Cập nhật nội dung chi tiết về Giới Thiệu Về Du Lịch Hà Nội mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hà Nội được biết đến như là thủ đô của Việt Nam, Hà Nội cũng là một trong những trung tâm văn hoá, chính trị, thương mại và du lịch quan trọng trên cả nước. Trải qua hơn một nghìn năm lịch sử, Hà Nội đã và đang trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng khắp thế giới.
Sở hữu khí hậu đặc trưng của miền Bắc Việt Nam, mùa thu ở Hà Nội thường kéo dài từ tháng 8 đến tháng 10. Dường như nó đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sỹ tài ba với bầu trời trong xanh cùng những cơn gió nhẹ nhàng. Và đây cũng chính là mùa cao điểm thu hút nhiều lượt du khách nhất của Hà Nội.
Hà Nội hiện nay có hơn 4.000 đài tưởng niệm và cảnh quan đẹp. Trong đó, có hơn 9000 di tích được nằm trong bảng xếp hạng các di tích quốc gia, với hàng trăm ngôi chùa, công trình kiến trúc và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. So với các tỉnh, thành phố khác ở Việt Nam, Hà Nội có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn. Ngay trong các quận nội thành, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội đang sở hữu một hệ thống bảo tàng quy mô lớn.
Một số di tích nổi bật khác của Hà Nội đó là Văn Miếu Quốc Tử Giám (trường đại học đầu tiên của Việt Nam), Chùa Một Cột (tượng trưng cho cái nôi của Phật giáo và Đạo giáo), Đền Ngọc Sơn, Quảng trường Ba Đình (nơi bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập), Nhà thờ Chính tòa Hà Nội, Nhà Hát lớn, v.v.
Khi đặt chân đến nơi đây, du khách còn có cơ hội hiểu rõ hơn về lịch sử hào hùng của thủ đô, được phác họa trên những bức tường màu vàng của các ngôi chùa, các tòa nhà thời phong kiến và rất nhiều bảo tàng nằm rải rác quanh Hoàng thành Thăng Long.
Ngoài ra, nền văn minh của người Hà Nội làn nhiều du khách khắp nơi trên thế giới say mê. Do Hà Nội nổi tiếng với các sản phẩm thủ công tinh xảo tại các làng nghề như gốm sứ Bát Tràng, đúc đồng Ngũ Xã và làng Yên Thái; đồng thời với các món ăn ngon và rất nhiều lễ hội văn hoá khác nhau trong cả năm.
Hà Nội là một trong 3 khu vực tập trung nhiều lễ hội nhất tại Việt Nam. Giống như những vùng khác, các lễ hội ở Hà Nội thường diễn ra vào mùa xuân. Các lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao của các anh hùng lịch sử như Thánh Gióng, Quang Trung, Hai Bà Trưng, An Dương Vương… Tại một số lễ hội còn tổ chức các trò chơi dân gian độc đáo như lễ hội Triều Khúc, lễ hội diều truyền thống, v.v.
Lễ hội Thánh Gióng vào ngày 9 tháng 4 âm lịch hàng năm (còn gọi là lễ hội làng Phù Đổng, Gia Lâm) là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực Bắc Bộ. Nguồn gốc của lễ hội bắt nguồn từ một truyền thuyết về một anh hùng có tên Thánh Gióng – đây là một trong bốn nhân vật bất tử trong niềm tin dân gian của người Việt Nam. Với cái tên “Thành phố Thăng Long”, Hà Nội đang ngày càng đẩy mạnh các kế hoạch nhằm xúc tiến du lịch nước nhà và giới thiệu nền văn minh hàng nghìn năm lịch sử cùng bạn bè năm châu thế giới. Hà Nội – niềm tự hào to lớn của toàn dân tộc.
Giới Thiệu Về Hà Nội
Giới thiệu về Hà Nội – Vị trí và đặc điểm kiểu khí hậu
Hà Nội nằm ở tả ngạn sông Đà và hai bên đồng bằng sông Hồng. Phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Nguyên, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp với tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, còn phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi được mở rộng, Hà Nội nằm trong top 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới với 3.324,92 km2. Với vị trí địa lý thuận lợi này, thành phố này dễ dàng trở thành trung tâm kinh tế – chính trị, văn hóa, khoa học quan trọng của cả nước. Hiện tại, bao gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện.
Do có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên đến du lịch Hà Nội, bạn có thể thưởng thức đủ 4 mùa trong năm. Mỗi mùa đều có những đặc trưng riêng, cho bạn những cảm nhận khác nhau về cuộc sống, về cảnh vật và con người nơi đây. Hà Nội vào đông lạnh thì cũng lạnh lắm, vào hè nóng thì cũng nóng lắm nhưng không vì thế mà mất đi cái đẹp. Song có lẽ, đặc biệt nhất vẫn là mùa xuân, là mùa thu Hà Nội.
