Cập nhật nội dung chi tiết về Du Lịch Các Tỉnh Tây Bắc: Nên Đi Đâu Là Lý Tưởng Nhất? mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Có rất nhiều sự lựa chọn khi bạn du lịch các tỉnh Tây Bắc như du lịch Sapa, hang Tiên Sơn, hồ Pá Khoang, cao nguyên Mộc Châu… Mỗi địa điểm này đều có vẻ đẹp riêng, có khả năng chinh phục du khách ngay từ lần đầu đặt chân đến. Hôm nay, Dulichvietnam.online sẽ cùng bạn tìm hiểu các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Tây Bắc qua bài viết này nhé!Sapa (Lào Cai)
Sapa là 1 huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, nơi đây chứa đựng rất nhiều điều kỳ diệu có khả năng thu hút nhiều du khách phương xa. Những địa điểm bạn có thể đến khi ở Sapa như núi Hàm Rồng, nhà thờ đá Sapa, bản Cát Cát, bản Tả Phìn, làng Tả Van… Từ trên đỉnh núi Hàm Rồng, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh sắc tại Sapa, nhìn ngắm thung lũng Mường Hoa và Tả Phìn ẩn mình trong sương khói. Còn nhà thờ đá Sapa với lối kiến trúc cổ tinh tế đến từng đường nét thiết kế do người Pháp xây dựng. Đến với bản Cát Cát, du khách sẽ được dịp bước vào một bản lâu đời của dân tộc Mông sinh sống tại Sapa, nơi đây lưu giữ rất nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng lanh, bông, dệt vải. Bản Tả Phìn với cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, là nơi sinh sống của người dân Dao Đỏ cùng nghề thổ cẩm lâu đời. Với làng Tả Van thì đây là nơi sinh sống của người Giáy, nơi đây có những thửa ruộng bậc thang đẹp mê mẫn, có khả năng níu giữ con tim du khách.
Hang Tiên Sơn (Lai Châu)
Hang Tiên Sơn thuộc huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu với 36 hang động kỳ ảo và đây cũng được xem là biểu tượng của vẻ đẹp mang đậm chất núi rừng. Nơi đây có rất nhiều bản làng người dân tộc sinh sống lâu đời còn giữ lại nhiều phong tục tập quán. Khu vực động Tiên Sơn có cảnh đẹp hết sức hùng vĩ từ dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh núi Phan Xi Păng cao tit lên tận trời xanh hòa cùng dòng Nậm Giê uốn quanh trong những dãy núi. Động gồm tất cả là 49 khoang nối tiếp nhau thông qua hai sườn núi, càng vào sâu bên trong thì các khoang này càng lớn dần. Điều ấn tượng nhất đối với du khách khi vào động đó là chúng ta sẽ choáng ngợp trước nét đẹp của kiệt tác thiên nhiên. Cụ thể đó là các thạch nhũ với rất nhiều hình dạng phản chiếu các tia sáng do mặt trời rọi vào tạo thành những sắc màu kỳ diệu.
Hồ Pá Khoang (Điện Biên)
Hồ Pá Khoang thuộc huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Xung quanh hồ là bộ phận dân cư thuộc các dân tộc như Khơ Mú, Thái sinh sống với rất nhiều phong tục tập quán còn giữ lại. Vào mua đông, sương mù sẽ phủ đầy mặt hồ tạo nên 1 khung cảnh như mơ, như thật, đẹp không thể cưỡng lại, làm say đắm bao du khách. Còn mùa hè, không khí tại đây cực kỳ dễ chịu và thoải mái với những luồng gió nam cực kỳ mát rượi.
Cao nguyên Mộc Châu (Sơn La)
Hồ Thác Bà (Yên Bái)
Khu du lịch Cửu Thác Tú Sơn
Chuyến du lịch các tỉnh Tây Bắc sẽ giúp du khách tận mắt nhìn ngắm phong cảnh thiên nhiên núi rừng to lớn. Bạn sẽ cảm nhận được sự mênh mông của đất trời, vạn vật và rồi tạm quên đi những áp lực trong cuộc sống để yên tâm có những khoảnh khắc thư giản đúng nghĩa khi du lịch tại Tây Bắc.
