Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Đi Suối Trúc Tây Ninh mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(TH) – Nếu cần tìm một điểm đến thực sự khoáng đạt trong những ngày cuối tuần mùa hè, thì chắc chắn suối Trúc Tây Ninh là nơi có thể giúp bạn trốn khỏi ồn ào thành phố, thư giãn trong không gian suối rừng thanh mát. Đây là điểm đến thú vị và mới mẻ trong bản đồ du lịch miền Tây.
Suối Trúc nằm vắt mình trên một ngọn núi cao nhất trong cụm núi Cậu gồm 12 nhóm lớn nhỏ. Cụm núi Cậu được xem là đoạn cuối của dãy Trường Sơn hùng vĩ và những ngọn núi này chỉ được gọi một cái tên chung là núi Cậu. Có lẽ do ngọn suối len mình giữa bạt ngàn rừng trúc thiên nhiên nên cư dân địa phương đặt tên là suối Trúc. Cũng có người gọi là suối Tre hoặc suối Tiên. Để thưởng ngoạn cảnh đẹp hoang sơ của suối Trúc, du khách phải bắt đầu từ ngọn suối đi ngược lên thượng nguồn.
Đường đến suối Trúc Tây Ninh
Từ chúng tôi bạn chạy xe dọc tỉnh lộ 744 với quãng đường khoảng 70km về phía thị trấn Dầu Tiếng (Bình Dương).
Vào thị trấn theo đường Độc Lập, bạn đi tiếp đến theo đường Thống Nhất, qua vòng xoay, và thẳng đường Hùng Vương để tới suối Trúc.
Suối Trúc Tây Ninh có gì thú vị khám phá? Dulichgo Để thưởng ngoạn cảnh đẹp hoang sơ của suối Trúc núi Cậu, du khách phải bắt đầu từ ngọn suối đi ngược lên thượng nguồn. Đặt chân lên núi, du khách sẽ phải len qua một lối mòn giữa rừng trúc để tiến vào ngọn suối. Quang cảnh đầu tiên sẽ là những ghềnh đá bằng phẳng, vuông cạnh, được thiên nhiên sắp đặt thành những bậc thang dành cho “người khổng lồ”.
Bà con ở đây hồn nhiên “chỉ mặt – đặt tên” khu vực suối Trúc Tây Ninh với hồ 1, hồ 2, hồ 3, giường đá và thác ba tầng. Nói là hồ chứ thật ra chỉ là nơi đá vây quanh, “như hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân”, đủ cho bạn tha hồ khỏa nước.
Thú vị nhất ở suối Trúc có lẽ là những phiến đá hình gợn sóng được người dân nơi đây gọi là “chiếc giường đá của người khổng lồ”: “Nhớ vợ, trằn trọc suốt nên nó nhăn vậy đó”… Điều lạ là những nếp nhăn của đá nằm song song nhau theo một chiều tạo thành những gợn sóng đẹp mắt.
“Giường đá” thường được những nhóm du lịch dã ngoại chọn làm nơi hạ trại. Chiếc giường này rộng hơn 3km2 nên có thể chứa khoảng 300 chiếc lều dã chiến. Dulichgo Qua khỏi “giường đá”, một đoạn suối ngắn sẽ dẫn du khách vào một quang cảnh rất nên thơ được gọi là “Hồ Than Thở” và “Thác Bậc Thang”. Nhiều người thường dừng chân để “tắm tiên” và bắt cá ở đây. Đặc biệt, vào những ngày sau mưa, những ngọn thác hùng vĩ sẽ hình thành do lượng nước từ thượng nguồn ào ạt đổ về tạo nên cảnh quang vô cùng khoáng đạt.
Nếu lựa chọn du lịch Tây Ninh thì suối Trúc Tây Ninh thực sự là điểm dừng chân xả hơi cuối tuần đầy kỳ thú và bí ẩn về câu chuyện của “người khổng lồ” năm xưa.
Những lưu ý khác
Thời gian thích hợp nhất để đến với nơi này là vào mùa mưa (từ tháng 4 Âm lịch đến tháng 12 Âm lịch). Đặc biệt, suối Trúc Tây Ninh nhiều nước và đẹp nhất từ tháng 6 đến tháng 10 âm lịch. Đến đây chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất hứng thú khi ngâm mình dưới hồ nước trong xanh hay đưa tay đón làn nước trắng xóa từ trên thác đổ xuống.