Giới thiệu về Hà Nội – Những điều có thể bạn chưa biết
Hà Nội từ thuở còn là Kinh thành Thăng Long cho đến nay vẫn luôn là trung tâm văn hóa lớn nhất của cả nước. Vùng đất này đã sinh ra nền văn hóa dân gian với nhiều câu chuyện truyền thuyết, nhiều câu ca dao, tục ngữ, nhiều lễ hội dân gian và cả những vị anh hùng được ca ngợi, các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể được công nhận.
Một điều khi giới thiệu về Hà Nội – một Hà Nội rất đặc biệt khi mang nhiều nền văn hóa khác nhau, và không đâu nhiều làng văn hiến như nơi này. Cùng với đó là những ngôi làng với kiến trúc Phật giáo, dân gian, kiến trúc Pháp nằm rải rắp khắp nơi, hiến du khách không khỏi thích thú khi lạc bước trên một thành phố sầm uất, phát triển như Hà Nội vẫn tìm thấy những giá trị văn hóa ngàn năm trước đó.
Hà Nội truyền thống ngàn năm văn hiến
Truyền thống Hà Nội hiện hữu từ những điều nhỏ nhặt nhất, từ lời nói “cảm ơn”, “xin lỗi” đến cách chào hỏi, cách mời nhau. Tất cả đã được thống nhất trong chuẩn mực giáo dục sao cho mọi người yêu mến. Truyền thống ấy còn được thể hiện ở những làng nghề truyền thống, các con phố buôn bán các mặt hàng độc đáo như gốm Bát Tràng, phố hàng Mã, hàng Bạc,…
Tôn giáo, tín ngưỡng đa dạng
Tôn giáo, tín ngưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thân của người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung. Vùng đất này có nhiều tôn giáo như: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Đạo Tin Lành, Đạo Hồi, Cao Đài,… để phục vụ nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người dân.
Cuộc sống và con người Hà Nội
Và bên cạnh nét cổ kính ngàn năm, bên cạnh những góc phố cũ và nếp sống bình lặng. Du khách sẽ vẫn cảm nhận được không khí nhộn nhịp của một thành phố vốn là Thủ đô của đất nước này. Sáng ra, trên những con đường tấp nập người đi kẻ lại, nhất là vào những giờ cao điểm. Tối về, Hà Nội lại trở về với bầu không gian đó, yên bình, cổ kính, rực rỡ trong ánh đèn đêm.
Giới thiệu về Hà Nội – Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Đây vốn là trường học cổ của Kinh Thành Thăng Long và trường đại học đầu tiên ở Đông Nam Á. Văn Miếu không chỉ là một di tích lịch sử, văn hóa cổ mà còn là nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện đậm đà bản sắc của người dân Thủ đô. Bên trong còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như: chuông Bích Ung đại chung, tưởng Khổng Tử82 bức bia ghi tên những người đỗ Tiến sĩ,… Nếu bạn là người yêu thích lịch sử Hà Nội và muốn tìm hiểu về văn hóa học thời xưa thì đây là một địa điểm lý tưởng.
Hồ Tây – mặt gương của Hà Nội
Hồ Tây có diện tích rộng hơn 500 ha với bề dày lịch sử mấy nghìn năm. Cùng với hồ Trúc Bạch, Hồ Tây góp phần làm nên chất thơ cho thành phố. Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội, nếu dạo một vòng quanh hồ, bạn sẽ được thăm thú kha khá các di tích và thắng cảnh. Làng Nhật Tân với hoa đào nợ rộ khi xuân về, làng Xuân Tảo với Sóc thờ Thánh Gióng, làng làm giấy cổ tích Kẻ Bưởi,… và một số công trình được xây dựng quanh hồ làm quanh cảnh thêm đa dạng.
Hồ Hoàn Kiếm – lãng hoa giữa lòng thành phố
Được mệnh danh là lãng hoa giữa lòng thành phố, hồ Hoàn Kiếm được bao quanh bởi ba con đường Lý Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay dài khoảng 1,8 km. Mặt nước trong xanh soi bóng những hàng cây cổ thụ, những rặng liễu thướt tha, những mái chùa, đền, tháp rêu phong, cổ kính và cả những tòa nhà mới cao tầng. Tới đây, bạn có thể dạo quanh một vòng ngắm nhìn khung cảnh êm đềm của hồ, hít hà bầu không khí trong lành hoặc đơn giản là tìm một góc để quan sát nhịp sống người Hà Nội,… cũng là trải nghiệm rất thú vị đó.
Chùa Một Cột – ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất
Khi giới thiệu về Hà Nội người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh ngôi chùa Một Cột. Ngôi chùa như một biểu tượng, gây thu hút với kiểu kiến trúc độc đáo với ngôi chùa hình vuông, mái cong, dựng trên cột đá hình trụ, trên một hồ nước phủ đầy sen. Công trình tuy nhỏ thôi nhưng vẫn có lối để bạn đi lên Phật đài thắp hương.