Theo Dulichvietnam.online tổng hợp
Lý Lịch ‘Soái Ca Lai’ Hot Nhất Hollywood Hiện Nay
Henry Golding sinh năm 1987 tại Malaysia trong gia đình có mẹ là người Malaysia, bố là người Anh. Gia đình Henry chuyển sang Anh khi anh mới 8 tuổi. Đến năm 21 tuổi, Henry lại trở về Kuala Lumpur để bắt đầu sự nghiệp sau một thời gian trải nghiệm công việc làm thợ cắt tóc ở Anh. Anh trở thành người mẫu và người dẫn chương trình truyền hình thực tế. Henry Golding làm host cho chương trình du lịch ‘The Travel Show’ của đài BBC từ năm 2014.
‘Con nhà siêu giàu châu Á’
Cơ duyên đến với điện ảnh của Henry Golding bắt đầu vào đầu năm 2017, khi bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên Crazy Rich Asiansn (Con nhà siêu giàu châu Á) tuyển chọn diễn viên nam đóng cặp với nữ chính Constance Wu. Sở hữu vẻ ngoài điển trai lai giữa phương Đông và phương Tây, Henry Golding nhanh chóng được chọn vào vai thiếu gia Nick Young khi yêu cầu vai diễn là ‘ngọt ngào, quyến rũ, phóng khoáng và nói giọng Anh chuẩn’. Lúc này, anh mới cưới vợ và đã phải hoãn kỳ nghỉ trăng mật để ghi hình thử cho phim.
Crazy Rich Asians thành công bất ngờ với gần 240 triệu USD trên khắp toàn cầu và trở thành một trong những phim tình cảm hài ăn khách nhất năm 2018. Các đạo diễn Hollywood bắt đầu chú ý đến Henry Golding. Chỉ vài tháng sau khi Crazy Rich Asians ra mắt, đạo diễn Paul Feig – nổi tiếng với phim Bridesmaids và Spy – đã để mắt tới Henry và tuyển anh vào vai nam chính trong phim tình cảm ly kỳ A Simple Favor, đóng cặp với hai mỹ nữ Blake Lively và Anna Kendrick. Đây là một cơ hội đáng mơ ước với bất kỳ nam diễn viên gốc Á nào trong khi Henry Golding mới chỉ ‘chân ướt chân ráo’ bước chân vào làng điện ảnh.
Thành công nối tiếp thành công, Henry Golding tiếp tục được đạo diễn Paul Feig tín nhiệm lựa chọn làm nam chính cho phim tình cảm mùa Giáng sinh năm nay – Giáng sinh năm ấy, đóng chung với ‘Mẹ Rồng’ Emilia Clarke.
Henry Golding tâm sự rằng nhân vật Tom trong phim Giáng sinh năm ấy có nhiều nét tương đồng với anh ngoài đời, đặc biệt là cũng tìm thấy tình yêu trong mùa lễ hội cuối năm. Henry kết hôn với MC Liv Lo từ năm 2016, sau 5 năm hẹn hò. Anh tiết lộ mình và vợ người Đài Loan hơn 2 tuổi gặp nhau lần đầu trong bữa tiệc năm mới 2011.
Chuyện tình mùa lễ hội
‘Đó là lúc tôi biết mình đã tìm thấy tình yêu của cuộc đời. Tôi nhìn Liv và nghĩ rằng tôi sẽ cưới cô gái này làm vợ‘. Liv Lo là một người dẫn chương trình truyền hình kiêm huấn luyện viên thể hình. Cả hai đến nay đã có ba năm hạnh phúc và thường xuyên chia sẻ những hình ảnh đi du lịch cùng nhau hay sánh bước trên thảm đỏ.
Henry Golding giờ đây là lựa chọn của nhiều đạo diễn cho các phim tình cảm hài. Trong phim tới đây có tên Giáng sinh năm ấy (tựa gốc: Last Christmas), anh thủ vai Tom – chàng trai dường như hoàn hảo với trái tim ấm áp – tình cờ gặp gỡ Kate (Emilia Clarke) – cô gái xinh đẹp nhưng buồn chán với cuộc đời bế tắc.
Lang thang khắp London với một chuỗi những quyết định sai lầm tiếp nối nhau, Kate dường như chẳng thế có được một cuộc sống tử tế. Bỗng đến một ngày, Tom, một chàng trai bí ẩn xuất hiện, cùng trải qua nhiều sóng gió và thấu hiểu con người thật của Kate.
Soái ca châu Á ở Hollywood
Giáng sinh năm ấy khởi chiếu ngày 06/12/2019.
Bước sang năm 2020, Henry Golding có tới ba dự án đáng chú ý. Đầu tiên là phim độc lập Monsoon từng quay ở Việt Nam vào năm ngoái và hiện đang đi một số liên hoan phim quốc tế trước khi ra rạp vào năm sau. Vào tháng 1, Henry Golding cũng sẽ xuất hiện bên cạnh dàn tài tử gạo cội như Hugh Grant, Matthew McConaughey, Colin Farrell trong phim hành động The Gentlemen của đạo diễn Guy Richie.