Thời điểm tắm suối tốt nhất là từ 9 giờ đến 10 giờ sáng, lúc này nhiệt độ nước ấm nhất, bạn có thể ngâm mình ở hồ Than Thở để tận hưởng cảm giác khỏe khoắn, dễ chịu dưới làn nước trong lành. Nếu không thích tắm suối lúc trời nắng, bạn có thể chờ đến 15 giờ là thời gian nước mát nhất trong ngày. Dulichgo Sau khi vui chơi, tắm suối Trúc Tây Ninh bạn có thể chọn bóng mát trên một bãi đá bằng phẳng để ăn uống, nghỉ ngơi rồi dọn dẹp trở về trước khi trời tối.
Suối Trúc thật sự là điểm tham quan kỳ thú và còn nhiều điều bí ẩn về câu chuyện của “người khổng lồ” năm xưa, như đang chờ đón sự khám phá của bạn.
Du lịch, GO! tổng hợp từ nhiều nguồn
Teambuilding Khu Du Lịch Suối Trúc Tây Ninh
Dưới cái nắng hè nóng oi bức như thế này thì một chuyến du lịch biển chắc chắn sẽ tuyệt vời hơn bao giờ hết!
Tuy nhiên đâu phải ai cũng có đủ thời gian để tha hồ ngâm mình trước bao la biển một vài ngày.
Lúc này đây sự xuất hiện của dòng suối Trúc ở Tây Ninh, địa điểm du lịch sát cạnh bên Sài Gòn sẽ thay biển cả làm dịu mát đi thân nhiệt đang cao ngùn ngụt của bạn.
Suối Trúc Tây Ninh (hay còn gọi là Hồ Than Thở Tây Ninh), nằm ở tận ngọn núi cao nhất trong cụm núi Cậu, thuộc khu vực hồ Dầu Tiếng.
Cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 85km, một địa điểm khá gần để cho du khách chạy trốn cái nóng như thiêu đốt của đất Sài Gòn cũng như tìm kiếm giây phút thư giãn tinh thần cùng gia đình vào ngày cuối tuần.
Sở dĩ có cái tên suối Trúc, bởi dòng nước này nằm lọt thỏm giữa một rừng trúc bạt ngàn, du khách muốn vào được suối thì phải len lỏi qua những bụi trúc rậm rạp.
Motip đặt tên khá quen thuộc của người Việt Nam, lấy những đặc điểm nổi bật hay phổ biến ở khu vực, vùng địa lý mà gọi.
Để tham quan suối Trúc Tây Ninh, du khách phải bắt đầu đi từ hạ nguồn lên đến thượng nguồn dòng suối.
Sau khi băng qua khu rừng trúc xanh tốt, trước mắt du khách, quan cảnh đầu tiên hiện ra sẽ là những ghềnh đá bằng phẳng, rất rộng rãi và người dân ở đây cho rằng đó là bậc thang dành cho “người khổng lồ”, họ tin rằng xưa kia ở đây có một “người khổng lồ” đã sinh sống.
Rồi đến “chiếc giường” đá nhăn nheo của “người khổng lồ” nằm trằn trọc suy nghĩ về “vợ” hàng đêm.
Tuy nhiên sự thật là đó chỉ là một bãi đá rộng lớn và bằng phẳng do bị tác động của nước mưa xâm thực lâu này tạo thành những gợn sóng đá vô cùng đẹp mắt và cũng đầy tính chất tượng hình.
Bãi đá này rộng hơn 3km2 rất thích hợp cho du khách lựa chọn làm địa điểm tổ chức những buổi Teambuilding, hơn thế nữa với diện tích rộng rãi, “chiếc giường đá” này có sức chứa tận 300 chiếc lều dã chiến
Tạm biệt “chiếc giường đá”, du khách sẽ tiếp tục hành trình tiến vào các hồ và thác bậc thang. Đa số du khách vào đây chủ yếu để tắm hoặc thử tài bắt cá.
Đây được xem là hoạt động gây sự thích thú nhất cho du khách, khi thỏa sức đắm mình dưới làn nước trong veo êm ả.