Khu phố cổ Hà Nội – nơi cất giấu thời gian
Phố cổ Hà Nội – khu phố cổ xưa độc đáo ở Việt Nam nằm ở quận Hoàn Kiếm, từng được du khách Tây ví như thành Venice cổ kính. Nó còn được gọi với cái tên khác là khu 36 phố phường, đây xưa là các phường hội thủ công, mỗi phố bán một món hàng hóa. Bên trong khu phố còn lưu giữ các ngôi nhà truyền thống, các công trình văn hóa, lịch sử còn giữ được kiểu kiến trúc của dân tộc Việt Nam và châu Á. Những hoạt động sinh hoạt, buôn bán, sản xuất, vui chơi, tạo nên sức sống trường tồn cho khu phố.
Ngoài những địa danh này thì du lịch Hà Nội còn có Đền Ngọc Sơn, Đền Kim Liên,Tháp Hòa Phong, Thành Cổ Hà nội, cột cờ Hà Nội, hồ Trúc Bạch, Phủ Chủ tịch, quảng trường Ba Đình, Nhà sàn Bác Hồ, Nhà hát lớn, Thư viện Quốc gia,…
Giới thiệu về Hà Nội – Nơi ẩm thực ghi dấu ấn
Không những Huế, ẩm thực Hà Nội cũng thể hiện sự trang trọng và tinh tế. Món ăn ở đây được cho rằng không lẫn vào đâu được. Ẩm thực Hà Nội đã đi vào ca dao tục ngữ, đó là những món ăn phổ biến trong mâm cơm gia đình (canh rau muống, cà dầm tương) đến những món ăn đặc sản như chả cá Lã Vọng, cốm Làng Vòng, bánh cuốn Thanh Trì, bún chả, phở bò,…
Chả cá Lã Vọng: Chả cá Lã Vọng đã trở thành đặc sản nổi tiếng của đất Thủ đô với cách chế biến công phu, tỉ mỉ. Chả được làm từ cá lăng, lọc thịt tẩm ướp gia vị rồi đem nướng. Muốn ngon bạn phải ăn nó khi còn nóng, khi ăn sẽ kèm với bún, bánh đa nướng, rau thơm, lạc rang, hành củ và chấm với mắm tôm.
Bánh cuốn Thanh Trì: Đây là món ăn bình dị, quen thuộc, không cầu kỳ nhưng lại thể hiện được sự tinh tế như người Hà Thành. Bánh cuốn được tráng một cách khéo léo với lớp mọc bọc nhân, ăn kèm với chả, rau thơm và nước chấm.
Bún chả Hà Nội: Là món ăn quen thuộc của người dân ở đây, cũng là món ăn nhận được rất nhiều lời khen từ du khách gần xa nhờ phong vị đậm chất truyền thống.
Phở: Có lẽ đây là cái tên không thể không nhắc đến – món ăn đặc trưng từ bao đời nay. Phở Hà Nội có rất nhiều loại, trong đó phải kể đến phở bò, phở gà, phở áp chảo, phở cuốn,… mỗi loại mang hương vị riêng rất hấp dẫn.
Giới thiệu về Hà Nội – Kinh nghiệm du lịch tự túc
Với những yếu tố nói trên, Hà Nội trở thành một điểm đến hấp dẫn thu hút du khách gần xa, nhất là du khách nước ngoài.
Thời điểm thích hợp để du lịch Hà Nội
Như đã nói, Hà Nội thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, từ tháng 5 – tháng 9 (mùa hè) thời tiết khá nóng, mưa nhiều. Từ tháng 11 – tháng 3 năm sau (mùa đông) trời lạnh, khô ráo. Đặc biệt, giữa hai mùa này có thời kỳ chuyển tiếp. Theo đó, khoảng thời gian từ tháng 9 – tháng 11 hoặc từ tháng 3 – tháng 4, được xem là thời điểm du lịch Hà Nội lý tưởng nhất. Lúc này thời tiết ấm áp, dịu nhẹ, không quá nắng gắt.
Song, thường người ta vẫn thích nhất là mùa thu, tháng 10 mùa thu đẹp nhất. Cuối tháng 10, thời tiết se lạnh, những con đường ngập lá vàng rơi, bầu trời xanh ngắt, nắng hanh, muôn hoa bung nở,… rất thích hợp cho các hoạt động tham quan, ngắm cảnh.
Phương tiện di chuyển đến du lịch Hà Nội
Phương tiện đến Hà Nội: Nếu như ở xa, điều kiện kinh tế cho phép bạn nên đi máy bay. Hoặc không thì đi tàu hỏa để tiết kiệm chi phí cũng như thuận tiện để thăm thú các địa điểm trên đường. Còn nếu ở các tỉnh lân cận, cách Hà Nội không quá xa thì chọn xe khách hay xe máy. Đặc biệt, xe máy là hình thức được nhiều bạn trẻ ưu tiên bởi không chỉ chủ động mà còn mang lại nhiều cảm giác thú vị.
