Cập nhật nội dung chi tiết về Di Tích Quốc Gia Đặc Biệt Dinh Độc Lập mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tháng 3-1945 phát xít Nhật đảo chính lật đổ chính quyền Pháp, Dinh là nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Nhưng từ tháng 9-1945 Nhật thất bại, Dinh lại trở thành trụ sở làm việc của bộ máy xâm lược Pháp trong suốt 9 năm đến 1954.
Từ tháng 9 – 1954 chính quyền Pháp trao trả Dinh NORODOM cho chính quyền Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ và Dinh được đổi tên là Dinh Độc Lập. Dưới thời Ngô Đình Diệm, Dinh Độc Lập đã chứng kiến nhiều cuộc đảo chính thanh trừng lẫn nhau trong nội bộ chính quyền Sài Gòn theo ý đồ của Mỹ. Tháng 2-1962 quân đảo chính đã ném bom Dinh Độc Lập, không thể sửa chữa và khôi phục lại được cho nên Ngô Đình Diệm quyết định san bằng toàn bộ Dinh cũ và xây dựng lại Dinh mới trên nền đất cũ và vẫn lấy tên là Dinh Độc Lập. Dinh mới được khánh thành ngày 31-10-1966 và tồn tại đến ngày nay.
Tác giả thiết kế Dinh là Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, ông vừa là người thiết kế, đồng thời là kiến trúc sư trưởng theo dõi xây dựng công trình.
Được xây dựng dưới chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, Dinh có kiến trúc đặc thù riêng. Ngô Đình Diệm có ý định xây dựng một phủ Tổng thống lớn, tráng lệ vào bậc nhất Đông Nam Á, vừa là một dinh thự, đồng thời là nơi ở và làm việc, tiếp khách và là một công trình phòng thủ kiên cố bảo vệ cho chế độ của mình. Về mặt kiến trúc, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thể hiện tài năng của mình muốn thiết kế một dinh thự cho một Nguyên thủ quốc gia kết hợp kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống phương Đông.
Nằm trong khuôn viên rộng, Dinh Độc Lập có chiều cao 26 mét, có thể chịu được bom 4 tấn (ngày 28-4-1975 Trung úy phi công Nguyễn Thành Trung ném hai quả bom vào đúng vị trí 2 cầu thang cho nên chỉ làm sập hai cầu thang này). Diện tích mặt bằng của Dinh rộng 4.500m2 với 3 tầng chính, hai gác lửng, một sân thượng, một tầng nền và một tầng hầm. Toàn bộ diện tích các tầng của Dinh thự khoảng 20.000m2 với gần 100 phòng. Mỗi tầng và mỗi phòng của dinh thự đều có kiến trúc, cũng như cách trang trí riêng phù hợp với mục đích sử dụng, đồng thời phù hợp với tổng thể kiến trúc của toàn dinh thự.
Năm 1954, khi tiếp nhận dinh thự này, chính Ngô Đình Diệm đã nói: Dù thế nào đi chăng nữa, tôi cũng giữ một vai trò trong buổi lễ tiếp nhận này, tôi sẽ sống trong ngôi nhà cổ kính này, tôi cũng tự coi mình như một người được sự ủy nhiệm của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên Ngô Đình Diệm đã sử dụng dinh thự này như là một pháo đài bảo vệ cho chế độ độc tài phát xít chống lại nhân dân Việt Nam. Dưới sự bảo trợ của đế quốc Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thi hành nhiều chính sách cực kỳ phản động: Luật 10/59 với việc lập tòa án quân sự đặc biệt có quyền xử án tại chỗ và công khai những người bị nghi là “cộng sản”. Hàng nghìn người yêu nước bị giết hại; Chính sách dồn dân, lập ấp chiến lược, chính sách bình định nông thôn…làm cho cả miền Nam trở thành một trại tập trung khổng lồ.
Dinh Độc Lập đã chứng kiến nhiều cuộc đảo chính liên tiếp. Sau khi Dinh bị quân đảo chính ném bom ngày 27-2-1962, gia đình Ngô Đình Diệm phải rời sang Dinh Gia Long để thiết kế và xây dựng lại Dinh, đồng thời cho xây dựng hệ thống hầm để tránh bom. Nhưng trong quá trình tái thiết Dinh Độc Lập, Mỹ đã tiến hành cuộc đảo chính loại gia đình Ngô Đình Diệm. Ngày 2-11-1963 Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị giết, gia đình Diệm, Nhu không được ở trong dinh thự mới này.
Phòng tiếp khách trong nước của Tổng thống Việt Nam cộng hòa thời đó.
Ảnh: TL
Ngày 31-10-1966 Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ là những người may mắn được chủ tọa buổi lễ khánh thành Dinh Độc Lập mới. Từ cuối năm 1967 Nguyễn Văn Thiệu với tư cách là Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đã đến ở tại dinh thự này.
Thời kỳ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nắm quyền và chiếm Dinh Độc Lập là thời kỳ đế quốc Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến tranh đặc biệt và tiến hành thực hiện chiến lược chiến tranh mới- “chiến tranh cục bộ”. Mỹ đã đưa quân ồ ạt vào miền Nam Việt Nam. Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục dựa vào Mỹ, chính quyền Sài Gòn tiếp tục làm công cụ cho các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ. Hơn nửa triệu quân viễn chinh và quân chư hầu, quân ngụy ồ ạt mở hàng loạt cuộc phản công lớn hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường, hoàn tất chương trình bình định, đồng thời Mỹ đã dùng không quân và hải quân chống nước VNDCCH hòng làm suy yếu miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện của hậu phương đối với tiền tuyến lớn.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968 là một đòn quyết định làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ, làm lung lay ý chí xâm lược của chúng. Sau đó, năm 1973 đế quốc Mỹ buộc phải ký Hiệp định Pari về Việt Nam, công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, rút quân đội Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam. Nhưng với chiến lược phi Mỹ hóa chiến tranh, Mỹ đã sử dụng quân ngụy Sài Gòn như là xương sống của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, tiến hành phá hoại Hiệp định Pari, xóa bỏ vùng giải phóng.
