Cập nhật nội dung chi tiết về Du Lịch Hà Giang Xây Dựng Điểm Đến “Bản Sắc, An Toàn, Thân Thiện” mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các điểm du lịch trong cả nước bị sụt giảm về lượng du khách và doanh thu. Riêng đối với tỉnh Hà Giang, sau thời gian dừng đón khách vì dịch Covid-19, du lịch đang có sự phục hồi mạnh nhờ việc xây dựng các điểm đến “bản sắc, an toàn, thân thiện”.
Mùa hoa Tam giác mạch trên Cao nguyên đá Đồng Văn thu hút sự quan tâm lớn từ du khách trong nước.
Để phục hồi ngành du lịch do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tỉnh Hà Giang thực hiện nhiều giải pháp kích cầu quan trọng. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, ông Nguyễn Văn Sơn cho biết: “Tỉnh Hà Giang xây dựng lộ trình, kế hoạch để xúc tiến quảng bá tiềm năng thế mạnh về du lịch với du khách quốc tế và trong nước. Đặc biệt, trong thời gian đại dịch Covid-19, tỉnh chú trọng khai thác thị trường khách du lịch nội địa với thông điệp điểm đến bản sắc, an toàn, thân thiện”.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tỉnh Hà Giang hướng đến khai thác thị trường khách du lịch trong nước thông qua việc tổ chức hàng loạt hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Đồng thời, tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch liên kết vùng Tây Bắc. Giới thiệu các không gian văn hóa truyền thống tại các hội thảo, trên các trang web, xây dựng các tua tuyến mới gắn với bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc. Điều quan trọng là tỉnh thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh để tạo sự yên tâm, tin tưởng đối với du khách khi thăm Hà Giang.
Sau hơn hai ngày tham quan Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, anh Nguyễn Quang Trung, du khách đến từ quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Tôi chọn Hà Giang là điểm đến trong tháng cuối năm vì muốn cảm nhận cái lạnh trên vùng cao núi đá, được ngắm phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và đặc biệt các điểm đến ở tỉnh vùng cao này đem lại cho tôi cảm giác thực sự an toàn trước những lo ngại về tình hình dịch bệnh Covid-19”.
Khách du lịch trong nước đến với Hà Giang tăng mạnh trong những tháng cuối năm 2020 còn có sự tác động không nhỏ từ Lễ hội hoa Tam giác mạch. Mùa hoa Tam giác mạch ở Hà Giang kéo dài từ tháng 9 đến cuối năm. Loài hoa này tuy nhỏ bé, mong manh nhưng có sức hút kỳ lạ, thu hút từng đoàn du khách, nhất là khách nội địa lên với Hà Giang.
Qua năm lần tổ chức lễ hội đã tạo được sự chú ý mạnh mẽ của truyền thông, thu hút đông đảo khách du lịch, đang trở thành thương hiệu đặc trưng của du lịch Hà Giang. Lễ hội năm nay có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, trải nghiệm sôi nổi, đặc sắc trải dài từ thành phố Hà Giang lên bốn huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn và kéo dài đến cuối tháng 12.
Bà Triệu Thị Tình, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang cho biết, năm 2020, tỉnh Hà Giang tổ chức kỷ niệm 10 năm gia nhập công viên địa chất toàn cầu và Lễ hội hoa Tam giác mạch. Tỉnh đã xây dựng các kế hoạch chi tiết trong chuỗi các hoạt động, trong đó chú trọng đến các lễ hội truyền thống dân gian của đồng bào dân tộc Mông, dân tộc Dao, dân tộc Pà Thẻn, lễ hội dân tộc Giáy.
Quan tâm gìn giữ nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc để thu hút du khách.
Cùng với đó, tổ chức các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm như là dù lượn, đua xe mô tô trên vùng công viên địa chất. Đây là những sản phẩm du lịch đặc trưng để thu hút du khách đến với Hà Giang nhiều hơn, quyết tâm của tỉnh Hà giang là đưa văn hóa du lịch bản sắc, thân thiện, an toàn đến du khách.
