Cập nhật nội dung chi tiết về Di Chỉ Óc Eo – Tỉnh An Giang mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Di chỉ Óc Eo là một địa danh nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Được nhiều trong và ngoài nước biết đến bởi nó là một khu di tích cổ xưa, rộng lớn. Khoảng 2 nghìn năm trước, nơi đây từng là kinh đô của vương quốc Phù Nam, một kinh đô hùng mạnh ở Đông Nam Á.
Di chỉ Óc Eo là một địa danh nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Được nhiều trong và ngoài nước biết đến bởi nó là một khu di tích cổ xưa, rộng lớn. Khoảng 2 nghìn năm trước, nơi đây từng là kinh đô của vương quốc Phù Nam, một kinh đô hùng mạnh ở Đông Nam Á.
Khu di chỉ Óc Eo thuộc vùng núi Sập – Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Thành cổ Óc Eo là một thương cảng thời trung cổ bị chìm dưới đất, được phát hiện khi nhân dân đào kênh xáng Ba Thê, và sau đó đã được khai quật, bảo vệ và nghiên cứu. Óc Eo đã từng được nối bằng một kênh đào dài 90km về phía Bắc. Gắn liền với dấu tích cổ xưa của vương quốc Phù Nam.
Hiện nay, khu di chỉ Óc Eo được nhiều nhà sưu tầm, các nhà khảo cổ học quan tâm tìm đến để tìm hiểu về những giá trị lịch sử còn lưu giữ lại ở đây. Ngoài khu vực được xem là Di Chỉ Óc Eo có diện tích 4.500ha, còn có một vài vùng ở miền Tây Nam Bộ như: Đồng Tháp Mười, Châu Đốc, Kiên Giang… mà cho đến nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu, khảo cổ học.
Di chỉ Óc Eo ở An Giang không chỉ là nơi đến để du lịch, tham quan bình thường mà nó còn là nơi để con em người dân Việt Nam ta phần nào được ngắm nhìn và tìm hiểu về những sự kiện lịch sử đã qua còn được lưu truyền cho tới ngày nay.
Khu di chỉ Óc Eo ẩn chứa một nền văn hóa Óc Eo đặc sắc cùng bao điều bí ẩn vẫn còn là thử thách với bao nhà nghiên cứu khảo cổ đang dày công tìm hiểu. Nền văn hóa này là những điểm sáng quan trọng vền nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam, có mối liên hệ nhất định với lịch sử phát triển của vùng Đông Nam Á xưa kia.
Nơi đây sẽ còn được tìm tòi và nghiên cứu để phát hiện ra nhiều bí ẩn mới của nền văn hóa Óc Eo cổ đại. Hãy đến đây tham quan để phần nào hiểu thêm về các giá trị lịch sử của dân tộc ta.
Đến Thăm Di Chỉ Văn Hóa Óc Eo An Giang
Trong hành trình khám phá du lịch Châu Đốc An Giang, Di chỉ Óc Eo An Giang là một trong số những điểm đến mang nhiều ý nghĩa được đông đảo du khách quan tâm.
1. Tìm hiểu về văn hóa Óc Eo
Về thăm An Giang không chỉ để đến những địa điểm tham quan ở Châu Đốc khá phổ biến, mà còn là những dịp để du khách khám phá nhiều điều đặc biệt ý nghĩa khác như vùng Thoại Sơn có Núi Sập, núi Ba Thê – nơi có khu Di chỉ Óc Eo nổi tiếng.
Hàng năm đón bao lượt du khách, các nhà nghiên cứu, các nhà khảo cổ đến tham quan và tìm hiểu, Khu Di chỉ Óc Eo An Giang không chỉ là điểm đến du lịch bình thường, mà còn là nơi để mọi người có dịp biết nhiều hơn về một vài dấu mốc khá quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước.
