Cập nhật nội dung chi tiết về Địa Danh Văn Hóa Với Du Lịch mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nghiên cứu các địa danh văn hóa giúp người làm du lịch hiểu rõ được lịch sử của điểm đến, thấy rõ linh hồn của mỗi địa danh, góp phần phát huy giá trị văn hóa của địa danh trong phát triển du lịch.Theo dòng lịch sử, Quảng Ninh đã tạo được cho mình một kho tàng địa danh đồ sộ, là cơ sở dữ liệu rất quý báu cho các nhà nghiên cứu. Ví dụ như địa danh đồn Tĩnh Hải ở xã đảo Ngọc Vừng (Vân Đồn) là tên gọi một đồn binh cỡ lớn trên biển và rất hiếm có. Hay như trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều địa danh ở Quảng Ninh đã đi vào lịch sử, như: Đồi cao văn hóa Hà lầm, đồi cao Cô Tô, Đường số 4 Điền Xá, đồi pháo Đặng Bá Hát v.v. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (1979-1989), nhiều địa danh đã gắn với chiến công của quân và dân Quảng Ninh, như: Điểm cao 600, điểm cao 550, Cao Ba Lanh, Đồi Tây, Pò Hèn, Lục Chắn, Lục Lầm, Trà Cổ, v.v. Hay như ở Hoành Bồ có cụm di tích núi Mằn với nhiều tầng văn hóa được phát lộ. Ông Nguyễn Cảnh Loan cho rằng, nếu phục dựng căn cứ quân sự lớn thời nhà Mạc ở Hoành Bồ sẽ tạo ra một điểm tham quan độc đáo.
Thậm chí, ở Quảng Ninh, có những địa danh xuất hiện và tồn tại từ hơn 800 năm nay, như: Đông Triều, Vân Đồn, núi Tiêu, làng Đạm Thủy.v.v. Những địa danh này vừa là sản phẩm kết tinh văn hóa dân tộc vừa gắn với lịch sử, thấm đẫm mồ hôi, máu xương của cha ông. Nghiên cứu xây dựng địa danh lịch sử văn hóa thành điểm đến du lịch vừa phát triển kinh tế – xã hội lại vừa tạo ra được nguồn thu để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích, lại là trách nhiệm của hậu thế với tiền nhân.
Bãi đá Móng Rồng ở Cô Tô.
Địa danh Quảng Ninh có tính chất khả biến, nhiều tên gọi theo đó cũng đã thay đổi theo thời gian. Đơn cử như núi Bài Thơ ở TP Hạ Long, trước đây đã từng có các tên là Rọi Đèn, Truyền Đăng gắn với những câu chuyện lịch sử hấp dẫn về vùng đất. Địa danh đã tạo ra sức hấp dẫn cho điểm đến. Cùng với đó, nhiều tên gọi cũng đã thay đổi theo điều kiện lịch sử, xã hội cụ thể để phù hợp với thực tiễn. Ví dụ, hòn Gà Chọi, biểu tượng của Vịnh Hạ Long và du lịch Việt Nam nay thống nhất được gọi là hòn Trống Mái để tạo ra hình ảnh thân thiện, ấn tượng. Hay như các địa danh hang Sửng Sốt, Thiên Cung, động Ngỡ Ngàng, động Thiên Đường, bãi đá Móng Rồng, đường Tình Yêu… là những cái tên kích thích trí tò mò, khơi gợi cảm xúc của du khách.
Khi đã nhận thức rõ ý nghĩa nội hàm văn hóa của địa danh sẽ xây dựng được hệ thống địa danh Quảng Ninh một cách chuẩn hóa, thống nhất. Theo ông Trịnh Đăng Thanh, Phó Giám đốc Sở Du lịch, kho tàng địa danh sẽ tạo tiền đề nhận thức và cơ sở lý luận cho hoạt động du lịch, góp phần đắc lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Từ nguồn cơ sở dữ liệu này, các hướng dẫn viên sẽ xây dựng cho mình các bài thuyết minh hấp dẫn.