Phương tiện đi lại tại Hà Nội: Đến Hà Nội, du khách có chọn một trong các loại phương tiện sau: xe máy (giá thuê từ 100.000 – 200.000 VNĐ/ngày, tùy xe), xe taaxi (nhưng hãy cân nhắc vì giá thành hơi cao), xe bus và xích lô là cách di chuyển rẻ nhất. Ngoài ra, bạn có thể chọn đi xe điện – loại phương tiện du lịch xanh mới của Hà Nội.
Thông tin cụ thể hơn về khách sạn, địa chỉ ăn uống,… bạn có thể xem bài viết này “Kinh nghiệm du lịch Hà Nội tự túc chi tiết nhất 2020” để sắp xếp cho chuyến đi của mình.
Hiểu rõ thêm Hà Nội chắc chắn sẽ là điều kiện tốt để bạn có thể thỏa sức du lịch một cách dễ dàng và thú vị hơn. Hy vọng, qua bài giới thiệu về Hà Nội này, bạn sẽ yêu hơn vùng đất ngàn năm văn hiến.
Giới Thiệu Về Hà Tiên
Điều kiện và tự nhiên
Điều kiện tự nhiên: Thị xã Hà Tiên được thành lập vào ngày 01/9/1998, được chia thành 7 đơn vị hành chính, gồm 4 phường và 3 xã. Hà Tiên là một trong 14 huyện, thị và thành phố của tỉnh Kiên Giang, là một thị xã vừa có đất liền vừa có hải đảo và đồi núi nên thu hút rất nhiều khách tham quan. Đường biên giới Việt Nam – Campuchia ôm sát thị xã về phía bắc.
Địa giới hành chính thị xã Hà Tiên : Phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia; phía Tây và Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan; phía Đông và Đông Nam giáp huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang.
Khí hậu : Thị xã Hà Tiên nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có nền nhiệt cao và ổn định, một năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Thổ nhưỡng : Tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Tiên là 8.142,72 ha. Bao gồm: đất nông nghiệp 5.969,11 ha (chiếm 73,31%); đất phi nông nghiệp 1.941,68 ha (chiếm 23,85%); đất chưa sử dụng 231,93 ha (chiếm 2,85%).
Tài nguyên thiên nhiên : Tài nguyên khoáng sản của thị xã Hà Tiên không nhiều, trên địa bàn thị xã có một số núi đá đáng kể về số lượng. Ngoài ra, còn có một số nguồn khoáng sản đá quý như: đá xây dựng, sỏi đỏ,… Dân cư : Hiện nay dân số toàn thị xã là 42.940 người, tổng số hộ là 7.454 hộ bao gồm 03 dân tộc cùng sinh sống là Kinh, Hoa và Khmer.
Về mặt văn hóa
– Về văn hóa trong giao tiếp, ứng xử : Con người Hà Tiên nhiều phẩm chất tốt đẹp, ngoài tình yêu quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, còn biểu hiện đậm nét ở đức tính thật thà, chất phác, tôn trọng nghĩa tình và lòng mến khách.
– Về văn hóa lễ hội : Trước hết là lễ hội rằm tháng giêng, đây là tết nguyên tiêu của dân tộc, các địa phương trong cả nước đều tổ chức, riêng ở Hà Tiên đó còn là sự ra đời của Tao Đàn Chiêu Anh Các do Mạc Thiên Tích thành lập năm 1736. Mặt khác theo truyền thống của địa phương rằm tháng giêng còn là ngày hái lộc đầu năm, rằm tháng Giêng thực sự là một ngày hội lớn của người dân Hà Tiên.
Thứ hai là Tết Thanh minh. Tết Thanh minh ở Hà Tiên cũng được tổ chức vào tháng ba âm lịch theo truyền thống chung của dân tộc, nhưng việc tổ chức thì lại có một số điểm rất riêng cả về không gian và thời gian. Ở các địa phương khác chỉ tổ chức vào một ngày duy nhất trong tháng ba hoặc tháng hai theo lịch, nhưng ở Hà Tiên coi ngày đó chỉ là ngày chính, còn việc tổ chức lễ tết được diễn ra trong một tháng. Không gian tổ chức lễ cúng cũng khác hơn các địa phương khác, ngoài việc con cháu thắp hương tưởng niệm ông bà, cha mẹ tại bàn thờ gia tiên, mâm cổ còn được đưa lên cúng tại mộ. Sau khi cúng xong, dọn ra gia đình, bạn bè cùng ngồi ăn uống trước mộ, để cho người quá cố cảm thấy vui vẻ, gần gũi với gia đình như khi còn sống. Vừa ăn uống vừa nhắc lại kỷ niệm, những tấm gương về đạo đức của người quá cố khi còn sống để giáo dục con cháu. Đây là một nét đẹp truyền thống của người dân Hà Tiên đến nay vẫn còn lưu giữ. Ngoài các lễ hội nói trên, Hà Tiên còn có các lễ hội đặc trưng khác như: Lễ hội Kỳ Yên, Lễ hội giỗ Đức khai trấn Quốc công Mạc Cửu, lễ hội tôn giáo tháng 7 âm lịch…
Tín ngưỡng tôn giáo : Thị xã Hà Tiên có các tôn giáo chính gồm: Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, trong đó Phật giáo chiếm đa số. Thực hiện chủ trương của Đảng về chính sách khối đại đoàn kết dân tộc, trong những năm qua thị xã Hà Tiên luôn quan tâm công tác tôn giáo.
