Đề Xuất 6/2023 # Du Lịch Tam Chúc, Khám Phá Quần Thể Danh Thắng Tâm Linh Hấp Dẫn Nhất Việt Nam # Top 11 Like | Tuvanduhocsing.com

Đề Xuất 6/2023 # Du Lịch Tam Chúc, Khám Phá Quần Thể Danh Thắng Tâm Linh Hấp Dẫn Nhất Việt Nam # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Du Lịch Tam Chúc, Khám Phá Quần Thể Danh Thắng Tâm Linh Hấp Dẫn Nhất Việt Nam mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khu du lịch quốc gia Tam Chúc tọa lạc tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 60 km về phía tây nam. Nơi đây là một trong những khu du lịch tâm linh mới lạ, là cái tên vẫn đang được tìm kiếm, khám phá khá nhiều trong những năm gần đây. Quần thể danh thắng Tam Chúc được xây dựng trên thế đất phong thủy, nơi còn sót lại những dấu tích của ngôi chùa cổ từ thời nhà Ðinh- một trong những danh lam cổ tự tiêu biểu của tỉnh Hà Nam.

Từ trên cao nhìn xuống Tam Chúc đẹp như bức tranh thủy mặc

Với tổng diện tích lên đến 5.000 ha, KDL quốc gia Tam Chúc có cảnh quan và địa thế hùng vĩ, hiếm thấy. Ẩn mình trong quần thể núi đá vôi độc đáo, với phong cảnh nước non hữu tình, nơi đây được ví như chốn bồng lai tiên cảnh. Du lịch Tam Chúc, du khách không chỉ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp yên bình của thiên nhiên, lối kiến trúc độc đáo mà còn được lắng nghe những câu chuyện lịch sử huyền thoại, gắn liền với những dấu tích xa xưa từ các triều đại Ðinh, Lê, Lý, Trần cùng dấu chân của Thiền sư Nguyễn Minh Không trên bước đường xây dựng chùa, tu hành cứu nhân độ thế.

Chùa Tam Chúc nằm ở phía tây trong quần thể du lịch Tam Chúc và nhìn ra hồ Tam Chúc (hồ Lục Nhạc). Ngôi chùa hiện nay thờ những vị quốc sư có công phát triển Phật giáo Việt Nam như Sư Tổ Đạt Ma, thiền sư Khuông Việt, thiền sư Đỗ Pháp Thuận, Thiền sư Nguyễn Minh Không, Hòa thượng Thích Thanh Tứ.

Chùa Tam Chúc được xây dựng bởi rất nhiều thợ thủ công lành nghề của Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. Chùa hiện nay được xây dựng thành quần thể gồm các công trình chủ đạo: Cổng Tam Quan, Vườn cột kinh, điện Quan Âm, Điện Pháp Chủ, điện Tam Thế, Chùa Ngọc, trung tâm hội nghị quốc tế.

Điện Tam Thế: là tòa lớn nhất trong quần thể kiến trúc nơi đây, nằm ở độ cao 45 m trên trục thần đạo, được xây dựng 3 tầng mái cong mang lối kiến trúc tiêu biểu của đình chùa Việt. Bước qua hàng cửa gỗ chạm tinh xảo, du khách sẽ nhìn thấy ba pho Tam Thế, đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Du lịch Tam Chúc, du khách chắc chắn sẽ không thể nào bỏ qua công trình tiêu biểu này.

Ba pho tượng Phật Tổ bằng đồng, mỗi bức nặng 200 tấn tại điện Tam Thế

Chùa Ngọc nhìn từ trên cao- nơi có bức tượng đức Phật A Di Đà nặng hơn 4 tấn bằng hồng ngọc

Vườn cột kinh: Nằm sau cổng Tam quan, từ cổng Tam Quan đến điện Quan Âm du khách sẽ đi qua 32 cột Kinh, là những cột phục dựng giống Bảo vật quốc gia cột kinh của chùa Nhất Trụ, cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Các cột kinh có chiều cao 13,5 m, rộng khoảng 2m, nặng khoảng 200 tấn.

Cột kinh có chất liệu hoàn toàn bằng đá với độ cao khoảng 14 mét và có tổng trọng lượng khoảng 200 tấn.