Mùa xuân năm 1975, trận đánh quyết chiến chiến lược bắt đầu bằng Chiến dịch Tây Nguyên, phát triển mạnh mẽ sang Chiến dịch Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam Đà Nẵng và kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Cuộc tổng công kích của quân giải phóng phối hợp với sự nổi dậy của nhân dân thành phố Sài Gòn đã tấn công Dinh Độc Lập. Giờ phút đánh chiếm Dinh Độc Lập cũng là giờ phút kết thúc thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh và gải phóng hoàn toàn miền Nam. Dinh Độc Lập trở thành nơi hội tụ của chiến thắng. Tại đây, ngày 30-4-1975 Tổng thống Dương Văn Minh và toàn bộ nội các của chính quyền ngụy Sài Gòn bị bắt sống và buộc phải đầu hàng vô điều kiện, đánh dấu sự sụp đổ của một chế độ do đế quốc Mỹ dựng nên nhằm phục vụ cho chiến lược làm bá chủ toàn cầu của Mỹ.
Chính vì vậy Dinh Độc Lập là một địa điểm không chỉ có ý nghĩa quốc gia mà còn có ý nghĩa quốc tế. Nó là một dấu tích về một bộ máy chiến tranh thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai, dấu tích về sự thất bại của chủ nghĩa thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ.
Sau thắng lợi mùa xuân năm 1975, Dinh Độc Lập vốn là một công trình của nhân dân, từ đó mới thật sự được sử dụng vì lợi ích của nhân dân. Ngày 15-11-1975 tại Dinh thự này đã diễn ra một sự kiện lịch sử trọng đại- đó là Hội nghị Hiệp thương chính trị giữa đại biểu hai miền Nam- Bắc để bàn về vấn đề thực hiện thống nhất nước Việt Nam về mặt Nhà nước. Và cũng từ đó Dinh được gọi là Dinh Thống Nhất.
Ngoài các công trình kiến trúc, trong khu vực Dinh còn có khu vườn rộng với hơn 60 loài cây, trong đó có các loại gỗ quý như Cẩm lai, Giáng hương, Gõ (đỏ và trắng), Dầu sao… Ngoài các điểm di tích, phía cổng chính vào Dinh còn có đường Thống Nhất (sau đổi thành đường 30/4, nay là đường Lê Duẩn), nơi có trưng bày chiếc xe tăng tiến vào chiếm Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975.
Dinh Độc Lập trực thuộc Văn phòng Chính phủ nhiều năm nay vừa phát huy tác dụng một di tích lịch sử- văn hóa, tổ chức đón khách trong nước và quốc tế tham quan; Đồng thời là nơi đón tiếp các đoàn khách cấp cao của Đảng và Nhà nước ở phía Nam Tổ quốc, nơi tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế và trong nước. Từ khi được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt, Dinh Độc Lập vốn đã là nơi thu hút rất đông khách tham quan trong nước và quốc tế, nay càng được quan tâm hơn. Hy vọng rằng, dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích với những phương pháp mới hiện đại, nhưng phù hợp với nội dung và ý nghĩa của Dinh sẽ làm cho nơi đây trở thành một địa chỉ văn hóa- lịch sử xứng tầm quốc gia.
TS Nguyễn Thị Tình
Di Tích Quốc Gia Đặc Biệt Địa Đạo Vịnh Mốc – Điểm Đến Du Lịch Rất Độc Đáo, Hấp Dẫn Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Quảng Trị
(Ảnh: Ngô Văn Minh)
Địa đạo Vịnh Mốc nằm trên địa phận thôn Vịnh Mốc và thôn Sơn Hạ, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị; cách thành phố Đông Hà – trung tâm tỉnh lỵ Quảng Trị khoảng 38km về phía bắc; cách thị trấn Hồ Xá – huyện lỵ Vĩnh Linh khoảng 15km về hướng đông nam; cách UBND xã Vĩnh Thạch khoảng 3km về phía đông bắc.
– Đường đến địa đạo Vịnh Mốc đi theo hai hướng chính: + Hướng thứ nhất: Từ Bắc vào hoặc từ Nam ra theo quốc lộ 1A đến km 712+072 thuộc địa phận xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh (phía bắc di tích đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải), rẽ theo tỉnh lộ ĐT574 (Tỉnh lộ 70 cũ) hướng về bãi tắm Cửa Tùng, qua cầu Đúc 100m, tiếp tục rẽ phải theo đường Quốc phòng/đường du lịch ven biển (tuyến đường chạy ven biển từ Cửa Tùng đến di tích địa đạo Vịnh Mốc) khoảng 6 km sẽ đến địa điểm di tích tọa lạc.
+ Hướng thứ hai: Từ Bắc vào hoặc từ Nam ra theo Quốc lộ 1A đến km 721, thuộc địa phận thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, rẽ trái theo đường ĐT572 (đường Cáp Lài) ngã 3 đường của thôn An Đông rồi rẽ trái theo đường liên xã đến ngã tư giao với 2 nhánh đường về UBND xã Vĩnh Thạch, tiếp tục rẽ trái khoảng 2km thì đến khu vực di tích tọa lạc.
– Tên gọi địa đạo Vịnh Mốc: Đây là tên gọi một di tích lịch sử và là tên gọi của một làng quê miền biển Vĩnh Linh, Quảng Trị – làng chài Vịnh Mốc. Tên địa danh này được người dân địa phương ghép lại từ hai chữ “Vịnh” (vùng biển được tạo thành do 2 mũi đất là mũi Lay và mũi Si ăn sâu ra biển tạo thành một đường vòng cung); và từ “Mốc” tức là cột mốc được dựng để phân định ranh giới đất đai giữa hai thôn Vĩnh Ân và Thừa Luật.
Trong những năm chống Mỹ cứu nước, Vịnh Mốc không chỉ là địa đầu miền Bắc Xã hội chủ nghĩa mà còn là địa điểm thuận lợi cho việc tập kết lương thực, vũ khí tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ, một đảo có vị trí chiến lược quan trọng trong việc án giữ vùng biển Vĩnh Linh, cách Vịnh Mốc 28km về phía đông.
Nguyên gốc, hệ thống địa đạo này gồm 3 địa đạo chính: Địa đạo của Đồn Biên phòng 140 (Đồn Biên phòng Cửa Tùng bây giờ), địa đạo của quân dân Vịnh Mốc và địa đạo của quân dân Sơn Hạ. Sau đó, yêu cầu phối hợp chiến đấu và phục vụ chiến đấu, 3 địa đạo này được nối thông với nhau thành một hệ thống liên hoàn khép kín với quy mô khá lớn.
