Đề Xuất 3/2023 # Đưa An Giang Trở Thành Trung Tâm “Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh” Trọng Điểm Của Cả Nước # Top 5 Like | Tuvanduhocsing.com

Đề Xuất 3/2023 # Đưa An Giang Trở Thành Trung Tâm “Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh” Trọng Điểm Của Cả Nước # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đưa An Giang Trở Thành Trung Tâm “Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh” Trọng Điểm Của Cả Nước mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đưa An Giang trở thành trung tâm “du lịch văn hóa tâm linh” trọng điểm của cả nước

07/12/2020

dua-an-giang-tro-thanh-trung-tam-du-lich-van-hoa-tam-linh-trong-diem-cua-ca-nuoc

(Cổng TTĐT tỉnh AG)- Được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam, thắng cảnh, núi non hùng vĩ bật nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, du lịch An Giang nổi tiếng với du lịch tâm linh viếng Bà Chúa Xứ Núi Sam (Châu Đốc), vùng Thất Sơn huyền bí. Đây là lợi thế nổi trội đưa An Giang trở thành trung tâm “du lịch văn hóa tâm linh” trọng điểm của cả nước.

Khu du lịch Núi Cấm nằm ngay trung tâm của vùng Bảy núi với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ. Ảnh: QM

Giai đoạn 2021-2025, ngành du lịch An Giang phấn đấu đón 42 triệu lượt khách, thu 27.800 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2025 phấn đấu đón 10 triệu lượt khách, với 30% khách lưu trú. Đến năm 2025, có thêm ít nhất 1 khu du lịch văn hóa tâm linh hỗn hợp quy mô lớn có nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn 5 sao, có các khu vui chơi, giải trí lớn tại các khu du lịch trọng điểm và các thành phố lớn như Long Xuyên, Châu Đốc, phát huy tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, di tích văn hóa, lịch sử để tạo sự khác biệt của ngành du lịch tỉnh theo hướng “du lịch văn hóa tâm linh” trọng điểm của cả nước.

Để đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, ông Nguyễn Khánh Hiệp, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang cho biết, tỉnh sẽ tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư nhanh vào lĩnh vực xây dựng nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn từ 4 sao trở lên; nâng cấp, tu bổ, bảo tồn các công trình văn hóa tiêu biểu, di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và cấp quốc gia phục vụ cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương, khai thác du lịch văn hóa, tâm linh.

“Ngành du lịch An Giang cũng đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá xây dựng thương hiệu du lịch An Giang; quan tâm đầu tư và đổi mới hơn thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng website du lịch An Giang, tuyên truyền rộng rãi về các tiềm năng, điều kiện tự nhiên, sự khác biệt vùng miền, những địa danh, thắng cảnh, văn hóa ẩm thực miền sông nước nhằm thu hút du khách đến An Giang”, ông Hiệp cho biết.

Ngành du lịch tỉnh tập trung tăng cường, xúc tiến quảng bá du lịch đến các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc; tập trung xây dựng hình ảnh và định vị du lịch An Giang là điểm đến “An toàn, thân thiện, hấp dẫn”; tiếp tục thực hiện Chương trình liên kết phát triển du lịch giữa An Giang với Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tinh Đồng bằng sông Cửu Long. An Giang cũng tập trung liên kết phát triển tour xuyên biên giới An Giang- Campuchia – Thái Lan – Lào, các nước châu Á tập trung thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc khi dịch COVID-19 bị đẩy lùi.

Trà Sư mượt mà mùa nước nổi. Ảnh: TL

Thời gian qua, An Giang cũng đầu tư phát triển giao thông phục vụ phát triển du lịch; xây dựng cơ sở hạ tầng Khu du lịch Núi Sập, Khu du lịch Soài So, cơ sở hạ tầng Khu du lịch Núi Cấm, tuyến tránh Quốc lộ 91 đến chợ Vĩnh Đông, đường lên đỉnh Núi Sam. Nhiều điểm du lịch, khu dịch vụ công cộng, siêu thị, bến xe trên địa bàn An Giang cung cấp wifi miễn phí, tạo điều kiện để người dân, khách du lịch tra cứu thông tin về điểm đến, góp phần quảng bá du lịch của tỉnh. Các khách sạn, nhà nghỉ cũng triển khai phần mềm quản lý khách lưu trú góp phần đảm bảo an ninh trật tự, giảm tệ nạn xã hội, tạo niềm tin cho du khách đến với An Giang. Một số nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại đã triển khai việc thanh toán không dùng tiền mặt, tạo thuận lợi cho du khách.

Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam. Ảnh: TL

Ông Lê Văn Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, An Giang sẽ phát triển đồng bộ các loại hình du lịch tâm linh – sinh thái – nghỉ dưỡng; huy động các nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối các điểm, khu du lịch trọng điểm, phục vụ nhu cầu của du khách và thu hút các nhà đầu tư chiến lược; xây dựng mô hình sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp… Tỉnh cũng tập trung rà soát, kêu gọi đầu tư phát triển các khu, điểm có khả năng phát triển du lịch vùng Bảy Núi thuộc huyện Tri Tôn, Tịnh Biên; khai thác đặc trưng riêng của từng địa phương để hình thành “Mỗi địa phương là một điểm đến”; làm tốt công tác xúc tiến, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, những hoạt động văn hóa, giải trí về đêm… thu hút và giữ chân du khách”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang khẳng định, thời gian tới, An Giang sẽ tập trung đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch và con người An Giang; tăng cường liên kết vùng, trong và ngoài nước nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh; tập trung triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch; tăng cường công tác giám sát để nắm bắt những vấn đề khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư nhằm kịp thời xử lý, kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư do doanh nghiệp thực hiện.

Bên cạnh phát triển du lịch với các lợi thế sẵn có, ngành du lịch An Giang cũng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tập trung khai thác các sản phẩm du lịch có tiềm năng như: Du lịch gắn với hoạt động nông nghiệp, du lịch đường sông, du lịch sinh thái gắn với cộng đồng, du lịch thể thao giả trí… An Giang cũng đẩy mạnh thu hút đầu tư tại các khu, điểm du lịch được qui hoạch, chủ yếu 4 khu trọng điểm, có lợi thế cạnh tranh cao trong vùng như: Khu du lịch Núi Sam – Miếu Bà Chúa Xứ (Châu Đốc), Khu du lịch Núi Cấm – rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên), Khu du lịch Mỹ Hòa Hưng – cồn Phó Ba (Long Xuyên) và Khu di tích Văn hóa Óc Eo – Ba Thế (Thoại Sơn). Tỉnh cũng kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, resort, siêu thị, trung tâm mua sắm hiện đại tại Châu Đốc để khai thác lượng khách du lịch đến lễ Bà Chúa Xứ hàng năm…

Giai đoạn 2016-2020, An Giang đón 38 triệu lượt khách trong và ngoài nước, trong đó, khách quốc tế đạt 405 nghìn lượt, 4,1 triệu  khách lưu trú, doanh thu đạt 21.200 tỷ đồng. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, khách du lịch đến An Giang năm 2020 dự kiến chỉ đạt khoảng 6,5 triệu khách, giảm 30% so với cùng kỳ, ước đạt 65% so với kế hoạch với doanh thu ước đạt 4.000 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ, đạt 53% so với kế hoạch… ./.

Quang Minh

Một Số Văn Hóa Tâm Linh Của Người Trung Quốc. ⋆ Topreview.vn

1. Không cắm đũa vào bát cơm

Đây là phong tục không chỉ xuất hiện ở Trung Quốc mà còn phổ biến tại nhiều quốc gia châu Á khác vì họ cũng đồng tình với việc kiêng kỵ này. Bởi họ cho rằng, khi đôi hoặc chiếc đũa cắm vào bát cơm trông giống với việc đang thực hiện nghi thức tang lễ, như kiểu cơm cúng cho người chết, mang lại điềm xui xẻo cho gia đình.

