Cập nhật nội dung chi tiết về Du Lịch Công Nghiệp: Tiềm Năng Mới Cho Ngành Du Lịch mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
.
Với hàng ngàn doanh nghiệp (DN) sản xuất công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, Đồng Nai đang có tiềm năng phát triển du lịch công nghiệp rất lớn. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch này lâu nay vẫn chưa được khai thác hiệu quả.
Khách du lịch tham quan Công ty Ajinomoto Việt Nam tại Khu công nghiệp Long Thành. Ảnh: Thủy Mộc
Các DN sản xuất lâu nay chưa chú trọng đến khai thác du lịch, một kênh có khả năng quảng bá sản phẩm và tăng doanh thu không ít nếu có chiến lược bài bản với các hình thức như: tham quan, tìm hiểu về dây chuyền, công nghệ sản xuất ngay tại nhà máy, được trực tiếp trải nghiệm làm công nhân, thưởng thức sản phẩm tại chỗ…
* Tiềm năng của ngành Du lịch
Hiện nay, các DN đang hoạt động sản xuất trên địa bàn Đồng Nai rất đa dạng về lĩnh vực sản xuất như: sản xuất bánh kẹo, các loại thực phẩm, rau củ quả, gốm sứ, linh kiện điện tử hoặc các vật dụng tiêu dùng… Đây là những tiềm năng để khai thác cho du lịch công nghiệp hiệu quả. Thực tế, Đồng Nai hiện đã có một số DN sản xuất thực phẩm, nguyên liệu chế biến món ăn… đang khai thác khá hiệu quả sản phẩm du lịch công nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Trung, Giám đốc Khối Hoạch định (Công ty Ajinomoto Việt Nam) cho biết, những năm gần đây, Công ty Ajinomoto đã khai thác khá tốt sản phẩm du lịch công nghiệp với đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Khách du lịch đến tham quan nhà máy sẽ được giới thiệu về dây chuyền sản xuất tự động hiện đại, đáp ứng những yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như quy trình sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Ông Trung cho biết, du khách rất thích thú khi tận mắt chứng kiến dây chuyền sản xuất hiện đại được nhập khẩu từ Nhật Bản, tạo ra các dòng sản phẩm như hạt nêm, bột ngọt, gia vị dạng bột và sản phẩm thức uống hòa tan dạng bột… Bên cạnh đó, mọi người cũng hài lòng về cách phục vụ, hướng dẫn của nhân viên khi tham quan nhà máy.
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền (P.Bình Đa, TP.Biên Hòa) cho biết, bà đã từng tham gia một số đoàn đi tham quan các mô hình sản xuất tại các khu công nghiệp của Đồng Nai, Bình Dương. Qua đó, bà Hiền biết nhiều hơn về quy trình sản xuất mặt hàng thiết yếu như sữa, một số loại gia vị mà bà sử dụng hằng ngày. Ngoài việc được tận mắt xem dây chuyền sản xuất hiện đại, khách tham quan còn được trải nghiệm nấu ăn cùng các đầu bếp chuyên nghiệp, được học hỏi thêm những món ăn mới và có thể mua sản phẩm trực tiếp tại công ty để mang về.
* Cần sự liên kết để phát triển
Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành Du lịch, sản phẩm du lịch công nghiệp hiện nay ở hầu hết các địa phương, đặc biệt là địa phương phát triển mạnh như: Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM… chưa được khai thác đúng với tiềm năng.
Khách du lịch mua sản phẩm trực tiếp tại nhà máy sản xuất sau khi tham quan. Ảnh: Thủy Mộc
Tại Đồng Nai, mới chỉ có một vài DN đang khai thác nhưng hiệu quả vẫn chưa như mong đợi. Đồng Nai có các khu, cụm công nghiệp, trong đó có các ngành nghề có thể khai thác du lịch. Điển hình như ngay tại TP.Biên Hòa, Đồng Nai cũng đã có Cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh và nhiều công ty sản xuất khác với rất nhiều lợi thế để thu hút lượng khách du lịch từ các tỉnh, thành lân cận. Tuy nhiên, để sản phẩm du lịch công nghiệp “nên vóc nên hình” thì cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, xúc tiến du lịch địa phương với các DN sản xuất, DN lữ hành.
Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó trưởng phòng Quản lý văn hóa – thể thao và du lịch (Sở VH-TTDL) cho rằng, thời gian qua, một số DN trên địa bàn đã khai thác hiệu quả mô hình này như: Công ty Ajinomoto, Công ty CP Bánh kẹo Biên Hòa, Nhà máy Thủy điện Trị An… Theo ông Hậu, việc khai thác, phát triển sản phẩm du lịch công nghiệp sẽ góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch cho Đồng Nai. Khách tham quan có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về các dây chuyền sản xuất hiện đại, được trải nghiệm trực tiếp quy trình sản xuất từ các nhà máy… Bên cạnh đó, đối với các DN, đây cũng là cơ hội để quảng bá sản phẩm, minh bạch trong sản xuất để tạo niềm tin, khẳng định thương hiệu với khách hàng.
Khuyến khích các DN làm du lịch
Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó trưởng phòng Quản lý văn hóa – thể thao và du lịch cho biết, với đặc thù là tỉnh phát triển công nghiệp, thu hút hàng chục ngàn DN trong và ngoài nước đầu tư, sản xuất kinh doanh, Đồng Nai rất khuyến khích các DN tiếp tục triển khai mô hình tham quan du lịch. Việc phát triển sản phẩm du lịch công nghiệp là một phần trong chiến lược phát triển du lịch chung của tỉnh trong những năm tới. Nếu khai thác tốt, các DN vừa góp phần làm phong phú sản phẩm cho ngành Du lịch, vừa quảng bá chân thực nhất các sản phẩm của mình đến người tiêu dùng.
Thủy Mộc
An Giang: Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch Nông Nghiệp
Nép mình bên tuyến Hương lộ 13, đoạn từ xã An Cư về hồ Ô-tưk-xa là điểm DL sinh thái còn khá mới mẻ: vườn quýt của anh Đỗ Thanh Toàn. Đây là mô hình thuộc dự án phát triển trục DL sinh thái đang được huyện Tịnh Biên xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu của du khách muốn trải nghiệm cảm giác được khám phá những vườn trái cây xanh mát và “đắm mình” trong không gian xanh mát của thiên nhiên.
Anh Toàn cho biết, vườn quýt hiện có 1.200 cây đã 5 năm tuổi với diện tích khoảng 1ha. Lúc đầu, anh chỉ có ý định trồng quýt để bán ở chợ như những nhà vườn khác. Tuy nhiên, nhận thấy nhu cầu tương đối cao của du khách trong việc thưởng thức cảnh vật, cây trái và ẩm thực vườn, anh Toàn quyết định làm DL nông nghiệp. Mục tiêu của người nông dân xứ núi này là phải khai thác tối đa lợi nhuận từ cây quýt và tận dụng ưu thế về du lịch của vùng đất núi non hùng vĩ này.
“Tôi thấy khách DL muốn khám phá, tìm hiểu các vườn trái cây để chụp ảnh rồi thưởng thức ẩm thực nên mới phát triển mô hình này. Từ khi khai trương điểm DL sinh thái Vườn Quýt, tôi thấy du khách gần xa đã bắt đầu tìm đến. Đa phần đều hài lòng khi được nếm thử các món ăn xứ vườn cũng như tham quan vườn quýt đầy trái”- anh Toàn chia sẻ.
Vườn quýt của anh Toàn đang cho trái
Hiện nay, quán Vườn Quýt của anh Toàn phục vụ đặc sản gà đốt lá chúc cùng các món ăn theo nhu cầu của thực khách. Ngoài ra, du khách có thể tham quan, chụp ảnh với vườn quýt và hái trái thưởng thức. Được ngắm nhìn những vườn quýt sai trái, thưởng thức món ăn dân dã ngon miệng, đa phần du khách đều thích thú với điểm DL sinh thái này. Hiện nay, anh Toàn dựng hẳn một căn chòi trên cây để làm điểm tham quan mới cho du khách. Cảm giác vừa thưởng thức gà đốt lá chúc, vừa ngắm nhìn những vườn cây xanh mát và mấy rặng núi mờ ảo xa xa cũng là một trải nghiệm thú vị mà bất cứ ai muốn thử một lần.
Bên cạnh đó, anh Toàn cũng có nguồn thu từ vườn quýt đường của mình với năng suất từ 12-16 tấn/vụ. Hiện nay, vườn quýt đang sai trái và sẵn sàng phục vụ du khách. Đồng thời, anh Toàn còn xử lý kỹ thuật để đón vụ quýt Tết nhằm nâng cao nguồn thu từ mảnh vườn nằm dưới chân núi Cấm này.
