Cập nhật nội dung chi tiết về Du Lịch Quảng Bình Đối Mặt Covid mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(QBĐT) – Những tổn thất nặng nề của ngành du lịch do Covid-19 gây ra có thể dễ dàng nhận thấy qua từng số liệu thống kê, từng khung cảnh ảm đạm, vắng khách, nhưng qua đó, nhiều kinh nghiệm, bài học quản lý đã được rút ra. Và không ít doanh nghiệp tận dụng “thời cơ” để “làm mới mình”, tái cơ cấu, chuyển hướng dòng khách và chuẩn bị cho những kế hoạch dài hơi. Sau tất cả, những người làm du lịch, nhất là du lịch ở địa phương còn nhiều khó khăn như Quảng Bình, sẽ cùng hướng tới các mục tiêu chinh phục mới với những kế hoạch, chiến lược bền gan và bền vững.
Những bài học “đắt giá”…
Anh Nguyễn Minh Tuấn (SN 1989, quê xã Phú Định, huyện Bố Trạch) quyết định mở homestay Palafita Bungalow ở xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu. Anh chia sẻ, vốn được học hành bài bản về kỹ sư phần mềm, vì cơ duyên, anh kinh doanh nhà hàng tại xã Sơn Trạch (nay là thị trấn Phong Nha), nhận thấy lượng khách quốc tế ổn định, nhu cầu cơ sở lưu trú cao, năm 2019, anh mở homestay này với phong cách hiện đại, 6 phòng, mỗi phòng là 1 bungalow riêng biệt, có thể phục vụ tối đa gia đình 4-5 người. Đây cũng là thời gian các xã vùng đệm Phong Nha-Kẻ Bàng “nở rộ” homestay, farmstay. Hơn 1 năm ổn định, khách quốc tế yêu thích, công suất sử dụng phòng của Palafita Bungalow đạt tối đa.
Khi Covid-19 bùng phát, homestay gặp vô vàn khó khăn khi đối tượng khách chính vắng bóng, khách nội địa dù đẩy mạnh quảng bá vẫn rất khó tiếp cận. Bởi theo anh Tuấn, ngay từ đầu, homestay đã định hướng dòng khách, nên giờ chuyển đổi rất gian nan. Hiện tại, chi phí duy trì homestay và nợ ngân hàng, khiến anh đang phải xoay xở rất nhiều cách thức. Đã có một số đề nghị mua Palafita Bungalow, nhưng đây là “đứa con tinh thần” quý giá nên anh quyết định sẽ không bán mà nỗ lực duy trì ít nhất thêm 1 năm nữa, mong chờ sự ổn định của thị trường.
Hầu hết các homestay, farmstay ở khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng phải chịu cảnh vắng khách trong mùa Covid-19.
Ông Đỗ Văn Phúc, Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Trạch cho biết, những cơ sở lưu trú gặp khó khăn như Palfita Bungalow là khá phổ biến trên địa bàn xã. Toàn xã hiện có hơn 20 homestay và điểm đến “check-in’’, hầu như đều gặp ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19 và thiên tai trong năm 2020. Trên thực tế, thời gian qua, xuất hiện nhiều homestay do bà con xây dựng tự phát, rập khuôn máy móc, được đầu tư nguồn vốn lớn (chủ yếu là vay vốn ngân hàng) trong khi nhân lực chưa qua đào tạo về du lịch, trình độ thấp. Khi đối mặt với thách thức, bà con lúng túng không biết xoay xở, không ít mô hình phải rao bán trả nợ ngân hàng.
“Thời gian tới, xã tiếp tục khuyến khích bà con phát triển du lịch cộng đồng theo hướng sáng tạo, đổi mới, kết hợp tiêu thụ các nông sản truyền thống địa phương, như: ổi, chuối, tiêu, dầu lạc…, nhất là sản phẩm OCOP để tạo điểm nhấn cho các sản phẩm du lịch. Đồng thời, xã tiếp tục là cầu nối với các sở, ban, ngành, đoàn thể để người dân làm du lịch trên địa bàn tiếp tục được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về du lịch”, ông Đỗ Văn Phúc chia sẻ thêm.
Thực tế này còn khắc nghiệt hơn ở thị trấn Phong Nha, xã Cự Nẫm-cái nôi của du lịch cộng đồng Quảng Bình và thậm chí cả ở TP. Đồng Hới. Như vậy, rõ ràng, một chiến lược kinh doanh được nghiên cứu, định hướng bài bản là nguyên tắc không thể thiếu với bất cứ cơ sở kinh doanh du lịch địa phương nào. Chính tâm lý a dua, làm theo số đông sẽ khó mang lại sự bền vững.
Về thực tế này, ông Đặng Đông Hà, Phó Giám đốc Sở Du lịch khẳng định, sắp tới, Sở sẽ đề xuất quản lý phân cấp, theo đó, sẽ giao mảng du lịch cộng đồng cho cấp huyện để có sự quản lý sâu sát, hiệu quả và trách nhiệm nhất.
