Cập nhật nội dung chi tiết về Du Lịch Biển Tại Miền Nam Việt Nam mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển đảo và du lịch biển và trên thực tế, đảo và du lịch biển được coi là một trong những loại hình du lịch chính ở Việt Nam, thu hút nhiều du khách hàng năm.
Đến với đất nước hình chữ S, du khách cũng có cơ hội khám phá gần 50 vịnh lớn nhỏ, nhiều trong số đó được đánh giá cao trên thế giới như vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), vịnh Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và Vịnh Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế) … Đặc biệt, với địa hình núi đá đặc biệt, với hàng ngàn hòn đảo và hang động độc đáo, vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới hai lần, trở thành một điểm du lịch nổi tiếng.
Hơn thế nữa, Việt Nam sở hữu một hệ thống đảo trải dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Hệ thống đảo ven biển của Việt Nam có giá trị kinh tế lớn, bao gồm cảnh quan thiên nhiên, không khí trong lành, hệ sinh thái rừng nhiệt đới duy trì tính đa dạng sinh học cao. Các bãi biển trên đảo không lớn nhưng thường rất đẹp với những bãi cát mịn, nước biển trong vắt; Một số địa điểm du lịch giá trị nhất bao gồm Phú Quốc (Kiên Giang), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Phú Quý (Bình Thuận), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng) … Các tỉnh ven biển cũng có kho tàng tài nguyên du lịch lớn, bao gồm các di sản thế giới được UNESCO công nhận như nhà Hồ (Thanh Hóa), thành phố hoàng gia Huế và nhạc hoàng gia (Thừa Thiên – Huế), Hội An cổ thị trấn và Mỹ Sơn (Quảng Nam) …
Ngoài các đảo trong đất liền, các đảo ngoài khơi của Việt Nam bao gồm quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa), có hệ sinh thái rạn san hô phong phú với giá trị đa dạng sinh học biển cao và chất lượng nước tốt do không bị ảnh hưởng bởi hoạt động phát triển kinh tế xã hội ở vùng ven biển. Đây là một điều kiện lý tưởng để phát triển các loại hình du lịch thể thao biển, tham quan du lịch, tham quan học tập, lặn biển để khám phá hệ sinh thái rạn san hô.
Du Lịch Biển Việt Nam
BẢN THU HOẠCH. Như chúng ta biết Việt Nam là một quốc gia ven biển được thiên nhiên ưu đãi với các bãi biển, nhiều vịnh, đảo, và dải san hô trù phú… Việt Nam có 3.260km bờ biển, đi dọc theo bờ biển Việt Nam chúng ta có thể tận hưởng những bãi biển đẹp như: Trà Cổ, Sầm Sơn, Lăng Cô, Non Nước, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu, Hà Tiên… Có nơi núi ăn lan ra biển tạo nên một vẻ đẹp kỳ vĩ như: Vịnh Hạ Long, đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới . Giữa vùng biển Việt Nam còn có hệ thống đảo và quần đảo gồm hàng ngàn đảo lớn nhỏ nằm rải rác từ Bắc đến Nam, trong đó có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Hiện nay biển Việt Nam đang được đưa vào sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Đặc biệt là sử dụng trong hoạt động du lịch. Trong quá trình sử dụng nguồn tài nguyên biển còn có nhiều vấn đề tồn tại. Những vấn đề này nó có vi phạm nguyên tắc phát triển bền vững của Việt Nam nói chung, cụ thể là vấn đề môi trường. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, nên nhóm chúng tôi xin đi cụ thể nghiên cứu vào một vấn đề: “Du lịch biển Việt Nam “. Xem xét trên giác độ du lịch, chủ yếu xem xét phát triển bền vững du lịch biển. NỘI DUNG TRÌNH BÀY CỦA NHÓM: A- Phần mở đầu – Khái niệm phát triển bền vững. – Phát triển bền vững du lịch. – Một số khái niệm. B- Phần nội dung – Tài nguyên biển của nước ta. – Vai trò của biển. – Đánh giá tác động của hoạt động du lịch tới biển Việt Nam. – Nhận xét và định hướng phát triển du lịch biển bền vững. C- Kết luận Phần mở đầu Khái niệm phát triển bền vững: Sự phát triển