Danh lam thắng cảnh : Trên đất Kiên Giang nơi nào cũng có vẻ đẹp của thiên nhiên. Tuy nhiên, thắng cảnh Hà Tiên có những dáng nét riêng. Nói đến Hà Tiên, người ta thường nghĩ đến “thập cảnh” trong thơ Mạc Thiên Tứ: Kim Dữ lan đào, Đông Hồ ấn nguyệt, Bình San điệp thúy, Châu Nham lạc lộ, Tiêu Tự thần chung, Lộc Trĩ thôn cư, Nam Phố trừng ba, Giang Thành dạ cổ, Thạch Động thôn vân, Lư Khê ngư bạc. Ngày nay du khách tham quan gần xa đã từng biết Hà Tiên qua những danh lam thắng cảnh như: Thạch Động, hang Đá Dựng, bãi tắm Mũi Nai, khu vực núi Bình San, chùa tam Bảo, chùa Phù Dung, Đông Hồ, dừa 4 ngọn…
Di tích lịch sử : Tính đến nay, trên địa bàn thị xã Hà Tiên đã có 08 di tích được Nhà nước xếp hạng. Trong đó, có 5 di tích cấp quốc gia là: Di tích lịch sử Nhà tù Hà Tiên, di tích thắng cảnh Thạch Động, Mũi Nai, Bình San, Đá Dựng và 03 di tích cấp tỉnh là: Di tích chứng tích chiến tranh chùa Xà Xía, di tích lịch sử văn hóa chùa Phù Dung, chùa Tam Bảo.
Giới Thiệu Về Nghệ An
Với đa dạng lắm các danh lam thắng cảnh, hệ thống di tích, văn hoá phong phú về số lượng, độc đáo về nội dung, rộng rãi về cái hình, Nghệ An đang là miền đất hứa, là cửa hàng du lịch quyến rũ đối với du khách.
Đường vô xứ Nghệ quanh quéo quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ…
Nghệ An là một tỉnh giấc to nằm ở phía Bắc miền Trung với cảnh quan thiên nhiên đẹp như tranh vẽ. Nghệ An còn là mảnh đất đã sản sinh nhiều danh nhân lịch sử, nhà khoa bảng, nhà khoa học, nhà văn hóa nổi danh như Mai Hắc Đế, nhà thơ Hồ Xuân Hương… Đặc biệt Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, 1 nhà yêu nước lớn, một danh nhân bản hóa thế giới và anh hùng phóng thích dân tộc.
Cũng như những tỉnh khác của Việt Nam, truyền thống văn hóa của Nghệ An rất phong phú. Là một tỉnh sở hữu phổ biến dân tộc cộng sinh sống, mỗi dân tộc đều mang 1 bản sắc đẹp văn hóa, ngôn ngữ riêng giàu truyền thống. Nghệ An là xứ sở của nền văn hóa dân gian đặc sắc đẹp có các điệu hò, hát phường vải, hát đò đưa… Du khách đến có bất kỳ lễ hội nào của tỉnh Nghệ An đều với thể thưởng thức dòng hình sinh hoạt văn hóa đặc dung nhan này.
Các bạn đang có dự định du lịch nghệ An thì nên xem: Cẩm nang du lịch Cửa Lò Nghệ An
Nghệ An là xứ sở của các lễ hội cổ truyền diễn ra trên sông nước như lễ hội Cầu Ngư, Rước hến, Đua thuyền … Lễ hội làm sống lại những kỳ tích lịch sử được nâng lên thành huyền thoại, giàu chất sử thi, mặn mòi tính nhân bản như lễ hội đền Cuông, lễ hội làng Vạn Lộc, làng Sen. Miền núi sở hữu những lễ hội như Hang Bua, lễ hội Xàng Khan, lễ Mừng nhà mới, lễ Uống rượu cần.
Nghệ An còn lưu giữ được nhiều di tích văn hoá lịch sử, rộng rãi danh lam thắng cảnh, lễ hội văn hoá truyền thống – đấy là các yếu tố thuận lợi giúp cho du lịch Nghệ An phát triển.
Về du lịch biển, Nghệ An với 82km bờ biển có phổ biến bãi tắm đẹp quyến rũ khách du lịch quốc tế như b ãi biển Cửa Lò, Cửa Hội; Nghi Thiết, Bãi Lữ (Nghi Lộc), Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương (Quỳnh Lưu), Diễn Thành (Diễn Châu). Đồng thời Nghệ An siêu sở hữu lợi thế vững mạnh du lịch văn hóa. Hiện nay Nghệ An có trên 1 ngàn di tích lịch sử văn hoá, trong đó với gần 200 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, đặc biệt là Khu di tích Kim Liên, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hàng năm đón xấp xỉ 2 triệu lượt quần chúng và du khách đến tham quan nghiên cứu.