Chú trọng du lịch khám phá văn hóa, lịch sử sẽ là hướng đi tiềm năng của du lịch Quảng Bình trong thời gian tới. (Ảnh: Netin)
Sẵn sàng phương án kinh doanh khác ngoài du lịch và quỹ dự phòng là hai điều tiếc nuối chưa làm được của không ít doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh khi đối mặt với thách thức Covid-19.
Theo ông Trần Xuân Cương, Giám đốc Công ty TNHH Thông tin và du lịch Netin, trước khi Covid-19 bùng phát, công ty đã có ý định phát triển thêm về mảng phần mềm du lịch, nhưng do công việc cứ cuốn theo khiến “ý tưởng mãi là ý tưởng”. Nếu có sự mạnh dạn và quyết đoán hơn với mảng kinh doanh này, có thể, công ty sẽ bớt khó khăn hơn khi du lịch đóng băng thời gian qua. Đồng thời, quỹ dự phòng là điều công ty chưa hề nghĩ đến vì tự tin vào sự ổn định của thị trường. Sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, đội ngũ lãnh đạo công ty chắc chắn sẽ cân nhắc về 2 vấn đề này một cách thấu đáo và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, kế hoạch chi tiết.
Một trong những thành công của Công ty Oxalis Adventures trong năm 2020 chính là nỗ lực duy trì đội ngũ nhân lực mặc dù phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Không những vậy, Oxalis vẫn tiếp tục đồng hành tích cực cùng tỉnh Quảng Bình để thực hiện các chương trình quảng bá truyền thông lớn, mang lại thương hiệu cho du lịch tỉnh nhà.
Ông Nguyễn Châu Á, Tổng Giám đốc Oxalis Adventures chia sẻ ngắn gọn, đó là nhờ chiến lược đối diện khủng hoảng đúng đắn và quỹ dự phòng đầy đủ. Đồng thời, cần biết định vị sản phẩm, bảo đảm yếu tố an toàn, minh bạch, xác định đối tượng khách hàng hợp lý trong từng thời điểm và thích ứng linh hoạt trong tiếp thị.
Đẩy mạnh liên kết để tồn tại và phát triển
“Sở Du lịch vừa có văn bản đề nghị các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh thống kê các thiệt hại do dịch bệnh Covid-19, thiên tai trong năm vừa qua; đề xuất các kiến nghị… Sở Du lịch sẽ tổng hợp và triển khai các hướng giải quyết kịp thời. Thời gian tới, sở tiếp tục hỗ trợ tích cực các đơn vị kinh doanh du lịch trong xúc tiến, quảng bá, đào tạo nhân lực và tăng cường đối thoại, chia sẻ khó khăn…”, Phó Giám đốc Sở Du lịch Đặng Đông Hà cho biết.
Để sẵn sàng cho mùa du lịch mới của năm 2021, theo ông Đặng Đông Hà, Phó Giám đốc Sở Du lịch, sắp tới đây, nhiều hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch, mở rộng thị trường sẽ được triển khai, như: tham gia các các hoạt động hợp tác của vùng Bắc Trung bộ mở rộng và Quảng Bình-Thừa Thiên Huế-Quảng Nam-Đã Nẵng; thống nhất chương trình hợp tác 4 tỉnh Quảng Bình-Thừa Thiên Huế-Quảng Nam-Đà Nẵng; tăng cường liên kết với các tỉnh Nam Trung bộ và Bắc Trung bộ để quảng bá du lịch tại 2 thị trường khách nội địa lớn là Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh… Ngoài ra, Sở Du lịch sẽ kết hợp đẩy mạnh quảng bá trên nền tảng số, trong đó, nổi bật là các chương trình giới thiệu điểm đến thông qua người nổi tiếng, blogger du lịch và báo chí quốc tế.
Đồng hành với tích cực đẩy mạnh liên kết bên ngoài, liên kết nội tại, giữa các đơn vị kinh doanh du lịch với nhau cũng rất cần được thúc đẩy mạnh mẽ, không chỉ riêng trong quảng bá, giới thiệu du lịch mà còn rất cần ở các hoạt động khác. Đó là mấu chốt cho sự thành công, tránh “mạnh ai đường nấy chạy”, làm giảm hiệu quả chung. Ông Nguyễn Châu Á, Tổng Giám đốc Oxalis Adventures khẳng định, sự hợp tác trong xúc tiến, quảng bá đóng vai trò rất quan trọng, cộng đồng doanh nghiệp phải cùng hợp tác để hiệu quả mang lại cao nhất, nếu chỉ một vài cá nhân tích cực tham gia, thì sẽ rất khó có thể nâng tầm thương hiệu điểm đến Quảng Bình.