Khu Di chỉ Óc Eo được người dân tìm thấy khi đào kênh xáng Ba Thê và sau đó đã được khai quật, bảo vệ và nghiên cứu. Khu vực này khá rộng lớn, gắn với nhiều vết tích về vương quốc Phù Nam giàu có của vùng Đông Nam Á mấy ngàn năm tuổi.
Được xem là thành phố Óc Eo xưa kia, khu di chỉ có diện tích hơn 4.500ha ẩn chứa một nền văn hóa Óc Eo đặc sắc cùng bao điều bí ẩn vẫn còn là thử thách các nhà nghiên cứu khảo cổ đang dày công tìm hiểu. Nền văn hóa này là những điểm sáng quan trọng vền nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam, có mối liên hệ nhất định với lịch sử phát triển của vùng Đông Nam Á xưa kia.
Căn cứ vào những vết tích còn sót lại trên văn tự, những tấm bia đá, sử liệu ghi chép Quốc gia, nhiều nhà khảo cổ đã thống nhất định niên cho nền văn hóa Óc Eo là rơi vào khoảng từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII. Đoạn “hậu Óc Eo” từ thế kỷ III đến thế kỷ X – XII.
2. Những phát hiện đầy hấp dẫn về văn hóa Óc Eo
2.1 Nguồn gốc tên gọi của 2 từ “Óc Eo”
Tên gọi “Óc Eo” là do nhà khảo cổ học người Pháp có tên là Louis Malleret đề nghị đặt. Bộ phận nằm trên địa bàn của huyện Thoại Sơn, thuộc phía Nam tỉnh An Giang. Khu di chỉ này được người dân xem như “Thành cổ”. Tổng diện tích khu vực là 450ha.
Đặc điểm chính của “Thành cổ” chính là mang dáng vóc của một thành phố ven biển, cạnh tiền cảng Tà Keo gần đấy chỉ 15km. Theo ghi nhận của nhiều nhà khảo cổ thì Óc Eo trước đây là một thương cảng trung cổ bị nhấn chìm dưới nước. Sau này do nhân dân đào kênh xáng Ba Thế mà phát hiện ra.
2.2 Văn hóa Óc Eo thuộc khu vực nào?
Ban đầu thì “Óc Eo” dùng để chỉ hình dạng chữ nhật của khu vực nhưng về sau Malleret quyết định dùng nó để chỉ toàn bộ khu vực. Cũng theo nhà nghiên cứu L.Malleret, nền văn hóa Óc Eo được phân bố chủ yếu tại khu vực miền Tây, tập trung chính ở các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu… Bên cạnh đó còn có một phần nhỏ phía Đông khu vực Campuchia. Đến An Giang, ngoài việc tham quan các điểm đến nổi tiếng như chợ Châu Đốc, rừng Tràm Trà Sư, hồ Tà Pạ,… thì khám phá văn hóa Óc Eo cũng là trải nghiệm thú vị.
Nói một cách dễ hiểu, cái được gọi là văn hóa Óc Eo chính là những sản phẩm vật chất mà vương quốc Phù Nam xưa để lại. Để nói về sự lớn mạnh của Phù Nam có thể kể ra rằng, trước đây vương quốc này kiểm soát toàn vùng phía Nam Trung Bộ (Việt Nam), toàn thung lũng sông Mê Nam phía Tây và phía Bắc bán đảo Malaysia.
Chưa có lịch sử nào nêu rõ về vị vua đầu tiên của vương quốc Phù Nam, tuy nhiên theo truyền thuyết kể lại thì ông ấy chính là Hỗn Điền – một chiến sĩ quý tộc tài ba.
2.3 Những cuộc khai quật khám phá kì thú
Chủ nhân của nền văn hóa Óc Eo được biết là những người Indonesia thuần chủng. Những gì khai quật được cho thấy cuộc sống của cư dân vào thời kì này rất dư giả. Chủ yếu nghề nghiệp chính của họ là buôn bán bằng đường biển.
Chỉ riêng địa bàn ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, nhà khảo cổ Louis Malleret đã phát hiện tổng cộng trên 270 hiện vật di chỉ cư trú và mộ táng. Trong số đó có tới 196 hiện vật bằng vàng, còn lại 22 hiện vật là đá, 47 hiện vật là đất nung.
