Cập nhật nội dung chi tiết về Hà Nội: Nhiều Hoạt Động Văn Hóa, Thể Thao Nổi Bật Trong Năm 2022 mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hà Nội: Nhiều hoạt động Văn hóa, Thể thao nổi bật trong năm 2020
(Tạp chí Du lịch) – Chiều ngày 6/1/2021 tại Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) Hà Nội đã tổ chức cuộc gặp mặt báo chí thông tin về kết quả công tác ngành VHTT năm 2020 và bình chọn 10 sự kiện, hoạt động Văn hóa và Thể thao Hà Nội tiêu biểu năm 2020. Giám đốc Sở VHTT Hà Nội Tô Văn Động đã chủ trì cuộc gặp mặt.
Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Giám đốc Sở VHTT Hà Nội Tô Văn Động nhấn mạnh: Với quyết tâm siết chặt kỷ cương, tinh thần sáng tạo, đổi mới lề lối, phong cách làm việc, thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh song song với thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao, toàn Ngành đã nỗ lực, cố gắng hoàn thành kế hoạch công tác đề ra, đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên cả 3 lĩnh vực: Văn hóa, Thể thao và Gia đình.
Trong lĩnh vực gia đình được tổ chức, thực hiện thông qua các hoạt động từ cơ sở: Kỷ niệm ngày Quốc tế Hạnh phúc; Ngày gia đình Việt Nam năm 2020; các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình”…
Trong lĩnh vực thể thao: Tổ chức các hoạt động, giải thi đấu thể dục thể thao quần chúng, tiêu biểu là các sự kiện: Giải bơi chải thuyền rồng truyền thống; giải đua xe đạp truyền hình VTV Cup; phối hợp tổ chức Giải chạy Marathon quốc tế: Hanoi Internetional Heritage Marathon. Nổi bật Thể thao thành tích cao: Hà Nội đạt 2.153 huy chương các loại, trong đó có 2.134 huy chương trong nước(838 HCV, 636 HCB, 660 HCĐ), 19 huy chương quốc tế (8HCV, 7HCB, 4 HCĐ)…
Hiện nay, Hà Nội đang chuẩn bị điều kiện, cơ sở vật chất cho việc tổ chức thành công SEA Games 31 và ASEAN Para Games 11 năm 2021 tại Việt Nam.
Tại buổi gặp mặt, đại diện các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội đã bình chọn 10 hoạt động, sự kiện Văn hóa và Thể thao Hà Nội tiêu biểu năm 2020.
Tuấn Hải
Hà Nam: Tái Kích Cầu Du Lịch Thông Qua Hoạt Động Văn Hóa, Thể Thao
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch được phát động tham gia chương trình đăng ký điểm du lịch an toàn, trang bị các phương án phòng, chống dịch COVID-19, mang lại sự an tâm cho du khách.
Lễ hội múa lân sư rồng tại Khu du lịch Tam Chúc (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. (Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN)
Ngay sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, tỉnh Hà Nam đã triển khai nhiều biện pháp từ các cấp chính quyền đến doanh nghiệp, huy động mọi nguồn lực nhằm nỗ lực kích cầu du lịch thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao nhằm thực hiện mục tiêu kép “vừa phát triển kinh tế vừa phòng chống dịch.”
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam Lê Xuân Huy cho biết thực hiện chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc chuẩn bị kế hoạch tổ chức chương trình kích cầu du lịch đợt 2, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam thực hiện chương trình kích cầu du lịch nội địa bắt đầu từ tháng 1/11/2020 và kéo dài đến hết 31/12/202), kêu gọi các đơn vị, địa phương thực hiện, ưu tiên tham gia liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố lân cận như Hà Nội, Ninh Bình…và các vùng miền trên toàn quốc; tổ chức Lễ phát động hưởng ứng chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” với phương châm “an toàn-thân thiện-chất lượng.”
Tỉnh Hà Nam xây dựng tiêu chí du lịch an toàn trong 3 lĩnh vực: Lưu trú, khu – điểm du lịch, lữ hành.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch được phát động tham gia chương trình đăng ký điểm du lịch an toàn, trang bị các phương án phòng, chống dịch COVID-19, mang lại sự an tâm cho du khách.