nhằm đáp ứng được các nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm phương hại đến khả năng và sự đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai. Như vậy nội của phát triển bền vững gồm 3 khía cạnh: Khía cạnh kinh tế: đòi hỏi đảm bảo kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định, giả thiểu khủng hoảng mang tính chu kì, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần… Khía cạnh xã hội: đảm bảo tiến bộ công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát huy bảo sắc truyền thống văn hóa dân tộc… Khía cạnh môi trường: bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ các rừng quốc gia, khu vực phòng hộ đầu nguồn, khu bảo tồn thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường… Khái niệm du lịch bền vững: – Du lịch bền vững là: việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng dùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai. – Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống. – Mục tiêu của Du lịch bền vững là: Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường. Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển. Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa. Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách. Duy trì chất lượng môi trường. Một số khái niệm: Du lịch: là những hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Tài nguyên du lịch: cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Du lịch biển: là những hoạt động du lịch có liên quan tới nguồn lực tài nguyên biển. Môi trường du lịch: là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nơi diễn ra các hoạt động du lịch. Nguyên tắc phát triển du lịch: Phát triển bền vững, theo quy hoạch kế hoạch, bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường, phát triển có trọng tâm trọng điểm, theo hướng du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái, bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị tài nguyên du lịch. (Theo Luật Du Lịch Việt Nam) Phần nội dung Tài nguyên biển ở nước ta: Việt Nam nằm ở bán đảo Đông Dương, diện tích đất liền khoảng 330.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế khoảng 1.000.000 km2. Có trên 3000 hòn đảo. Nhiều khu vực bờ biển, cũng như các đảo ở nước ta có vị trí địa lý rất trọng yếu đối với phát triển kinh tế và an ninh, quốc phòng. Biển Việt Nam rất giàu và đẹp: Môi trường sống cho các loài: Ta đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật thuộc 20 kiểu hệ sinh thái điển hình và thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau, trong đó có hai vùng biển: Móng Cái – Đồ Sơn, Hải Vân – Vũng Tàu có mức độ đa dạng sinh học cao hơn các vùng còn lại. Trong 11.000 loài, cá (khoảng 130 loài kinh tế) có 2.458 loài; tổng trữ lượng hải sản khoảng 3 – 4 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác 1,5 – 1,8 triệu tấn/năm, rong biển có 653 loài; động vật phù du có 657 loài; thực vật phù du có 537 loài; thực vật ngập mặn có 94 loài; tôm biển có 225 loài… Rừng san hô: Rừng san hô, cỏ biển: đây là các kiểu hệ sinh thái đặc trưng cho vùng biển ven bờ, đặc biệt rạn san hô đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới. Quần xã rạn san hô rất phong phú bao gồm các nhóm động vật đáy (thân mềm, giáp xác), cá rạn. Thảm cỏ biển thường là nơi cư trú của nhiều loại rùa biển… Rừng ngập mặn: Đây là nơi tập trung các hệ sinh thái với thành phần các loài thực vật, động vật vùng rừng ngập mặn phong phú, đặc biệt là nơi cư trú của nhiều loài chim nước. Kho tài nguyên khoáng sản: Dầu khí: biển nước ta có trữ lượng dầu khí lớn. Mức khai thác năm 2005 là 18,8 triệu tấn dầu thô và 6,89 tỷ m3 khí, sản phẩm dầu thô hầu như xuất khẩu toàn bộ, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,44 