Tiếp đến, những cuộc khai quật ở các tỉnh thành khác như Đồng Tháp, Cần Giờ, Vũng Tàu… người ta cũng thu thập được nhiều loại đồ vật, trang sức bằng vàng, hồng ngọc, thủy tinh, mã não, công cụ sắt… Từ những gì thu thập ít nhiều ta có được cái nhìn về nền kỹ thuật văn hóa Óc Eo như sau:
Thủy tinh là chất liệu mà người Óc Eo lúc bấy giờ đã tự chế tác được. Họ dùng nó để làm các trang sức làm đẹp như: bông tai, vòng tay, dây chuyền, hạt chuỗi… với nhiều kiểu dáng, màu sắc và kích cỡ đa dạng. Kết luận này đánh giá rất cao về ngành luyện kim và tính thẩm mỹ lúc bấy giờ.
Các mặt hàng gia dụng như đồ gốm, bếp lò hay bình, nồi, cốc, chai… cũng gồm nhiều loại. Hiện nay bạn có thể biết qua chiếc bếp lò “cà ràng” được người dân vùng ven sông rạch hay sử dụng. Chiếc bếp quen thuộc trên vẫn thường trực trên những ngôi nhà sàn hay trên ghe xuồng.
Ngoài đồ gốm, đồ gia dụng thì còn có gạch. Lúc này gạch đã là vật liệu xây dựng phổ biến dùng vào khâu trang trí hình sư tử, rắn mang bành, động vật một sừng…
Chưa dừng lại ở đó dưới thời văn hóa Óc Eo còn có điêu khắc và tạc tượng, chạm trổ trên nền đá phát triển. Tượng thờ Bà La Môn bằng đá hay gỗ hoặc các chạm trỗ trên bia đá cũng hình thành và ngày càng phổ biến.
Phong cách điêu khắc của họ thể hiện phần nào nguồn gốc ảnh hưởng nghệ thuật Ấn Độ. Rực rỡ nhất của giai đoạn chạm trổ là từ thế kỉ V cho đến thế kỉ VII. Sự đa dạng được thể hiện qua xu hướng hiện thực, hình tượng thần linh, chim, thú… trên mỗi tác phẩm.
Dưới thời văn hóa Óc Eo nhiều ngôi đền được xây bằng đá đã được hình thành. Mặc dù không có được những kĩ thuật tân tiến như bây giờ nhưng những người thợ vẫn tỉ mỉ xây tường gạch dày đặt bằng cách ghép những phiến đá granit lớn lại với nhau.
Tỉ lệ giữa phiến đá này với phiến đá kia vừa khít tạo độ chắc chắn, vững chãi về mặt thời gian. Chủ yếu người ta sử dụng sức người là chính, cùng những kĩ thuật thủ công như đòn bẩy hay ròng rọc, tuyệt nhiên không có sự hỗ trợ của bất kì thiết bị máy móc nào.
Kết luận lại, sau hàng ngàn năm bị chiến tranh, thiên nhiên và thời gian tàn phá, dấu tích nền văn hóa Óc Eo giờ đây chỉ còn là những mảnh vụn. Nhờ vào khảo cổ và khai quật mà các bí ẩn về diện mạo Óc Eo mới ngày càng được rõ nét hơn. Việc sưu tầm và bảo tồn di tích văn hóa Óc Eo cũng là một trong những cách làm sáng tỏ quá trình khai phá Nam Bộ.