Tuy nhiên, khi xây dựng hệ thống địa danh Quảng Ninh cũng cần chú ý đến sự hài hòa giữa tính dân tộc và tính quốc tế, tôn trọng lịch sử, đảm bảo tính trong sáng, văn minh, không gây hiểu lầm, nhầm lẫn giữa các địa phương với nhau. Địa danh của những điểm đến du lịch cần có tính ổn định, xác minh ranh giới và có chỉ dẫn địa lý cụ thể, nhất là đối với những điểm đến đã có thương hiệu bền vững.
Phạm Học
Bạn Đọc Viết:gắn Du Lịch Với Văn Hóa
Trong những năm gần đây, du lịch của Đà Nẵng có những bước phát triển mạnh mẽ. Thành phố đã tích cực đầu tư, đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch mới; các lễ hội, liên hoan du lịch được nâng cấp, đưa vào hoạt động phục vụ du khách…
Tuy nhiên, thành phố cần quan tâm, đầu tư hơn nữa để du lịch Đà Nẵng có sức hấp dẫn trên thị trường du lịch, đặc biệt là quốc tế. Trong đó, việc xác định sản phẩm du lịch chủ lực, đặc trưng của Đà Nẵng cần tiếp tục được tập trung mở rộng và phát triển bền vững.
Hiện nay, du khách nước ngoài đặc biệt quan tâm các địa danh lịch sử, văn hóa nhưng Đà Nẵng còn “khiêm tốn” về loại hình du lịch này, trong khi tiềm năng, lợi thế không phải là ít. Điểm đến thu hút đông đảo du khách nhất là Bảo tàng Điêu khắc Chăm, sau đó là danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Các di tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa thật sự tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn. Việc khai thác những điểm du lịch hiện có và mở thêm các điểm tham quan mới, trong đó có các địa danh mang tính lịch sử của thành phố không phải là chuyện ngoài tầm tay.
Trước hết nói về cái hiện có. Bảo tàng Điêu khắc Chăm nên duy trì thường xuyên việc tổ chức chiếu phim và múa Chăm phục vụ du khách, nâng cao chất lượng đội ngũ thuyết minh, bố trí không gian các khu vực trưng bày để trưng bày nhiều hiện vật hơn.
Việc cải tạo, nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm vừa qua cũng là một bước để bảo tàng phát huy hết lợi thế nhằm thu hút du khách. Trong tương lai, di tích Chăm Phong Lệ (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ) được khai quật sau hơn 100 năm ẩn mình, trở thành phát hiện khảo cổ lớn ở Đà Nẵng, cần được bảo tồn, tôn tạo để có thêm điểm di tích văn hóa – lịch sử kết nối với Bảo tàng Điêu khắc Chăm, làm phong phú thêm chuỗi văn hóa Chăm ở Đà Nẵng.
Bảo tàng thành phố nên khai thác tối đa theo hướng bảo tàng lịch sử vì vị trí của bảo tàng này trong tương lai sẽ chuyển về tòa nhà 42 Bạch Đằng. Thành Điện Hải sau khi được công nhận là di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia sẽ có cơ hội phát triển xứng tầm.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, thu hút đông đảo du khách nước ngoài. Ở Đà Nẵng trước đây cũng từng có Nhà chứng tích tội ác đế quốc Mỹ, sau này các hiện vật của nhà chứng tích tập trung về Bảo tàng thành phố.
Ngoài ra, bên cạnh Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, nên nghiên cứu hình thành Bảo tàng Điêu khắc của thành phố vì Đà Nẵng có làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước là cơ sở nền tảng của một bảo tàng điêu khắc tầm cỡ của khu vực miền Trung và cả nước.
Xét về thị trường du lịch, cần quan tâm đặc biệt thị trường Mỹ. Trong chiến tranh, công chúng Mỹ biết đến Đà Nẵng qua các phim chiếu về các bãi biển tại Đà Nẵng. Khách Mỹ sẽ có khả năng tăng nhanh trong những năm đến do quan hệ kinh tế, thương mại và hàng không giữa Việt Nam – Mỹ được cải thiện. Đà Nẵng còn là mảnh đất quen thuộc của hàng ngàn cựu binh Mỹ nên có thể hình thành một điểm du lịch khá đặc biệt – nơi những đơn vị đầu tiên của đội quân viễn chinh Mỹ đổ bộ lên bãi biển Mỹ Khê, mở màn cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Nói đến yếu tố lịch sử – văn hóa, không thể không nhắc đến khu nghĩa địa Y Pha Nho (còn gọi là “Nghĩa địa Tây Ban Nha”) ở độ cao 80m, thuộc bán đảo Sơn Trà, nơi có nhiều ngôi mộ của lính Tây Ban Nha chết trận thời kỳ Pháp xâm lược Việt Nam 1858-1860.