2. Không gội đầu vào ngày đầu năm mới

Đối với người dân ở Trung Quốc, Tết Nguyên Đán chính là dịp lễ dài ngày và quan trọng nhất đại diện và cũng để kết thúc một năm để bước sang năm mới trong hạnh phúc và tốt đẹp. Chính vì thế, để khởi đầu một năm mới thuận lợi, may mắn và suôn sẻ, người dân Trung Quốc thường có phong tục kiêng kỵ khá nhiều thứ.

3. Không tip tiền

Trong văn hóa của người Trung Quốc thường không có văn hóa sử dụng tiền tip như các nước phương Tây khi vào nhà hàng. Vì họ xem đó chính là việc tự trọng và niềm tự tôn của bản thân, nên nếu bạn không cẩn thận dùng tiền tip ở Trung Quốc thì họ sẽ nhầm tưởng bạn đang thiếu tôn trọng họ.

4. Không chỉ tay vào người khác

Ngoài ra, việc bạn dùng tay chỉ vào người khác tại Trung Quốc cũng bị người dân ở đây xem là thô lỗ và không tôn trọng người đối diện. Thật ra, phong tục này cũng phổ biến tại một số nước khác ở Châu Á và trong số đó có đất nước Việt Nam của chúng ta.

Nếu ở nhiều quốc gia trên thế giới, việc ợ hơi trong hoặc sau khi ăn sẽ bị xem là mất lịch sự. Thì ở Trung Quốc, hành động này trái lại được xem là một sự khích lệ đối với những người đầu bếp. Thật kỳ lạ phải không nào!

6. Không đội mũ màu xanh lá cây

Sở dĩ ở Trung Quốc có phong tục này cũng là phát âm của chữ “đội mũ xanh” tương tự với chữ “cắm sừng”, và tất nhiên không ai muốn mình bị “cắm sừng” nên người dân quốc gia này cực kỳ “tránh né” những chiếc mũ có màu xanh lá cây.

7. Châm trà trong buổi trò chuyện

Người Trung Hoa rất thích uống trà. Trong suốt các bữa ăn, để cân bằng lại khẩu vị trước khi chuyển sang món ăn khác, người Trung Hoa luôn uống trà thay vì uống nước trái cây.

8. Không tặng ô

Lại thêm một phong tục nữa của người Trung Quốc bị kiêng kỵ từ cách phát âm. Chính vì từ Ô trong tiếng Quảng Đông có phát âm giống từ “chia xa”. Vì thế, nên việc tặng ô ở đất nước này sẽ khiến bạn bị nhiều người hiểu lầm là chúng ta có hàm ý không muốn gặp lại họ nữa.

9. Rồng – Loài thú huyền thoại

Tại Trung Quốc, Rồng được xem là một trong những linh thú đứng đầu của bộ tứ linh trong truyền thuyết. Thế nên, Rồng là thần vật được những người dân Trung Quốc vô cùng tôn kính và sùng bái nhất trong văn hóa tín ngưỡng đậm màu sắc tâm linh của họ.

biệt hơn, khi các chuyên gia nghiên cứu về văn hóa Trung Quốc, ta có thể bắt gặp được hình tượng của loài Rồng ở khắp nơi: Rồng trong truyện thần thoại, truyền thuyết, Rồng trong các tác phẩm nghệ thuật, gốm sứ…

Đối với tín ngưỡng trong đời sống tâm linh của người dân Trung Quốc, những gì vĩ đại nhất, lớn lao nhất thường được gắn với rồng, nó là biểu tượng của thần quyền, đế quyền, vương quyền.

10. Văn hóa ẩm thực của người Trung Hoa

Các món ăn truyền thống của Trung Quốc từ lâu đã được cả thế giới ưa chuộng, vì chúng vô cùng đa dạng và phong phú, hương vị thì không thể chê vào đâu được. Thế nên, nếu có dịp du lịch tại Trung Hoa, bạn nên thử khám phá những nét riêng và độc đáo trong nền ẩm thực nổi tiếng ở đây.