Với những giá trị văn hóa, lịch sử còn bảo tồn nguyên vẹn, nhiều công ty du lịch đã chọn nơi đây làm điểm đến cho các hành trình tour miền Tây 2 ngày 1 đêm hoặc tour tết Tây, tết nguyên đán,…
Đi du lịch Miền Tây đến thăm nơi khu Di chỉ Óc Eo An Giang, du khách như lùi về một chặng đường lịch sử khá xưa của người đồng bằng – châu thổ hạ lưu sông Mekong. Di chỉ và di vật ở đây đều là những bằng chứng vật chất sinh động, như tái hiện một cuộc sống phồn thịnh, cùng nền văn hóa đặc sắc của người dân sống ở vùng đất An Giang xưa nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
An Giang: Phát Huy Giá Trị Di Tích Óc Eo
Du lịch văn hóa là “sản phẩm” nổi bật trong mạch nguồn các hoạt động du lịch. Vì thế, di chỉ khảo cổ Óc Eo – Ba Thê (Thoại Sơn) là một trong những nguồn tài nguyên đặc sắc để tỉnh khai thác và phát triển loại hình du lịch văn hóa. Khu di tích Óc Eo – Ba Thê có tiềm năng du lịch rất lớn, nổi bật với các di tích khảo cổ đặc sắc và những kiến trúc nghệ thuật độc đáo về nền văn hóa cổ.
An Giang có nhiều di tích lịch sử – văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật. Theo thống kê, đến năm 2014, An Giang có 77 di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng. Trong đó nổi bật là 2 di tích quốc gia đặc biệt: Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Khu di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo – Ba Thê.
Du khách nếu muốn tìm hiểu, khám phá về nền văn hóa cổ phát triển từ đầu Công nguyên đến thế kỷ VII thì Khu di tích Óc Eo – Ba Thê là điểm đến thú vị không thể bỏ qua.
Hiện, khu di tích này nằm trên địa bàn thị trấn Óc Eo, với tổng diện tích quy hoạch và bảo tồn khoảng 433,1ha, gồm: di tích Óc Eo nằm trên cánh đồng Óc Eo, tiếp giáp phía đông, đông nam núi Ba Thê và di tích Ba Thê nằm trên sườn – chân núi phía bắc, phía đông nam núi Ba Thê. Việc trở thành di tích quốc gia đặc biệt là cột mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển mình của các di sản trong sự phát triển du lịch.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng các đại biểu tham quan Nhà trưng bày văn hóa Óc Eo
Trong xu thế phát triển chung của đất nước, tỉnh ngày càng chú trọng phát triển du lịch và xem đây là ngành kinh tế “mũi nhọn” để phát triển kinh tế – xã hội. Các hoạt động du lịch đang hướng tới khai thác hiệu quả du lịch văn hóa, truyền thống, trong đó có văn hóa Óc Eo.
Thực tế cho thấy, Khu di tích Óc Eo – Ba Thê là nơi tập trung số lượng lớn di vật nhiều loại hình như: vật dụng sinh hoạt trong di chỉ cư trú, vật dâng cúng quý giá trong các đền tháp, vật tùy táng linh thiêng trong những ngôi mộ…
Những di tích này cung cấp dữ liệu về một thời kỳ lịch sử mà tài liệu chữ viết còn nhiều hạn chế. Đây là bằng chứng cho thấy lớp cư dân đầu tiên đã cải tạo đồng bằng, sinh sống và phát triển trong một giai đoạn dài.
Nằm cách trung tâm TP. Long Xuyên khoảng 38km, Khu di tích Óc Eo – Ba Thê có thể kết nối với các điểm du lịch khác của tỉnh tạo thành mạch dẫn trong tuyến du lịch: Óc Eo – Long Xuyên – Châu Đốc – Tịnh Biên – Tri Tôn – Óc Eo.
Đến với Óc Eo, du khách không chỉ được hòa mình vào cảnh sông nước hữu tình, núi non hùng vĩ, mà còn được tìm hiểu những di chỉ của nền văn hóa Óc Eo. Nổi bật là Nhà trưng bày văn hóa Óc Eo (thị trấn Óc Eo) với khoảng 200 hiện vật tiêu biểu, đặc trưng nhất của văn hóa Óc Eo.