tỷ USD, là ngành có đóng góp lớn nhất cho GDP kinh tế biển hiện nay. Vật liệu xây dựng. các nguyên vật liệu khác… Biển còn là nhân tố có ý nghĩa lớn điều hoà khí hậu, là nơi chứa đựng các nguồn năng lượng thuỷ triều, năng lượng gió.. Có tiềm năng phát triển du lịch, cảng hàng hải… Vai trò của biển: Biển có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội đất nước nói chung, và trong phát triển nghành du lịch nói riêng. Vai trò của biển đối với phát triển KT – XH. Kinh tế: Vùng biển giàu có về tài nguyên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhiều ngành kinh tế: Sự phong phú về hải sản → Phát triển đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản. Tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh ngành giao thông vận tải biển và các ngành liên quan (đóng cửa và sửa chữa tàu biển v.v…). Khai thác dầu khí, nguyên vật liệu công nghiệp… Một kho muối khổng lồ. Xã hôi: Nước ta có tới 28 tỉnh, thành phố nằm ven biển ( Ví dụ: Quy Nhơn, Nha Trang…). Diện tích các huyện ven biển chiếm 17% tổng diện tích cả nước,là nơi sinh sống của hơn 17 triệu người. Vai trò của biển đối với phát triển nghành du lịch Biển nước ta có nhiều thắng cảnh, bãi tắm đẹp.Đây là cơ sở phát triển nghành du lịch, thích hợp với nhiều loại hình du lịch biển hấp dẫn như nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm, sinh thái,văn hóa, tham quan – nghiên cứu, du lịch tàu biển… Một số bãi tắm nổi tiếng: Titop( Hạ Long), Cửa Lò, bãi biển Nha Trang… Đánh giá tác động của hoạt động du lịch tới biển Việt Nam. Những tác động tích cực Bảo tồn và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và Vườn Quốc gia. Góp phần tôn tạo cảnh quan tự nhiên, đặc biệt là các khu du lịch, khu vui chơi giải trí ở ven biển, ở các đảo. Góp phần bảo tồn đa dạng sinh học biển thông qua việc nuôi các loài sinh vật quý hiếm ở các khu bảo tồn tự nhiên, các công viên biển, các bảo tàng sinh thái phục vụ khách tham quan. Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc. Ví dụ: Góp phần chống hiện tượng “cát bay” lấn các vùng đất canh tác ven biển bởi các dải cây xanh phòng hộ được trồng với mục đích du lịch. Đề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan. Tăng cường hiểu biết về môi trường: của cộng đồng địa phương, góp phần nâng cao nhận thức của khách du lịch trong nỗ lực bảo tồn tự nhiên thông hoạt động du lịch sinh thái. Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch. Góp phần giảm khai thác môi trường tự nhiên của cộng đồng thông qua việc tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương từ hoạt động du lịch. Những tác động tiêu cực Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương. Theo ước tính: Trung bình tối thiểu khoảng 100 – 150 lít/ngày đối với khách nội địa, 200 – 250 lít/ngày đối với khách quốc tế so với 80 lít/ngày đối với nhu cầu sinh hoạt của người dân. Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản. Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội. Tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước.Theo tính toán: Lượng chất thải trung bình từ sinh hoạt của khách du lịch khoảng 0.67 kg chất thải rắn và 100 lít chất thải lỏng/khách/ngày.→ Đây được xem là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng từ hoạt động du lịch tới môi trường. Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành “công nghiệp không khói”, nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông. Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả và lãng phí. Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại. Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất. Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng…). Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền… Từ những phân tích trên đây ta thấy: Một số vấn đề cơ bản đặt ra cho du lịch biển bền vững ở Việt Nam từ góc độ môi trường là: Sự xuống cấp về chất lượng môi trường.Chỉ số ô nhiễm dầu trong nước đã vuợt quá tiêu chuẩn cho phép.Hàm lượng kim loại nặng ở nhiều khu vực cũng vượt quá giới hạn cho phép… Tình trạng xói lở biển: Ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của các khu du lịch ven biển. Tình trạng suy giảm rừng ven biển và trên các đảo. Tài nguyên sinh vật trong những năm gần đây giảm sút đáng kể, kéo theo sự suy giảm về tính đa dạng sinh học. Nhận xét và định hướng phát triển du lịch biển bền vững. 1.Nhận xét: Tài nguyên biển là tài nguyên chia sẻ và thường bị khai thác tự do. Mâu thuẫn lợi ích giữa phát triển du lịch biển và các nghành khác ở ven bờ, hải đảo có chiều hướng tăng. Thiếu sự phối hợp liên nghành trong sử dụng và quản lý tài nguyên biển, ven biển, đảo. Sự tham gia của cộng đồng địa vào phát triển và quản lý du lịch biển còn hạn chế và thụ động. Thực thi pháp luật trên biển và ở các vùng ven bờ của nước ta còn yếu, chính sách quản lý môi trường còn chưa đồng bộ. Đời sống nhân dân ven biển còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào tài nguyên biển. Trình độ dân trí chưa cao, cho nên việc pháp triển du lịch biển bền vững gặp rất nhiều khó khăn. Ý thức môi trường của du khách vẫn chưa cao. Nằm trong khu vực biển khắc nghiệt và bất ổn về thời tiết, nên nước ta thường gặp rủi ro thiên tai bão lũ. 2. Định hướng phát triển: Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường biển Việt Nam. Hoàn thiện các tiêu chuẩn về môi trường. Đẩy nhanh việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thành lập các trung tâm cứu hộ môi trường, đảm bảo khắc phục nhanh chóng khi có sự cố môi trường xảy ra. Cần xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển biển bám chặt với định hướng phát triển bền vững của quốc gia. Tăng cường tính liên nghành trong phát triển và quản lí du lịch biển, quy hoạch lồng ghép, thành lập và quản lý các khu bảo tồn biển, bảo tồn chức năng sinh thái của vùng biển cho phát triển biển bền vững. Đa dạng hóa các loại hình du lịch, khai thác và tận các yếu tố văn hóa – xã hội để tạo ra các sản phẩm du lịch mới có chất lượng, bền vững. Du lịch sinh thái là nột hình thức mà hiện có nhiều địa phương sử dụng: “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”. Như vậy nội dung căn bản của Du lịch sinh thái là tập trung vào mức độ trách nhiệm của con người đối với môi trường. Quan điểm thụ động cho rằng Du lịch sinh thái là du lịch hạn chế tối đa các suy thoái môi trường do du lịch tạo ra, là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên sinh thái, văn hoá và thẩm mỹ. Quan điểm chủ động cho rằng Du lịch sinh thái còn phải đóng góp vào quản lý bền vững môi trường lãnh thổ du lịch và phải quan tâm đến quyền lợi của nhân dân địa phương. Tăng cường nâng cao nhận thức của công đồng ven biển, tạo cơ hội cho họ tham gia vào các hoạt động du lịch biển bền vững. Tăng cường nhận thức cho du khách về du lịch biển bền vững. Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển. C – Kết luận Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta và du lịch biển là một thế mạnh. Để phát triển bền vững du lịch, giảm thiểu các tác động môi trường từ hoạt động du lịch, phải khuyến khích phát triển các loại hình du lịch nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Muốn vậy thì trước hết phải hoàn thiện luật về môi trường, du lịch. Trong quá trình quy hoạch, sử dụng và quản lý cần có sự phối hợp giữa các nghành, các cấp chính quyền. Hết!
Các Tỉnh Miền Tây Nam Bộ Việt Nam