Chỉ trong hai tháng 10 và 11, lượng du khách du lịch đến với Hà Giang ghi nhận đạt hơn 500 nghìn lượt người, tăng gần 90% so cùng kỳ năm 2019. Dự báo đến cuối năm 2020, lượng du khách tăng thêm 400 nghìn, cán mốc 1,5 triệu lượt du khách và đạt doanh thu khoảng 1.500 tỷ đồng.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ 17 (nhiệm kỳ 2020-2025) đặt ra mục tiêu xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Để tăng trưởng đều và phát triển bền vững, ngành du lịch Hà Giang vẫn còn nhiều việc phải làm, nhất là việc huy động các nguồn lực kinh tế theo hướng vừa đầu tư vừa khai thác, tập trung phát triển hạ tầng giao thông, đa dạng hóa các sản du lịch dựa trên những tài nguyên sẵn có.
Xây Dựng Thương Hiệu Điểm Đến Cho Ngành Du Lịch Vn
Theo báo cáo tổng kết chín tháng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tính đến hết tháng 9/2012, du lịch Việt Nam thu hút 4.853.155 lượt khách quốc tế, phục vụ khoảng 25,5 triệu lượt khách nội địa, tổng thu du lịch đạt khoảng 110 ngàn tỉ đồng, lần lượt tăng 13%, 6,6% và 15% so với cùng kỳ năm trước. E-paper
Để tạo sức hấp dẫn cho du lịch Việt Nam cần sự chung sức của cả cộng đồng
Đây là một kết quả được đánh giá là khả quan trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và trong nước.
Bên cạnh đó, trong một báo cáo của Công ty Europe-Monitor International tại hội chợ du lịch World Travel Market vừa diễn ra tại Anh, ngành khách sạn tại Việt Nam dẫn đầu về tỷ lệ tăng trưởng gộp hằng năm (Compound Annual Growth Rate – CAGR) tại khu vực châu Á trong giai đoạn 2012-2016, báo hiệu một nguồn cung lớn cho thị trường du lịch trong những năm sắp tới.
Ngành du lịch được đánh giá là một trong những ngành kinh tế trọng yếu của Việt Nam, góp phần tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động phổ thông và thu hút nguồn ngoại tệ lớn từ nước ngoài.
Tuy nhiên, nhằm đảm bảo tốc độ phát triển bền vững của ngành du lịch bản địa trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế khốc liệt hiện nay, những nhà quản lý du lịch công cần vạch ra một chiến lược xây dựng thương hiệu điểm đến rõ ràng và mang tính dài hạn.
Những vấn đề cần quan tâm trong tiếp thị du lịch
Trong quá trình xây dựng một kế hoạch quảng bá du lịch hiệu quả, mỗi điểm đến du lịch, dù lớn hay nhỏ, đều cần xác định và đánh giá những vấn đề cốt lõi sau:
(1) Văn hóa bản địa (ẩm thực, tôn giáo, nghệ thuật, âm nhạc, v.v…)
(2) Địa lý (tài nguyên thiên nhiên, các nước láng giềng, v.v…)
(3) Lịch sử địa phương
(4) Con người
(5) Chính trị
(6) Hạ tầng cơ sở ngành du lịch (đường sá, phương tiện đi lại, khách sạn, v.v…)
(7) Sự an toàn
(8) Các dịch vụ phụ trợ (công ty du lịch, thủ tục xuất nhập cảnh, v.v…)
(9) Các hoạt động du lịch (tắm biển, leo núi, viếng thăm di tích lịch sử/văn hóa, v.v…)
(10) Các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của kế hoạch tiếp thị du lịch
Tư duy khác biệt hóa trong tiếp thị điểm đến
Xu hướng quảng bá du lịch hiện nay vẫn tập trung vào khai thác hình ảnh “cát vàng, biển xanh, nắng ấm” cho các điểm đến du lịch gần biển. Vô hình trung, việc này khiến cho du khách quốc tế khó phân biệt và lựa chọn giữa những điểm đến du lịch bờ biển hiện nay.
Khi các điểm đến du lịch hàng đầu chạy đua phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ địa phương và đẩy mạnh quảng bá, câu hỏi được đặt ra liệu du khách quốc tế mong muốn những sản phẩm dịch vụ cao cấp giống nhau ở mọi điểm đến, hay họ sẽ lựa chọn những địa danh với những đặc trưng riêng?
Du khách hiện đại cần gì?
Cuộc chiến đấu tranh giành khách hàng trong thế kỷ XXI sẽ diễn ra trong tâm trí và trái tim của họ và đó là lý do quảng bá du lịch cần có một chiến lược quản lý thương hiệu hiệu quả.