Mai Nhân
Phát Triển Du Lịch Quảng Nam Và Đà Nẵng Hậu Covid
Toàn cảnh hội thảo – Ảnh: VGP/Thế Phong
Đại dịch COVID-19 đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành kinh tế du lịch cả nước nói chung và tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng nói riêng. Trong năm 2020, Đà Nẵng đặt mục tiêu đón 9,8 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch, tuy nhiên, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, từ tháng 3/2020, Sở Du lịch thành phố đã phải gửi văn bản đề nghị các doanh nghiệp lữ hành tạm dừng khai thác khách đi và đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch, tạm dừng các hoạt động lữ hành nội địa, dừng dịch vụ booking du lịch trực tuyến; các điểm du lịch cũng ngừng phục vụ khách.
Sau đợt dịch COVID-19 lần thứ 2, cả ngành du lịch Đà Nẵng gần như “kiệt sức”. Khách du lịch sụt giảm nghiêm trọng. Số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ năm 2020 ước đạt hơn 2,7 triệu lượt, đạt 34,3% kế hoạch, giảm 62,6% so với năm 2019, trong đó, khách quốc tế giảm 69,2%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành ước đạt hơn 15.000 tỷ đồng, giảm 40,7%. Các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực du lịch chịu tác động mạnh nhất, kéo theo các lĩnh vực khác cũng bị ngưng trệ.
Còn tại Quảng Nam, tổng lượng khách tham quan, lưu trú du lịch năm 2020 ước đạt, 1.467.400 lượt khách, giảm 81% so với cùng kỳ 2019; doanh thu từ tham quan, lưu trú du lịch năm 2020 ước đạt 1.068 tỷ đồng, giảm 82% so với cùng kỳ năm 2019. Ước thiệt hại của ngành du lịch do ảnh hưởng của dịch COVID-19 là trên 6.000 tỷ đồng. Khoảng 14.000 lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp du lịch tạm ngừng việc, nghỉ luân phiên, nghỉ việc. Dự báo, tình trạng khó khăn của ngành du lịch sẽ còn kéo dài.
Trước những khó khăn, thiệt hại do dịch bệnh gây ra, bên cạnh những chính sách do Chính phủ ban hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp du lịch như thuế, bảo hiểm xã hội, lãi vay, thuê đất, giảm giá điện, hỗ trợ người lao động… Quảng Nam và Đà Nẵng đã chủ động đề ra các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ, để phục hồi, phát triển du lịch sau COVID-19.
Đến nay, mặc dù dịch bệnh được kiểm soát trong cộng đồng nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể mở cửa đón khách trở lại do đã vào mùa mưa bão và tâm lý lo lây lan dịch trở lại khi đi du lịch thời điểm này. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, với tình hình dịch bệnh như hiện nay thì doanh nghiệp khó duy trì kinh doanh.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên thế giới, các địa phương, ngành du lịch cần cập nhật triển khai kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19 đến doanh nghiệp kinh doanh du lịch và người dân; tăng cường công tác kiểm tra phòng chống dịch tại các doanh nghiệp, cơ sở du lịch; đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống dịch và thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế.
Tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp du lịch hoạt động. Tiếp tục nâng cao sản phẩm du lịch, dịch vụ hiện có, xây dựng sản phẩm du lịch dịch vụ mới sẵn sàng phục vụ du khách khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát ở khu vực và quốc tế.
Tiếp tục triển khai công tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch “3 địa phương, một điểm đến” giữa Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế. Đẩy mạnh liên kết du lịch miền Trung với trung tâm Hà Nội, TPHCM và các khu vực khác. Tăng cường hợp tác công-tư trong quảng bá, xúc tiến du lịch, giới thiệu điểm đến an toàn và thân thiện; liên kết các ngành, lĩnh vực như hàng không, thương mại, truyền thông để xúc tiến, quảng bá.
Tổ chức kích cầu du lịch bằng chuỗi các sự kiện vào cuối năm 2020; tiếp tục xây dựng, triển khai gói kích cầu du lịch năm 2021. Đẩy mạnh truyền thông giới thiệu, quảng bá các gói kích cầu du lịch trên truyền thông, ấn phẩm du lịch và trên mạng xã hội. Tổ chức chương trình tour ưu đãi du lịch nội địa nhằm khuyến khích người dân đi tham quan, du lịch vào dịp cuối năm và Tết cổ truyền, tạo không khí sôi động cho hoạt động du lịch.
PGS.TS Hồ Việt Hạnh, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ cho rằng sau dịch COVID-19, sự hồi phục của ngành du lịch nội địa sẽ kéo theo sự phục hồi của nhiều ngành kinh tế khác. Việc tái khởi động kích cầu du lịch nội địa là một giải pháp thiết thực nhằm phục hồi ngành du lịch trong những tháng cuối năm 2020, cũng là cơ hội vàng để du khách nội địa khám phá các điểm du lịch hàng đầu và nhiều địa điểm chưa biết đến của Việt Nam. Đây được xem là một chủ trương kịp thời mang lại hiệu quả cho ngành du lịch trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay.
Thế Phong
Du Lịch Quảng Bình 2022: Đặc Sản Quảng Bình
Du lịch Quảng Bình 2017: Đặc sản Quảng Bình – Đến Quảng Bình mua gì làm quà ?