Xét tới nền văn hóa ẩm thực to lớn tại Trung Quốc không thể không kể đến món ăn Dim Sum truyền thống lâu đời từ các triều đại vua chúa xa xưa. Đây vốn là món ăn xuất phát từ người Quảng Đông, là những món ăn nhỏ, được dùng trong những bữa ăn nhẹ hay lúc uống trà.

Hầu hết các món Dim Sum được chế biến theo phương pháp hấp, nhưng cũng có thể dùng phương pháp chiên hay om. Hiện nay, món Dim Sum không chỉ phổ biến ở Trung Hoa mà còn được nhiều quốc gia châu Á khác yêu thích.

12. Tập quán ăn uống của người Trung Hoa

Tập quán ăn uống của người Trung Hoa cũng mang nét đặc sắc và đa dạng. Các món ăn được đặt trong một cái đĩa lớn ở giữa bàn để mọi người trong gia đình có thể quây quần lại và dùng chung. Khi ở nhà hàng, các món ăn được đặt trên một cái mặt tròn lớn có thể xoay được ở giữa để thuận tiện cho việc nhiều người có thể lựa chọn và gắp thức ăn.

13. Không phơi quần áo vào ban đêm

Đây cũng là một phong tục không chỉ phổ biến trong đời sống tâm linh của người Hoa, mà tập tục này cũng khá phổ biến tại các nước khác mà điển hình là tại Việt Nam.

14. Không nên mặc trang phục chỉ phối màu trắng và đen.

Xuất phát từ các hình ảnh mang ám ảnh trong trong tang lễ của người Trung Quốc vì chỉ có hai màu trắng và đen. Nên mọi người dân Trung Quốc đều rất kiêng kỵ trong việc lựa chọn trang phục chỉ có hai màu đơn sắc trắng đen kết hợp, chỉ ngoại trừ các trang phục vest của Tây Âu.

Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Long An – Đưa Yên Tử Thành Trung Tâm Du Lịch Tâm Linh

Đã đăng vào 29/02/2016 lúc 0:00

Mỗi độ xuân về, lễ hội Yên Tử lại trở thành điểm hẹn để các phật tử, du khách trên khắp mọi miền Tổ quốc hành hương về, tỏ lòng thành kính bái ngưỡng Phật hoàng Trần Nhân Tông, người sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm, dòng thiền đầu tiên và duy nhất có sư Tổ là Hoàng đế Việt Nam.

Du xuân cõi thiêng

Thời điểm này, mỗi ngày Yên Tử đón hàng vạn lượt khách du khách, phật tử từ khắp nơi về đây lễ chùa, vãn cảnh…

Ông Lê Tiến Dũng, Quyền Trưởng Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử cho biết, để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, năm nay, các lực lượng chức năng của TP Uông Bí đã phối hợp với Công ty cổ phần Phát triển Tùng Lâm tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn, an ninh và văn minh lễ hội, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách. “Chúng tôi đảm bảo duy trì lực lượng giữ gìn an ninh trật tự trong suốt 3 tháng lễ hội, đặc biệt là những ngày cuối tuần, lượng du khách đi lễ thường đông hơn, chúng tôi cũng huy động hàng trăm công an tham gia giữ gìn an ninh trong lễ hội, đảm bảo không để xảy ra tình trạng trộm cắp, móc túi, cờ bạc trá hình… để du khách có một chuyến du xuân thoải mái”, ông Lê Tiến Dũng nói.

Quảng Ninh phấn đấu đưa Yên Tử thành trung tâm du lịch tâm linh.

Quả thực, trong những ngày đầu năm mới, đặc biệt là những dịp cuối tuần, dòng người đổ về trảy hội xuân Yên Tử ngày càng đông. Mặc dù rất đông người, nhưng dòng người được hướng dẫn xếp hàng để vào ga cáp treo. Tại những ngã ba đường, những tấm biển chỉ dẫn lên xuống được làm bằng gỗ, trông rất gần gũi, thân thiện và đẹp mắt. Dọc tuyến đường lên chùa Hoa Yên, lên chùa Đồng luôn sạch sẽ. Du khách cũng không phải chịu cảnh người bán hàng chèo kéo khách, không có dịch vụ đổi tiền lẻ tràn lan như nhiều nơi khác.