Điểm nhấn là làm mới những điểm đến đặc trưng của 5 khu, điểm du lịch trọng điểm gồm: Khu Du lịch Tam Chúc, điểm du lịch văn hóa tâm linh đền Lảnh Giang, điểm du lịch văn hóa tâm linh đền Bà Vũ, Khu trung tâm lễ hội thuộc quần thể Di tích lịch sử văn hóa đền Trần Thương, điểm du lịch nhân văn Nam Cao.
Nhằm tái kích cầu du lịch lần hai, Hà Nam đã tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng như biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim được tổ chức phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh để thu hút du khách thập phương về theo dõi. Tỉnh tổ chức lễ tượng niệm 720 năm ngày mất Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và khai mạc Lễ hội Đền Trần Thương năm 2020 với sự tham gia của đông đảo nhân dân trong vùng và du khách thập phương.
Trong thời gian qua, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Hà Nam tổ chức gần 50 buổi biểu diễn phục vụ thu hút với gần 20.000 lượt khán giả đến xem; khởi dựng và công diễn vở mới “Huyền tích bến Lảnh Giang” phục vụ nhân dân và khách thập phương về dự Lễ hội đền Lảnh Giang và Tuần Văn hóa du lịch Lảnh Giang năm 2020 thu hút hàng ngàn du khách về tham dự.
Ông Lê Xuân Huy cho biết thêm Hà Nam đang xây dựng kế hoạch tổ chức một số giải thể thao đỉnh cao nhằm kích cầu du lịch như: Giải Đua xe đạp chặng 2 vòng quanh Hồ Tam Chúc tính giờ cá nhân; Giải Bóng đá Futsal nữ toàn quốc, Giải Vô địch Bóng đá nữ cúp Thái Sơn Bắc 2020 … Mục tiêu đề ra là 3 tháng cuối năm ngành Du lịch phải đạt 60% doanh thu cả năm.
Trong thời gian tới, nhằm xây dựng hình ảnh du lịch Hà Nam “an toàn và thân thiện,” Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Sở Y tế thường xuyên thành lập các đoàn kiểm tra đột xuất về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ đối với 43 cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh, lập danh sách các doanh nghiệp đạt tiêu chí an toàn sẽ được cập nhật trên trang website Cổng thông tin du lịch, ứng dụng du lịch thông minh tỉnh Hà Nam và website du lịch Hà Nam, công bố trên các poster dọc các tuyến đường chính để du khách dễ dàng tiếp cận thông tin.
Du khách trải nghiệm dự Tiệc Trà Du thuyền diễn ra trong khung giờ 16 giờ 30 đến 18 giờ 30 ngắm hoàng hôn trên hồ Lục Nhạc hàng ngày. (Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN)
Bên cạnh đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam đề nghị các sở, ban, ngành địa phương tích cực, chủ động, hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch triển khai đa dạng, sáng tạo các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch giới thiệu về điểm đến du lịch Hà Nam.
Đồng thời, các địa phương, ngành chức năng tăng cường phối hợp liên kết giữa các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch của tỉnh Hà Nam và các tỉnh, thành phố bạn để thực hiện hiệu quả chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam.”
Ngoài ra, ngành Du lịch Hà Nam sẽ khai thác tối đa thế mạnh của truyền thông để quảng bá, tạo sức lan tỏa.
Trong 9 tháng năm 2020, Hà Nam đón khoảng 1.326.000 lượt khách du lịch, trong đó khách nội địa đạt 1.234.600 lượt, khách quốc tế đạt 91.400 lượt (đạt 42.77% kế hoạch năm, đạt 60.7% so với cùng kỳ năm 2019). Doanh thu du lịch ước đạt 725 tỷ đồng (tăng 39% so với cùng kỳ 2019, đạt 36.25% so với kế hoạch năm)./.
Sở Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch
Vị trí, chức năng của Phòng Tổ chức – Pháp chế
1. Phòng Tổ chức – Pháp chế là phòng chuyên môn trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, chế độ chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động trong Sở; thực hiện chức năng quản lý nhà nước bằng pháp luật trong phạm vi lĩnh vực Sở quản lý.