Những món ăn dân dã và đặc sản Quảng Bình thì rất nhiều, song cũng như bao vùng đất khác, ngoài những món ẩm thực được dùng tại chỗ thì Quảng Bình còn có những sản phẩm ẩm thực phục vụ cho khách du lịch làm quà cho người thân, bạn bè và gia đình. Để có được những món quà độc đáo ý nghĩa sau chuyến du lịch Phong Nha xin giới thiệu với du khách một số món ăn làm quà đặc sản của vùng đất này .
Khoai deo
Thưởng thức khoai deo mọi người sẽ có cảm giác là lạ, mà lại quen quen. Những ai mới thưởng thức lần đầu sẽ thấy quen nhưng khó có thể nhận ra đó là khoai lang. Nhưng thử một lần sẽ “nghiện” và nhớ mãi hương vị của nó.
Khoai deo từ lâu đã trở thành đặc sản của Quảng Bình. Người ở phương xa về, hay người từ nơi khác đến lúc ra đi, không ai mà không mang theo thứ khoai deo đậm đà hương vị đất Quảng này làm quà. Chợ Đồng Hới là nơi bày bán khoai deo ngon và rẻ nhất.
Những ngày thời tiết se lạnh, có dăm bảy miếng khoai deo với chén trà nóng thì còn gì bằng. Đưa từng miếng khoai lên miệng, rồi nhấp ngụm trà. Vị ngọt, deo của khoai kết hợp với vị hơi đăng đắng của trà và hương thơm nồng nàn tạo nên một dư vị khó quên!
Mực khô
Dân chài đi câu mực thường vào lúc 1 – 2 giờ sáng. Chiếc thuyền lớn chở các “thúng” ra đến ngoài khơi xa, người câu mực ngồi vào thuyền thúng và bắt đầu công việc của mình. Dưới ánh sáng của bóng đèn tròn, mực lá cứ tự tiến đến gần, người câu mực câu lên khá dễ dàng. Khoảng thời gian câu mực kéo dài từ 2 giờ đêm đến 10 giờ sáng. Câu được con mực nào, họ bỏ lên thuyền, có người chuyên lột da, xẻ mực và treo mực thành hàng lên sợi dây căng sẵn, hoặc họ sẽ mổ mực và phơi ngay lúc thuyền cập bến.
Khi nướng mực cần nướng kỹ trên lửa than liu riu, không để lửa già. Con mực có mầu trắng tinh, khi nướng chín chuyển sang mầu vàng. Lửa nướng vừa phải, con mực sẽ chín, cả trong cả ngoài, bay tỏa mùi thơm ngon ngọt tự nhiên. Nếu để lửa già quá, con mực chỉ cháy vàng bên ngoài, còn bên trong thịt vẫn sống. Đặc biệt mực nướng bằng cồn là ngon nhất.
Ruốc Hải Thành
Tới mùa, cứ 1 tô muối, 5 – 7 tô ruốc tươi hay nhiều hơn nữa tùy chế biến mặn – lạt, ướp chừng một ngày rồi đem vắt thật xiết con ruốc cho ra nước đem phơi – gọi là mắm tròn. Lấy xác ruốc phơi khô, quết mịn bỏ vào vịm mắm tròn, khuấy đều, phơi nắng. Đến khi đảo, dậy mùi thơm là có thể dùng được. Mắm ruốc đặc sệt, có mùi thơm đặc biệt đâm tỏi, ớt, đường, chanh pha mắm ruốc vào ăn với cơm trắng cũng… cạn tô , dùng để chấm với rau, dưa, cà, thịt luộc hay bún, bánh đúc… đều khỏi chỗ chê
Con ruốc tươi luộc, nấu canh rau, canh khoai tía, khoai môn nhiều lúc ngon ngọt hơn tép. Còn con ruốc khô như một loại thực phẩm “cứu sinh” người dân nghèo miền Trung. Khi mùa giông bão tới cũng là lúc ruốc khô đã yên vị từng bao trên dàn bếp, chợ búa khó khăn, xúc con ruốc khô ra nấu với mồng tơi, đọt khoai sau hè nhà. Bào vài trái dưa leo, đâm nước mắm tỏi ớt, rang sơ con ruốc khô với ít mỡ; tất cả bóp chung lại thành món gỏi mát miệng, mặn mòi mà ngon lạ.
Bánh tráng Tân An
Sản phẩm bánh mè xát đã được người dân Tân An làm ra cách đây hơn 100 năm. Gạo làm bánh được chọn từ các loại gạo ngon, ngâm kỹ trong nước lạnh 3-4 giờ rồi vớt ra đãi sạch, cho vào cối nghiền thành bột sền sệt, trộn với mè đã xát vỏ, sau đó đem tráng phơi trên những chiếc phên đan bằng tre, nứa. Khi bánh đã khô, người ta đem vào ủ lại cho mặt bánh phẳng rồi mới bóc khỏi phên và đóng gói mang đi tiêu thụ.