Anh Lê Văn Phú (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) cũng vậy, anh đã 11 năm liên tục đi Yên Tử, thậm chí có năm đi 2 – 3 lần. Anh Phú cho biết: “Tôi thích cảm giác khi đến Yên Tử, bởi đến đây tôi thấy mình đến gần hơn với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, được tận hưởng cảm giác nhẹ nhàng của người đi lễ Phật. Năm nay đến Yên Tử, tôi khá lạ lẫm vì nhiều khu vực đang được quy hoạch lại, đang trong quá trình tu sửa, tuy nhiên, tôi vẫn thấy thoải mái và dễ chịu, bởi không phải chịu cảnh bán hàng rong chèo kéo khách, không có ăn mày, đường đi lối lại sạch sẽ, hàng quán gọn gàng, lề lối…”.

Năm nay, TP Uông Bí quy hoạch lại khu trung tâm lễ hội, nên toàn bộ khu vực bến xe cũ được chuyển ra phía bên ngoài, việc đi lại của du khách xa hơn. Để đáp ứng nhu cầu đi lại, Công ty Phát triển Tùng Lâm đã đưa 40 xe điện vào phục vụ đưa đón du khách từ bãi đỗ xe đến khu vực ga cáp treo.

Ông Lê Trọng Thanh, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển Tùng Lâm, đơn vị phụ trách công tác vận chuyển hành khách trong lễ hội cho biết: “Để đảm bảo cho du khách đi lễ hội an toàn, thuận tiện, chúng tôi đã lên kế hoạch cụ thể để giảm sự chờ đợi của du khách. Theo đó, công ty đưa 40 xe điện vào đưa đón du khách từ bến xe vào ga cáp treo. Vào những ngày cao điểm, chúng tôi có phương án tăng giờ phục vụ để phục vụ giảm ùn tắc, nếu khách quá đông, ga cáp treo sẽ vận hành cả đêm để phục vụ du khách một cách tốt nhất”.

Về công tác đảm bảo vệ sinh, ông Thanh cho biết, với mục đích để du khách đến Yên Tử được tận hưởng cảm giác du xuân, lễ Phật thật thanh thản, công ty thường xuyên bố trí lực lượng thu dọn rác dọc tuyến Yên Tử, đồng thời tổ chức tuyên truyền bằng băng rôn, tăng cường thêm các thùng rác dọc đường đi, vệ sinh viên vừa dọn rác, vừa nhẹ nhàng nhắc nhở du khách không vứt rác bừa bãi để giữ gìn vệ sinh chung…

Phát triển du lịch tâm linh

Theo thống kê, thành phố Uông Bí có gần 30 di tích lịch sử văn hóa, danh thắng gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong đó, có 2 di tích được xếp hạng Quốc gia đặc biệt gồm đình Đền Công và Khu di tích và rừng Quốc gia Yên Tử. Bên cạnh đó còn có 3 di tích xếp hạng cấp tỉnh gồm chùa Ba Vàng, chùa Hang Son, đình và chùa Lạc Thanh. Với hệ thống các di tích thắng cảnh đặc sắc, thành phổ Uông Bí đã xác định mục tiêu xây dựng nơi đây trở thành một trong những trung tâm du lịch tâm linh của tỉnh Quảng Ninh và của cả nước.

Ông Nguyễn Anh Tú, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP Uông Bí cho biết, ngày 26/1/2016, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ký quyết định công nhận tuyến, điểm du lịch trên địa bàn thành phố Uông Bí, gắn kết Yên Tử với các di tích lịch sử và các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Uông Bí như chùa Ba Vàng, chùa Phổ Am, đình Đền Công, chùa Long Khánh, miếu Cổ Linh, thác Lựng Xanh, hồ Yên Trung… Trong thời gian tới, TP Uông Bí cố gắng phấn đấu đưa Uông Bí trở thành trung tâm du lịch tâm linh, sinh thái của toàn tỉnh, trên cơ sở gắn kết, khai thác tối ưu tiềm năng khu du lịch danh thắng Yên Tử với Ngọa Vân, cụm di tích nhà Trần Đông Triều, quần thể di tích Bạch Đằng Quảng Yên, Rừng quốc gia Yên Tử và vườn thuốc quốc gia. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương đề nghị UNESCO vinh danh Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông là danh nhân văn hóa thế giới, quần thể di tích lịch sử văn hóa và danh thắng Yên Tử là Di sản văn hóa thế giới.