Cảm nhận sự sảng khoái dưới những dòng nước xối xả tuôn đổ trắng xóa từ ngọn thác ba tầng kia ắt hẳn là điều thoải mái cho những ngày hè thiêu đốt này.
Thời gian thích hợp để đi tham quan và vui chơi tại Suối Trúc Tây Ninh
Là vào mùa mưa từ khoảng tháng Ba cho đến tận tháng Mười Một (tức từ tháng 2 cho đến tháng 10 âm lịch), nhất là tháng Tư đến tháng Sáu, khoảng thời gian thành phố nóng nhất.
Nước ở suối Trúc đầy tràn, cây cối xanh um và khung cảnh cũng trở nên thơ mộng hơn so với tháng Giêng và tháng Chạp.
Nếu ai đến đây với mục đích chính là để tắm suối, thì cần nên lưu ý về các mốc thời gian.
Du khách có thể tha hồ mà ngâm mình dưới suối Trúc để đánh thức lại cơ thể sau chuỗi ngày hoạt động mệt nhọc.
Một kinh nghiệm khi du lịch suối Trúc Tây Ninh là các vấn đề về đồ ăn, thức uống.
Vì thế các dịch vụ du lịch như lưu trú còn hạn chế và đặc biệt hơn nữa là dịch vụ ăn uống còn khá ít, thậm chí là thiếu thốn.
Địa danh suối Trúc Tây Ninh quả thật là một lựa chọn tuyệt vời cho du khách trong dịp thư giãn cuối tuần.
Tuy đường đi có chút ngoằn ngoèo, nhưng khi đã trót lạc bước giữa khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, những bóng cây xanh thắm in hình dưới làn nước trong suốt róc rách xuyên khe đá.
Đây đó vài tia nắng lấp lánh xuyên qua những tán lá trúc dịu dàng, sẽ để lại cho du khách những trải nghiệm vô cùng thích thú, không nỡ rời gót.
Lịch trình chuyến đi Teambuilding Khu Du Lịch Suối Trúc Tây Ninh tại Travel SGCC
Xe và hướng dẫn viên sẽ đón quý khách tại điểm hẹn và khởi hành đi Teambuilding Khu Du Lịch Suối Trúc Tây Ninh
Khi tới Khu Du Lịch Suối Trúc, quý khách tập trung ra sân chia đội nhóm để tham gia buổi Teambuilding do nhân viên Travel SGCC tổ chức lên kế hoạch và có sự chuẩn bị.
Sau khi buổi Teambuilding kết thúc, quý khách sẽ thay đồ và ăn trưa tại nhà hàng, sau đó chúng ta sẽ tham gia buổi Gala “Game Show” vui nhộn, trao giải thưởng cho đội hoàn thành xuất sắc nhất.
Kết thúc buổi Gala, quý khách tự do tham quan, chụp hình.
Sau khi về tới thành phố, xe sẽ đưa quý khách về lại địa điểm hẹn ban đầu. Kết thúc chuyến đi Teambuilding Khu Du Lịch Suối Trúc Tây Ninh tại Travel SGCC.
Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp thêm các tour Teambuilding khác:
♦ Teambuilding Khu Du Lịch Sinh Thái Hồ Nam Bình Dương
Hướng Dẫn Đi Du Lịch Tây Ninh An Toàn Và Tiết Kiệm
Xe máy Tây Ninh cách Tp.Hồ Chí Minh 99km, nếu đi bằng xe máy mất khoảng 2 tiếng rưỡi đến 3 tiếng di chuyển (tùy vào tình trạng giao thông). Có 2 cung đường đi: -Từ TP Hồ Chí Minh chạy xe theo tuyến quốc lộ 22A đến ngã 3 Trảng Bàng, rẽ phải theo tỉnh lộ 782 (đường Bời lời, hướng đi về huyện Dương Minh Châu). Cứ theo đường 782 đi hơn 50km nữa là đến thị xã Tây Ninh. Cung đường này có nhiều đoạn nhỏ hẹp, một số ngã 3 không để bảng chỉ dẫn hướng đi. Tuy nhiên đi theo cung đường này sẽ rút ngắn thời gian hơn. -Từ Tp Hồ Chí Minh chạy xe theo tuyến quốc lộ 22A đến ngã 3 Trảng Bàng thì rẻ trái (QL22A). Đến ngã ba thị trấn Gò Dầu (ngay chợ Gò Dầu, rẽ trái đi cửa khẩu Mộc Bài) thì rẽ phải theo quốc lộ 22B chạy khoảng 60km nữa là đến vòng xoay trung tâm thị xã Tây Ninh. Cung đường này có đường rộng, dễ đi, được mục kích cảnh ruộng đồng mênh mông và ngắm cảnh đẹp của dòng sông Vàm Cỏ Đông, đặc biệt cảnh hoàng hôn rất đẹp đoạn đi qua huyện Gò Dầu – Hòa Thành.