2. Phòng Tổ chức – Pháp chế chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; chịu sự kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ và Sở Tư pháp; chịu sự hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức cán bộ của Vụ Tổ chức và công tác pháp chế của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tổ chức – Pháp chế
1. Lĩnh vực tổ chức:
a) Tham mưu giới thiệu, đề xuất nhân sự để bổ nhiệm, điều động, luân chuyển…Thực hiện quy trình bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc Sở. Giám sát việc bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở;
b) Tham mưu thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; quy hoạch công tác đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng kế hoạch luân chuyển, chuyển đổi vị trí việc làm theo quy định và phân cấp quản lý;
c) Hướng dẫn quy trình tiếp nhận, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nghỉ hưu, thôi việc… đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở theo quy định của pháp luật;
d) Tham mưu và trình Giám đốc Sở quyết định cử công chức, viên chức đi học tập, bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn, dài hạn về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị. Tham mưu thực hiện các thủ tục cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác, tham gia thi đấu các giải thể thao, hội thi, hội diễn ở trong nước và nước ngoài;
đ) Tham mưu phân bổ chỉ tiêu biên chế sự nghiệp và biên chế hành chính cho các phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Giám sát việc quản lý và sử dụng biên chế ở các phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở;
e) Xây dựng đề án thành lập, chia tách, giải thể các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở trình cấp có thẩm quyền quyết định. Thực hiện các quy định về thành lập, chia tách, giải thể các phòng chuyên môn thuộc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở;
g) Tổ chức thực hiện việc đánh giá công chức hàng năm; quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện chế độ báo cáo hàng năm về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với cấp có thẩm quyền;
h) Thực hiện các quy định việc nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn, phụ cấp, bổ nhiệm ngạch lương, thi nâng ngạch lương, chuyển xếp ngạch lương… đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo thẩm quyền. Thực hiện nhiệm vụ Thường trực Hội đồng xét nâng bậc lương của Sở;
i) Tham mưu xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức, tổ chức xét tuyển hoặc thi tuyển viên chức, tuyển dụng viên chức theo phân cấp quản lý;
k) Tham mưu thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của Sở. Thực hiện nhiệm vụ Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng của Sở;
l) Tổ chức thực hiện việc kê khai tài sản, công khai tài sản và báo cáo với cấp có thẩm quyền theo quy định;
m) Tham mưu Giám đốc Sở thành lập Hội đồng kỷ luật theo thẩm quyền phân cấp khi có yêu cầu.
2. Lĩnh vực pháp chế:
c) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Giám đốc Sở. Giúp Giám đốc Sở góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan khác gửi lấy ý kiến;
d) Tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị khác soạn thảo trước khi trình Giám đốc Sở xem xét, quyết định ban hành hoặc đề nghị Sở Tư pháp thẩm định;
g) Tham mưu Giám đốc Sở thực hiện công tác kiểm tra theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở phân công theo quy định.
Cơ cấu tổ chức và biên chế của Phòng Tổ chức – Pháp chế
1. Cơ cấu tổ chức:
a) Phòng Tổ chức – Pháp chế có Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng và các chuyên viên;
b) Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng, đồng thời thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Trưởng phòng có trách nhiệm bố trí công chức thuộc biên chế của Phòng theo cơ cấu chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ;
c) Phó Trưởng phòng là người tham mưu, giúp Trưởng phòng phụ trách một số lĩnh vực công tác được Trưởng phòng phân công. Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công;
d) Chuyên viên là người tham mưu, đề xuất những biện pháp thực hiện nhiệm vụ của phòng, thực hiện các nhiệm vụ do lãnh đạo phòng phân công. Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công.
2. Biên chế
Biên chế Phòng Tổ chức – Pháp chế là biên chế hành chính của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phân bổ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc của Phòng.