Để thực hiện được các mục tiêu này, TP Uông Bí đang tập trung triển khai các giải pháp phát triển du lịch, lập quy hoạch và xúc tiến đầu tư, xây dựng các sản phẩm du lịch, phát triển mở rộng các tuyến điểm du lịch, kết nối điểm du lịch Yên Tử với các điểm du lịch khác tại địa phương trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh… Định hướng đến năm 2030, Uông Bí sẽ phát triển du lịch bền vững theo hướng du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch khám phá, trải nghiệm cộng đồng, du lịch xanh và bền vững…

Những Điểm Du Lịch Tâm Linh Nổi Tiếng Của An Giang

Châu Đốc (An Giang), xứ sở thu hút đông đảo khách du lịch không chỉ bởi những địa danh du lịch nổi tiếng : Núi Sam, núi Cấm, rừng tràm Trà Sư…, mà An Giang còn nổi tiếng là vùng đất thiêng với các địa điểm du lịch tâm linh, các ngôi chùa, miếu cổ kính mang đậm nét kiến trúc, văn hóa dân gian, chẳng hạn : Miếu Bà Chúa Xứ, chùa Hang…Vì thế sẽ chưa đủ nếu bạn chỉ tham quan các địa điểm miệt vườn tự nhiên mà bỏ qua các điểm du lịch hành hương tâm linh tại An Giang. Đến đây đừng bỏ qua top 5 ngôi chùa, miếu nổi tiếng linh thiêng của xứ Châu Đốc.

1. Miếu Bà Chúa Xứ

Địa điểm nổi tiếng nhất trong chuyến hành trình du lịch tâm linh tại An Giang phải kể đến đầu tiên chính là Miếu Bà Chúa Xứ.

Chắc hẳn bất kì người dân Nam Bộ nào, kể cả du khách các miền khác cũng đều nghe nói và biết đến miếu Bà tại An Giang. Tọa lạc ngay dưới chân núi Sam thuộc thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, miếu Bà Chúa Xứ đã trở thành một điểm du lịch tâm linh vô cùng linh thiêng thu hút hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước tham quan, lễ bái hàng năm.

Đặc biệt, lượng du khách đổ về chiêm bái, cầu lộc đông nhất vào thời điểm tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch đầu năm. Miếu Bà Chúa xứ là một ngôi miếu bề thế giữa một không gian rộng lớn tịnh yên và thơ mộng.

Miếu Bà được xây dựng với kiến trúc tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng, ngói xanh cùng với các hoa văn đậm nét nghệ thuật, khá đặc sắc với những nét trạm trổ tinh tế công phu và những bức hoành phi vàng son càng làm tăng thêm sự cổ kính, tôn nghiêm.

Miếu Bà Chúa Xứ lung linh và thêm phần linh thiêng dưới ánh đèn đêm Lối kiến trúc đẹp đầy ấn tượng bên trong khuôn viên chùa Biểu tượng chín con rồng tại sân trước trong khuôn viên chùa 3. Chùa Vạn Linh Tự Khuôn viên bên trong chùa Vạn Linh Tự

Hàng năm từ ngày 23 đến 27/4 âm lịch, người dân nơi đây tổ chức lễ hội Vía Bà nhằm cầu nguyện và tưởng nhớ công lao của người giúp dân dẹp loạn, ban mưa thuận gió hòa.

4. Chùa Hang Chùa Hang còn được biết đến với tên gọi khác là Phước Điền Tự

Huỳnh Đạo là một ngôi chùa có khuôn viên rộng lớn, cũng giống với Miếu Bà Chúa Xứ, chùa không đơn thuần là một ngôi chùa bình thường còn là một danh thắng, một địa điểm du lịch hành hương tâm linh nổi tiếng tại An Giang. Chùa tọa lạc tại xóm Vĩnh Đông II, phường Núi Sam, thuộc thành phố Châu Đốc, An Giang.