Các hiện vật đa dạng về chất liệu như: đồ đá, đồ gốm, thủy tinh, vàng, chì… và phong phú về loại hình như: bình, lọ, mảnh ngói, mảnh phù điêu… Đó là những vật dụng dùng trong sinh hoạt, sản xuất hàng ngày hay trong những nghi lễ tôn giáo, thờ cúng. Không ít những hiện vật do người dân hiến tặng. Sau 3 năm thực hiện cuộc vận động nhân dân hiến tặng hiện vật để trưng bày, Ban Quản lý Di tích văn hóa Óc Eo đã tiếp nhận 8.036 hiện vật và 3 bao mảnh gốm.
Hiện vật bằng gốm của nền văn hóa Óc Eo
Đã đến Óc Eo thì không thể bỏ qua chùa Linh Sơn hay còn gọi là “Chùa Phật 4 tay” – một trong những ngôi chùa cổ nhất của huyện Thoại Sơn. Trong chùa đang lưu giữ 2 loại hiện vật khá độc đáo của nền văn hóa Óc Eo là tượng thần Vishnu (còn gọi là tượng Phật 4 tay, cao khoảng 3,3m) và 2 bia đá có khắc minh văn Sanskrit cổ.
Ngày 6-12-1988, hai hiện vật này đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật, ngôi chùa được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia, nằm trong quần thể Di tích Văn hóa quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê.
Với không gia tĩnh lặng nằm trong vùng đất thanh bình, mang chút huyền bí của núi non, chùa Linh Sơn đang và sẽ trở thành điểm đến ấn tượng khi phát triển du lịch văn hóa trong tương lai.
Hiện vật bằng gốm của nền văn hóa Óc Eo
Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu từng nhận định, Khu di tích Óc Eo – Ba Thê với những thế mạnh đặc trưng và tiềm năng hiện có sẽ là điểm đến có sức hút đặc biệt với ngành du lịch.
Với thế mạnh hiện có là hệ thống hạ tầng giao thông thuận tiện, cảnh quan huyền bí, hùng vĩ, điều cần thiết để khơi dậy sức mạnh “tiềm ẩn”của Khu di tích Óc Eo – Ba Thê chính là tạo ra chuỗi kết nối du lịch bền vững, có chiến lược mời gọi đầu tư, bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản.
Theo Báo An Giang
Bản Đồ Tỉnh Bắc Giang
Đôi nét về tỉnh Bắc Giang
Trên tấm bản đồ tỉnh Bắc Giang, chúng ta có thể thấy rõ vị trí địa lý của tỉnh Bắc Giang. Hình ảnh tỉnh Bắc Giang hiện lên trên vùng Đông Bắc nước ta. Năm 2012, tỉnh nằm trong đối tượng quy hoạch của thủ đô Hà Nội. Bốn phía tỉnh được tiếp giáp cụ thể như sau: Phía Bắc giáp với Lạng Sơn. Phía Nam giáp với Bắc Ninh, Hải Dương. Phía Đông giáp với Quảng Ninh. Phía Tây giáp với Thái Nguyên, Sóc Sơn Hà Nội. Không cần tìm mua bản đồ hà nội làm gì, với bản đồ Bắc Giang, ta cũng có thể xem được đường đi dẫn tới thủ đô qua các tuyến đường kết nối.
Tỉnh có diện tích 3.823 km². Địa hình nơi đây khá phong phú. Bắc Giang là một tỉnh miền núi. Nơi đây vừa có núi cao, trung du xen kẽ giữa đồng bằng. Khí hậu nơi đây rất ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai hay hạn hán. Do đó đây là vùng đất lý tưởng để sinh sống và làm việc. Trong thời gian gần đây, tỉnh có nền kinh tế khác phát triển và vững mạnh. Nơi đây đang khẳng định vị trí là trung tâm kinh tế lớn thứ 2 của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Nhìn trên bản đồ tổng quan tỉnh Bắc Giang, chúng ta thấy hiện lên 3 con sông lớn đó là Lục Nam, sông Thương, sông Cầu. Tỉnh có tổng cộng 374km sông suối. Bên cạnh đó, tỉnh có nhiều hồ, sông và đầm. Trong đó phải kể đến hồ Cấm Sơn và Khuôn Thần khá nổi tiếng. Đây là địa điểm mà du khách rất thích trải nghiệm và khám phá.