Khu di tích lịch sử Kim Liên, bí quyết trọng tâm Tp Vinh 12 km về phía Tây Nam, là khu di tích tưởng vọng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Nơi đây gắn có thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chi Minh và còn lưu giữ những kỷ niệm thuở nhỏ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, những dấu tích và các kỷ vật của gia đình.
Tìm hiểu thêm: Khám phá các món ăn đặc sản của Cửa Lò Nghệ An
Làng Sen, quê nội của Bác, tên chữ là Kim Liên (bông sen vàng). Làng mang rộng rãi hồ thả sen suốt hai bên đường làng. Ngôi nhà của Chủ tịch Hồ Chí Minh sống thuở nhỏ dựng bằng tre và gỗ, 5 gian, lợp tranh. Trong nhà mang các đồ tiêu dùng giống như các gia đình nông dân: phản gỗ, chõng tre, mẫu võng gai, bàn thờ… Nhà được dựng năm 1901 do công sức và tiền của dân làng góp lại khiến tặng ông Nguyễn sinh Sắc, thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc ông Sắc đỗ Phó Bảng mang đến vinh dự cho cả làng.
Cách làng Sen 2km là làng Chùa (tên chữ là Hoàng Trù) – quê ngoại của Bác Hồ – và cũng là nơi Người đựng tiếng khóc chào đời, được má nuôi dạy những năm ấu thơ.
Khu du lịch thị thành Vinh nằm ở vị trí liên lạc thuận tiện, sở hữu quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua, có sân bay Vinh nằm phương pháp trung tâm thành phố ko xa. Thành phố Vinh còn là mai dong giao thông quan trọng giữa miền Bắc và miền Nam. Khách đi du lịch theo tuyến quốc lộ 1A càng ngày càng tăng, lượng du khách tới với Nghệ An theo đấy cũng tăng.
Thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch mang các nét đặc trưng điển hình của 1 thành phố xứ Nghệ. Đến với thị thành Vinh, du khách mang thể tham dự vào nhiều mẫu hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…
Giới Thiệu Về Nhật Bản
Nhật bản wiki
Để dễ hình dung, dễ nắm bắt chúng ta hãy để những thông tin cơ bản của Nhật bản bên cạnh Việt Nam.
Nhật Bản luôn nằm trong top 10 đất nước tuyệt vời nhất trên thế giới, với nhiều cảnh đẹp trong cả bốn mùa: mùa xuân của hoa mơ, hoa anh đào khoe sắc; mùa hè của muôn hoa lá xanh tươi; mùa thu mùa lá đỏ lãng mạn, mùa đông mùa tuyết trắng tinh khôi. Thế giới cũng biết đến Núi Phú Sĩ (Fujisan) như là biểu tượng của Nhật bạn, là ngọn núi cao nhất, tuyết bao phủ đỉnh núi quanh năm, là nguồn cảm hứng của nghệ thuật cho khách thập phương.
Về các địa điểm du lịch ưa thích thì có thể so sánh ước lệ (cho vui) giữa người Nhật sang du lịch Việt Nam với người Việt Nam sang du lịch Nhật bản như sau: Tokyo – Hà Nội (thủ đô); Osaka – Sài Gòn (thành phố sầm uất phía Nam); Kyoto – Huế (cố đô); Nara – Ninh Bình (kinh đô); còn Hokkaido – là Tây bắc, … Vâng, chỉ là sự so sánh cho vui thôi.
Nhật bản – đất nước của hoa
Đặt chân đến Nhật bản, bất cứ nơi đâu, cực Bắc hay cực Nam, thành phố lớn hay miền quê hẻo lánh đều tràn ngập hoa và hoa. Hoa trong vườn, trong công viên, hoa dọc phố, hoa ở ban công, hoa phủ cả sườn đồi. Người Nhật yêu hoa đến mức rất nhiều trang trại, trong những năm tháng chiến tranh, thời kỳ đói khổ nhất của nước Nhật vẫn nhất quyết trông hoa.