(Ảnh: Ngô Văn Minh)
Địa đạo này được khởi công đào từ tháng 4 năm 1966 và cơ bản hoàn thành vào tháng 12 năm 1967. Trong thời gian gần 2 năm, với 18 ngàn ngày công đã vận chuyển khoảng 6.000m3 đất đá ra bên ngoài tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn có tổng chiều dài đường hầm là 1.060,25m. Đây là một trong những địa đạo có cấu trúc, quy mô lớn về chiều dài lẫn độ sâu, cách mặt đất từ 10 – 23m; chiều cao đường hầm từ 1,6 – 1,9m, rộng từ 0,9 – 1,2m. Từ trục chính toả ra nhiều nhánh, mỗi nhánh thông với một cửa ra vào. Địa đạo có tất cả 13 cửa ra vào, 7 cửa hướng ra phía biển và 6 cửa thông lên đồi. Hai bên trục đường hầm cứ cách 3 – 5m có những ô được đào sâu vào trong vách để tạo ra các căn hộ, nơi ở và sinh hoạt cho các gia đình. Địa đạo chia làm 3 tầng: Tầng 1 là nơi sinh sống của nhân dân, có độ sâu cách mặt đất từ 8 – 10m, chiều dài 421,82m; tầng 2 là nơi đóng trụ sở của Đảng uỷ, Uỷ ban và Ban Chỉ huy lực lượng vũ trang (Đồn 140), có độ sâu cách mặt đất từ 12 – 15m, chiều dài 508,08m; tầng 3 chủ yếu là nơi cất dấu hàng hoá, vũ khí phục vụ cho công tác chiến đấu, chi viện cho đảo Cồn Cỏ và chiến trường miền Nam, có độ sâu cách mặt đất 20 – 23m, chiều dài 130,35m. Mặt bằng đường hầm được đào nghiêng từ 20 – 30 để dễ dàng thoát nước. Trung tâm địa đạo có Hội trường với sức chứa khoảng 50 – 60 người, được coi là ngôi nhà chung của “Làng”, dùng cho hội họp, biểu diễn văn nghệ,… Ngoài ra, địa đạo Vịnh Mốc còn có đầy đủ những công trình thiết yếu để cho mọi người ổn định cuộc sống dưới lòng đất trong một thời gian dài như bếp, giếng nước, nhà hộ sinh – nơi đã chứng kiến sự ra đời của 17 đứa trẻ, trạm cấp cứu, phẩu thuật, nhà trẻ, nhà vệ sinh,… Tất cả đều được bố trí, tạo dựng một cách hợp lý, khoa học. Phải khẳng định rằng việc chuyển mọi hoạt động vào lòng đất của quân và dân nơi đây là một nghệ thuật quân sự hết sức độc đáo và sáng tạo. Mỗi làng quê trở thành một pháo đài chống giặc, mỗi người dân đồng thời là một chiến sĩ với khẩu hiệu “tay cày, tay cấy, giặc đến chiến đấu, giặc đi sản xuất”. Mặc dù phải thường xuyên đối mặt với những mối hiểm nguy và sự huỷ diệt của bom đạn Mỹ, lại phải sống và chiến đấu trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, thiếu dưỡng khí, thiếu ánh sáng tự nhiên, mùa đông thì ẩm thấp, mùa hạ thì ngột ngạt cùng với sự thiếu thốn đủ thứ từ lương thực, thực phẩm cho đến những nhu yếu phẩm thiết yếu. Song, bằng ý chí và nghị lực phi thường quân và dân khu vực Vĩnh Linh vẫn luôn kiên trung, bất khuất và bền bỉ chiến đấu, trở thành tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công hiển hách, nổi bật là bắn rơi 293 máy bay, bắn chìm và cháy 69 tàu chiến các loại, đồng thời phối hợp với quân dân bờ Nam tấn công vào các căn cứ hoả lực mạnh của quân đội Việt Nam Cộng hoà và nhiều chiến công khác.
Với truyền thống kiên cường, người dân nơi đây đã không quản ngại khó khăn gian khổ, một lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ, đã đoàn kết, bám đất, giữ làng, kiên cường chiến đấu chống lại kẻ thù, giữ vững niềm tin vào ngày chiến thắng. Chính ý chí sắt đá và sáng tạo tuyệt vời ấy của những con người vùng đất lửa đã tạo nên những công trình phòng tránh hết sức độc đáo và vĩ đại của thế kỷ XX. Đó là hệ thống làng hầm, địa đạo nằm sâu trong lòng đất mẹ thân yêu để sau này trở thành huyền thoại. Địa đạo Vịnh Mốc đã ra đời với mục tiêu và sứ mệnh cao cả ấy, góp phần quan trọng đưa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi hoàn toàn và trở thành di sản quý báu của quốc gia, biểu tượng cho tinh thần chiến đấu quả cảm, sáng tạo và anh dũng hy sinh vì chính nghĩa của quân, dân Vịnh Mốc, Sơn Hạ, Vĩnh Thạch, Vĩnh Linh nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung. Đây là một công trình lịch sử vĩ đại dưới lòng đất, một hình thức phòng tránh hoàn thiện và có hiệu quả cao nhất, thể hiện một nghị lực phi thường, tinh thần kiên cường, bám trụ và là một sáng tạo độc đáo của chiến tranh nhân dân Việt Nam nhằm không chỉ đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn và duy trì sự sống cho con người vùng tuyến lửa trước sự hủy diệt của bom đạn mà còn có vai trò quan trọng trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, chi viện cho đảo Cồn Cỏ và chiến trường miền Nam; góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Trong số hàng chục ngàn di tích phân bố trên khắp đất nước Việt Nam, cùng với địa đạo Củ Chi (ở thành phố Hồ Chí Minh) thì địa đạo Vịnh Mốc là một loại hình di tích rất đặc biệt, có giá trị lớn về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học, kiến trúc. Sự ra đời và tồn tại của địa đạo Vịnh Mốc đã đi vào lịch sử dân tộc như một huyền thoại, trở thành chứng tích tiêu biểu trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của ông cha ta cho các thế hệ người dân Việt Nam nói riêng và những người yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới nói chung. Đã hơn năm thập kỷ trôi qua nhưng những giá trị và ý nghĩa lịch sử của di sản vẫn còn nguyên giá trị. Ngày nay, diện mạo của khu vực này đã có nhiều đổi thay, những vết sẹo chiến tranh đang dần được hàn gắn những hố bom, ổ đạn đã nhường chỗ cho những vườn cây trái xum xuê, những cánh đồng lúa xanh tươi hay những công trình phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước. Song, ẩn sâu trong lòng đất, Địa đạo Vịnh Mốc vẫn luôn là di sản văn hoá, lịch sử quý giá và bất biến của dân tộc, là nền tảng vững chắc để các tầng lớp nhân dân Vịnh Mốc, Sơn Hạ, Vĩnh Thạch, Vĩnh Linh nói riêng và cả nước nói chung tiếp tục phát huy truyền thống hào hùng của ông cha ta trong sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Hàng chục năm qua, được sự quan tâm đầu tư thích đáng của các Bộ, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương nên nhiều hạng mục công trình bảo tồn yếu tố gốc cấu thành di tích và công trình phục vụ đã được đầu tư kinh phí để tu bổ, phục hồi, tôn tạo như: gia cố và kiên cố hóa hệ thống đường hầm; phục hồi hệ thống giao thông hào, hầm lán…; trưng bày và tái hiện cuộc sống dưới lòng địa đạo; xây dựng các công trình phục vụ khách tham quan trong khu di tích… Nhờ đó, địa đạo Vịnh Mốc không chỉ được bảo tồn mà còn khai thác và phát huy giá trị, hàng năm đón hàng ngàn lượt khách tham quan, nghiên cứu, trải nghiệm. Địa đạo Vịnh Mốc đã để lại những ấn tượng sâu đậm cho các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và khách tham quan trong nước và quốc tế: “Vịnh Mốc thực sự là biểu tượng điển hình về ý chí kiên cường và lòng dũng cảm của dân tộc ta”. Địa đạo Vịnh Mốc được ví như “một lâu đài cổ giấu kín biết bao điều kỳ lạ của con người đã làm ra nó và của thời đại mà nó được sinh ra”.