Anh Toàn đầu tư hẳn căn chòi trên cây phục vụ du khách
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên, địa phương đang phát triển 3 trục DL sinh thái nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện, gồm: trục Hương lộ 6 (xã An Phú), trục Hương lộ 13 (xã An Cư) và trục Nhà Bàng – Thới Sơn với đoạn từ miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp về chùa Phật Thới Sơn. Với 3 trục DL này, huyện đã vận động các hộ dân cùng tham gia canh tác vườn cây ăn trái theo hướng ứng dụng công nghệ cao kết hợp phát triển các dịch vụ ẩm thực để phục vụ du khách. Theo đó, mô hình của anh Toàn thuộc trục Hương lộ 13 (xã An Cư) đang phát triển tốt và thu hút được du khách.
Không chỉ dưới chân núi Cấm, hiện nay các hộ làm vườn trên núi cũng đang dịch chuyển theo hướng vừa làm nông nghiệp, vừa làm DL. Anh Nguyễn Văn Lường, nhà vườn trên núi Cấm cho biết, gia đình đang canh tác 100 gốc sầu riêng núi theo hướng sinh thái, không sử dụng phân, thuốc hóa học. Do đó, anh sẵn sàng tham gia làm DL để tăng thêm nguồn thu, bởi sầu riêng núi với phẩm chất thơm ngon đặc trưng, luôn thu hút du khách.
Góc nhìn từ căn chòi trên cây khá đẹp
Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang Lê Trung Hiếu phân tích: “Nếu khai thác được loại hình DL sinh thái vườn sẽ thu hút du khách đến với “nóc nhà miền Tây” quanh năm. Bởi, hết mùa hành hương sẽ đến mùa trái cây trên núi thay phiên nhau chín rộ, từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch. Khi ấy, du khách có thể tham quan, chụp ảnh để lưu giữ khoảnh khắc đẹp cùng những góc vườn sai trái trên núi Cấm. Từ đó, nhà vườn trên núi vừa có nguồn thu từ du lịch lại vừa có thể bán nông sản cho du khách”.
Với việc đầu tư, phát triển hoạt động DL nông nghiệp, nhiều nông dân đã cho thấy tư duy dám nghĩ, dám làm nhằm bắt kịp nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, cần có sự hỗ trợ của các ngành và địa phương để người nông dân tích lũy đủ kiến thức làm DL, cũng như có nguồn vốn đầu tư hạ tầng, đáp ứng nhu cầu của du khách gần xa.
THANH TIẾN
Tiềm Năng Của Ngành Du Lịch Tại Việt Nam
Tin tức
25 – 12 – 2019
Đánh giá về tình hình du lịch Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019, theo số liệu từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, tổng số khách du lịch nội địa đạt 45,5 triệu lượt khách, trong đó lượng khách quốc tế đạt khoảng 8,5 triệu lượt (tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018). Cũng trong giai đoạn này, tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 338.200 tỷ đồng (tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái). Ước tính trong năm 2019, du lịch Việt Nam phấn đấu đón khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, quyết tâm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta.
Không có gì quá khó hiểu khi Việt Nam sở hữu những tiềm năng du lịch có một không hai trên thế giới: Với hơn 40.000 di tích và thắng cảnh, 117 bảo tàng lưu giữ lịch sử hào hùng dân tộc ta, Việt Nam còn là một trong số ít quốc gia trên thế giới được UNESCO công nhận 8 di sản, trong đó có 5 di sản văn hóa, 2 di sản tự nhiên và 1 di sản hỗn hợp. Bên cạnh đó,các danh lam thắng cảnh từ miền núi đến đồng bằng, từ các khu dự trữ sinh quyển cho đến tài nguyên du lịch biển dồi dào cũng thu hút không ít khách du lịch đi tới chiêm ngưỡng và thưởng thức.
Ngoài ra Việt Nam còn nổi tiếng với những di sản văn hóa phi vật thể, 54 dân tộc anh em với những bản sắc văn hóa và phong tục tập quán riêng, tạo nên một nền ẩm thực đa dạng và phong phú, lọt vào top 15 quốc gia có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới.