Bánh gồm 2 loại, chủ yếu là bánh dày để nướng và bánh mỏng dùng để cuốn ram (bánh đa nem). Nắm bắt nhu cầu của thị trường, nhiều năm qua người dân nơi đây còn sản xuất ra loại bánh mè xát đường, có vị ngọt, béo và khá dẻo nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển xa, khi nướng lên thơm phức. Bánh Tân An thơm ngon, chất lượng cao, giá lại phải chăng nên được nhiều người ưa chuộng.
Rượu Võ Xá
Rượu Võ Xá được sản xuất bằng phương pháp cổ truyền của làng Võ Xá từ hàng trăm năm nay, từ thời Chúa Nguyễn mở mang bờ cõi Phương Nam, là sự kết hợp tinh tế giữa dòng nước tinh khiết của Động Cát Trắng và gạo thôn quê cộng với công thức lên men độc đáo đã cho ra sản phẩm rượu thơm nồng mà không một loại rượu nào có thể so sánh kịp.
Thương hiệu Rượu Võ Xá ra đời vừa góp phần bảo tồn nét văn hoá ẩm thực của Quảng Bình, vừa nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của các sản phẩm truyền thống.
Nước mắm Bảo Ninh
Ở Bảo Ninh, các lão ngư cao niên còn truyền kể câu chuyện chúa Nguyễn rất thích nước mắm nục mu đã sắc chỉ cho loại nước mắm này đứng đầu các loại nước mắm của xứ biển trong vùng. Những năm đầu thế kỷ XX, nước mắm vùng Bảo Ninh đã xuất đến Huế, Sài Gòn ra Hà Nội, sang cả Lào, mỗi ngày không dưới 30 tấn nước mắm.
Nước mắm Bảo Ninh nức tiếng, đến cả tiến sĩ Rôda, Giám đốc Viện Pasteur Sài Gòn đã làm bản phân tích sinh hóa vào năm 1918 và kết luận, đây là dòng nước mắm cho hàm lượng đạm rất cao và ông khuyên nên dùng dòng nước mắm tinh khiết bằng cách làm thủ công này. Bởi theo ông, con nục mu như kết hợp các tinh chất của biển. Con cá tuy nhỏ nhưng những phù du nhỏ bé nhiều năng lượng của biển được nó tiêu thụ một cách hoàn hảo… để con người khai thác, chế biến nó trong cái nắng đượm của vùng đất nhỏ của Trung phần.
Hầu hết các sản phẩm ẩm thực phục vụ du lịch đều gắn liền với những làng nghề nổi tiếng được hình thành và phát triển cùng với đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư trong lịch sử như: bánh tráng Tân An, xã Quảng Thanh (Quảng Trạch), hải sản khô xã Bảo Ninh, ruốc Hải Thành (Đồng Hới), nước mắm Đức Trạch (Bố Trạch), khoai deo Hải Ninh, rượu Võ Xá (Quảng Ninh)…
Điều đáng nói, các sản phẩm của các làng nghề không chỉ đơn thuần có giá trị sử dụng và phục vụ cho hoạt động du lịch mà ở đó còn kết tinh các giá trị văn hóa truyền thống đang được người dân Quảng Bình lưu giữ và nâng niu. Khi du lịch Quảng Bình bạn có thể mua sắm đặc sản về làm quà cho bạn bè gia đình người thân tại:
Siêu thị đặc sản Quảng Bình
– Địa chỉ: Đường Trương Pháp – bãi biển Nhật Lệ TP.Đồng Hới
Siêu thị đặc sản 24h
– Địa chỉ: Quốc lộ 1A – Bố Trạch
Chợ Đồng Hới: Trung tâm thương mại của tỉnh – Địa chỉ: Đường Mẹ Suốt – TP.Đồng Hới – Điện thoại BQL chợ: (052) 3850 057
Siêu thị Hiếu Hằng – Địa chỉ: 27 Nguyễn Hữu Cảnh – TP.Đồng Hới – Điện thoại: (052) 3840 969Siêu thị Thế Anh – Địa chỉ: 230 Lý Thường Kiệt – TP.Đồng Hới – Điện thoại: (052) 3500 199
11+ Kinh Nghiệm Tuyệt Đối Phải Biết Khi Đi Du Lịch Đảo Bình Ba
Khi search ” kinh nghiệm du lịch Bình Ba” tôi thấy rất nhiều kết quả nên lẽ ra tôi không viết thêm về chủ đề này nhưng sau khi đọc 10 bài đứng top tôi thấy người viết đều không phải dân Khánh Hoà, không am hiểu gì về Bình Ba, chẳng qua sưu tầm thông tin rồi cố viết cho dài để được lên Top rồi câu view chứ thực sự chưa cung cấp được nhiều giá trị cho người đọc.