Mới đây nhất, Henry Golding được chọn vào vai chính trong Snake Eyes – bộ phim mới nhất của loạt phim hành động chúng tôi đình đám. Sau khi kết thúc thời gian quảng bá phim Giáng sinh năm ấy trong hai tháng 10 và 11, nay Henry Golding đang ở Vancouver (Canada) để ghi hình cho Snake Eyes.
Bén duyên điện ảnh một cách tình cờ nhưng giờ đây Henry Golding đang có một sự nghiệp đáng mơ ước và trở thành một trong những tài tử bận rộn nhất hiện nay.
Xem trailer Giáng sinh năm ấy
Du Lịch Miền Bắc Nên Đi Đâu
Hàng năm, 30/4 là một trong những dịp nghỉ lễ dài nhất năm. Sẽ thật nhàm chán nếu như không lên kế hoạch “quẩy” cùng với hội bạn thân của mình. Vậy tại sao không lên một kế hoạch du lịch miền Bắc khám phá những vùng đất mới. Vậy 30/4 du lịch miền Bắc nên đi đâu vừa rẻ vừa vui? Cùng BonBon Travel điểm danh 6 điểm du lịch nghỉ lễ dành riêng cho hội bạn thân.
Hà Giang đã quá nổi tiếng trong lòng du khách bởi những cung đường quanh co, chênh vênh một bên là núi một bên là vực sâu thăm thẳm. Tuy nhiên, chính điều này cũng đã làm nên sức hút bất tận cho Hà Giang. Băng qua những con đường đèo để đặt chân bắt đầu hành trình khám phá cuộc sống của những con người vùng cao.
Du lịch Hà Giang không giới hạn bất cứ ai, bên cạnh những điểm du lịch nghỉ lễ nổi tiếng như: cao nguyên đá Đồng Văn, dinh thự họ Vương, cột cờ Lũng Cú, đèo Mã Pì Lèng,… Các bạn cũng có thể ven theo những con đường nhỏ, đi vào sâu trong trong bản để được trải nghiệm cuộc sống người dân vùng cao.
Nếu bạn muốn tìm background siêu chất, thì Hà Giang chắc chắn sẽ để lại cho bạn và hội bạn của mình những bức ảnh “check-in” sống ảo để đời có 1 – 0 – 2 đấy ạ.
Chỉ nằm cách Hà Nội tầm 80km, chỉ bằng 2h di chuyển, chúng ta đã đặt chân đến “Đà Lạt của miền Bắc”. 30/4 là thời điểm chớm hè, bầu không khí se se lạnh càng làm tăng thêm sự thú vị cho chuyến đi.
Bên cạnh rủ nhau check-in sống ảo tại: quảng trường, nhà thờ đá, thác bạc, tháp truyền hình,… Dưới cái lạnh se se cùng hội bạn thân tổ chức tiệc nướng BBQ thì quả thật sẽ không còn gì tuyệt vời hơn đâu ạ.
Mộc Châu những ngày chớm hè được bao phủ một màu trắng tinh khiết của hoa ban, giữa lòng núi rừng xanh biếc rộng lớn, chắc chắn sẽ mang đến những chuyến đi đong đầy biết bao kỷ niệm cùng với hội bạn thân. Rất nhiều bạn trẻ thường nói rằng “đến Mộc Châu chơi vui đến quên lối về”, quả thực Mộc Châu luôn giữ chân bất cứ ai từ vẻ đẹp bình yên của rừng thông bản áng, sự phóng khoáng của thác Dải Yếm, Chinh phục đỉnh Pha Luông cao đến 2000m so với mực nước biển,…
Mộc Châu không chỉ hấp dẫn nhóm bạn thân bởi những điểm “check-in” view cực chất mà còn hấp dẫn các bạn trẻ bởi những món ăn địa phương vô cùng hấp dẫn. Đến Mộc Châu đừng quên cùng hội bạn của mình thưởng thức thịt trâu gác bếp, bê chao, cá suối nướng, xôi ngũ sắc,…
Nếu như Mộc Châu, Hà Giang hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người dân tộc vùng cao. Nhưng Ninh Bình lại khiến du khách phải “ghen tỵ” bởi vẻ đẹp tưởng như “phi tự nhiên” ở nơi đây.
