗ ngồi (kể cả người lái)

Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận CLV cho xe ô tô.

Đăng ký sở hữu phương tiện (bản photo kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền). Đây là điều kiện tiên quyết, bởi bạn phải là chủ sở hữu phương tiện đi làm thủ tục.

Nộp đơn, tờ khai tại Sở Giao thông vận tải (Phòng quản lý vận tải đường bộ). Các mẫu đơn và tờ khai có sẵn tại cơ quan cấp phép. Nếu nộp trực tiếp, những thiếu sót về hồ sơ sẽ được thông bán ngay lập tức, nếu hồ sơ nộp qua đường bưu điện thì chậm nhất sau hai ngày làm việc sẽ phải thông báo lại cho người nộp đơn. Thời gian nhận được giấy phép liên vận là tối đa 3 ngày làm việc với lệ phí cấp giấy phép là 50k/xe.

Một lưu ý rất đáng quan tâm là với hồ sơ xin cấp giấy phép lái xe liên vận đối với xe phi thương mại, bạn có thể nộp tại Sở Giao thông vận tải địa phương hoặc tại Sở Giao thông vận tải địa phương nơi có cửa khẩu biên giới giáp với Lào và Campuchia, nơi bạn được phép đi qua.

Người Việt Nam có thể lái xe sang Lào, Campuchia qua các cửa khẩu như sau:

1

Việt Nam – Lào

1) Lao Bảo – Dane Savan

2) Nậm Cắn – Nam Kan

3) Bờ Y – Phu Kuea

4) Cầu Treo – Nam Phao

5) Cha Lo – Na Phao

6) Pan Hok – Tây Trang

7) Na Mèo – Nam Souy

2

Việt Nam – Campuchia

1) Lệ Thanh (Gia Lai) – Oyadav (Andong Pich, Ratanakiri)

2) Bu Prang (Đắk Nông) – Dak Dam (Mundulkiri)

3) Hoa Lư (Bình Phước) – Trapeang Sre (Snoul Kratie)

4) Xa Mát (Tây Ninh) – Trapeang Phlong (Kampong Cham)

5) Mộc Bài (Tây Ninh) – Bavet (Svay Rieng)

6) Tinh Biên (An Giang) – Phnom Den (Takeo)

7) Hà Tiên (An Giang) – Prek Chak(Lork, Kam Pot)

3

Campuchia – Lào

1) Trapeang Kriel – Nong Nokkhien

Những lưu ý khác khi bạn đi xe ô tô sang Lào, Campuchia

Bạn nên mua bảo hiểm cho xe của mình, khoảng 100.000 đồng (Quy đổi sang tiền của Việt Nam) ngay tại các cửa khẩu. Bên Lào cũng bắt buộc mua bảo hiểm dân sự như ở Việt Nam, đồng thời bạn phải tuân thủ luật giao thông nước bạn.

Ở Lào, đường phố khá yên tĩnh, không có tình trạng bấm còi inh ỏi, bạn nên biết cách tham gia giao thông mà không cần sử dụng còi, chỉ dùng khi thật sự cần thiết.

Cần cẩn thận với phương tiện của mình, tránh để người lạ sử dụng hoặc bén mảng tới gần xe. Hiện ở Lào và khu vực biên giới, tình hình buôn bán thuốc phiện diễn ra khá phức tạp. Kẻ xấu có thể lợi dụng phương tiện của bạn để vô tình biến bạn trở thành người vận chuyển hàng cấm.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chia Sẻ Kinh Nghiệm Đi Du Lịch Sang Lào Bằng Xe Ô Tô Tự Lái trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!