Di tích này chưa được xếp hạng, hiện chỉ còn một căn nhà nhỏ, mặt tiền có chiếc thánh giá với một từ tiếng Pháp chạm nổi Ossuaire (đồi hài cốt, nhiều lớp chồng lên nhau). Đây là một di tích đặc biệt ở Đà Nẵng, được nhiều du khách nước ngoài quan tâm, chỉ cách cổng cảng Tiên Sa 200 mét và đã có nhiều đoàn du khách tự tìm đến.
Cách đây vài năm, “Đồi hài cốt” đã được xây dựng thành nghĩa trang xinh xắn với nhà thờ nhỏ và tường rào xung quanh, nhưng có lẽ do thiếu sự chăm nom nên cỏ bụi bao phủ trở lại. Vì vậy, nên chăng đưa nó trở thành một di tích lịch sử cấp thành phố để du khách tham quan, tìm hiểu? Ngoài ra, Đà Nẵng vẫn còn những sự tích, truyền thuyết chưa được khai thác trong du lịch như truyền thuyết Tiên Sa, sự tích Ngũ Hành Sơn…
Không ít du khách có nhu cầu thưởng thức âm nhạc không chỉ trong nhà hát, các bar, những sự kiện nghệ thuật lớn, mà còn ở những chương trình nho nhỏ, gần gũi. Loại hình âm nhạc đường phố phù hợp để đáp ứng nhu cầu này. Đặc biệt, chương trình “Đưa tuồng xuống phố” thu hút khá đông du khách, trong đó không ít khách ngoại quốc thích tìm hiểu về nghệ thuật tuồng…
Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn có những địa điểm du lịch chưa được khai thác hoặc khai thác chưa triệt để, ngoài Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh còn có khu Nghĩa trủng Khuê Trung, lễ hội Cầu ngư. Các lễ hội đình làng Hòa Mỹ, Túy Loan cũng nên được quan tâm đưa vào khai thác phục vụ du khách.
Những sản phẩm, loại hình du lịch phong phú, độc đáo mà chỉ Đà Nẵng mới có nếu được quan tâm đầu tư, khai thác sẽ thu hút đông đảo khách du lịch đến với thành phố bên sông Hàn.
DÂN HÙNG
Biển Sóc Trăng Với Văn Hóa Du Lịch (Võ Thanh Hùng)
* Võ Thành Hùng
Sóc Trăngcó vị trí ở về phía Tây Nam hạ lưu sông Hậu, tiếp giáp biển Đông với bờ biển dài 72km. Sóc Trăngkhông chỉ là vùng trọng điểm của nông nghiệp mà còn là vùng trọng điểm về nghề biển cho nên có vị trí quan trọng không nhỏ về nghề biển trong nền kinh tế và văn hóa của Nam Bộ nói riêng và đất nước nói chung. Sóc Trăng có hệ thống sông hậu, sông Mỹ Thanh với các cửa sông Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh, và biển Đông, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kiến tạo vùng đất này thành vùng đồng bằng trũng thấp ven sông rạch, đất giồng (còn gọi là cồn cát), bãi bồi (còn gọi là bãi lầy) ven biển. Đất đai nơi đây được bồi tụ nước mặn, thường bị ngập bởi thủy triều và được che phủ bởi rừng sác, các cù lao, cồn bãi trong sông rạch và ven bờ biển Đông.
Điểm qua biển với môi trường sinh thái và ảnh hưởng của nó tác động vào biển Sóc Trăngđể có cái nhìn chung về diện mạo biển ở vùng đất được mệnh danh là vựa lúa của cả nước, để thấy được tiềm năng kinh tế của biển, những mặt thuận lợi và khó khăn của biển Sóc Trăng. Sự hiểu biết này sẽ giúp cho việc áp dụng chính sách về vấn đề kinh tế – văn hóa – xã hội và môi trường sinh thái nơi đây.