Chỉ mất khoảng 3h để di chuyển từ Hà Nội đến Ninh Bình, các bạn có thể thoải mái bắt đầu hành trình khám phá Ninh Bình đầy thú vị này. Bên cạnh vẻ đẹp bí ẩn của Tràng An, các bạn trẻ càng yêu thích hơn vẻ đẹp thoát tục của “Tuyệt Tình Cốc” – Động Am Tiên hay thiên nhiên hoang sơ với những mỏm đá treo leo trên núi Ngọa Long – Hang Múa chắc chắn sẽ mang đến những bức ảnh “để đời” đấy ạ.
Hành trình khám phá thiên nhiên và con người dân tộc phía Bắc luôn mang lại niềm cảm hứng bất tận cho bất cứ ai. Đằng sau Mộc Châu, Hà Giang, Cao bằng chắc chắn sẽ là điểm dừng chân tiếp theo dành cho hội bạn thân cùng nhau “quẩy quên lối về”.
Hạ Long không hề thiếu bí mật đang chờ các bạn đến khám phá như: động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Mê Cung, đảo Tuần Châu, biển Quan Lạn. Cũng không phải tự nhiên mà BonBon nói Hạ Long là điểm du lịch miền Bắc giá rẻ không thể bỏ lỡ cho hội bạn thân. Bên cạnh những điểm tham quan nổi tiếng, các bạn cũng có thể tham gia những trải nghiệm vô cùng thú vị như: cùng nhau chèo thuyền kayak, ngủ đêm trên thuyền, cùng nhau câu mực về đêm, cùng nhau leo núi,…
Bằng những gợi ý của BonBon Travel, chắc hẳn bạn cũng tìm được câu trả lời “du lịch miền Bắc nên đi đâu?” đúng không nào. Chúng tôi hy vọng bạn cùng hội bạn thân của mình sẽ có một chuyến du lịch miền Bắc giá rẻ vô cùng thú vị và ngập tràn kỷ niệm. Chúc tình bạn của các bạn sẽ luôn bền chặt, luôn đồng hành cùng nhau trên mọi chặng đường trong cuộc sống.
Mọi thắc mắc có thể liên hệ:
Điện thoại : 0989496239 – 0911760000 Mrs. Hương
Liên Kết Vùng Trong Phát Triển Du Lịch Các Tỉnh Tây Bắc Việt Nam
Thứ hai, 26 Tháng 8 2019 09:32
(LLCT) – Liên kết vùng để tạo các sản phẩm du lịch đặc thù và độc đáo nhằm thu hút du khách đã và đang được triển khai tại nhiều nơi trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Đối với vùng Tây Bắc, liên kết đang là xu hướng tốt, được nhiều địa phương tích cực tham gia để phát triển du lịch, một số mô hình liên kết đã cho kết quả bước đầu. Bài viết này nhằm đưa ra một số gợi ý về chính sách liên kết vùng để phát triển du lịch vùng Tây Bắc trên cơ sở phân tích những kết quả đã đạt được cũng như hạn chế cần khắc phục của hoạt động này thời gian qua của các tỉnh Tây Bắc.
Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, theo Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế, doanh thu từ kinh tế du lịch đã vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Tại nhiều quốc gia, du lịch là một trong ba ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch không còn là vấn đề của riêng một vùng hay một quốc gia, mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu. Nhiều nước đã dùng tiêu chí du lịch như một tiêu chí để đánh giá sự phát triển kinh tế cũng như đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân quốc gia mình. Du lịch đối với mỗi quốc gia là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong các hoạt động thu ngoại tệ.
Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, xu hướng liên kết là một quy luật tất yếu của sự phát triển. Liên kết chính là phương châm cho sự phát triển du lịch trong giai đoạn tới nhằm đón đầu xu hướng thế giới dịch chuyển nguồn khách du lịch từ châu Âu sang châu Á. Liên kết vùng để tạo các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù và độc đáo nhằm thu hút sự quan tâm của du khách đã và đang được tiến hành triển khai tại nhiều nơi trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Việc liên kết vùng khiến sản phẩm du lịch có thể tận dụng được nhiều thế mạnh, nâng cao tính cạnh tranh và có độ bền vững cao. Liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch góp phần tạo ra lợi thế về quy mô, tiết kiệm các chi phí trong quảng bá, tổ chức các tour du lịch, cũng như đầu tư kết cấu hạ tầng, chi phí đào tạo…; hạn chế tính cạnh tranh giữa các địa phương trong vùng có sản phẩm du lịch giống nhau; tăng giá trị gia tăng cho các sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, việc liên kết vùng trong du lịch yêu cầu các thành phần liên kết cần thuận lợi về không gian lãnh thổ và điểm tương đồng về tài nguyên để có thể phát huy điểm mạnh và tận dụng tối đa các tài nguyên du lịch cũng như cơ sở vật chất đáp ứng cho sản phẩm du lịch.