Một thương hiệu mang đến những giá trị về tinh thần, tình cảm và góp phần định hình “cái tôi” của người sử dụng; mỗi thương hiệu có những cá tính riêng và là sự kết tinh của những giá trị của sản phẩm.
Khi du khách đưa ra một lựa chọn về thương hiệu, trong trường hợp này là lựa chọn một điểm đến để du lịch, họ đang đặt ra một khẳng định về phong cách sống riêng của mình.
Những ví dụ rõ ràng hơn là các bưu thiệp địa phương, những món đồ lưu niệm, những bức hình được chia sẻ cùng người thân và bạn bè, nhằm khẳng định chủ nhân đã đặt chân đến những điểm đến nổi tiếng.
Những đặc điểm của du khách hiện đại là niềm đam mê đối với những thương hiệu lớn, một quỹ thời gian nghỉ ngơi hạn hẹp, chi tiêu tiết kiệm và thông minh hơn, cũng như khó tính hơn trong việc lựa chọn một điểm đến du lịch.
Những vấn đề tiềm ẩn trong xây dựng thương hiệu điểm đến
Một trong những vấn đề đặc trưng của tiếp thị du lịch là sự phức tạp trong mối liên hệ giữa những nhóm quyền lợi và khó khăn trong kiểm soát tuyệt đối.
Người quản lý du lịch công không chỉ phải quan tâm những đặc điểm tự nhiên của sản phẩm du lịch mà còn cần biết về các yêu cầu chính trị, xã hội và kinh tế.
Ngoài ra, họ ít có quyền kiểm soát đối với một số nhóm quyền lợi, ví dụ như các công ty tư nhân và các cơ quan chính phủ khác. Có thể liệt kê sáu nhóm quyền lợi chính sau:
1. Các cơ quan chính phủ cấp trung ương và địa phương
2. Phòng thương mại
3. Các công ty tư nhân
4. Các tổ chức bảo vệ môi trường
5. Các hiệp hội chuyên ngành
6. Các tổ chức vận động xã hội
Một nhà quản lý du lịch thành công cần phải biết cân bằng giữa việc sử dụng những công cụ quảng bá du lịch hiện đại và đảm bảo các quyền lợi của địa phương, khu vực và quốc gia.
Ngoài ra, một vấn đề khác mà những người làm công tác quảng bá du lịch tại các thị trường quốc tế thường gặp phải là sự cạnh tranh gay gắt đến từ các thương hiệu sản phẩm toàn cầu khác, vốn có một ngân sách quảng bá lớn hơn nhiều.
Chính vì vậy, những thương hiệu điểm đến du lịch cần tập trung đầu tư vào các thị trường ngách với chi phí thấp hơn và mang lại hiệu quả cao hơn.
Ngoài ra, những giá trị này cần được đánh giá có phù hợp với nhu cầu hiện tại của khách hàng và mức độ cạnh tranh đối với các điểm đến tương tự.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa nhiều điểm đến hiện nay, việc định hình một thương hiệu độc đáo và khác biệt là vô cùng cần thiết, giúp tạo ra các lợi thế cạnh tranh lâu dài và dễ dàng hơn cho các công tác quảng bá.
Cuối cùng, người phụ trách phát triển thương hiệu du lịch địa phương cần nắm vững câu nói nổi tiếng của Darwin về Thuyết tiến hóa “Không phải những giống loài mạnh hoặc thông minh nhất sẽ tồn tại, mà là những giống loài thích nghi nhanh nhất với những thay đổi trong môi trường sống”.
Xây Dựng Đà Nẵng Thành Điểm Đến Mang Tầm Thế Giới
ĐIỂM ĐẾN AN TOÀN VÀ THÂN THIỆN
Thành phố Đà Nẵng có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Với lợi thế về cảng biển và sân bay quốc tế, cửa ngõ đi và đến các di sản thế giới ở miền Trung, cùng với nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, các bãi tắm đẹp, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch khá đồng bộ, môi trường du lịch được đảm bảo, Đà Nẵng đã và đang trở thành điểm đến an toàn, thân thiện của du khách.