Khắp thế giới biết đến Nhật bản như xứ sở hoa anh đào, nhưng không chỉ có thế, Nhật bản là đất nước của muôn hoa khoe sắc, có những loài hoa rất đặc trưng Nhật bản, có hoa tử đằng – biểu tượng tình yêu, hoa cúc – như mặt trời chiếu sáng trên hoàng gia huy, hoa cẩm tú cầu biến đổi sắc màu, những vườn hoa tulip đẹp chẳng khác gì ở Hà Lan, những nông trại mênh mông hoa oải hương lavender không kém nước Pháp, … Qua du lịch Nhật bản mới cảm nhận hết được sự trân trọng của người Nhật với hoa, mới thấy được sự tinh tế của người Nhật trong chăm sóc những vườn hoa. Bao nhiêu là vườn hoa đẹp trải dài từ Bắc xuống Nam: cánh đồng hướng dương như tranh vẽ Hokyryu, nông trại tím ngát oải hương Tomita, là “vườn thượng uyển” Hanamiyama, là thiên đường hoa tử đằng Ashikaga, là vườn hoa thủy vu (mizubasho) Ozegahara, là ngút ngàn hoa công viên Hitsujiyama, là hoa vàng cỏ xanh dọc đường ray là thánh địa hoa đỗ quyên ở là sắc màu cẩm tú cầu chùa cánh đồng mơ vườn đào khổng lồ Fuefuki-shi, miền đất của lan Nam phi Hachijo-jima, chùa hoa sen Hachijo-jima, chùa hoa mẫu đơn triệu bông diên vĩ ở Hanashoubu, mùa là đỏ Nikko, cỏ Kochia đặc thù công viên Hitachi, …
“Tri thức phương Tây, tinh thần Nhật bản”
Không những là đất nước của những cảnh đẹp, của hoa, của vườn, mà còn là của đất nước của một xã hội quy cũ, giữ nguyên vẹn nét truyền thống trong sự phát triển. “Tri thức phương Tây, tinh thần Nhật Bản” ( Japanese Spirit Meets Western Knowledge) – đó chính là khẩu hiệu của cuộc cách mạng Duy Tân 1868 khởi xướng bởi vua Minh Trị, biến Nhật bản thành một đế quốc hùng cường. Ngày nay ở cổng vào công viên Yoyogi (Meiji Shrine Gyoen) nơi thờ Minh Trị Thiên Hoàng và hoàng hậu, du khách sẽ thấy thông điệp đó qua cách thể hiện một bên là những thùng rượu vang làm từ nho ở vùng Bourgogne của một chateau bên Pháp để cung cấp rượu cho Hoàng gia Nhật, và một bên là những giàn rượu sake Nhật bản.
Nhật bản – trật tự và an toàn
Bước chân sang du lịch Nhật bản, bạn có cảm giác như vào một thành phố trong tưởng tượng dành riêng cho chính mình vậy, mọi thứ cứ như sắp sẵn, trật tự lề lối. Nếu mà bóc tách ra từng thứ một thì Nhật bản cũng chẳng khác Việt Nam, cũng những căn nhà nho nhỏ, những cột điện chăng dây, những hàng quán vỉa hè, nhưng khác biệt nhất chính là TRẬT TỰ. Trật tự từ sự sắp xếp của những căn nhà, trật tự của trong những cửa hàng, rất gọn gàng và ngăn nắp. Trật tự trong giao thông không một tiếng còi, trật tự trong cả việc đứng hàng dài …đi vệ sinh.
Nhật bản luôn nằm trong danh sách những quốc gia an toàn nhất. Mà hình như, sự bất an thường đến từ chính nội tại, người Nhật rất trật tự, sống có kỷ luật, chắc vì vậy mà nước nhật rất an toàn. Chuyện không phải viết nhiều thì mọi người cũng biết là ở Nhật nếu lỡ quên mất đồ, thì 90% bạn sẽ tìm lại được.
Nhật bản – đại siêu thị của người Trung Quốc
Một trong những hiện tượng dễ thấy khi sang du lịch Nhật bản, đó là bạn đến siêu thị, khu mua sắm vào lúc nào cũng hàng dài những người Trung Quốc và châu Á khác sang mua sắm.
Đây một điều rất thú vị, nó vừa thể hiện rằng sản phẩm của Nhật bản luôn được ưa chuộng vì chất lượng và giá trị, vừa thề hiện sự “cao tay” của người Nhật trong chính sách du lịch & thương mại. Rất nhiều sản phẩm từ thực phẩm, áo quần cho đến đồ điện tử chỉ bán trong nội bộ Nhật bản, không xuất khẩu. Trong khi Trung quốc đưa mình lên vị trí là đại công xưởng của thế giới, thì Nhật bản với chính sách bảo hộ thương hiệu, không xuất khẩu để lẫn lộn thị trường; việc chỉ bán hàng nội địa đó tăng thêm “sự thèm muốn” của người tiêu dùng các nước tìm đến du lịch Nhật bản để mua sắm. Ngoài ra thì Nhật bản cũng đưa những chính sách về hoàn thuế, miễn thuế để kích cầu du lịch và thương mại. Không như các nước biến chuyến du lịch thành tour mua sắm bất đắc dĩ, Nhật bản thường là mua bán tự do, và giá cả không quá chênh lệch giữa các cửa hàng.
Nhật bản – chuẩn mực mọi nơi, chi tiết từng bộ phận
Nhiều người tự hỏi, cũng là miếng sashimi, sao ở Nhật bản ngon thế, cũng là trừng sống sao ở Nhật bản thơm, không tanh tẹo nào. Câu trả lời ở chỗ, quy trình và chuẩn mực quản lý thực phẩm của người Nhật, chẳng hạn tất cả các thực phẩm tươi sống phải chế biến trực tiếp và dùng ngay trong ngày, cuối ngày thì giảm giá, bán không hết thì sẽ đưa vào dây chuyền chế biến, hay như trứng gà ăn sống cũng chỉ dùng loại trứng gà vừa mời đẻ trong vòng 7 ngày.