1. Một số mô hình liên kết phát triển du lịch của vùng Tây Bắc
Vùng Tây Bắc Việt Nam là một địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, chiếm 1/3 diện tích cả nước với hơn 10 triệu dân. Tây Bắc được thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp hùng vĩ, độc đáo về địa hình, khí hậu, địa chất, cảnh quan và hệ sinh thái có giá trị và sức hấp dẫn du lịch, với nhiều phong cảnh đẹp như: Cao nguyên đá Đồng Văn, Mù Căng Chải, đỉnh Phansipan, đèo Mã Pì Lèng, đèo Pha đin, hồ Pá Khoang, hồ sông Đà, Thác Bà, Na Hang, Núi Cốc, Thác Bản Giốc, hang Pắc Pó, động Ngườm Ngao… Những vườn quốc gia có giá trị như: Hoàng Liên, Ba Bể, Xuân Sơn, Pù Mát… và nơi có các nguồn khoáng nóng như: Kim Bôi, Thanh Thủy, Mỹ Lâm, Uva…; các vùng khí hậu ôn hòa như Sapa, Mộc Châu, Mẫu Sơn, Sìn Hồ… cùng nền văn hóa đa sắc màu với vốn ẩm thực độc đáo. Tây Bắc còn gắn với những giá trị về lịch sử dựng nước và giữ nước như: di tích Đền Hùng, bãi đá cổ Sa Pa, Xín Mần, Điện Biên Phủ, Chiến khu Tân Trào, An toàn khu Định Hóa, Bắc Mê…
Mục tiêu phát triển du lịch Tây Bắc đó là trở thành vùng du lịch đặc trưng, là điểm đến có thương hiệu với những giá trị trải nghiệm đặc sắc về văn hóa, lịch sử và sinh thái cảnh quan hùng vĩ, đóng góp quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế – xã hội của cả vùng. Mục tiêu đến năm 2020, Tây Bắc sẽ đón 2,3 triệu lượt khách quốc tế, 14 triệu lượt khách nội địa, với 1.900 cơ sở lưu trú và 40.000 buồng lưu trú; tổng thu du lịch đạt 22.000 tỷ đồng(1).
Đối với vùng Tây Bắc, liên kết đang là xu hướng tốt, được nhiều địa phương tích cực tham gia để phát triển du lịch, một số mô hình liên kết đã cho kết quả bước đầu. Việc đẩy mạnh liên kết hợp tác sẽ tạo điều kiện cho du lịch Tây Bắc phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương. Thí dụ, mô hình liên kết giữa 3 tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ trong chương trình “Du lịch về cội nguồn”. Theo Ban tổ chức, kể từ khi xây dựng sản phẩm “Du lịch về cội nguồn”, diện mạo kinh tế, xã hội và văn hóa của 3 tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Phú Thọ đã có nhiều thay đổi. Nếu như trước đây, du khách không thể tìm thấy khách sạn hạng sang tại Nghĩa Lộ (Yên Bái) hay Sapa (Lào Cai) thì nay nhiều khách sạn cao cấp mọc lên. Trên địa bàn 3 tỉnh đã có gần 1.000 cơ sở lưu trú, trong đó hơn 100 cơ sở từ 1 đến 4 sao, trên 500 khách sạn và 260 nhà hàng phục vụ du khách.
Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch đặc trưng phát triển nhờ việc kết nối các tour, tuyến, điểm du lịch, như “Cội nguồn đất Tổ”, “Đất ngọc Lục Yên”, “Cội nguồn Tây Bắc”, “Sắc màu vùng cao” đã thu hút du khách. Du khách được tìm hiểu phong tục tập quán, các lễ hội truyền thống, thưởng thức những món đặc sản dân tộc độc đáo, khám phá hang động tại vùng cao Tây Bắc.
Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ VI, năm 2014 là sự kiện lớn có quy mô cấp vùng với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phong phú nhằm thúc đẩy tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về miền đất, con người, tiềm năng văn hóa, du lịch của 6 tỉnh vùng chiến khu Việt Bắc nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Trên cơ sở đó tăng cường mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các tỉnh, đồng thời thu hút các nhà đầu tư đến liên kết, khai thác tiềm năng phát triển du lịch và thu hút khách du lịch đến với Việt Bắc ngày càng tăng.