Đến địa đạo Vịnh Mốc hôm nay, được chứng kiến những hình ảnh đầy xúc động về lịch sử hào hùng của nhân dân nơi đây, về những di sản quý báu mà các thế hệ đi trước đã tạo dựng khiến cho tất cả chúng ta đều trào dâng trong lòng một niềm tự hào và ngưỡng mộ khôn xiết. Nhiều du khách trong nước và ngoài nước, nhất là các cựu binh Mỹ đặc biệt ưa thích tuyến tham quan du lịch phi quân sự này với mong muốn được hiểu hơn về những kỳ tích mà nhân dân Việt Nam đã làm được trong những cuộc chiến tranh vệ quốc. Sau khi tham quan xong nhiều du khách đã có viết những cảm tưởng tại Sổ lưu niệm di tích địa đạo Vịnh Mốc như sau: “Tôi đã từng nghi ngờ về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Vì sao một đất nước nghèo và nhỏ bé như Việt Nam lại có thể chiến thắng một nước giàu có và lớn như nước Mỹ. Nhưng khi đến thăm địa đạo Vịnh Mốc, đi qua 70 mét đường hầm, tôi đã có câu trả lời cho nghi ngờ này”. Đó là cảm tưởng của một du khách người nước Đức đã ghi lại cảm xúc của mình một cách cô đọng nhưng đầy ý nghĩa sau khi thăm quan địa đạo Vịnh Mốc. Còn cảm nhận của một du khách người Australia:“Địa đạo Vịnh Mốc là một trong những thành tựu kỹ thuật vĩ đại nhất của thế kỷ XX và là một trong những chiến thắng oanh liệt nhất của loài người trong cuộc đấu tranh vì sự sinh tồn”. Đánh giá về sự lôi cuốn của di tích đối với du khách, Trang Du lịch danh tiếng Thrillist của Mỹ đã đưa Địa đạo Vịnh Mốc vào danh sách những điểm đến hấp dẫn ở châu Á nhưng chưa được khám phá. Rung động trước lịch sử hào hùng và sự kỳ vĩ của Địa đạo Vịnh Mốc nhiều văn nghệ sỹ đã cho ra đời những tác phẩm đặc sắc về di sản văn hoá, lịch sử nổi tiếng này. Trong đó phải kể đến các tác phẩm “Có một miền quê” của tác giả Nguyễn Đăng Quang; “Tự hào đất mẹ Vĩnh Linh” của Lê Văn Hiền hay “Khúc hát sông Hiền” của Nguyễn Văn Dùng và còn rất nhiều tác phẩm nổi tiếng ca ngợi về quê hương Vĩnh Linh nữa. Để giúp người xem hình dung được một cách cô đọng tầm vóc của địa đạo, Hoạ sỹ Võ Xuân Huy đã phác hoạ lại một cách ấn tượng thông qua Triển lãm nghệ thuật thị giác mang tên “Xuống Đất gặp Trời”…
Địa đạo Vịnh Mốc hiện vẫn đang còn tồn tại cho đến ngày hôm nay là minh chứng cho quá trình lao động cần cù và là sự sáng tạo độc đáo của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thế kỷ XX. Sản phẩm lịch sử này đã để lại những bài học kinh nghiệm hết sức quý giá. Đó là bài học về sự vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân; bài học nắm vững quy luật phát triển của chiến tranh để đề ra và giải quyết thành công những vấn đề mà thực tiễn đặt ra; bài học về phát huy sức mạnh tổng hợp, dựa vào dân, thường xuyên chăm lo, bồi dưỡng sức dân…, những bài học đó vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay.
Với tầm vóc và giá trị to lớn như vậy, Địa đạo Vịnh Mốc có một vị trí, vai trò rất lớn trong việc giáo dục truyền thống và phát triển du lịch, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng vững mạnh, mãi mãi là Di sản văn hóa vô cùng quý giá của quá khứ để lại cho hôm nay và mai sau và là điểm đến du lịch đặc sắc không thể bỏ qua khi đến với tỉnh Quảng Trị./.
Chơi Tết Độc Lập 2
Tại sao lại có phiên chợ tình ở Mộc Châu
Người dân địa phương không ai gọi dịp 2-9 là Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu, mọi người gọi dịp này là Tết Độc Lập 2-9, hoặc chợ tình dân tộc Hmong. Bởi, từ lâu lắm rồi, cứ đến dịp kỉ niệm ngày quốc khánh 2-9, người Hmong không ai bảo ai lại tề tựu về thị trấn Mộc Châu, đầu tiên chỉ là người Hmong ở quanh vùng, sau đông vui dần lên, người Hmong ở các tỉnh khác cũng tụ hội về, càng ngày càng đông vui.
Mọi người đã chuẩn bị quần áo đẹp, tiền đi chơi từ trước đó cả tháng, đến đúng ngày 31 và 1, tất cả người Hmong từ khắp nơi đổ dồn về thị trấn Mộc Châu, khắp các nẻo đường đều rực rỡ sắc đỏ, sắc tím của váy, áo và tiếng leng keng của những đồng bạc trắng gắn trên quần, áo.