Điểm nhấn độc đáo trong kiến trúc của ngôi chùa Huỳnh Đạo này là biểu tượng chín con rồng trước sân chùa. Ngoài ra, khuôn viên chùa còn rất yên bình với vẻ đẹp thanh khiết của những ao sen tỏa hương thơm mát.

Chùa Vạn Linh Tự tọa lạc trong khu du lịch núi Cấm, địa thế của ngôi chùa Vạn Linh Tự vô cùng đặc biệt, lưng chùa tựa vào sườn đồi Bồ Hong ( đây là đỉnh cao nhất của núi Cấm với chiều cao khoảng 716 mét ), mặt chùa hướng về Hồ Thủy Liêm. Khuôn viên chùa có rất nhiều hoa và cây cảnh xanh tốt, tươi mát, tạo cho chùa một không gian thanh tịnh, yên tĩnh. Nên có cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ đẹp đến mê hoặc lòng người. Khuôn viên chùa trồng rất nhiều loại hoa tươi, mang lại sự tươi vui cho quan khách khi thăm viếng chùa.

Rất nhiều loại bảo tháp là : tháp Hòa thượng Thích Thiện Quang khai sơn, tháp chuông thờ đức Phật A Di Đà, tháp Bồ tát Quan Thế Âm… được xây dựng ngay trước sân chùa, với kiến trúc kết hợp giữa hiện đại và cổ kính đã làm cho không gian chùa thêm phần linh thiêng huyền dịu.

5. Chùa Tây An

Chùa được xây dựng trên triền núi Sam ở độ cao hàng trăm mét, thuộc thành phố Châu Đốc. Chùa được xây dựng vào khoảng năm 1840 – 1845, tính từ lúc xây dựng đến hiện tại, chùa Hang có niên đại hơn 100 năm tuổi.

Được thiết kế với kiến trúc đền chùa rất độc đáo, lại có địa thế nằm ở lưng chùng núi đã tạo cho ngôi chùa một khung cảnh thanh bình và vô cùng thanh tịnh, quý Phật Tử đến viếng chùa sẽ có cảm giác đang ngao du ở chốn tiên cảnh nào đó giữa lưng chừng trời vậy, cảnh vật thiên nhiên quyến rũ thơ mộng.

Từ dưới chân núi Sam, để lên đến chùa Hang, bạn phải vượt qua những con đường bậc thang, tuy nhiên cũng rất dễ đi, vừa đi vừa hít thửo không khí trong lành, vừa ngắm nhìn cảnh đẹp núi rừng cũng mang lại rất nhiều điều thi vị.

Chùa Hang được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia của nước ta. Hiện đang là một điểm tham quan hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.

Bên cạnh sự nổi tiếng của Miếu Bà Chúa Xứ, chùa Hang thì quần thể đền chùa tại núi Sam còn có sự hiện diện của ngôi chùa cổ Tây An. Còn có tên gọi khác là Tây An Cổ Tự ( hoặc chùa Ông ), chùa Tây An tọa lạc và ẩn mình dưới chân núi Sam, thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang và cách thị xã Châu Đốc 5 km.

Mang lối kiến trúc đan xen giữa kiến trúc của Ấn Độ và kiến trúc cổ Việt Nam. Vì địa thế nằm gần núi nên có thiên nhiên xinh đẹp, hữu tình, không khí trong lành và thanh tịnh.

Chính điện của chùa Tây An là nơi thu hút sự chú ý nhất vì có nóc được thiết kế hình tròn củ hành, tương tự các chùa ở Ấn Độ. Chùa không chỉ là một ngôi chùa linh thiêng để quý Phật tử gần xa đến lễ bái, mà còn là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng thuộc khu du lịch núi Sam, An Giang.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đưa An Giang Trở Thành Trung Tâm “Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh” Trọng Điểm Của Cả Nước trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!