Trung tâm Hội nghị quốc tế: Nằm trong quần thể khu du lịch Tam Chúc. Công trình này được xây dựng với mô hình giống chiếc thuyền nổi trên mặt hồ, với chiều cao 31 m, đủ sức phục vụ gần 3.500 khách. Đây là nơi phục vụ cho đại lễ Phật Đản Liên hợp quốc (Vesak 2019) lần thứ 3 diễn ra tại Việt Nam. Với quy mô hoành tráng và cảnh quan tuyệt đẹp, nơi đây đã để lại rất nhiều ấn tượng cho du khách và bạn bè quốc tế đến thăm.

Trung tâm hội nghị quốc tế- nơi diễn ra đại lễ Phật Đản Liên hợp quốc (Vesak 2019)

Tổ hợp các công trình của khu du lịch quốc gia Tam Chúc là sự kết hợp hài hòa, đồng điệu giữa quá khứ và hiện tại, sự giao thao thoa giữa nền văn hóa, kiến trúc của Việt Nam và quốc tế. Bao quanh chùa Tam Chúc còn có nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như động Vòng, động Cô Đôi, chùa Thiên Phúc, chùa Bà Đanh, đền Lý Thường Kiệt, chùa Thi, Động Thủy, đền Lê Chân, chùa Ông, chùa Tam Giáo…

Cách chùa Hương 4,5 km, chùa Bái Đính 30 km, nơi đây cùng với Hoàng Thành Thăng Long – chùa Hương – Tam Chúc- Bái Đính – Cố đô Hoa Lư – quần thể Tràng An, sẽ sẽ tạo ra con đường du lịch tâm linh kết nối di sản văn hóa – thiên nhiên đặc sắc, phong phú nhất Việt Nam, hứa hẹn sẽ đem đến cho du khách nhiều trải nghiệm trên cung đường hành hương.

Để phục vụ nhu cầu của du khách đến tham quan, hành hương, khu du lịch Tam Chúc hoạt động dịch vụ xe điện 24/24, phục vụ nhu cầu di chuyển dễ dàng, thuận tiện hơn. Giá vé xe điện khứ hồi (từ cổng chùa Tam Chúc đến khu chính điện và ngược lại) là 90.000 đồng/ người. Sau đó, du khách có thể tham quan chùa bằng đường bộ.

Nếu chọn dịch vụ đi du thuyền một chiều và vé xe điện một chiều, giá 200.000 đồng một người, bạn sẽ được khám phá trọn vẹn Tam Chúc với hành trình: Trung tâm hội nghị quốc tế Vesak, ra bến thuyền, lên thuyền tham quan lòng hồ, đình Tam Chúc, bến thuyền trước cổng Tam Quan Nội (bằng du thuyền, thời gian 30 phút). Sau đó, bạn tiếp tục tham quan bằng đường bộ: vườn Kinh, điện Quan Âm, điện Pháp chủ, điện Tam Bảo, chùa Ngọc rồi đến cổng Tam Quan, lên xe điện di chuyển ra khu vực cổng chùa. Bên cạnh đó, Tiệc Trà Du thuyền diễn ra trong khung giờ 16h30 – 18h30 hàng ngày. Du khách sẽ có cơ hội ngắm hoàng hôn trên hồ Lục Nhạc. Đây cũng là nơi duy nhất tại Hà Nam, bạn có thể ngắm nhìn cảnh hoàng hôn tan vào mặt nước.

Đến với khu du lịch Tam Chúc, du khách có thể lựa chọn dùng bữa tại nhà hàng Thủy Đình, nằm ở tầng 3 trung tâm hội nghị quốc tế Vesak, với diện tích 1.000 m2. Nơi đây có công suất phục vụ tối đa 350 khách/lượt.

Nếu mệt mỏi sau buổi sáng tham quan chùa, bạn có thể thuê khách sạn nghỉ trưa, để chiều tiếp tục các hoạt động khám phá, hoặc nghỉ qua đêm để ngày hôm sau tiếp tục hành trình tham quan chùa Bái Đính, di sản Tràng An (cách 40 km) hoặc chùa Hương (cách đó 4,5km). Giá phòng một đêm ở đây khoảng từ 900.000 đồng/phòng/đêm.