Các đơn vị hành chính trên bản đồ tỉnh Bắc Giang
Trên bản đồ, chúng ta có thể thấy trên bảng ghi chú có ghi đầy đủ thông tin các đơn vị hành chính của tỉnh. Hiện tại, tỉnh có 10 đơn vị hành chính. Trong đó cụ thể như sau:
1 thành phố: Bắc Giang gồm có 10 phường và 6 xã
9 huyện: Hiệp Hòa (1 thị trấn, 25 xã), Lạng Giang (2 thị trấn và 21 xã), Lục Nam (2 thị trấn và 25 xã), Lục Ngạn (1 thị trấn và 29 xã), Sơn Động (2 thị trấn và 21 xã), Tân Yên (2 thị trấn và 22 xã), Việt Yên (2 thị trấn, 17 xã), Yên Dũng (2 thị trấn và 19 xã), Yên Thế (2 thị trấn và 19 xã)
Như vậy tỉnh có 227 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có 204 xã, 10 phường và 16 thị trấn.
Tỉnh Bắc Giang hiện trên bản đồ với vị trí tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hải Phòng, sát vùng kinh tế trọng điểm của phía Bắc. Do đó tỉnh có rất nhiều lợi thế để tiến đến một nền kinh tế vững mạnh.
Hiện các khu công nghiệp của tỉnh tập trung nhiêu ở Việt Yên và Yên Dũng. Trong đó phải kể đến các cụm công nghiệp đó là: Đình Trám, Song Khê – Nội Hoàng, Quang Châu, Vân Trung,…Nhìn chung Bắc Giang đang có định hướng phát triển đúng đắn và có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian gần đây
Sơ lược về tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Từ năm 2012 là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Bắc Giang chiếm phần lớn diện tích của vùng Kinh Bắc xưa nên có nền văn hoá phong phú, đặc trưng của Kinh Bắc, là cái nôi của Dân ca Quan họ với 23 làng quan họ cổ được UNESCO công nhận. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Giang, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km.
Trong những năm gần đây, Kinh tế của Bắc Giang phát triển khá toàn diện và đang khẳng định được vị thế là Trung tâm kinh tế lớn thứ hai của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Vị trí địa lý tỉnh Bắc Giang
Nhìn vào bản đồ chúng ta có thể xác định được Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ và các vùng tiếp giáp:
Phía Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn
Phía Nam giáp với tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương
Phía Đông giáp với giáp với tỉnh Quảng Ninh
Phía Tây giáp với tỉnh Thái Nguyên và thành phố Hà Nội
Các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 9 huyện, được phân chia thành 227 đơn vị hành chính cấp xã gồm 10 phường, 16 thị trấn và 204 xã.
Bản đồ hành chính thành phố Bắc Giang
Bắc Giang là một đô thị loại II – trung tâm hành chính của tỉnh Bắc Giang, nằm cách trung tâm Hà Nội 50 km về phía Đông Bắc. Thành phố phấn đấu trước năm 2025, sẽ trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bắc Giang
Diện tích: 6.677,36 ha (2013)
Dân số: 210.000 người (2018)
Bản đồ hành chính huyện Hiệp Hòa
Hiệp Hòa là một huyện trung du thuộc tỉnh Bắc Giang, nằm ở đầu tỉnh Bắc Giang.
Diện tích: 201 km²
Dân số: 237.900 người (2017)
Bản đồ hành chính huyện Lạng Giang
Lạng Giang là một huyện miền núi thấp của tỉnh Bắc Giang.