Mọi người đổ về khu chợ trung tâm, trai gái tâm tình, trò chuyện, hò hẹn tìm hiểu nhau, có những người bạn cũ cũng tìm nhau mà ôn chuyện xưa, kể chuyện nay. Thế là thành chợ, phiên chợ tình chỉ diễn ra trong 1 ngày duy nhất. Suốt cả ngày 1, mọi người uống rượu, tâm sự, đi chơi, họ chơi suốt cả đêm, tâm sự thâu đêm, đến sáng mùng 2 ai lại về nhà nấy. Cái không khí vui tươi, tấp nập, nhộn nhịp của xa xưa ấy, đến bây giờ cũng vẫn còn, chiều 31, bà con người Hmong cùng khách du lịch đã hối hả đổ về Mộc Châu vui chơi, giờ đây, nó trở thành ngày hội của cả tỉnh, to hơn, vui hơn, đông đúc hơn, song hồn cốt thì vẫn phải là người Hmong từ khắp nơi trong nước và cả từ Lào, Thái Lan sang chung vui.
Đến Mộc Châu chơi gì ở chợ tình?
Trước hết, hãy hòa cùng đồng bào Hmong vào trong phiên chợ, quan sát họ rủ nhau đi chơi, họ trò chuyện họ tâm sự, đêm thật khuya, hãy để ý họ ngồi hoặc nằm ở bất kỳ chỗ nào có mái hiên che, không phải để ngủ mà để tâm sự, trò chuyện với nhau.
Sau nữa, có thể tham gia các hoạt động do UBND huyện Mộc Châu tổ chức: xem cuộc thi trình diễn trang phục dân tộc đẹp, cuộc thi giọng hát hay huyện Mộc Châu. Đặc biệt nhất là khám phá các trại văn hóa, nơi trình diễn, giới thiệu các nét văn hóa đặc sắc của 12 dân tộc anh em huyện Mộc Châu.
Chơi tết độc lập 2-9 Mộc Châu, Có nhiều thời gian hơn, hãy đi theo các đoàn diễu hành biểu diễn văn hóa và vũ đạo các dân tộc. Ăn gì trong dịp tết độc lập 2-9 Mộc Châu?
Thứ đầu tiên và nhất định phải thử là Thắng Cố, thực ra, để gọi là ngon đặc sắc thì không hẳn, nó cũng chỉ là sản phẩm được chế biến từ thịt ngựa và nội tạng con ngựa đó, nấu nhừ cùng các loại gia vị tây bắc ăn ghém cùng vài thứ lá chát. Cái thú vị là ăn thắng cố, uống rượu ngô trong không gian núi rừng, trong không khí cởi mơ, ồn ã của hội chợ. Thế là vui!
Còn một vài bữa khác, có thể thưởng thức bê chao, cá suối (nhà hàng Đông Hải Mộc Châu, nhà hàng 64, nhà hàng Xuân Bắc, nhà hàng Tuân Gù); ăn cá hồi (Nhà hàng cá hồi Mộc châu, nhà hàng Cá Hồi Đinh Hồng, nhà hàng cá hồi Xuân Bắc); ăn thịt dê (nhà hàng Mộc Y Quán Trần Thế, Nhà hàng Đệ Nhất Dê, nhà hàng dê Thái Hà)… Muốn thưởng thức các món ăn dân tộc Thái, nên vào bản Áng, ở nhà sàn và cùng bà con người Thái nấu, thưởng thức các món ăn đúng kiểu miền núi với gà nướng mắc khén, cá nướng pỉnh tộp, nộm da trâu, xôi màu tình yêu…
Ở đâu dịp tết độc lập 2-9 Mộc Châu?
Nếu muốn ở các khách sạn đẳng cấp: bạn nên chọn khách sạn Mường Thanh Mộc Châu, Khách sạn Thảo Nguyên, khách sạn sao xanh, Resort Thảo Nguyên, Mộc Châu Retreat, Phonenix Mộc Châu.
Nếu muốn ở các homestay: có thể ở Nhà ta homestay, nhà bên suối, Fairy House Mộc Châu, Mama House, The November Mộc Châu… View đẹp và tiện đi lại và mới nhất, bạn sẽ thấy Liên hệ 0888015268)
Ảnh: Homestay Mộc Châu Hobbiton
Nếu đoàn đông và muốn trải nghiệm nghỉ nhà sàn cộng đồng, nên vào khu vực bản Áng, nghỉ trong các homestay cùng với người dân bản tại các
Hướng dẫn du lịch Mộc Châu dịp lễ 2-9
– Tết độc lập 2-9 Mộc Châu luôn có rất đông du khách về dự hội, để chủ động, tốt nhất nên đặt phòng trước cho mình và bạn bè.
– Các nhà hàng luôn trong tình trạng không có chỗ ngồi cho khách vào giờ cao điểm, do đó, chủ đọng mang theo đồ ăn hoặc nên tránh các khung giờ cao điểm, có thể vào nhà hàng ăn trước hoặc sau hẳn hoặc nên đặt trước đồ. Các nhà hàng như nhà hàng Đông Hải Mộc Châu luôn có chương trình ưu đãi cho khách hàng đặt ăn trước vài ngày cho đến 1 tuần. (LH: 0336 828 666)
– Tôn trọng văn hóa bản địa: tránh cười cợt, đùa nhạo trang phục, giọng nói của đồng bào dân tộc hoặc hóa trang thành đồng bào dân tộc Hmong và có những hành động, cử chỉ cợt nhả quá trớn: giả bắt vợ, lôi kéo…
Tìm về chợ tình Mộc Châu
Người dân địa phương không ai gọi dịp 2-9 là Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu, mọi người gọi dịp này là Tết Độc Lập 2-9, hoặc chợ tình dân tộc Hmong. Bởi, từ lâu lắm rồi, cứ đến dịp kỉ niệm ngày quốc khánh 2-9, người Hmong không ai bảo ai lại tề tựu về thị trấn Mộc Châu, đầu tiên chỉ là người Hmong ở quanh vùng, sau đông vui dần lên, người Hmong ở các tỉnh khác cũng tụ hội về, càng ngày càng đông vui.Mọi người đã chuẩn bị quần áo đẹp, tiền đi chơi từ trước đó cả tháng, đến đúng ngày 31 và 1, tất cả người Hmong từ khắp nơi đổ dồn về thị trấn Mộc Châu, khắp các nẻo đường đều rực rỡ sắc đỏ, sắc tím của váy, áo và tiếng leng keng của những đồng bạc trắng gắn trên quần, áo.Mọi người đổ về khu chợ trung tâm, trai gái tâm tình, trò chuyện, hò hẹn tìm hiểu nhau, có những người bạn cũ cũng tìm nhau mà ôn chuyện xưa, kể chuyện nay. Thế là thành chợ, phiên chợ tình chỉ diễn ra trong 1 ngày duy