2. Văn hóa biển Sóc Trăng.
2.1 Tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội.
Trong bước đường khẩn hoang, di dân, ông cha ta đã dừng chân ven biển Nam Bộ trong đó có Sóc Trăngvà lâu dần hình thành những làng chài. Trong môi trường hoạt động ở biển khơi, ngư dân phải đương đầu với những nguy hiểm thách thức, với thiên nhiên, những điều bất trắc ở biển, do đó họ có những hình thức cúng kiếng, bùa chú để trấn an với niềm tin là được thần thá nh bảo vệ cho họ và phù hộ được mùa cá bội thu, bình an… Trường phái chức năng của Malinowski đã cho thấy ở đâu có bất trắc, nguy hiểm, ở đó con người càng thể hiện niềm tin vào tôn giáo tín ngưỡng, bùa chú. Một số hình thức tôn giáotín ngưỡng đã và đang tồn tại trong cộng đồng ngư dân ở Sóc Trăngnhư sau:
2.1.1 Tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (cá voi).
Ven biển Sóc Trăngđều có tín ngưỡng thờ cá Ông, tức là cá voi hay “Nam Hải đại tướng quân” được thể hiện dưới dạng lễ “Nghinh Ông” được tổ chức vào ngày 23 và 24 tháng 03 âm lịch hàng năm tại xã Trung Bình, huyện Long Phú và xã Vĩnh Châu, huyện Vĩnh Châu. Lễ hội này thường gắn với lễ hội cầu ngư, mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp, phổ biến ở những làng nghề đánh bắt hải sản. Vào lễ hội “Nghinh Ông” ở Sóc Trăngnói riêng và Nam Bộ nói chung tổ chức lễ hội này rất long trọng mọi người dân đều tham gia. Tương truyền cá Ông thường cứu người bị nạn khi bị gió bão, khi ghe thuyền gặp nạn, có Ông nâng đỡ đưa người và ghe thuyền vào bờ. Ngư dân các vùng này tổ chức lễ hội này gọi là Nghinh Ông thượng tướng, ngư dân còn phân biệt tín ngưỡng thờ cá Ông và tín ngưỡng thờ Cậu. Ông là cá voi lớn ở ngoài khơi nên gọi là “Ông khơi”, cậu là nói cá voi nhỏ ở gần bờ nên gọi là “Ông Lộng”. Nghi thức “Nghinh Ông” rất long trọng có rước linh vị, sắc thần.
Nghi thức Nghinh Ông cũng như nghi thần vào dịp cúng thần, có khác là lễ hội Nghinh Ông thì diễn ra ở tàu, ghe trên biển. Theo nhiều tư liệu nghiên cứu cho rằng tín ngưỡng thờ cá Ông (cá voi) ở Nam Bộ nói chung và Sóc Trăngnói riêng ảnh hưởng văn hóa Chăm ở Trung Bộ và của các ngư dân ven biển Trung Bộ, nhưng đáng chú ý ở đây là sự thay đổi cái nhìn về biển cả trong tâm thức ngư dân Việt, trong hành trình xuôi ngược về Nam Bộ – tâm thức tín ngưỡng cá Ông (cá voi) của cư dân Nam Bộ và Sóc Trănghình thành một chuỗi: nghi lễ mai táng khi cá Ông “lụy” rạt vào bờ, ai thấy trước là gặp phước thì phải làm đám tang lớn như là con làm cho cha, mẹ…Nghi lễ Nghinh Ông trên đoàn tàu ra biển khơi khi gặp Ông (trước đây) và xin keo (hiện nay) cùng với những trò chơi dân gian, hát xướng mang tính hòa nhập cả cộng đồng làng cá.