Đà Nẵng còn biết đến với những cây cầu xinh đẹp như cầu Sông Hàn, cầu Thuận Phước, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý… Đồng thời, thành phố có vị trí địa lý thuận lợi, phía Bắc được thiên nhiên bao bọc bởi núi cao với đèo Hải Vân được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan;” phía Tây là Khu Du lịch Bà Nà Hills – một trong những điểm có tiềm năng hút khách du lịch rất lớn; phía Đông Bắc là bán đảo Sơn Trà với nhiều điểm đến ấn tượng mà du khách không thể bỏ qua như chùa Linh Ứng, đỉnh Bàn Cờ… cùng các bãi tắm biển đẹp trải dài từ bán đảo Sơn Trà đến Non Nước; phía Đông Nam là danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Đà Nẵng còn có hệ thống các thiết chế văn hóa nổi tiếng như Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm, Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Mỹ Thuật, Nhà thờ Con Gà… thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan về nét văn hóa miền Trung Việt Nam.
Các sản phẩm du lịch của Đà Nẵng ngày càng đa dạng và nâng cao về chất lượng, nhiều khu, điểm tham quan du lịch được bổ sung phục vụ du khách như Khu làng Pháp, Fantasy Park của Khu du lịch Bà Nà Hills; suối khoáng nóng núi Thần Tài, khu giải trí Helio Center…
Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Nguyễn Xuân Bình cho biết, thành phố đã tổ chức thành công nhiều lễ hội mang tầm cỡ quốc tế như Lễ hội pháo hoa quốc tế, Hội chợ Du lịch quốc tế về nghỉ dưỡng biển và M.I.C.E, Lễ hội Cocofest 2016, Cuộc thi Marathon quốc tế, Cuộc đua thuyền buồm quốc tế Clipper Race, Cuộc thi Iron Man 70.3 Việt Nam… Qua đó, thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng từng bước được khẳng định.
Sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo thành phố, thúc đẩy các ngành, các địa phương cùng vào cuộc tạo đã điều kiện hỗ trợ du lịch phát triển; nâng cao nhận thức người dân thành phố trong việc cùng chung sức phát triển du lịch, gìn giữ môi trường du lịch, tạo hình ảnh du lịch Đà Nẵng thân thiện, mến khách.
Bên cạnh đó, với các cơ chế chính sách hỗ trợ, kêu gọi thu hút được các nhà đầu tư chiến lược…, du lịch Đà Nẵng có những bước phát triển khá nhanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện và nâng cao chất lượng sống cho người dân thành phố.
Số lượng khách đến tham quan du lịch Đà Nẵng có những bước tăng trưởng khá nhanh, năm 2004 đón 649.106 lượt khách, đến năm 2018 đón khoảng 7,66 triệu lượt khách.
Công tác xúc tiến quảng bá du lịch đã được thành phố đầu tư và có sự chuyển biến thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch; quảng bá đến các thị trường quốc tế với quy mô ngày càng tăng về số lượng và chất lượng.
Điểm đến Đà Nẵng đã được nhiều du khách, doanh nghiệp, các tổ chức du lịch, các tạp chí, trang mạng chuyên về du lịch trên thế giới bình chọn và đánh giá cao, với các danh hiệu được bình chọn như tốp 10 điểm đến hấp dẫn hàng đầu châu Á (từ năm 2013-2016); tốp 10 điểm đến mới nổi sáng giá nhất thế giới năm 2015.
Đặc biệt, trong tháng 10/2016, thành phố Đà Nẵng nhận được giải thưởng danh giá “Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á” của Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới World Travel Awards; Khu nghỉ dưỡng Naman Retreat nhận giải thưởng “Khu nghỉ dưỡng retreat hàng đầu châu Á;” Khu nghỉ dưỡng cao cấp Intercontinental Danang Sun Peninsula với các danh hiệu danh giá “Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới,” “Khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất châu Á”…
Những danh hiệu đạt được đã góp phần định vị hình ảnh và từng bước khẳng định thương hiệu của du lịch thành phố đến thị trường trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, du lịch Đà Nẵng vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc cần được khắc phục trong thời gian đến. Đó là quy mô của doanh nghiệp du lịch Đà Nẵng còn nhỏ, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, thiếu sản phẩm dịch vụ vui chơi giải trí về đêm và trung tâm thương mại giải trí tập trung quy mô lớn.
Nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp với yêu cầu phát triển nhanh. Môi trường biển có nguy cơ ô nhiễm. Nguy cơ quá tải về khả năng cung ứng của hạ tầng kỹ thuật thành phố (thiếu bãi đỗ xe, xử lý nước thải; ùn tắc giao thông cục bộ…), thiếu cơ chế chính sách và quỹ đất để thu hút đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ cũng như nguồn lực để đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch ở nước ngoài…
LIÊN KẾT XÂY DỰNG ĐIỂM ĐẾN MANG TẦM THẾ GIỚI
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng Võ Công Trí cho biết, tiếp nối những thành tựu đã đạt được, Đà Nẵng đang triển khai thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Trong đó, thành phố tập trung phát triển ba trụ cột chính là du lịch, công nghiệp công nghệ cao, kinh tế biển.
Để đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống, thời gian tới, Đà Nẵng tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, gìn giữ môi trường du lịch, phát triển du lịch theo hướng bền vững; tuyên truyền và làm chuyển biến hơn nữa nhận thức, tư duy về phát triển du lịch đến các cấp ủy Đảng, sở, ban, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí động lực của du lịch, xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Bên cạnh đó, thành phố tổ chức tập huấn kiến thức về du lịch đến người dân và nhân rộng các điển hình tốt về phát triển du lịch ở địa phương; vận động các cơ quan, đơn vị, các tầng lớp nhân dân và du khách tuân thủ và thực hiện tốt Bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch.
Đà Nẵng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động du lịch, làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường; bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và đặc biệt sớm xử lý nguy cơ ô nhiễm môi trường biển. Đồng thời, thành phố tạo môi trường đầu tư tốt cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ…
Đà Nẵng xúc tiến đầu tư phát triển các cụm dịch vụ du lịch biển, các bãi tắm mới, các khu nghỉ dưỡng chất lượng cao, xem đây là sản phẩm chủ lực, có khả năng cạnh tranh cao trong khu vực và thế giới; tiếp tục kêu gọi đầu tư hình thành các sản phẩm du lịch sinh thái làng quê, làng nghề truyền thống theo hướng kết hợp bảo tồn và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch Khu Du lịch Làng Vân, Công viên Đại Dương, Công viên Vườn thú Safari, Công viên Văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn, Hải Vân Quan.
Cùng với đó, Đà Nẵng phát triển du lịch sinh thái phía Tây thành phố và Khu Du lịch quốc gia bán đảo Sơn Trà; đầu tư phát triển các điểm đến dọc các tuyến đường thủy nội địa của thành phố.
Thành phố tiếp tục khai thác có hiệu quả loại hình du lịch công vụ (MICE), tăng các chuyến bay quốc tế đến Đà Nẵng; nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức các sự kiện du lịch. Thành phố chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao của Việt Nam và nước ngoài, cơ quan báo chí để đăng cai tổ chức các sự kiện, văn hóa, thể thao, du lịch lớn tại Đà Nẵng…
Ông Lê Phi Hùng, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn du lịch vẻ đẹp Á Châu cho biết thực hiện chủ trương phát triển du lịch theo hướng bền vững, doanh nghiệp đang nỗ lực đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch, các nhà cung ứng tạo thành chuỗi liên kết về phát triển sản phẩm, dịch vụ, xúc tiến, quảng bá để tạo sản phẩm đặc trưng, cạnh tranh thu hút khách đến tham quan du lịch Đà Nẵng.
Thành phố Đà Nẵng được nhận định là trung tâm phát triển du lịch của khu vực, các hoạt động liên kết quảng bá du lịch được thực hiện ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả. Các hội chợ chuyên nghiệp trong nước đã được các địa phương chủ động phối hợp tham gia, nhiều chương trình, sản phẩm đã được quảng bá đến các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Năm 2018, Sở Du lịch Đà Nẵng triển khai tốt và hiệu quả các hoạt động xúc tiến, liên kết với vai trò là trưởng liên kết 4 địa phương (Quảng Nam-Đà Nẵng-Thừa Thiên-Huế-Hà Nội); tham mưu cơ chế chính sách ưu đãi phát triển du lịch (Thừa Thiên-Huế-Đà Nẵng-Quảng Nam) trình Thủ tướng Chính phủ; nghiên cứu, xúc tiến thành lập văn phòng đại diện du lịch chung của hai địa phương tại các thị trường trọng điểm như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Nga.
Đồng thời, thành phố phối hợp xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của hai địa phương là du lịch biển và nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và văn hóa, du lịch biển đảo, du lịch đường sông nhằm phát huy lợi thế tài nguyên du lịch hai địa phương.