2. Những hạn chế trong phát triển du lịch của vùng Tây Bắc
Có thể thấy, tiềm năng về tài nguyên du lịch của Tây Bắc rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên đến nay đây vẫn là vùng trũng trong phát triển du lịch, vẫn chưa khai thác hiệu quả và phát triển bền vững, chưa phát triển xứng tầm cả về quy mô và tính chất của vùng, sức cạnh tranh kém so với các vùng du lịch khác trong cả nước. Thực tế cho thấy, Tây Bắc là địa bàn phát triển muộn hơn, đồng thời cũng là vùng có nhiều khó khăn nhất so với các vùng khác trên cả nước, nên số lượng khách du lịch đến vùng còn hạn chế. Hiệu quả kinh tế du lịch còn khiêm tốn, chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế địa phương. Tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành du lịch Tây Bắc chỉ khoảng trên 10%, thấp hơn so với mức bình quân chung cả nước. Theo thống kê, lượng khách du lịch đến Tây Bắc hàng năm chỉ chiếm khoảng 7% lưu lượng khách cả nước, mặc dù số lượng du khách đã tăng dần theo từng năm, nhưng vẫn còn thấp so với các vùng khác. Năm 2013, khách du lịch quốc tế đến Tây Bắc chỉ khoảng 1,23 triệu lượt người (chiếm 16% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam) và tổng doanh thu du lịch của cả vùng chỉ chiếm 3,6% tổng thu du lịch cả nước. Thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2015, số khách du lịch quốc tế đến Tây Bắc là 1,6 triệu lượt so với con số hơn 7,9 triệu lượt khách quốc tế của cả nước(4). Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc, điều kiện hạ tầng còn nhiều khó khăn, hoạt động du lịch còn manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm du lịch còn đơn sơ, rời rạc, chất lượng chưa cao, chưa có thương hiệu thu hút thị trường trong và ngoài nước; nhân lực ngành du lịch còn thiếu và yếu, phần lớn chưa qua đào tạo sâu về chuyên môn nghiệp vụ. Về loại hình du lịch cộng đồng, chưa quy hoạch một cách khoa học, bài bản, nhiều điểm ở Tây Bắc sản phẩm tương tự nhau, chưa xây dựng được các khu du lịch sinh thái.
Trong thời gian qua, việc khai thác du lịch nói chung và tài nguyên du lịch tự nhiên nói riêng ở Tây Bắc còn nhiều bất cập. Các tài nguyên tự nhiên như các hang động, hồ, sông, suối khoáng và các khu rừng nguyên sinh… đang được khai thác chưa bền vững. Hiện tại các vấn đề môi trường ở các tỉnh Tây Bắc do hoạt động du lịch chưa đến mức quá ngưỡng, tuy nhiên, các vấn đề môi trường nảy sinh từ các hoạt động khác cũng ảnh hưởng đến du lịch như vấn đề thiếu nước mùa khô, vấn đề rác thải không được xử lý, diện tích rừng, đặc biệt rừng nguyên sinh ngày càng bị thu hẹp, đa dạng sinh học suy giảm, thiên tai làm cản trở việc tiếp cận các điểm du lịch,… Sự gia tăng du khách cũng gây ra hiện tượng quá tải chất thải tại một số điểm du lịch, dẫn đến hiện tượng suy thoái môi trường.
Những kết quả trong hợp tác quốc tế còn khiêm tốn so với tiềm năng và triển vọng phát triển của vùng bởi những trở ngại, thách thức do cả khách quan và chủ quan mang lại, như: điều kiện giao thông cách trở, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn nhiều yếu kém, nguồn lực hạn chế, năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ địa phương còn chưa đáp ứng yêu cầu quá trình hội nhập, toàn cầu hóa.
Liên kết phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc hầu như mới chỉ dừng lại ở hình thức, trao đổi kinh nghiệm, chưa huy động được nguồn lực và khuyến khích sáng tạo để đầu tư, hiệu quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Chưa phát huy lợi thế riêng có của vùng đó là du lịch cộng đồng đặc trưng gắn với văn hóa dân tộc và các điểm du lịch đặc thù, như du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch cộng đồng gắn với di tích lịch sử… Mặt khác, các hoạt động hợp tác trong liên kết phát triển du lịch vùng Tây Bắc vẫn thiếu sự tư vấn của các chuyên gia; các doanh nghiệp du lịch lớn chưa thực sự vào cuộc để chung tay với khối cơ quan quản lý nhà nước trong phát triển du lịch và dịch vụ. Các sản phẩm du lịch chưa thực sự phong phú và mang đậm bản sắc các dân tộc Tây Bắc. Cơ chế hợp tác giữa 8 tỉnh chưa thể hiện rõ sự ràng buộc trách nhiệm của các tỉnh trong việc tham gia vào các hoạt động chung, dẫn đến kết quả triển khai các hoạt động chưa cao. Bên cạnh đó, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch tại các vùng giáp danh giữa các tỉnh chưa được quan tâm, ảnh hưởng đến việc liên kết tổ chức các tuyến du lịch trong khu vực(5).