Nên hôm nay tôi mạn phép chia sẽ và cung cấp kinh nghiệm du lịch đảo Bình Ba theo quan điểm và hiểu biết của tôi, các bạn đọc qua nếu thấy hay thì share cho mọi người cùng đọc, nếu thấy chỗ nào chưa hay hay chưa đúng thì mong mọi người hoan hỉ bỏ qua hoặc có thể liên hệ góp ý để tôi hoàn thiện bài viết hơn.
Nếu các bạn đã tìm hiểu về kinh nghiệm di du lịch Bình Ba thì tôi nghĩ các bạn đã biết sơ qua về đảo Bình Ba rồi nên ở đây tôi không đi sâu vào giới thiệu nữa mà chỉ đi sâu vào chia sẻ kinh nghiệm khi đến đây, còn nếu bạn nào chưa biết nhiều về Bình Ba thì hãy đọc tất tần tật thông tin về đảo Bình Ba ở đây.
Danh mục
1. Nên đi Bình Ba vào thời gian nào?
2. Đi bằng phương tiện gì?
3. Khung giờ tàu và cano chạy qua đảo?
4. Những ai được phép qua đảo?
5. Nên đi tự túc hay theo tour? Lợi và hại?
6. Đi tour thì nên chọn công ty du lịch nào?
7. Chơi gì ở đây?
8. Ẩm thực có gì ngon?
9. Phương tiện di chuyển trên đảo?
10. Tham quan ở đâu thì đẹp?
11. Ngủ lại ở đâu?
Xem tiếp
1. Nên đi Bình Ba vào thời gian nào?
Thông tin đầu tiên tôi muốn chia sẽ với các bạn là nên đi Bình Ba vào khoản thời gian nào trong năm?
Bình Ba có chung khí hậu với Nha Trang, Khánh Hoà là khí hậu nhiệt đới, có 1 mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 9 và mùa mưa từ tháng 10-12. Tốt nhất các bạn nên đi từ tháng 1 đến tháng 9 là tốt nhất, vậy cho nhanh nha! Còn ai muốn tìm hiểu kỹ hơn thì có thể xem đặc thù thời tiết tại Nha Trang Khánh Hoà ở đây hoặc trong bài đảo Bình Ba ở trên mình cũng có viết rất kỹ đó.
2. Đi bằng phương tiện gì?
Muốn qua đảo Bình Ba thì trước tiên phải đến được cảng Ba Ngòi, muốn đến được cảng Ba Ngòi bạn chỉ cần đến được thành Phố Cam Ranh sau đó có thể bắt xe thồ, taxi hoặc nếu có xe thì tự chạy thẳng ra cảng, cảng này mới xây nên rộng lắm, có thể chứa được cả trăm chiếc xe 45 chỗ.
Bình Ba là 1 hòn đảo nên qua đây chỉ có 2 phương tiện là tàu hoặc cano.
Tàu là tàu gỗ, chở khoảng 40-60 người/chuyến tuỳ trọng tải của tàu, trên tàu thường chở người dân qua lại hoặc những đồ dùng, thực phẩm. tàu chạy từ cảng Ba Ngòi – Bình Ba khoảng 60 – 80 phút. Giá vé khoảng 30-40k/lượt.
3. Khung giờ tàu và cano chạy qua đảo?
Tàu từ Ba Ngòi -> Bình Ba: 7h sáng, 10h sáng, 1h30 chiều, 4h chiều. Tàu từ Bình Ba -> Ba Ngòi: 5h sáng, 9h sáng, 12h30 trưa, 4h30 chiều.
Cano cao tốc ưu tiên chở khách du lịch, chở khoảng 12 – 40 khách tuỳ trọng tải. Giá vé 100k/lượt. Cano có thể chạy liên tục, thời gian bắt đầu vận chuyển khách từ 7h-7h30 và kết thúc lúc 16h30.
4. Những ai được phép qua đảo?
Quy định: Chỉ có người mang quốc tịch Việt Nam mới được phép qua đảo Bình Ba.
Bình Ba là đảo quân sự, nơi đây là nơi đóng quân của vùng 4 Hải Quân và cũng là nơi neo đậu của hạm đội tàu ngầm Kilo và nhiều tàu chiến khác, vì thế để bảo vệ bí mật quốc gia và tránh nhiều chuyện không hay khác nên nơi này quy định chỉ cho người có quốc tịch Việt Nam đến, những người nước ngoài hoặc Việt kiều nhưng có quốc tịch nước ngoài vẫn không được lên đảo.
Đây cũng là điều lưu ý dành cho các bạn, luôn mang theo chứng minh thư hoặc bằng lái xe để khi có yêu cầu kiểm tra thì còn có cái mà trình. Bởi vậy mới nói, để chuyến đi được trọn vẹn bạn nên đọc kinh nghiệm du lịch Nha Trang trước khi xuất phát nhé.
Vậy những đối tượng khách nào nên đi qua đảo?