2.1.2 Hội thờ Mẫu và Nữ Thần (Cửu Thiên Huyền Nữ, Thủy Long ThánhMẫu, Thiên Hậu Thánh Mẫu).
Tôm càngxanh nước quơ râu
: Nam – Lưới thưa bủa lấy cá duồn
Dọc theo 72 km bờ biển của Sóc Trăng có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên về biển và những di tích lịch sử – văn hóa mang vẻ đẹp đa dạng như: Cửa biển Mỹ Thanh, Trần Đề, Định An, các giồng cát ven biển với những hình thù kỳ lạ, phía trên là những mái chùa Khmer cong vút trong ánh nắng vàng xuyên qua kẻ lá của những cây dầu, cây sao cổ thụ; những đình, chùa của người Việt, người Hoa thờ các thần linh biển cả như: chùa Ông Bổn, chùa Bà Thiên Hậu ở Vĩnh Châu, đình thờ Ông Nam Hải ở Long Phú; Đền thờ Bác Hồ ở Cù Lao Dung, nơi cố nhạc sĩ, nghệ sĩ Quốc Hưng sáng tác và biểu diễn bài ca: ” Du kích Long Phú” và những địa danh tên xóm đáy, xóm chài, làng biển, vườn nhãn Vĩnh Châu; các cồn nổi ở Long Phú, Vĩnh Châu với du lịch sinh thái sông nước; Cảng cá Trần Đề, là khu qui hoạch ” Thành phố biển ” đang được triển khai xây dựng ở Vĩnh Châu… Đó là những điểm văn hóa du lịch được thiên nhiên hào phóng ban tặng, đồng thời cũng được cư dân ven biển Sóc Trăng tạo dựng làm cho vẻ đẹp vùng biển Sóc Trăng đẹp hơn, thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.
1. Trần ngọc Thêm, Tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam , Nxb, Tp. HCM. 2006.
2. Phân viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Tp. HCM, Sổ tay hành hương đất Phương Nam, Nxb.Tp.HCM.2002.
5. Võ Thành Hùng, Nhà ở của Đồng bào Khmer Nam Bộ Tỉnh Sóc Trăng, Hội VHDGVN, 2000.
9. Website: chúng tôi
10. Website: chúng tôi
Văn Hóa Du Lịch
Du lịch văn hóa và văn hóa du lịch Du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa được tổ chức với mục đích nâng cao hiểu biết cho cá nhân; thỏa mãn lòng ham hiểu biết, nâng cao kiến thức về văn hóa thông qua chuyến du lịch đến những nơi khác chỗ ở hàng ngày để tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, kinh tế, chế độ xã hội, cuộc sống và phong tục tập quán của quốc gia, dân tộc khác.
Loại hình du lịch văn hóa thường được chia làm hai nhóm: du lịch văn hóa với mục đích cụ thể thường là những chuyên gia, nhà khoa học, nghiên cứu viên, học sinh, sinh viên; và du lịch văn hóa với mục đích tổng hợp gồm những người ham thích học hỏi, mở mang kiến thức về thế giới và thích trải nghiệm.
Việc khai thác các giá trị văn hóa phục vụ phát triển du lịch văn hóa mang lại lợi ích kinh tế cho các bên tham gia cung cấp sản phẩm du lịch văn hóa, góp phần tuyên truyền quảng bá giá trị các văn hóa của điểm đến, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, đồng thời tạo thêm nguồn kinh phí cho giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của địa phương đón khách.
Văn hóa du lịch
Văn hoá du lịch là sự thể hiện nội dung văn hoá trong lĩnh vực du lịch, được tích lũy và sáng tạo trong hoạt động du lịch bởi bốn chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch: khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, chính quyền các cấp, và cộng đồng dân cư nơi diễn ra hoạt động du lịch.
Văn hóa du lịch được hình thành và phát triển cùng với hoạt động du lịch. Đây là một phạm trù lớn, thể hiện những giá trị văn hóa của hoạt động quản lý, nghiên cứu, kinh doanh, trải nghiệm du lịch.
Vai trò của văn hóa du lịch trong phát triển du lịch bền vững
Ngày nay, văn hóa du lịch đã trở thành một thành tố mới trong phạm trù văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc, vừa mang tính dân tộc vừa mang tính quốc tế và đóng vai trò rất quan trọng, thể hiện ở 9 vai trò cụ thể:
Thứ nhất, tạo phong thái, bản sắc du lịch, giúp phân biệt sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp du lịch và các vùng, miền, quốc gia.