3. Một số gợi ý về giải pháp tăng cường liên kết vùng trong phát triển du lịch Tây Bắc thời gian tới
Thứ nhất, xây dựng được cơ chế liên kết hiệu quả.
Tây Bắc là vùng rộng lớn với địa hình hiểm trở, khó có điều kiện để liên kết phát triển du lịch toàn vùng. Muốn liên kết phát triển du lịch về không gian phải có sự kết nối của các tuyến đường giao thông thuận lợi, về thời gian phải có sự thống nhất tương đồng. Tuy nhiên, vùng Tây Bắc có nhiều loại hình tiểu vùng khác nhau và được kết nối bởi các tuyến đường giao thông tương đối thuận tiện cho phát triển tuyến du lịch. Để du lịch vùng Tây Bắc phát triển cần xác định liên kết nhiều cấp độ.
Đối với liên kết theo cấp độ tiểu vùng: các tỉnh miền núi phía bắc do đặc điểm địa hình, giao thông, kinh tế, xã hội đã hình thành một số tiểu vùng như sông Đà (4 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình), sông Hồng (Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ), sông Lô (Hà Giang, Tuyên Quang), tiểu vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn. Mỗi tiểu vùng đều có tuyến đường giao thông huyết mạch chạy qua như đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, quốc lộ 6 (Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên), quốc lộ 2 (Hà Giang – Tuyên Quang), quốc lộ 4 (Cao Bằng – Lạng Sơn)… Ngoài ra, còn các tuyến đường giao thông khác như đường Hồ Chí Minh, 32, 279… các tuyến đường này trở thành cơ sở hạ tầng quan trọng để xây dựng tuyến du lịch liên kết. Bộ máy quản lý của tiểu vùng cần được xây dựng gồm có Chủ tịch tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Chủ tịch hiệp hội các doanh nghiệp du lịch, lãnh đạo phòng nghiệp vụ du lịch… với nhiệm vụ là đề xuất các phối hợp liên kết về du lịch trong thời gian hàng năm và 5 năm. Đồng thời lãnh đạo tiểu vùng còn định hướng những giải pháp, tổ chức thực hiện các đề án, dự án phát triển du lịch mang tính chất liên vùng.
Cùng với liên kết nội vùng, các tỉnh Tây Bắc còn cần phải liên kết với những địa phương trọng điểm du lịch như Hà Nội, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và liên kết phát triển du lịch qua biên giới thu hút khách du lịch từ Trung Quốc, Lào, nhất là các địa phương có cửa khẩu quốc tế là Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên. Hệ thống doanh nghiệp làm du lịch ở các tỉnh Tây Bắc còn ít và chủ yếu quy mô nhỏ nên bên cạnh việc tự nâng cao năng lực thì yếu tố liên kết có ý nghĩa rất quan trọng để tận dụng thế mạnh của nhau về thông tin, sản phẩm, quảng bá…
Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, khối hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng với sự quan tâm của Trung ương, sự chủ động sáng tạo của các địa phương trong vùng, sự hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức như Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Dự án EU… đã thu được những kết quả rất tích cực: góp phần phát triển du lịch bền vững, giảm nghèo cho các cộng đồng được hỗ trợ trực tiếp từ phát triển du lịch; hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và nhân lực du lịch tại các địa phương 8 tỉnh; xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù, độc đáo, không trùng lặp ở các địa phương… mang lại những hiệu quả thiết thực góp phần vào sự thúc đẩy phát triển du lịch vùng và của từng địa phương.
Thứ hai, các tỉnh liên kết nghiên cứu xây dựng các thương hiệu và các sản phẩm du lịch mang bản sắc của mỗi vùng, mỗi địa phương.