Đà Nẵng còn chủ động phối hợp trong công tác chấn chỉnh hoạt động lữ hành trái phép, hoạt động hướng dẫn viên là người nước ngoài nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh; phối hợp luân phiên hàng năm tổ chức Festival ẩm thực vùng Thuận-Quảng tại Thừa Thiên-Huế và Đà Nẵng nhằm giới thiệu các đặc sản của địa phương đến người dân và khách du lịch.
Theo ông Trần Chí Cường, Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng, để phát phát huy hết tiềm năng, thế mạnh trong phát triển du lịch, mỗi tỉnh, thành phố phải phát huy hết tiềm lực của mình trên cơ sở phân chia, phân biệt để phát huy hết tiềm du lịch của từng tỉnh, thành, tránh tình trạng cùng cạnh tranh một sản phẩm rồi dẫm chân lên nhau, có những tiềm năng du lịch thì bỏ trống, không khai thác…
Với chủ trương khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào chuỗi giá trị du lịch, tích cực liên kết vùng để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của mình, Đà Nẵng đang đưa ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của thành phố trẻ bên bờ sông Hàn thơ mộng./.
(TTXVN)
Xây Dựng Khu Du Lịch Chùa Dơi Thành Điểm Đến Hấp Dẫn Du Khách
Lâu nay, du khách trong ngoài nước biết đến Sóc Trăng qua các thắng cảnh chùa Dơi, chùa Đất Sét, chùa Chén Kiểu… Người cố cựu ở Sóc Trăng chẳng biết Dơi Quạ (còn gọi là Dơi Ngựa) ở chùa Mahatup khi nào. Các cụ cao tuổi người Khmer ở đây cho biết khi mới sinh ra đã nghe tiếng dơi kêu chíu chít, rộn rã trên cây rồi. Thuở ấy, con đường đi qua chùa Dơi chỉ là con đường mòn trên giồng cát. Đi đến chùa Dơi, cách hằng trăm mét đã nghe tiếng của chúng. Dơi sinh sống trên cây trong vườn chùa từ cổng trước đến sau chùa. Hai cánh dơi có móc ngoặc vào cành cây và treo ngược lủng lẳng trên cành. Nhìn từ xa như những chùm quả đung đưa trong nắng sớm. Năm 1997, chùa Mahatup được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa về Danh lam thắng cảnh thiên nhiên.
Mọi người đến chùa Dơi tham quan ngày càng nhiều. Năm 2012, một doanh nghiệp đứng ra nhận thầu, cải tạo và xây dựng thành Khu Du lịch chùa Dơi như hiện nay. Từ bãi đậu xe, du khách được đưa đón bằng xe điện vào chùa chỉ với mười ngàn đồng hai lượt đi về. Du khách có thể tham quan Chánh điện chùa, chiêm ngưỡng từng nét hoa văn tinh xảo ở khắp nơi trên Chánh điện từ bệ thờ, hàng cột, bao lam, mái đỡ, nóc nhà đến các bức tranh trên vách, trên nóc…Du khách có thể vòng ra sau chùa theo lối đường xi-măng để xem những chú dơi chin chít trên cành. Thỉnh thoảng một vài con bay lên, dang đôi cánh rộng dài cả thước, chấp chới vài vòng lượn rồi sà lại cành cây như cũ, như một cữ tập dượt cho những chú dơi con. Trời chạng vạng, khoảng năm sáu giờ chiều, đàn dơi bay đi, đến những nơi có trái chín như vùng trái cây Kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung để kiếm ăn. Hừng đông, năm sáu giờ sáng là chúng lại quay về, chíu chít ầm ỉ vang một góc trời. Hòa thượng Kim Rên, vào chùa tu năm 1969, trụ trì từ năm 1977 đến nay, cho biết : “ Khoảng hai mươi năm nay, đàn dơi cứ vơi dần do nạn săn bắt trái phép. Đàn dơi bây giờ chỉ còn lại một hai phần”. Vừa nói, ông vừa lắc lắc đầu, nói giọng buồn buồn như lực bất tòng tâm : “Làm gì để khôi phục lại đàn dơi như xưa ?”. Sư thầy Kim Rên cho biết, hằng năm khách du lịch đến chùa đông nhất vào tháng Giêng, tháng hai, mỗi ngày có hằng ngàn người đến viếng. Sau đó ít dần khi mùa mưa đến. Hiện tại thì hằng trăm người mỗi ngày.