IV. Một số lưu ý khi đi du lịch Tam Chúc Để có một chuyến tham quan, hành hương diễn ra suôn sẻ, du khách nên lựa chọn những bộ trang phục thoải mái để thuận tiện trong di chuyển, lịch sự, kín đáo, thể hiện sự tôn nghiêm, tôn kính khi đến những nơi linh thiêng. Bên cạnh đó, việc tham quan luôn phải gắn liền với giữ gìn và bảo tồn, du lịch bền vững, không nên xả rác bừa bãi, mỗi du khách cần có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường của điểm đến.

Khu Du Lịch Tam Chúc: Từ Đỉnh ‘Tam Giác Vàng’ Du Lịch Tâm Linh Việt Nam Đến Ngôi Chùa Lớn Nhất Thế Giới

“Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”

Nằm cách Trung tâm Hà Nội khoảng 60km, cách thành phố Phủ Lý chừng 12 km về phía Tây, quần thể du lịch Tam Chúc nằm trên tuyến quốc lộ 21A tiếp giáp với tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình và thành phố Hà Nội.

Quần thể khu du lịch Tam Chúc tọa lạc trên mảnh đất Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam gồm các hạng mục như: Khu lòng hồ; Khu văn hóa tâm linh; Khu trung tâm đón tiếp nghỉ dưỡng; sân golf 36 lỗ; Khu cây xanh và dịch vụ ven hồ; Khu bảo tồn di tích và cảnh quan thiên nhiên. Nơi đây được Thủ tướng công nhận là Khu du lịch quốc gia theo Quyết định số 201/QĐ-TTG ngày 22/01/2013.

Khu du lịch Tam Chúc thực sự là một điểm đến tâm linh hấp dẫn, bởi nơi đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa nghìn năm tuổi với vẻ hùng vĩ của non nước bao la. Đặc biệt, không khí trong lành và tiếng chim líu lo giữa núi rừng rộng lớn là điều mà bất kì du khách nào cũng sẽ không thể nào quên khi đặt chân đến mảnh đất này.

Hiện nay, hệ thống giao thông kết nối Hà Nội và Hà Nam vô cùng thuận lợi. Chùa Tam Chúc cách chùa Bái Đính 30km và cách chùa Hương 4,5km tạo thành một quần thể “Tam giác vàng” du lịch tâm linh, nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của khách du lịch trong và ngoài nước.

Quần thể khu du lịch văn hóa tâm linh Tam Chúc được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt và chủ đầu tư là Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường – Một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực phục dựng những giá trị tâm linh trong với những công trình đã ghi dấu ấn lịch sử được nhắc đến như: Khu du lịch Tràng An – Chùa Bái Đính, Khu du lịch văn hóa tâm linh đảo Cái Tráp, Khu du lịch Hương Sơn, Khu du lịch Hồ Núi Cốc….

Sẽ có vườn kinh lớn nhất thế giới!

Chùa Tam Chúc có tổng diện tích gần 5.000 ha, bao gồm hồ nước: 1.000 ha, núi đá rừng tự nhiên: 3.000 ha, các thung lũng: 1.000 ha. Đây là ngôi chùa vô cùng đặc biệt với cảnh quan hùng vĩ được ví von là “Tiền lục nhạn, hậu thất tinh”, nghĩa là mặt trước chùa có 6 quả núi giữa lòng hồ, tương truyền rằng đây là 6 quả chuông của nhà trời đưa xuống và đằng sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh sáng vào ban đêm.

Trải qua rất nhiều năm tháng, giờ chỉ còn lại những di tích cột gỗ, cột đá, xà đá còn vùi lấp ở nền móng cũ, trong đó có những cột gỗ có đường kính trên 1m, những xà đá, cột đá rất lớn mà chúng ta chưa thể hiểu được ông cha ta trước kia dựng chùa bằng cách nào với kích thước lớn như vậy.

Trên trục thần đạo Chùa Tam Chúc gồm: Chùa Ngọc, Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Cổng Tam Quan, Phòng họp Quốc tế. Những ngôi điện, các pho tượng Phật tại chùa Tam Chúc có diện tích, kích thước rất lớn.