Thứ hai, là nguồn lực quan trọng thúc đẩy ngành Du lịch phát triển bền vững.
Thứ ba, là công cụ hữu hiệu để xây dựng khối gắn kết cộng đồng làm du lịch, cộng đồng dân cư địa phương, chủ nhân của các tài nguyên du lịch, góp phần xây dựng con người của quốc gia, dân tộc.
Thứ tư, khuyến khích tinh thần đổi mới, sáng tạo và khả năng cống hiến của nhân lực du lịch vào sự nghiệp phát triển ngành, góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.
Thứ năm, tạo môi trường làm việc lành mạnh và chuyên nghiệp, giúp những người “làm” du lịch tự tin, hiểu được giá trị của bản thân đối với ngành.
Thứ sáu, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh du lịch ở cấp độ quốc gia, ngành, doanh nghiệp và sản phẩm du lịch..
Thứ bảy, là thành tố quan trọng xây dựng uy tín và phát triển thương hiệu du lịch.
Thứ tám, là công cụ quản lý hiện đại trong hoạt động du lịch.
Thứ chín, định hướng cho hoạt động du lịch, thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc, văn hóa bản địa, góp phần quan trọng vào xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững.
Do đó, văn hóa du lịch ngày càng được quan tâm của tất cả các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương, của các doanh nghiệp và những tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch. Lực lượng cán bộ văn hóa làm du lịch, lực lượng cán bộ du lịch làm văn hóa, nhất là văn hóa trong hoạt động du lịch, cần gia tăng cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, từ đó kéo theo nhu cầu đào tạo văn hóa du lịch cho nhân lực du lịch, nhất là nhân lực du lịch chất lượng cao.
Thực trạng và giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa du lịch ở Việt Nam
Trong những năm qua, văn hóa trong du lịch ở Việt Nam được xác định vừa là mục tiêu vừa là quan điểm khẳng định văn hóa là nội dung, là bản chất đích thực của du lịch Việt Nam, tạo tính độc đáo, đặc sắc, hấp dẫn của sản phẩm du lịch Việt Nam, góp phần tạo dựng hình ảnh quốc gia của du lịch Việt Nam trong lòng du khách và bạn bè quốc tế.
Các biểu hiện trực quan về văn hóa du lịch như cảnh quan, danh lam thắng cảnh được tôn tạo và hình thành; kiến trúc các công trình du lịch như cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở vui chơi giải trí, điểm tham quan đã có sự kết hợp hài hòa tính dân tộc và hiện đại; thiết kế nội thất của cơ sở vật chất du lịch gần gũi với môi trường, với nét đẹp truyền thống từ chất liệu đến sắp đặt, bài trí theo văn hóa địa phương… ngày càng được quan tâm, thu hút nhiều du khách.
Tất cả những đổi mới nêu trên trong văn hóa du lịch đã góp phần khai thác tốt hơn tiềm năng và thế mạnh về du lịch của đất nước, giảm bớt những hạn chế về mặt chủ quan, vượt qua các thách thức, khó khăn đặt ra, tạo thêm sự hấp dẫn du lịch, tăng thêm khả năng cạnh tranh của Du lịch Việt Nam, được bạn bè và du khách trong và ngoài nước đánh giá cao.
Tuy nhiên, văn hóa du lịch của Việt Nam còn những biểu hiện không phù hợp, ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh du lịch quốc gia, mỗi vùng miền, từng địa phương và doanh nghiệp du lịch, vì thế cần thực hiện một số giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa du lịch ở Việt Nam: nâng cao nhận thức và tiếp tục đổi mới tư duy, phương thức lãnh đạo và quản lý văn hóa du lịch; tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa du lịch; tăng cường nguồn lực cho xây dựng và phát triển văn hoá du lịch; phối hợp liên ngành, liên vùng và xã hội hóa để phát huy sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá du lịch.
TS. Nguyễn Văn Lưu
Bạn đang đọc nội dung bài viết Địa Danh Văn Hóa Với Du Lịch trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!