nhất. Suốt cả ngày 1, mọi người uống rượu, tâm sự, đi chơi, họ chơi suốt cả đêm, tâm sự thâu đêm, đến sáng mùng 2 ai lại về nhà nấy.Cái không khí vui tươi, tấp nập, nhộn nhịp của xa xưa ấy, đến bây giờ cũng vẫn còn, chiều 31, bà con người Hmong cùng khách du lịch đã hối hả đổ về Mộc Châu vui chơi, giờ đây, nó trở thành ngày hội của cả tỉnh, to hơn, vui hơn, đông đúc hơn, song hồn cốt thì vẫn phải là người Hmong từ khắp nơi trong nước và cả từ Lào, Thái Lan sang chung vui.Trước hết, hãy hòa cùng đồng bào Hmong vào trong phiên chợ, quan sát họ rủ nhau đi chơi, họ trò chuyện họ tâm sự, đêm thật khuya, hãy để ý họ ngồi hoặc nằm ở bất kỳ chỗ nào có mái hiên che, không phải để ngủ mà để tâm sự, trò chuyện với chúng tôi nữa, có thể tham gia các hoạt động do UBND huyện Mộc Châu tổ chức: xem cuộc thi trình diễn trang phục dân tộc đẹp, cuộc thi giọng hát hay huyện Mộc Châu. Đặc biệt nhất là khám phá các trại văn hóa, nơi trình diễn, giới thiệu các nét văn hóa đặc sắc của 12 dân tộc anh em huyện Mộc Châu.Chơi tết độc lập 2-9 Mộc Châu, Có nhiều thời gian hơn, hãy đi theo các đoàn diễu hành biểu diễn văn hóa và vũ đạo các dân tộc.Thứ đầu tiên và nhất định phải thử là Thắng Cố, thực ra, để gọi là ngon đặc sắc thì không hẳn, nó cũng chỉ là sản phẩm được chế biến từ thịt ngựa và nội tạng con ngựa đó, nấu nhừ cùng các loại gia vị tây bắc ăn ghém cùng vài thứ lá chát. Cái thú vị là ăn thắng cố, uống rượu ngô trong không gian núi rừng, trong không khí cởi mơ, ồn ã của hội chợ. Thế là vui!Còn một vài bữa khác, có thể thưởng thức bê chao, cá suối (nhà hàng Đông Hải Mộc Châu, nhà hàng 64, nhà hàng Xuân Bắc, nhà hàng Tuân Gù); ăn cá hồi (Nhà hàng cá hồi Mộc châu, nhà hàng Cá Hồi Đinh Hồng, nhà hàng cá hồi Xuân Bắc); ăn thịt dê (nhà hàng Mộc Y Quán Trần Thế, Nhà hàng Đệ Nhất Dê, nhà hàng dê Thái Hà)…Muốn thưởng thức các món ăn dân tộc Thái, nên vào bản Áng, ở nhà sàn và cùng bà con người Thái nấu, thưởng thức các món ăn đúng kiểu miền núi với gà nướng mắc khén, cá nướng pỉnh tộp, nộm da trâu, xôi màu tình yêu…Nếu muốn ở các khách sạn đẳng cấp: bạn nên chọn khách sạn Mường Thanh Mộc Châu, Khách sạn Thảo Nguyên, khách sạn sao xanh, Resort Thảo Nguyên, Mộc Châu Retreat, Phonenix Mộc Châu.Nếu muốn ở các homestay: có thể ở Nhà ta homestay, nhà bên suối, Fairy House Mộc Châu, Mama House, The November Mộc Châu… View đẹp và tiện đi lại và mới nhất, bạn sẽ thấy Homestay Hobbiton Mộc Châu , Khu nghỉ này có phòng được xây dựng và bố trí theo phong cách nhà của những người Hobbit trong một bộ phim nổi tiếng, nhà đẹp, phòng rộng rãi, phong cách độc đáo, quan trọng nhất là mới và đang có nhiều ưu đãi, khuyến mại. (Nếu đoàn đông và muốn trải nghiệm nghỉ nhà sàn cộng đồng, nên vào khu vực bản Áng, nghỉ trong các homestay cùng với người dân bản tại các nhà sàn Mộc Châu Mộc , nhà sàn Hương việt, nhà sàn Út Thắng, nhà sàn 26…
Khu Di Tích Ba Thê
Những năm gần đây, trong các công trình nghiên cứu khảo cổ học đã thể hiện ngày càng rõ hơn cách/ hướng tiếp cận những nền văn hóa khảo cổ từ việc nghiên cứu môi trường sinh thái tự nhiên – cũng là môi trường sống của chủ nhân trong quá khứ của những nền văn hóa ấy. Không phải ngẫu nhiên mà khi nói đến văn hóa Óc Eo – một nền văn hóa cổ phát triển từ đầu Công nguyên đến TK VII và truyền thống của nó còn kéo dài đến thế kỷ X – những nhà nghiên cứu thường gắn địa bàn phân bố của nó với đồng bằng sông Cửu Long – Tây Nam bộ, mặc dù hiện nay đã phát hiện một số di tích văn hóa Óc Eo ở lưu vực sông Đồng Nai thuộc miền Đông Nam bộ.
Trong thời kỳ hình thành và phát triển của văn hóa Óc Eo (từ TK I đến TK VII) khu vực trung tâm Óc Eo – Ba Thê được nhìn nhận là một (trong nhiều) cảng thị của vương quốc cổ Phù Nam, trạm dừng chân quan trọng trên tuyến đường biển nối liền Nam Á và Bắc Á với hai trung tâm văn minh lớn của nhân loại là Ấn Độ và Trung Hoa.
Di tích KCH Óc Eo – Ba Thê – An Giang (ảnh Internet)
An Giang là tỉnh tập trung dày đặc các di tích quan trọng của văn hóa Óc Eo.Hệ thống di tích Óc Eo ở đây phân bố ở nhiều địa hình: trên các giồng, gò ở cánh đồng, ở sườn núi, chân núi… Hệ thống di tích nhiều loại hình này liên kết với nhau tạo thành một quần thể di tích của một trung tâm cư trú – cảng thị – tôn giáo đồng thời còn là một trung tâm chính trị. Các lọai hình di tích ở đây gồm có:
– Dấu tích các đường nước cổ – lung nước – hình thành một mạng lưới đan xen, lan tỏa, nối liền khu vực này với biển, với khu vực núi, giữa các khu vực cư trú với nhau. Mạng lưới đường nước ngòai chức năng tăng cường giao thông còn mang chức năng thủy lợi có tác dụng tích cực trong việc thóat nước vào mùa nước nổi.