Kể đến như Chùa Ngọc được xây dựng trên đỉnh núi Thất Tinh cao 468 mét, từ dưới chân núi, du khách leo 299 bậc thang để lên được chùa. Chùa được thi công bởi những nghệ nhân Ấn Độ giáo với thiết kế công phu.

Điện Tam Thế ở độ cao 45m trên trục thần đạo, 3 tầng mái cong mang kiến trúc đình chùa Việt, cao tới 39m, mặt sàn 5.400 m 2, đủ đón 5.000 phật tử cùng hành lễ. Điện Pháp Chủ 2 tầng mái cong, cao 31m, mặt sàn 3.000 m 2. Điện Quan Âm cao 30,5m, mặt sàn rộng 3.000 m 2. Cổng Tam Quan 3 tầng mái cong, cao 28,8m, ba mặt sàn rộng 3.558 m 2.

Nhà thờ Tổ 2 tầng tháp mái cong với chiều cao 25m, mặt sàn 1.050 m 2; nhà Tăng Ni 5 tầng cao 30,8m, với mặt bằng 3.600 m 2; đền Thánh Cao Sơn được tọa lạc trên diện tích 1,75ha phía hồ Tay Ngai, với Thủy Đình 3 tầng mái, nhà Tả Hữu Vu, đền chính…. Đền Mẫu với chất liệu gỗ theo phong cách truyền thống Thủy Đình 2 tầng mái. Đình làng Tam Chúc được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ trên diện tích 3.700 m 2 trên đảo giữa hồ.

Trung tâm Hội nghị quốc tế nổi trên mặt hồ cao 31m, đủ sức phục vụ gần 3.500 khách. Tương lai, Tam Chúc sẽ có Khu trung tâm đón tiếp nghỉ dưỡng, Khu bảo tồn di tích và cảnh quan thiên nhiên… cùng nhiều công trình khác.

Các công trình của chùa Tam Chúc là sự kết hợp hài hòa, linh diệu, đồng điệu giữa quá khứ và hiện tại, giữa nghệ nhân Việt Nam và nghệ nhân nước ngoài, giữa thợ thủ công lành nghề của Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo.

Ấn tượng nhất là Ngôi chùa Tam Chúc được xây dựng lại có tới 12.000 bức tranh đá chạm khắc tinh xảo gửi gắm biết bao câu chuyện nhân văn tái hiện cuộc đời Đức Phật, được những người Hồi giáo Indonesia tạc bằng đánúi lửa ở Indonesia sau đó đưa sang Việt Nam. 4 bức tường lớn của điện Pháp Chủ cũng được trang trí bởi 10.000 bức tranh tái hiện cuộc đời Đức Phật: Phật Sinh, Thành Đạo, Thuyết Pháp và Phật Niết Bàn. 4 bức tường lớn tại điện Quan Âm cũng có 8.500 bức tranh đá kể những câu chuyện về các sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát.

Tam Chúc còn độc đáo với các bức tượng Phật. Điện Tam Thế thờ 3 tượng Phật Tổ bằng đồng dát đồng đen, mỗi bức nặng hơn 200 tấn, phía sau là 3 lá bồ đề dát vàng rộng. Sân điện có chiếc vạc Phổ Minh khổng lồ với những bức tranh miêu tả di tích, thắng cảnh. Điện Pháp Chủ thờ tượng Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn. Còn Điện Quan Âm thờ tượng đồng Quan Âm Bồ Tát nguyên khối nặng 100 tấn.

Điều đặc biệt, chùa Tam Chúc đang thiết lập vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 14m, nặng 200 tấn làm từ đá xanh Thanh Hóa. Đây sẽ là vườn kinh lớn nhất thế giới với hàng ngàn bài kinh kệ đặc sắc.

Ngôi chùa lớn nhất thế giới

Với cảnh quan tự nhiên sơn thủy hữu tình có một không haivẻ đẹp nghệ thuật kiến trúc độc đáo cùng nhiều báu vật độc nhất vô nhị, nhiều nhà văn hóa đã dự báo chùa Tam Chúc sẽ trở thành ngôi chùa lớn nhất thế giới trong tương lai.