Danh sách công chức Phòng Tổ chức Cán bộ
STT
Họ Tên
Chức vụ
Ghi chú
1
Nguyễn Thế An
Trưởng phòng
0988633343
2
Nguyễn Thị Phiêu
Phó Trưởng phòng
3
Cao Mộng Tuyền
Chuyên viên
4
Nguyễn Thị Luyến
Chuyên viên
Văn Hóa Giao Tiếp Trong Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Du Lịch
Du lịch hiện nay được xem là ngành “công nghiệp không khói” đầy tiềm năng của Bạc Liêu. Bạc Liêu đã xây dựng Chương trình hành động du lịch giai đoạn 2012 – 2015 và những năm tiếp theo, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch. Thế nhưng, bên cạnh thu hút đầu tư, mở rộng các loại hình dịch vụ du lịch, vấn đề mang tính cốt lõi trong việc thu hút khách du lịch là văn hóa giao tiếp giữa nhân viên với du khách vẫn chưa được quan tâm đào tạo và huấn luyện.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch của Bạc Liêu hiện nay đã quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, cũng như đa dạng hóa các dịch vụ du lịch và các sản phẩm du lịch có tính hấp dẫn để thu hút du khách. Tuy nhiên, vấn đề xây dựng văn hóa giao tiếp trong hoạt động dịch vụ du lịch thì vẫn chưa được quan tâm. Việc nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho nhân viên và tạo thói quen ứng xử có văn hóa với du khách là một cách đầu tư đem lại những hiệu quả tích cực và lâu dài so với việc đầu tư vào các yếu tố vật chất khác. Nhưng trên thực tế, không có nhiều doanh nghiệp hiểu biết đầy đủ về văn hóa giao tiếp cũng như sự cần thiết phải xây dựng văn hóa giao tiếp trong doanh nghiệp. Trong quá trình tuyển dụng nhân viên phục vụ và bố trí công việc gần như tất cả các doanh nghiệp đều bỏ qua khâu huấn luyện, xây dựng văn hóa giao tiếp với khách hàng cho nhân viên. Điều này đã dẫn đến thực trạng các nhân viên phục vụ không theo một quy tắc phục vụ nào, có nơi thì vồn vã quá mức, có nơi thì hời hợt, thiếu nụ cười, khiến du khách không hài lòng về sự thiếu chuyên nghiệp.
Du khách tham quan chùa Giác Hoa (thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi). Ảnh: Đỗ Hiếu Liêm
Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch nói chung, văn hóa giao tiếp nói riêng, trước tiên, bản thân mỗi doanh nghiệp phải xây dựng chuẩn mực giao tiếp. Đây vừa là hệ giá trị bao gồm những quy tắc giao tiếp, ứng xử được quy định để áp dụng trong doanh nghiệp, nhưng cũng vừa mang tính giáo dục đối với toàn thể nhân viên. Vì vậy, đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn, số lượng nhân viên nhiều, việc xây dựng chuẩn mực giao tiếp là cần thiết để tạo sự đồng bộ, chuyên nghiệp trong cung cách ứng xử của nhân viên. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp nói chung, văn hóa giao tiếp nói riêng phải dựa trên nền tảng những giá trị mà doanh nghiệp đề xướng, theo đuổi. Từ những giá trị chung sẽ tạo nên các nguyên tắc trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày phù hợp với đặc trưng ngành nghề của doanh nghiệp.
Văn hóa giao tiếp chỉ đi vào thực tiễn khi những người tham gia vào quá trình giao tiếp nhận thức được đầy đủ nội dung và vai trò, ý nghĩa quan trọng của nó, từ đó tự giác thực hiện. Nếu những hành vi giao tiếp có văn hóa không được thực hiện một cách tự giác, trở thành thói quen, thì thực chất chỉ là sự đối phó trong công việc. Các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch của tỉnh nên đóng vai trò chủ đạo trong công tác giáo dục, nâng cao nhận thức của những người làm du lịch về văn hóa giao tiếp với du khách.
Song song với việcSở VH-TT&DL nỗ lực phối hợp với các sở, ban ngành và các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến kêu gọi đầu tư cho phát triển du lịch, khai thác đúng tiềm năng, thế mạnh du lịch, bản thân từng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch cũng cần chủ động xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, trong đó có văn hóa giao tiếp. Nếu chỉ đầu tư cho cơ sở vật chất, quảng bá du lịch, kêu gọi du khách đến tham quan, nhưng thiếu đi sự chuyên nghiệp trong cung cách phục vụ thì hoạt động du lịch chưa thật sự phát huy hiệu quả. Nâng cao văn hóa giao tiếp của nhân viên, cùng với sản phẩm du lịch, cơ sở vật chất phục vụ du lịch… là những bộ phận quan trọng tạo nên cỗ máy hoàn hảo đưa Bạc Liêu tiến đến thành công trong việc thu hút du khách, nâng cao doanh thu du lịch của địa phương.
Trần Quyền
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hà Nội: Nhiều Hoạt Động Văn Hóa, Thể Thao Nổi Bật Trong Năm 2022 trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!