Các lớp tường qua nhiều thời kỳ tại đi tích KCH Óc Eo – Ba Thê – An Giang (ảnh Internet) Các lớp sinh thổ tại di tích KCH Óc Eo – Ba Thê – An Giang (ảnh Internet)
Di tích kiến trúc trong văn hóa Óc Eo gồm di tích cư trú, kiến trúc đền tháp và mộ táng. Vật liệu xây dựng gồm gỗ, gạch, đá: dấu tích các cọc nhà sàn và một số cấu kiện trang trí hoa văn, phế tích hay nền móng đền tháp thờ hoặc đền tháp-mộ táng. Gỗ và đá là nguyên vật liệu cư dân bản địa quen dùng từ thời tiền sử còn gạch là vật liệu mới do tiếp thu kỹ thuật cuả Ấn Độ từ đầu Công nguyên. Vật liệu đá có kích thước rất lớn, tham gia vào các công trình là bộ phận của kiến trúc chứ không chỉ là các chi tiết trang trí, được lắp ghép – kết nối bằng kỹ thuật chốt mộng. Hầu hết phế tích cho biết đây là đền tháp theo kiểu Ấn Độ có bình đồ hình vuông, nền móng dày đến hơn 1m xây bằng gạch, đất sét và đá sỏi để có thể chịu lực cuả công trình đồ sộ bên trên. Đặc biệt, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện được loại hình mộ táng mà trước đây các học giả Pháp chưa biết đến. Đó là các huyệt mộ hình vuông, hình chữ nhật hay hình phễu, bên trên ốp gạch hay lát đá tạo thành bề mặt khá bằng phẳng. Trong các huyệt mộ có cát trắng lẫn nhiều hiện vật quý giá như các mảnh vàng chạm khắc những biểu tượng cuả Bàlamôn hay Phật giáo, đồ trang sức, một số đồ tuỳ táng khác.
Đây cũng là những Di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia được bảo tồn và tôn tạo thành những bảo tàng ngoài trời phục vụ cho nghiên cứu, học tập và du lịch.
– Việc phát hiện và khai quật di chỉ Gò Cây Tung (An Giang ) cùng với những di tích khác như Gò Cao Su, Gò Ô Chùa ( Long An), Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt (Cần Giờ – chúng tôi ), Giồng Lớn – Long Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu) đã hình thành một giai đọan “tiền Óc Eo”. “Điều lý thú và cực kỳ quan trọng là từ những di tích tiền Óc Eo này, chúng ta đã nhận ra những mầm mống cuả văn hóa Óc Eo, nghĩa là những yếu tố sơ khai mà sau này phổ biến và định hình trong văn hóa Óc Eo”. Các khám phá mới về giai đoạn “tiền Óc Eo” ở Nam bộ ngày càng làm rõ hơn nguồn gốc bản địa cuả văn hóa này, đồng thời cũng cho thấy yếu tố văn hóa Ấn Độ đã xuất hiện ngay từ giai đoạn tiền sử ở đây. Vì vậy ảnh hưởng cuả văn hóa Ấn Độ đến văn hoá Óc Eo từ đầu Công nguyên trở về sau chỉ là sự tăng cường các ảnh hưởng đã có từ trước đó.
Đồ gốm TK 1 – khai quật tại Di tích KCH Óc Eo – Ba Thê – An Giang (ảnh Internet)
– Diện mạo cảnh quan khu di tích Ba Thê – Óc Eo ngày nay, cũng như nhiều khu di tích khảo cổ học khác – đã thay đổi khá nhiều. Nằm trong khu vực tứ giác Long Xuyên hàng năm chịu tác động của mùa nước nổi, ngàn năm trôi qua làm cho khu di tích ngày càng hoang phế. Tác động này mỗi năm một khắc nghiệt hơn. Hàng trăm năm cải tạo thích ứng và cải tạo đồng bằng Nam bộ trở thành đồng bằng trù phú bậc nhất ở Đông Nam Á cũng “góp phần” phá hủy và làm biến mất, biến dạng hệ thống di tích trên mặt đất, trong long đất. Khác với nhiều văn hóa cổ khác ở ĐNA, di tích Óc Eo phần lớn chỉ còn phế tích nền móng công trình. Tuy phản ánh được sự đồ sộ về kiến trúc, phong phú về trang trí điêu khắc, đa dạng về mỹ thuật qua di vật… nhưng giá trị văn hóa – lịch sử của những di tích này rất quan trọng. Nó cung cấp tư liệu xác thực về một thời kỳ lịch sử mà tài liệu chữ viết còn nhiều hạn chế. Quan trọng hơn, đây là những bằng chứng của những lớp cư dân đầu tiên đã cải tạo đồng bằng sông Cửu Long để sinh sống và phát triển trong một giai đọan dài.
Cuộc sống của cư dân thời cổ thể hiện rõ nét quá trình thích nghi với môi trường sinh thái tự nhiên. Tính chất thích nghi không chỉ là sự “nương nhờ”, khai thác tự nhiên một cách thuần tuý mà còn là quá trình tạo nên môi trường sinh thái nhân văn – cảnh quan lao động sản xuất, nơi cư trú, các công trình kiến trúc…
Các mẫu ngói có trang trí hình người và hoa văn (ảnh Internet)
Khảo cổ học dựa vào những di tích di vật phát hiện được để nghiên cứu về đời sống con người trong quá khứ, tất nhiên, chỉ hiểu biết được một phần vì những gì còn lại cũng vô cùng ít ỏi. So với nhiều di tích khảo cổ, khu di tích Ba Thê – Óc Eo là nơi phát hiện số lượng lớn di vật nhiều loại hình, từ vật dụng sinh hoạt trong di chỉ cư trú đến vật dâng cúng quý giá trong các đền tháp, vật tùy táng linh thiêng trong những ngôi mộ, từ các phế tích kiến trúc đền tháp và tượng thờ, minh văn đến di tích cư trú… Tổng thể di tích và di vật phản ánh quá trình tụ cư, hoạt động kinh tế – văn hóa – tôn giáo và các mối quan hệ giao lưu trong một thời gian dài khoảng 10 thế kỷ. “May mắn” là môi trường tự nhiên Nam bộ chưa biến đổi nhiều so với trước kia. Điều đó giúp ta hình dung được phần nào cuộc sống của chủ nhân những di tích và di vật thời kỳ Óc Eo.