Đối với các bạn là khu khách đến tham quan Bình Ba thì du đi phượt hay theo tour cũng nên chú ý những điều sau: Đối với người già sức khoẻ không tốt và phụ nữ có thai (tuỳ theo thể trạng, sức khoẻ của mỗi người) nên hạn chế qua đảo. Nếu có đi qua thì phải tham khảo những mẹo sau:
Khi di chuyển nên đi tàu chứ ko nên đi cano, và nếu đi cano theo tour thì phải ngồi ở phía sau (chỗ ít sốc nhất), nhưng nếu hôm đó trời tiết không tốt, có mưa hay sóng lớn thì phụ nữ có thai Tuyệt Đối không nên đi cano qua đảo, vì khi cano chạy nhanh sẽ rất sốc điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và đứa con của bạn.
5. Nên đi tự túc hay theo tour? Lợi và hại?
Vấn đề này mình chỉ phân tích nhanh gọn. Nó phụ thuộc vào những trường hợp sau, bạn coi thử mình phù hợp với cái nào thì chọn thôi.
Nếu bạn là dân phượt thì hãy cứ tiếp tục phượt, cần chuẩn bị gì thì bạn đã quá rõ. Tuy nhiên phượt thì có cái thú của nó mà cũng có rủi ro kèm theo, nên tuỳ vào level, sở thích và kinh nghiệm của mỗi người mà mình đưa ra quyết định.
Nếu bạn là khách du lịch đang ở Nha Trang hoặc ở Cam Ranh thì tốt nhất là nên đi theo tour. Vì sao?
Nếu bạn đang ở Nha Trang: thì nơi này cách Bình Ba 60km, chạy xe máy chắc phải hơn 1 giờ, vì bạn là khách du lịch nên thường không có xe máy, thuê xe máy thì đa phần là xe dỏm và “siêu ngốn xăng”, nên chạy nữa đường mà hết xăng, xe hư hay xịt lốp thì chỉ có nước khóc. Để chọn được cơ sở cho thuê xe máy nha trang tốt nhất, xe đảm bảo uy tín chất lượng, mới đến 98% hơn nữa giá rẻ chỉ 50k/ngày. Vui lòng lick vào link phía trong nhé!
Thứ 2 là theo tour thì được xe đưa đón tận khách sạn, có hướng dẫn viên làm trò cũng vui vui, chi phí xác định trước
Nếu bạn đang ở Cam Ranh mà muốn đi theo tour thì sẽ có 2 trường hợp, nếu nơi bạn ở cùng đường với xe đưa đón thì họ sẽ đón bạn đi cùng, nhưng nếu bạn không nằm trong phạm vi đưa đón thì cũng ko sao cả, bạn sẽ đến cảng Ba Ngòi và chờ ở đó, đương nhiên bạn sẽ được trừ tiền xe ra.
Những lưu ý dành cho các bạn đi tự túc:
Nếu ở Nha Trang các bạn nên đi theo cung đường Đại Lộ Nguyễn Tất Thành – Bãi Dài – Sân Bay – Cam Ranh vì tuyến đường này vừa đẹp, vừa ít xe, chất lượng đường tốt hơn là đi theo quốc lộ 1A.
Các bạn đi tự túc sẽ xem thêm về ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi ở đâu trong phần dưới nhé.
6. Nếu đi tour thì nên chọn công ty du lịch nào?
Câu trả lời là công ty nào cũng được, miễn là đáp ứng đủ các yêu cầu cơ bản về pháp luật, có giấy phép lữ hành đàng hoàn và điều đặc biệt là công ty đó phải uy tín + có kinh nghiệm tổ chức Bình Ba.
Tuy nhiên, không phải cứ chọn đại 1 công ty du lịch là được nhé, ví dụ công ty này trước giờ chỉ chuyên tổ chức tour miền Tây thì làm sao am hiểu Bình Ba bằng những công ty địa phương được. Vấn đề này các bạn xem thêm ở đây Đi tour Bình Ba nên chọn công ty du lịch nào?
7. Chơi gì ở đây?
Thực sự mà nói thì ai lên đảo này cũng nên tìm hiểu trước thông tin, đây không phải là một khu du lịch nên sẽ không có nhiều trò chơi. Muốn chơi được nhiều thì hãy đến Vinpearl Land hay Vịnh Nha Trang mà chơi, đến với Bình Ba các bạn sẽ được cảm nhận một bầu không trí trong lành, không gian yên tĩnh, cảnh đẹp hoang sơ và những trò chơi dưới nước cơ bản như: Bơi ngắm san hô, kéo tàu chuối, jetski, bay dù…
8. Ẩm thực có gì ngon?
Đây là vùng biển đảo nên hải sản ở đây rất ngon, ngon ở đây không hẳn là do chế biến mà còn do khung cảnh. Buổi trưa các bạn sẽ được ăn trên những nhà bè trên biển, gió mát + ngồi bập bềnh rất là thú vị, và đặc biệt trong thực đơn trưa là món Cá Tả Bí Lù, các bạn nhớ nếm thử nhé. Buổi tối thì được ăn trước bãi Nồm, trăng thanh gió mát kết hợp với hải sản ngon ngọt thì còn gì bằng.