Tương tự như vậy với bất cứ lĩnh vực nào, người Nhật cũng chuẩn mực và chi tiết từng bộ phận. Quay lại vẫn là câu chuyện ẩm thực, người Việt thường hiểu “khách hàng là thượng đế” theo cách của mình nên khi vào nhà hàng Nhật cũng muốn phải bày biện ngay hết các thức ăn ra bàn. Nhưng không, ẩm thực Nhật bản cực kỳ quy chuẩn, món nào lên trước, món nào lên sau, chuẩn bị trong bao lâu, bài trí như thế nào đều phải tuân thủ. Có chuyện kể rằng, có khách hàng Trung Quốc bị “đuổi” ra khỏi nhà hàng Sushi Nhật bản chỉ vì …ăn không đúng quy trình, ăn sushi mà bóc thịt riêng và cơm riêng ra ăn như sashimi.
Du lịch Nhật bản với người Việt
Nhật bản thực sự quyến rũ với du khách Việt Nam. Ngày càng nhiều người Việt sang du lịch, theo số liệu thống kê của Nhật bản mỗi năm có trên 200.000 lượt khác du lịch đến từ Việt Nam, nằm trong TOP những nước có du khách tới Nhật nhiều nhất. Ngoài những trải nghiệm du lịch Nhật bản chung thì người Việt tới Nhật bản thường không có hướng du lịch hành động (trượt tuyết, leo núi…), cũng chưa quan tâm nhiều đến du lịch tâm linh, chưa đi trải nghiệm sâu sắc và tìm hiểu văn hóa (onsen, trà đạo, geisha), ít quan tâm lắm giải trí về đêm, không chọn như là chốn nghỉ dưỡng (chắc biển VN đẹp rồi). Du khách Việt tới Nhật bản thưởng cảm thấy rất hài lòng với những trải nghiệm sau đây:
Ngắm hoa và cảnh đẹp: Hoa và cảnh đẹp bốn mùa, trải dài từ Bắc xuống Nam
Trải nghiệm văn hóa: Tinh thần Nhật thực sự chinh phục người Việt
Thưởng thức ẩm thực: sashimi, ramen, chanko nabe (lẩu cho sumo), bò kobe (không nhất thiết phải ăn ở Kobe) …luôn là cảm hứng
Mua sắm: thiên đường mua sắm hàng chất lượng, không bao giờ “bị lừa”, nhiều giảm giá rất sâu
Trải nghiệm công nghệ và đời sống: tàu điện nhanh shinkansen, trò chơi thực tế ảo
Tìm hiểu môi trường du học
Xúc tiến thương mại và đầu tư
Giải trí: Tokyo disneyland, lễ hội bia Sapporo, …
Khám bênh: Du lịch kết hợp khám bệnh đang là xu hướng mới của người Việt với những lo lắng về bệnh khó phát hiện, ung thư
Nhật bản – những mặt trái
Là một quốc gia phát triển, và vẫn giữ được những giá trị truyền thống, những giá trị hiện hữu hàng ngày như Nhật Bản – là sự ngưỡng mộ lớn của thế giới dành cho xứ sở hoa anh đào. Bên cạnh đó, những mặt trái không thể tránh khỏi.
Điều dễ nhận thấy nhất, đó chính là áp lực cuộc sống cao. Người Nhật đã nỗ lực kinh khủng để vươn lên cường quốc, để lại một thế hệ mà người ta gọi là “thế hệ hy sinh”, họ làm việc 12 tiếng/ngày: 8 tiếng cho gia đình, 2 tiếng cho nước Nhật và 2 tiếng vì Nhật hoàng (hiểu là vì tinh thần dân tộc Nhật). Nối tiếp như vậy, thế hệ ngày nay phải lao động quá sức dưới áp lực cuộc sống. Nếu bước vào tàu điện và giờ đi làm hay tan sở, bạn sẽ thấy nhiều những ánh mắt mệt mỏi, ngủ gà ngủ gật khắp nơi, không có sức sống như ở Âu Châu (nơi bạn thường thấy mọi người trò chuyện hay đọc sách báo trên tàu). Áp lực cuộc sống cũng dẫn đến nhiều hiện tượng khác như tự tử, tình dục thái quá (tạp chí khiêu dâm bán khắp nơi), hay những “biến thái” xã hội Nhật bản khác như otaku, Hikikomori hay NEET.
Thông tin tham khảo về Nhật bản
Top 15 thành phố Nhật Bản đón khách du lịch nhiều nhất
10 trường Đại Học tốt nhất tại Nhật Bản
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giới Thiệu Về Du Lịch Hà Nội trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!