Thực tiễn ở nhiều vùng, sự liên kết du lịch khó hiệu quả vì các địa phương đều có các sản phẩm du lịch na ná nhau, thí dụ cùng thưởng thức ẩm thực Thái, ngủ nhà sàn Thái, mua thổ cẩm của người Thái… Nhưng khi triển khai kế hoạch liên kết, mỗi tỉnh cần lựa chọn những nét đặc thù của địa phương, bước đầu quảng bá và tạo sản phẩm du lịch. Tuy cùng là cao nguyên, cùng là loại hình du lịch sinh thái núi nhưng các hoạt động du lịch của Mộc Châu khác hẳn với Sa Pa và cũng không giống với cao nguyên đá Đồng Văn. Mỗi tỉnh tìm ra lợi thế riêng, tạo sản phẩm riêng về du lịch là vấn đề quan trọng để phát huy thế mạnh của liên kết vùng.
Thứ ba, cần coi trọng vấn đề quảng bá, xúc tiến du lịch.
Trước đây, quảng bá du lịch ở Tây Bắc theo hướng tự phát ở mỗi địa phương, nhưng từ khi thực hiện liên kết, được sự giúp đỡ của các chuyên gia SNV và dự án EU, 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng đã nghiên cứu xây dựng logo, trang website riêng bằng tiếng Việt và tiếng Anh và tổ chức tham gia nhiều hội chợ quốc tế… Nhờ quảng bá chung nên các tỉnh đã tạo ra hiệu quả trong công tác quảng bá, xúc tiến. Bên cạnh đó, các tỉnh trong vùng cần chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường, thực hiện các chương trình xúc tiến điểm đến chung Tây Bắc tại các sự kiện, hội chợ chuyên ngành trong nước và quốc tế; tổ chức các sự kiện, diễn đàn phát triển du lịch Tây Bắc gắn với thu hút thị trường khách từ Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Các tỉnh trong vùng Tây Bắc cần có chính sách ưu đãi nhằm tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao, trong đó tập trung phát triển kỹ năng nghề, nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm; bố trí nguồn vốn để thực hiện các dự án phát triển giao thông có tính chất động lực phát triển vùng nhằm tạo sự liên kết về không gian giữa các điểm du lịch quan trọng trên địa bàn miền núi phía Bắc…
Thứ tư, đầu tư nghiên cứu quy hoạch vùng và quy hoạch các điểm, tuyến du lịch của mỗi tỉnh và toàn vùng, từ đó tìm ra vẻ đẹp, bản sắc riêng của mỗi địa phương để xây dựng thế mạnh liên kết.
Vùng Tây Bắc có 30 dân tộc sinh sống, khi xây dựng các điểm du lịch cộng đồng, mỗi tỉnh cần lựa chọn một dân tộc có bản sắc riêng để xây dựng. Các điểm du lịch cộng đồng này cần được quy hoạch thống nhất, không xây dựng tràn lan, tránh sự trùng lặp về sản phẩm du lịch. Trước mắt, các tỉnh Tây Bắc cần nghiên cứu, xây dựng những khu du lịch trọng điểm mang sắc thái riêng của từng tỉnh như Sa Pa (Lào Cai), cao nguyên Mộc Châu (Sơn La), cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), hồ Ba Bể (Bắc Cạn)… Trong mỗi khu du lịch cần phát huy tài nguyên du lịch riêng, sắc thái riêng của từng địa phương để xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù.
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận số 4-2019
(1) https://www.thiennhien.net/2014/05/07/du-lich-vung-tay-bac-day-manh-lien-ket-de-phat-trien.
(2) http://www.baovanhoa.vn/du-lich/artmid/ 416/articleid/1898/hợp-t225c-ph225t-triển-du-lịch-8-tỉnh-tây-bắc-mở-rộng-năm-2018-tập-trung-xây-dựng-sản-phẩm-đặc-thù.
(3) http://www.tourdulichsapa.vn/103 tin-du-lich-sapa/1011_khoi-sac-du-lich-tay-bac-tu-mo-hinh-lien-ket-phat-trien-du-lich.html.
(4) https://congthuong.vn/tay-bac-huong-toi-vung -du-lich-dac-trung-68228.html.
(5) http://www.tourdulichsapa.vn/103_tin-du-lich-sapa/1011_khoi-sac-du-lich-tay-bac-tu-mo-hinh-lien-ket-phat-trien-du-lich.html.
TS Hoàng Ngọc Hải
Học viện Chính trị khu vực I
TS Hồ Thanh Thủy
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Bạn đang đọc nội dung bài viết Du Lịch Các Tỉnh Tây Bắc: Nên Đi Đâu Là Lý Tưởng Nhất? trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!