Những món hải sản nổi tiếng ở đây: Tôm hùm (nên ăn nướng mọi để tận hưởng được hết độ tươi ngon của tôm và độ ngọt của thịt), ốc vú nàng, nhum, cá mú, cá chim, cá dìa nướng muối ớt…
Ở đây có nhiều nơi bán nên các bạn cứ đi dạo một vòng để hỏi giá, sau đó chọn một điểm mà mình thấy ưng ý nhất là ok, ở đây rất ít chặt chém và ăn bớt nên cũng một phần yên tâm. Nếu có thời gian, bạn nên ghé qua Nha Trang để trải nghiệm những món ngon tuyệt vời khác nhé.
9. Phương tiện di chuyển trên đảo?
Trên đảo hiện nay có những phương tiện vận chuyển cơ bản sau: Xe máy, xe tuktuk và re Rip, nếu bạn đi theo tour thì công ty tour sẽ thuê xe Rip chở bạn đi tham quan, nếu bạn đi tự túc thì nên thuê xe máy để đi được nhiều hơn và rẻ hơn.
Tuy nhiên vào những ngày có công an giao thông qua đảo thì đa phần các xe Tuktuk và xe rip ở đây không được phép chạy, lúc này chỉ có xe máy là chủ yếu.
10. Tham quan ở đâu thì đẹp?
Đến chỗ này tôi rất bực vì những trang đứng top hiện nay không quan tâm đến trải nghiệm thực tế, chỉ biết viết cho có để câu view, rồi trong nội dung chèn quảng cáo loạn xạ và không biết rằng những thông tin họ cung cấp đã gây hại cho rất nhiều người.
Tôi ví dụ họ đề cập đến bãi Sa Huỳnh và bãi Nhà Cũ mà họ đâu có biết hiện tại không có đường đi đến đây, chỉ biết dùng từ mỹ miều để mô tả về nó làm cho nhiều bạn 1,2 phải đến đây cho bằng được, điều này tạo cơ hội cho những cò cuốc hứa hẹn lấy cano chở đi, ra đến nơi thấy không đúng như mô tả nhưng lúc này đã muộn, bạn phải mất gần 2tr cho chuyến cano đó rồi.
Về vấn đề tham quan ở đâu nó còn phụ thuộc bạn ở lại đây bao lâu? Đối với các bạn ở lại đây 1 ngày thì chỉ nên tham quan những điểm sau, những điểm này dễ đi và tour hằng ngày cũng sẽ dẫn các bạn đi tham quan ở đây.
Đối với các bạn ở lại 2 ngày 1 đêm thì nên tham quan thêm
11. Ngủ lại ở đâu?
Trên đảo Bình Ba hiện có 4 loại hình lưu trú chính dành cho khách du lịch, các bạn có thể lựa chọn một trong các loại hình này tuỳ theo sở thích và ngân sách của mình.
Để biết chi tiết hơn về chỗ ở thì không nên bỏ qua Top 20 Khách Sạn – Homestay Tại Bình Ba. Ăn chơi thả ga không lo về giá luôn nhé.
Nhà dân (homestay): Người dân ở đây sẽ xây phòng nghỉ riêng trong khuôn viên ngôi nhà của họ, giá loại này là thấp nhất.
Nhà nghỉ: Được xây tách biệt ra ngoài, có 1 hoặc 2 giường, sạch sẽ, có thể trang bị máy lạnh, phòng vệ sinh riêng hoặc chung, giá của loại này cao hơn homestay.
Khách sạn: ở đây không có chuẩn, nhưng nếu xếp hạng thì chỉ từ 1-2+ thôi.
Resort mini: Hiện chỉ có 1 resort duy nhất trên đảo đó là Anami được xây dựng tại Bãi Chướng, giá phòng cao nhất ở đây.
Lều du lịch: Ngoài ra bạn có thể mang theo lều du lịch để ngủ lại trước bãi Nồm nhưng cách này tôi không khuyến khích vì không được an toàn nhé.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất các bạn cần nắm được trước khi đến Bình Ba, nếu cần thêm thông tin hay có những vấn đề gì chưa rõ bạn có thể hỏi trực tiếp qua website (Chat Facebook) hoặc vào Fanpage của NhaTrangToday hoặc gửi Email. Bên mình sẽ cố gắng hỗ trợ và phản hồi trong thời gian sớm nhất.
Ngoài Bình Ba còn có những nơi cùng thuộc cung đường này và cũng đẹp không kém như đảo Bình Hưng, Bình Lập, Bình Tiên, Hang Rái – Vĩnh Hy. Mình sẽ lần lượt chia sẽ hết những kinh nghiệm và những thông tin cần biết cho các bạn tham khảo. Xin chào và hẹn gặp lại trong chuỗi series những Kinh nghiệm du lịch Nha Trang.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Du Lịch Quảng Bình Đối Mặt Covid trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!