các tỉnh Miền Tây Nam Bộ Việt Nam – Các tỉnh miền tây có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Danh sách Các tỉnh miền tây nam bộ Việt Nam. An Giang Bạc Liêu Bến Tre Cà Mau Cần Thơ Đồng Tháp Hậu Giang Kiên Giang Long An Sóc Trăng Tiền Giang Trà Vinh vĩnh LongDu lịch miền tây 2/9 – Từ thành phố Hồ Chí Minh các tour về miền đồng bằng sông Cửu Long thường diễn ra quanh năm nhằm giúp du khách, đa số là người nước ngoài và một số du khách từ miền Bắc và miền Trung vào, tìm hiểu đời sống và cảnh quan của miền sông nước trù phú ở cuối đường đất nước. Nằm trên lưu vực hai con sông Tiền, sông Hậu, Đồng bằng sông Cửu Long được biết đến như một vùng sông nước hữu tình, cây lành trái ngọt quanh năm, người dân hiền hòa mến khách với những địa danh đã được biết đến từ lâu như: sân chim Ba Tri, Cồn Phụng ( Bến Tre), trại rắn Đồng Tâm ( Tiền Giang), cù lao Bình Hòa Phước ( Vĩnh Long), chợ nổi Cái Răng, vườn cò Bằng Lăng , Tràm Chim Tam Nông (Đồng Tháp), chợ nổi Ngã Bảy ( Cần Thơ, Hậu Giang)… Một vùng sông nước với hệ thống kinh rạch chằng chịt, những cù lao đầy ắp hoa trái và sản vật chính là nguồn nguyên liệu dồi dào tại chỗ để chế biến những món ăn độc đáo in đậm chất phương Nam. Cá lóc nướng trui, lươn, rắn nướng lèo, cá tai tượng chiên xù ăn cùng với các loại rau, hoa cỏ lạ như lá lụa, lá săng máu, bông điên điển… đủ mùi vị thơm, chua, chát, ngọt, bùi. Còn có kẹo dừa Bến Tre, nem Lai Vung, vú sữa Lò Rèn, cam sành Tam Bình, xoài cát Hòa Lộc, măng cụt Cái Mơn, bưởi Năm Roi Bình Minh, bánh phồng Sa Đéc, bánh pía Sóc Trăng, mắm thái Châu Đốc… là những hương liệu sẽ mang lại hương vị đậm đà cho bữa tiệc ẩm thực của Đồng bằng sông Cửu Long. Chính những tỉnh thành này cũng phần nào giúp ta trả lời được câu hỏi “nên đi du lịch tỉnh nào của miền Tây“.
Du Lịch Miền Quê Việt Nam
Du lịch biển của Thái Bình gắn với ba bãi biển tuyệt đẹp của vùng đất này là biển Đồng Châu thuộc huyện Tiền Hải, cách thành phố Thái Bình 35 km theo tỉnh lộ đi Kiến Xương – Tiền Hải; Khu du lịch sinh thái biển Cồn Vành, gồm bờ biển thuộc xã Đông Minh; Cửa Lân; hai đảo biển Cồn Thủ và Cồn Vành và khu du lịch sinh thái biển Cồn Đen, cách đất liền khoảng 3 km thuộc địa phận xã Thái Đô, Thái Thuỵ, cách trung tâm TP Thái Bình khoảng 40 km.
Điểm chung của các bãi biển là những triền cát trắng trải dài, sóng êm, những hàng phi lao xanh ngát và luôn lộng gió, riêng Cồn Đen còn được xưng tụng là cồn biển đẹp nhất miền Bắc. Bên cạnh tắm biển, tìm hiểu đời sống động thực vật, tổ chức các cuộc picnic, nghỉ dưỡng bằng tàu thuyền với các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá, lướt ván, bóng chuyền bãi biển, bạn còn có cơ hội tham quan các ngôi đền, chùa trong khu vực.
Du lịch văn hóa gắn với các lễ hội, giỗ tổ Đền thờ vương triều nhà Trần, tham quan chùa Keo, đền Mẫu Đợi xã Đông Hải huyện Quỳnh Phụ,đền Đồng Bằng xã An Lễ huyện Quỳnh Phụ, đền Tiên La.. Tham gia các lễ hội này, ngoài việc hòa mình trong không khí sôi động, bạn sẽ tìm hiểu thêm về nét đẹp của các tập tục, lễ nghi hay đơn giản là chiêm bái các công trình kiến trúc nổi tiếng.
Du lịch lịch sử của Thái Bình gắn với hàng loạt các đền, chùa, từ đường được tỉnh và nhà nước công nhận. Nếu không thể sắp xếp thời gian tham quan tất cả, thì những điểm bạn không nên bỏ qua là khu di tích Đền thờ vương triều nhà Trần ở (Hưng Hà), chùa Chành,đền Mẫu Đợi, đền Tiên La, đền Đồng Bằng và chùa Keo, một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất nước ta.
Du lịch làng nghề gồm các làng nghề như làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, làng Nguyễn chuyên sản xuất bánh cáy, làng Chiếu Hưng Nhân… Nổi bật nhất trong nhóm du lịch này là làng nghề Bách Thuận với vẻ đẹp của một làng quê cổ, tiêu biểu cho vùng quê ở vùng đồng bằng Bắc bộ.