Để Quần thể Khu du lịch Tam Chúc thành Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới vào năm 2023, Hà Nam đang tập trung triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế để kết nối với các vùng, các địa phương, đặc biệt là Hà Nội, Ninh Bình, Hòa Bình theo đúng tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch bền vững. Khu du lịch Tam Chúc sẽ là điểm nhấn và được kỳ vọng tạo bước đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững cho tỉnh Hà Nam.

Quần Thể Di Tích Danh Thắng Yên Tử (Quảng Ninh)

Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trên khắp nước, gắn liền với tên tuổi Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308), vị vua từng lãnh đạo quân dân thời Trần hai lần đánh thắng quân Nguyên – Mông, sau đó từ bỏ ngai vàng, lên Yên Tử tu hành, sáng lập và phát triển Thiền phái Trúc Lâm (nơi đây được biết đến từ lâu như là kinh đô của Phật giáo Đại Việt, cội nguồn của đạo Phật Việt Nam).

Quần thể di tích Yên Tử có 11 chùa, rất nhiều am, tháp trải từ Bí Thượng (chân Dốc Ðỏ) đến chùa Ðồng, bao gồm 3 khu di tích: Khu di tích và danh thắng Đông Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh), Khu di tích lịch sử nhà Trần (Đông Triều, Quảng Ninh), Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử (nằm trên các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động tỉnh Bắc Giang).

Đây là sơ đồ toàn bộ quần thể di tích danh thắng Yên Tử:

Đi từ dưới chân núi chúng ta sẽ gặp các di tích lần lượt như sau:

Về Yên Tử là về với một vùng văn hóa, lưu giữ những giá trị cao quý về lịch sử, văn hóa, văn minh qua các thời đại. Đây là nơi ra đời Thiền phái Trúc Lâm do Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập, trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những tinh hoa của Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Hoa; một dòng Thiền nhập thế, mang đậm bản sắc dân tộc.

Loading…

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử chỉ ra rằng: Phật ở ngay trong Tâm mình, không phải ở đâu trên cõi trời xa xôi, không hẹn kiếp khác. Đức Phật chỉ là Người Thầy Dẫn Đường, không phải thánh thần ban phước, giáng họa. Nếu để cho Tâm mình an định, sáng suốt, buông mọi vọng niệm, tham-sân-si… để sống với bản tâm an nhiên thanh tịnh thì trí sáng, tuệ giác phát sinh, vô minh phủi sạch, khổ đau chấm dứt, sẽ giác ngộ thành Phật. Phật chính là mình, không phải cầu tìm ở bên ngoài. Với quan điểm ấy, Thiền phái Trúc Lâm thực sự lấy con người làm gốc, tôn trọng và đề cao giá trị của con người. Thực hành Thập Thiện theo chủ trương của Thiền phái Trúc Lâm đã trở thành chuẩn mực đạo đức. Thiền phái Trúc Lâm đã trở thành nền tảng tư tưởng và đạo đức của một giai đoạn hoàng kim thời Trần ở Việt Nam.

Vào thời kỳ Thiền phái Trúc Lâm phát triển ở đỉnh cao, Yên Tử bao gồm cả một vùng rộng lớn với những công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu: Long Động, Hoa Yên, Vân Tiêu (Uông Bí ngày nay), Quỳnh Lâm, Hồ Thiên, Ngọa Vân (Đông Triều), Thanh Mai, Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương) và những công trình khác ở vùng núi phía Tây Yên Tử trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ngày nay.

Dấu tích lịch sử văn hóa hiện tồn ở Yên Tử là hàng trăm ngôi tháp thờ xá lợi thiền sư; hàng chục nền móng chùa, am thời Trần – Lê phía dưới những ngôi chùa được phục dựng; hàng nghìn di vật cổ: tượng, chuông, bia đá, ngói, gạch, sứ, sành… với những họa tiết, hoa văn, kiến trúc độc đáo và sáng tạo.

Trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại ở thế kỷ XX, Yên Tử là căn cứ địa cách mạng, nơi bộ đội luyện quân, là vọng gác canh bầu trời Việt Nam.

Về Yên Tử, ta lạc vào một miền cổ tích với những huyền thoại, truyền thuyết về Ông Vua hóa Phật, về một vùng Cõi Thiêng.