2. Ngành Du lịch có phải lo thất nghiệp?
Theo số liệu của Tổng cục Du lịch cho hay, hiện nay ở nước ta có khoảng 1,3 triệu lao động trong ngành Du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước. Trong đó chỉ có 42% được đào tạo bài bản về du lịch. chúng tôi Phạm Xuân Hậu (Trưởng khoa Du lịch, trường đại học Văn Hiến, TP Hồ Chí Minh) nhận xét, tỉ lệ sinh viên ra trường từ các ngành Du lịch có việc làm như một bức tranh sáng dần, trong đó khoảng 70% trình độ đại học và cao đẳng, 80% trình độ trung cấp tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Với tốc độ phát triển du lịch trong những năm gần đây, ước tính đến năm 2020 ngành Du lịch Việt Nam sẽ tạo ra khoảng hơn 3 triệu việc làm cho các nhóm ngành du lịch và khách sạn. Tuy nhiên số lượng việc làm khổng lồ cũng kèm theo rất nhiều yêu cầu và thử thách. Một trong những đòi hỏi không thể thiếu của nhân viên Du lịch là kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, khả năng giao tiếp và xử lý tình huống… Do đó, nhiều trường đào tạo du lịch hiện nay, trong đó có trường đại học Phú Xuân đã liên kết chặt chẽ với các công ty lữ hành, doanh nghiệp khách sạn để xây dựng các chương trình đào tạo sát với nhu cầu thực tiễn. Ngoài các khóa học chuyên môn, trường đại học Phú Xuân còn tổ chức nhiều buổi tọa đàm, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia, đảm bảo cung cấp đủ hành trang cho sinh viên Du lịch.
Nếu nắm vững kiến thức chuyên môn và thành thạo các kỹ năng mềm, nhiều sinh viên năm 3, năm 4 ngành Du lịch của trường đại học Phú Xuân đã có thể tìm được việc làm với mức lương không nhỏ. Sau một năm tốt nghiệp, trên 95% sinh viên có việc làm phù hợp. Hơn thế nữa, khả năng thăng tiến, môi trường làm việc năng động, sáng tạo và cơ hội được tiếp xúc với các bạn bè khắp năm châu, mở mang tri thức cũng là lý do thu hút hàng ngàn các bạn trẻ đã, đang và sẽ tham gia vào ngành công nghiệp không khói này.
Với những tiềm năng sẵn có, sự quan tâm, hỗ trợ của các ban ngành và đội ngũ doanh nghiệp du lịch có nhiều năm kinh nghiệm, chúng ta cùng tin tưởng, trong tương lai không xa, Du lịch Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được những thành tích vượt bậc, trở thành mũi nhọn kinh tế của đất nước, giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động.
“Home Stay” Dịch Vụ Tiềm Năng Ngành Du Lịch Yên Bái
“Homestay” là loại hình du lịch nghỉ, ngủ tại nhà dân, nơi mà du khách đặt chân đến. Đây là loại hình du lịch dành cho những du khách thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục, tập quán của nhiều nền văn hoá trên mỗi vùng, miền. Hình thức du lịch này chủ yếu dành cho các du khách tham gia loại hình du lịch “phượt”, du khách nước ngoài và gần đây là khách du lịch nội địa.
Để phát triển loại hình du lịch “Homestay”, các hộ gia đình đã cải tạo ngôi nhà của mình và tự trang bị cho khách những đồ dùng cần thiết để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân của du khách. Nơi nghỉ, ngủ được bố trí vách ngăn bằng nứa hoặc một tấm ri – đô bằng thổ cẩm hay vải hoa khổ lớn; chăn, đệm cũng được làm thủ công truyền thống của địa phương như đệm, gối bông lau hay bông gạo… tuỳ theo bản sắc từng địa phương và điều kiện các hộ gia đình. Ngoài dịch vụ nghỉ, ngủ cho khách, các gia đình còn kết hợp bán một số mặt hàng địa phương làm quà lưu niệm như: thổ cẩm, quần áo dân tộc, đệm ghế, gối, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mây tre đan… cùng các đặc sản mật ong hoa rừng, các sản phẩm từ quả sơn tra (táo mèo), mở dịch vụ tắm lá thuốc dân tộc, xông hơi rất hấp dẫn với du khách.
Để Homestay được lan rộng và thực sự hiệu quả, các hộ kinh doanh loại hình du lịch “Homestay” rất cần được hướng dẫn cách tổ chức và phục vụ các đoàn khách cụ thể từ: phòng nghỉ, các món ăn, những điểm tham quan, hướng dẫn khách trong các sinh hoạt của gia đình, cách trò chuyện với khách, giới thiệu văn hoá của địa phương…; cần có chính sách hỗ trợ người dân trong việc đầu tư, xây dựng một số công trình thiết yếu để phục vụ khách du lịch; cần được tham quan học hỏi tại các địa phương đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Hải Hà (Sở Văn hóa TT&DL Yên Bái)
Ý kiến tham luận
Welcome
Bạn đang đọc nội dung bài viết Du Lịch Công Nghiệp: Tiềm Năng Mới Cho Ngành Du Lịch trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!