Ngoài ra, bạn sẽ còn được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên tương đối thuần khiết của miền đồng bằng ven biển, tha hồ “vùng vẫy”, tạo dáng trong hương lúa non hay màu vàng trải dài như nối trời và đất, vui chơi tại các lễ hội truyền thống như hội Keo, Tiên Ca, hội đề hét, …với nhiều hình thức hấp dẫn, độc đáo như rước ông Đùng, chọi trâu, chọi gà, thi pháo đất…
Trong bài này sẽ tính điểm xuất phát là Hà Nội, những bạn ở các tỉnh khác có thể tham khảo thông tin tại bến xe mỗi tỉnh.
Bằng phương tiện công cộng
Bạn có thể mua vé tuyến Hà Nội – Thái Bình tại bến xe Mỹ Đình hay đặt vé ở các hãng xe chất lượng cao của tuyến này như xe Thản Huệ, Hoàng Hà, Ngân Sơn… Lưu ý nên đặt luôn cả vé chiều về.
Hà Nội cách Thái Bình khoảng 110km, khoảng cách vừa đủ cho một chuyến phượt trong ngày hay hành trình nhỏ nếu các bạn muốn ghé các tỉnh lân cận.
Có hai hướng di chuyển từ Hà Nội – Thái Bình như sau:
Hà Nội – QL1 đến gần Đồng Văn rẽ trái qua cầu Yên lệnh đi theo QL39 Hưng yên qua cầu Triều Dương sang Thái Bình, đường này em ít đi vì đoạn QL39 từ cầu Triều Dương đến thị xã Hưng Hà rất xấu.
Hà Nôi – QL1 đến Phủ lý rẽ trái vào QL21 đến điểm cầu vượt QL10 rẽ trái đi trên QL10 tuyến tránh TP Nam định qua cầu Tân Đệ là đến Thái Bình.
Lưu ý mang đầy đủ giấy tờ, chấp hành luật an toàn đường bộ. Mang bao tay, khẩu trang, mắt kính. Trang bị điện thoại có chức năng google map để tiện di chuyển.
Đến vào thời điểm nào?
Với hia điểm nhấn là biển xanh và những đồng lúa bạt ngàn, bạn có thể đến Thái Bình bất kỳ thời điể nào trong năm. Song nếu muốn hòa mình vào một trong số 82 lễ hội lớn nhỏ tại đây, bạn cần tìm hiểu thời gian diễn ra để lên lịch tham quan cụ thể.
Giá phòng của nhà nghỉ, khách sạn ở Thái Bình có giá dao động từ 120.000 – 200.000 đồng/phòng và luôn có phòng. Songđể chắc chắn, bạn nên gọi điện thoại đặt trước.
Các tuyến đường trung tâm của Thái Bình là Trưng Trắc, Vĩnh Trà, Lê Lai, … Tên các khách sạn nên ghi nhớ là Thái Bình, An Thái, Hồng Hà, nhà khách Công Đoàn.
Thái Bình nổi tiếng với các món như bánh cáy, canh cá Quỳnh Côi, gỏi nhệch, sứa muối, ổi bo, bún bung hoa chuối, bánh gai Đại Đồng, bánh giò Bến Hiệp.
Mang gì khi đến Thái Bình?
Tất cả trang phục, giày dép bạn thích. Song nếu tham gia lễ hội, viếng đền, chùa nên diện trang phục kín đáo, lịch sự.
Mang bikini, kem chống nắng, váy maxi, mũ rộng vành để tắm hay thả bộ trên biển.
Mang dụng cụ đi nắng nếu đến vào mùa nắng, dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa.
Mang kem chống muỗi, thuốc trị côn trùng, thuốc trị các bệnh cơ bản.
Mang lều, áo khoác nếu có ý định cắm trại ngoài bãi biển.
Những cung đường thường gặp
Hà Nội – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh
Hà Nội – Thái Bình – Nam Định
Hà Nội – Thái Bình – Hưng Yên
Hà Nội – Hà Tây – Thái Bình – Ninh Bình
Bạn đang đọc nội dung bài viết Du Lịch Biển Tại Miền Nam Việt Nam trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!