Loading…

Những Danh Thắng Việt Nam Có Thể Xuất Hiện Trong ‘King Kong’

Đoàn làm phim “Kong: Skull Island” sẽ tới Việt Nam để thực hiện các cảnh quay của phim tại Ninh Bình, Hạ Long và Sơn Đoòng.

Bom tấn Kong: Skull Island của đạo diễn Jordan Vogt-Roberts dự định quay tại đầm Vân Long, Tam Cốc, quần thể Tràng An (Ninh Bình). Ảnh: Blastr.

Ninh Bình là địa điểm thu hút với nhiều dự án điện ảnh tầm cỡ thế giới, sở hữu sự đa dạng về thiên nhiên và sinh thái, nổi bật nhất phải kể đến đầm Vân Long. Ảnh: Cỏ Biếc.

Nơi này không phải đầm nước tự nhiên, mà được hình thành từ những năm 1960 sau khi tuyến đê trị thủy sông Đáy được đắp. Ảnh: Cỏ Biếc.

Hệ sinh thái tại đầm đa dạng, với nhiều loài động thực vật phong phú. Trong đó phải kể đến quần thể voọc quần đùi trắng quý hiếm, đang có tên trong sách đỏ thế giới bởi nguy cơ tuyệt chủng cao. Ảnh: Cỏ Biếc.

Lướt trên thuyền tham quan đầm Vân Long, bạn sẽ cảm nhận được về một vịnh nước trong vắt như gương, phẳng lặng không một gợn sóng. Hai bên đầm là những bãi lau sậy, nơi trú ẩn của nhiều loài chim. Ảnh: Cỏ Biếc.

Thời điểm thuận lợi nhất để tham quan Vân Long là vào lúc hoàng hôn. Du khách có thể chiêm ngưỡng hàng nghìn cá thể cò trắng bay tìm chỗ trú đêm, tiếng kêu vang vọng cả một vùng. Ảnh: Cỏ Biếc.

Một danh thắng rất nổi tiếng khác ở Ninh Bình là quần thể du lịch Tràng An gồm chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư, Tam Cốc – Bích Động, bến thuyền Tràng An. Ảnh: Mạnh Thắng – Hoàng Anh.

Bên trong quần thể danh thắng có nhiều hang độngn là di tích khảo cổ học, nằm trọn trong khu rừng đặc dụng Hoa Lư với 31 đầm, hồ được nối thông bằng 48 hang động. Ảnh: Mạnh Thắng – Hoàng Anh.

Tam Cốc – Bích Động nằm trong quần thể danh thắng Tràng An, và được ví như “Hạ Long trên cạn” hay “Nam thiên đệ nhất động”. Ảnh:

Tam Cốc có nghĩa là “ba hang”, bao gồm hang Cả, hang Hai, và hang Ba… Cả ba hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi. Nhìn từ trên cao, có thể thấy 2 bên con sông có những thửa ruộng đan xen với những núi đá vôi, tạo nên cảnh quan như trong một bức tranh. Ảnh: Hoàng Anh.

Vịnh Hạ Long cũng là danh thắng được đoàn làm phim lựa chọn. Kỳ quan thiên nhiên này là điểm du lịch không thể bỏ qua của các du khách quốc tế khi tới Việt Nam.

Vịnh hình thành sau sự kiến tạo địa chất từ hàng trăm triệu năm, bao gồm gần 2.000 hòn đảo đá vôi trải dài trên diện tích rộng tới 1.553 km2. Sự kết hợp các yếu tố về môi trường, khí hậu, địa chất, thiên nhiên… tạo nên một quần thể sinh thái đa dạng đặc biệt và duy nhất trên thế giới.

Hang Sơn Đoòng thuộc vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng cũng là một kỳ quan thiên nhiên mới nổi và thu hút đông đảo sự quan tâm của thế giới. Ảnh: Ryan Deboodt.

Trước đó, bộ phim Pan và vùng đất Neverland cũng đã đến hang Én thuộc Phong Nha – Kẻ Bàng để quay một số cảnh trong phim. Ảnh: Ryan Deboodt.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Du Lịch Tam Chúc, Khám Phá Quần Thể Danh Thắng Tâm Linh Hấp Dẫn Nhất Việt Nam trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!