Diện tích: 239,8 km²
Dân số: 191.048 người (2010)
Bản đồ hành chính huyện Lục Nam
Lục Nam là một huyện của tỉnh Bắc Giang
Diện tích: 597 km²
Dân số: 200.258 người (2009)
Bản đồ hành chính huyện Lục Ngạn
Lục Ngạn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang và là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Bắc Giang
Diện tích: 1.012 km²
Dân số: 204.416 người (2009)
Bản đồ hành chính huyện Sơn Động
Sơn Động là một huyện của tỉnh Bắc Giang
Diện tích: 845,77 km²
Dân số: 68.724 người (2009)
Bản đồ hành chính huyện Tân Yên
Tân Yên là một huyện của tỉnh Bắc Giang
Diện tích: 203,7 km²
Dân số: 158.547 người (2009)
Bản đồ hành chính huyện Việt Yên
Diện tích: 174,1 km²
Dân số: 181 034 (2016)
Bản đồ hành chính huyện Yên Dũng
Yên Dũng là một huyện của tỉnh Bắc Giang
Diện tích: 185,9 km²
Dân số: 135.075 người (2010)
Bản đồ hành chính huyện Yên Thế
Yên Thế là một huyện cực Bắc tỉnh Bắc Giang
Diện tích: 301,3 km²
Dân số: 102.574 người (2013)
Tiềm năng du lịch của tỉnh Bắc Giang
Qua đánh giá trên bản đồ, chúng ta thấy tỉnh Bắc Giang có khá nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Địa hình ở đây tương đối đa dạng. Nơi đây có vô số vùng trung du trải rộng xen kẽ với vùng đồng bằng phì nhiêu. Đặc biệt là rừng nguyên sinh nhiều vô kể. Trong đó phải kể đến rừng Khe Lỗ với 7.000 ha. Nơi đây có hệ thực động vật rất đa dạng. Cụ thể 200 loài thực vật, 250 loài dược liệu, 70 loài chim, 40 loài thú, 7 loài quý hiếm, 20 loài bò sát. Bên cạnh đó rừng Tây Yên Tử cũng khá ấn tượng và độc đáo với diện tích 15.000 ha.
Hệ thống sông ngòi của tỉnh khá phong phú. Trong đó phải kể đến hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần, sông Sỏi,… Mỗi hồ đều mang một nét đẹp đặc trưng, ấn tượng du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đặc biệt suối Mỡ được xem là thắng cảnh với di tích văn hóa vô cùng hấp dẫn.
Tỉnh còn ấn tượng bởi những nông trại vải ngút tầm mắt. Một nền văn hóa quan họ ấn tượng. Chắc chắn nơi đây sẽ trở thành địa danh du lịch sinh thái cũng như thích hợp với dân phượt. Tại đây, có tới hơn 100 di tích lịch sử văn hóa như chùa Vĩnh Nghiêm, đình Phù Lão, Lỗ Hạnh, Tiên Lục, thành cổ Xương Giang, đồn Phồn Xương,… Tất cả đều tạo dấu ấn đặc biệt với du khách. Nơi đây khiến du khách không ngừng tò mò và khám phá. Bên cạnh đó, các lễ hội cổ truyền là điểm thu hút du khách nhiều tại tỉnh. Chúng vẫn được giữ nguyên bản sắc vốn có từ xưa. Bất cứ ai đến Bắc Giang vào dịp lễ hội sẽ hiểu hơn về cuộc sống và nét văn hóa của tỉnh.
Với tấm bản đồ tỉnh Bắc Giang, chúng ta được trải nghiệm nhiều điều thú vị. Mỗi loại bản đồ chi tiết về Bắc Giang mang đến một lượng kiến thức khác nhau. Tất cả đều chi tiết, rõ ràng cho đến tổng quan nhất. Tấm bản đồ du lịch hay là bản đồ hành chính đều là những công cụ tuyệt vời gắn liền với nhu cầu thiết yếu của người dân Việt Nam.
Bản đồ tỉnh Bắc Giang Online
Bản đồ tỉnh Bắc Giang Online
Bạn đang đọc nội dung bài viết Di Chỉ Óc Eo – Tỉnh An Giang trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!