Nhiều bộ phận của tượng làm bằng đá và đất nung (ảnh Internet) Mảnh tượng bằng đá sa thạch tại Di tích KCH Óc Eo – Ba Thê – An Giang Pho tượng cổ trưng bày tại BT Văn hóa Óc Eo – An Giang (ảnh Internet)
Trong môi trường sinh thái “tứ giác Long Xuyên” cư dân cổ đã xây dựng cảnh quan nhân văn gồm các kiến trúc đền thờ, tháp mộ trên các gò phù sa cổ, quá trình xây dựng con người cũng góp phần tôn tạo giồng, gò cao thêm, xây dựng nhà sàn cư trú ở địa hình thấp và dọc theo các kênh rạch. Họ khai thác tự nhiên rồi dần dần “cải tạo” vùng đất trũng lầy để trồng lúa – có lẽ là theo lối sạ lúa một vụ năng xuất không cao, giống như lối canh tác của cư dân Đồng Tháp Mười cho đến khỏang giữa thế kỷ XX. Quá trình này để lại dấu tích cư trú ở đây trong một thời gian rất dài, từ đầu Công nguyên đến khoảng thế kỷ XII – XIII. Không chỉ vậy, cảng thị Óc Eo – Ba Thê đã trở thành một trung tâm tôn giáo lớn phản ánh sự gắn bó giữa đời sống xã hội và sự phát triển của tôn giáo du nhập từ Ấn Độ, từ một vài di tích quy mô không lớn, xây dựng đơn giản vào đầu Công nguyên đã phát triển đến đỉnh cao của kiến trúc và điêu khác Hindu giáo và Phật giáo vào thế kỷ VI – VIII. Căn cứ vào sử liệu ghi chép về quốc gia cổ Phù Nam, vào tài liệu cổ văn tự trên các tấm bia đá, mảnh vàng, căn cứ vào đặc điểm cuả hiện vật, cuả nghệ thuật điêu khắc và nhất là vào kết quả các mẫu niên đại C14 của các di tích khảo cổ, các nhà khoa học đã định niên đại cho nền văn hóa Óc Eo từ TK I đến TK VII. Giai đoạn “hậu Óc Eo” từ thế kỷ VIII đến khoảng thế kỷ X – XII, truyền thống văn hoá Óc Eo vẫn được cư dân cổ nơi đây bảo lưu và có sự phát triển nhất định trong hoàn cảnh lịch sử – xã hội có nhiều biến đổi.
Vấn đề bảo tồn: Khu di tích Ba Thê – Óc Eo cũng như một số khu di tích văn hóa Óc Eo ở các tỉnh khác hiện nay đặt ra 2 vấn đề: Một là, hiện nay các di tích văn hóa Óc Eo đang được bảo tồn là di tích kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng mà hầu như không có di tích cư trú và di tích môi trường nào xung quanh nó được bảo tồn. Do đó, một mặt các di tích này bị tách khỏi môi trường xã hội và môi trường tự nhiên, trở thành các phế tích đơn lẻ. Mặt khác, vô hình chung chúng ta đã chỉ quan tâm đến một yếu tố văn hóa ngoại sinh thuộc “thượng tầng kiến trúc” mà “quên đi” các yếu tố văn hóa nội sinh khác của “hạ tầng cơ sở” – nền tảng vô cùng quan trọng để nhận diện chủ nhân của xã hội Óc Eo.
Hai là, dù có những thay đổi về “chính trị” từ thế kỷ VII nhưng sau đó, cuộc sống của cư dân cổ đồng bằng sông Cửu Long vẫn tiếp diễn trong sự thích ứng cao nhất với điều kiện tự nhiên và bằng sự duy trì truyền thống (vật chất, tinh thần) của văn hóa Oc Eo. Do vậy, phạm vi niên đại của văn hoá Óc Eo nên chăng cần mở rộng hơn, đến khoảng thế kỷ X (có thể chia làm nhiều giai đoạn phát triển) mà không cần thiết phải sử dụng khái niệm “hậu Óc Eo” – một khái niệm mà ngoài phạm vi niên đại (sau thế kỷ VII) còn lại những nội hàm khác không thể tách rời khỏi các đặc trưng của văn hóa Óc Eo.
Về quan điểm bảo tồn cần lưu ý:
1.Muốn bảo tồn di tích văn hóa Óc Eo để hướng đến lập hồ sơ DSVH Thế giới cho khu Óc Eo – Ba Thê thì việc khảo sát và khai quật nghiên cứu cần có kế họach toàn diện, chia thành từng giai đoạn, khai quật và bảo tồn đồng thời, tức là phải có các biện pháp kỹ thuật bảo tồn ngay từ khi khai quật. Công cuộc khai quật nghiên cứu ở đây cần có sự hợp tác của nhiều cơ quan chuyên ngành: khảo cổ học, trùng tu di tích, lịch sử – văn hóa, du lịch… Phối hợp thống nhất với nhau.
2.Bảo tồn khu Óc Eo – Ba Thê với tư cách nó là một “Đô thị cổ, một cảng thị” chứ không bảo tồn manh mún như hiện nay. Việc khai quật khu di tích cần làm bằng phương pháp của khảo cổ học đô thị. Tức là làm rõ diện mạo đô thị này với những chức năng quan trọng nhất của nó. Đồng thời không thể không lưu ý đến những di tích cư trú của chủ nhân nền văn hóa này.
3.Việc khai quật bảo tồn cần tính đến, lường trước yếu tố biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Vì thời kỳ Phù Nam Óc Eo cũng do yếu tố tự nhiên mà nền văn minh này suy sụp. Tránh để tình trạng khai quật xong ko bảo vệ được lâu dài, như vậy chính chúng ta hủy họai di sản của cha ông..
TS.Nguyễn Thị Hậu TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH:
– Lê Bá Thảo, 2004: Thiên nhiên Việt Nam. NXB Giáo dục.
– Lê Thị Liên, 2006: Nghệ thuật Phật giáo và Hindu giáo ở đồng bằng sông Cửu Long trước thế kỷ X. NXB Thế giới.
– Lê Xuân Diệm – Đào Linh Côn – Võ Sĩ Khải, 1995: Văn hoá Oc Eo những khám phá mới. NXB Khoa học xã hội. .
– Võ Sĩ Khải, 2002: Văn hóa đồng bằng Nam bộ (di tích kiến trúc cổ).NXB Khoa học xã hội.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Di Tích Quốc Gia Đặc Biệt Dinh Độc Lập trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!