Cổng chính chùa Mahatup với xe điện đưa đón khách
Hiện nay, du khách thường đến Sóc Trăng qua các tour du lịch Cà Mau, Bạc Liêu rồi tạt vào Chùa Dơi chỉ vài tiếng đồng hồ tham quan. Hoặc bạn bè, đồng nghiệp từ Nam tới Bắc của các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp trong tỉnh đến Sóc Trăng nhân các dịp lễ hội nào đó. Một hạn chế có thể khắc phục trong Khu Du lịch Chùa Dơi hiện nay là cần sắp xếp đúng nơi, đúng chỗ cho những người bán hàng rong để họ bảo đảm được cuộc sống. Đừng để họ bám quanh cổng và đường vào chùa níu chân du khách, dễ làm tắc nghẽn lối đi. Đó là chưa kể có những người bán thực phẩm như khô cá mặn, củ cải muối, ruồi đậu kiến bu lại để trên nền đường, khi có khách lại bưng đến mời mọc, rất mất vệ sinh và làm mất vẻ mỹ quan, hiếu khách của người Sóc Trăng. Lại còn rác rến, nhất là bao ni-lon được người dân thu gom rồi đổ cặp theo lề đường bên phải gần trường học phía sau chùa, trên đường đi ra tỉnh lộ 8, cách cổng chính hơn trăm mét.
Chùa Dơi chưa níu chân du khách bằng những đặc thù văn hóa Khmer: Những điệu múa cổ điển Rô-băm, những làn điệu Rom-vông, Lâm-thôn, hát À-day, đối đáp…; Những chiếc mặt nạ Khỉ thần Hanuman, Chằn tinh được làm từ những nghệ nhân người Khmer; Những dụng cụ lao động, sinh hoạt của người Khmer như cái nơm cá, cái lờ, cái lọp, hộp trầu, rổ cá, rọng cá, thúng dê …từ nghề đan đát tre, trúc được thu nhỏ xinh xắn, tinh xảo để du khách có thể kỷ niệm một chuyến di, làm quà cho bạn bè. Hay những bức tượng điêu khắc từ cơ sở trong chùa có từ hai năm nay bởi những nghệ nhân trẻ đã qua trường lớp điêu khắc dân gian: tượng Phật ngồi dưới cội bồ đề, tượng Quan Công, con voi, con rồng, con hạc, chim đại bàng… từ những gốc cây xù xì, thô nhám, và có giá chấp nhận được với du khách.
Sư Lý Thảo Nghệ nhân điêu khắc dân gian đang làm việc tại cơ sở trong chùa
Để níu chân du khách ở lại Sóc Trăng một hai đêm thì Khu Du lịch chùa Dơi cần có những liên kết với Đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng để tạo ra những sản phẩm văn hóa-sân khấu phong phú. Ngành du lịch cần kết nối các loại hình du lịch trên sông về miệt vườn Kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung hay du lịch sinh thái cồn nổi, tham quan rừng bần An Thạnh Nam, về nguồn Đền thờ Bác Hồ hoặc tham quan Cảng biển Trần Đề. Tùy theo đối tượng du khách mà chọn các loại hình phù hợp, chỉ cần mỗi nơi một buổi đã níu chân du khách được hai ba ngày. Đó là chưa nói đến Rừng tràm Mỹ Phước với di tích Căn cứ Tỉnh ủy, Chợ nổi Ngã Năm, giồng cát Vĩnh Châu với nhiều đặc sản nổi tiếng nhãn, hành tím, củ cải mặn ngọt…
*
* *
Tiềm năng du lịch Sóc Trăng còn nhiều lối mở, nếu khéo vận dụng liên kết chặt chẽ những tuor du lịch từ các tỉnh bạn và tổ chức tốt khâu đón tiếp ân cần, chu đáo để du khách hưởng thụ những sản phẩm văn hóa Khmer Sóc Trăng một cách sảng khoái, vui vẻ, thì chắc chắn Du lịch Sóc Trăng sẽ có nhiều hứa hẹn phát triển.
NGUYÊN ĐẠT
Bạn đang đọc nội dung bài viết Du Lịch Hà Giang Xây Dựng Điểm Đến “Bản Sắc, An Toàn, Thân Thiện” trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!