Xe bus từ TP Hồ Chí Minh về Tây Ninh Một vài tuyến xe bus đi Tây Ninh: – Từ Tp.Hồ Chí Minh du khách bắt xe bus số 703 (tuyến Bến Thành – Mộc Bài và ngược lại) để đi Mộc Bài. Xe dừng tại bến xe Mộc Bài, tại đây du khách tiếp tục bắt xe bus số 05 để đi thị xã Tây Ninh. Xe sẽ dừng tại bến xe Tây Ninh. Xe bus số 703: Bến Thành – Mộc Bài Tần suất hoạt động 40 chuyến/ngày (riêng thứ bảy và chủ nhật là 48 chuyến/ngày). Thời gian di chuyến: 150 phút. Thời gian hoạt động: Bến Thành: 6g-16g30, Mộc Bài: 8g35-19g30.
Xe Bus số 05: Mộc Bài – Tây Ninh Thời gian hoạt động: 6h45′ – 18h00 – Từ Tp.Hồ Chí Minh du khách bắt xe bus đi bến xe Củ Chi. Từ bến xe Củ Chi bắt tiếp xe bus số 603 chuyện tuyến Bến xe Củ Chi – Tây Ninh và ngược lại. Xe sẽ dừng tại bến xe Tây Ninh. Một số tuyến xe bus đi bến xe Củ Chi: Xe bus số 13: Bến Thành – Bến xe Củ Chi và ngược lại Số chuyến: 146 chuyến/ngày Thời gian chuyến: 75 phút Giãn cách: 10 – 20 phút/chuyến Thời gian hoạt động: Bến Thành: 04h30 – 20h30 BX Củ Chi: 03h30 – 19h30
Xe bus số 94: Chợ Lớn – Bến xe Củ Chi và ngược lại Số chuyến: 205 (trong đó có 15 chuyến phục vụ người khuyết tật) chuyến/ngày Thời gian chuyến: 75 phút Giãn cách: 8 – 15 phút/chuyến Thời gian hoạt động: – BX Chợ Lớn: 04h45 – 20h30 – BX Củ Chi: 04h00 – 19h00
Xe bus số 74: Bến xe An Sương – Bến xe Củ Chi và ngược lại Cự ly: 21,85 km Số chuyến: 310 chuyến/ngày Thời gian chuyến: 45 phút/chuyến Thời gian hoạt động: – Bến xe An Sương: 4 giờ 40 -20 giờ 30 – Bến xe Củ Chi: 3 giờ 40 – 19 giờ 20 Thời gian giãn cách: 4 – 15 phút/chuyến
Bến xe Tây Ninh Đường Trưng Nữ Vương Điện thoại: (066). 3823 363
Xe khách Xe khách chạy tuyến Tp.Hồ Chí Minh – Tây Ninh chủ yếu là xe 16 chổ, 24 chổ. Xe thường khởi hành từ bến xe An Sương và dừng tại bến xe Tây Ninh. Một số hãng xe chạy tuyến Tp.Hồ Chí Minh – Tây Ninh và ngược lại. Xe Đồng Phước Xe 16 chổ, chất lượng tốt, có máy lạnh. Tây Ninh: 1 Võ Văn Truyện, Tây Ninh – Điện thoại: (066) 3797979 Tp.Hồ Chí Minh: Bến xe An Sương QL22, Huyện Hóc Môn, Tp.HCM – Điện thoại: (08) 38 830478
Bến Xe An Sương QL22, Huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh Điện thoại: (08) 38832 516 Bến xe Tây Ninh Đường Trưng Nữ Vương, thị xã Tây Ninh Điện thoại: (066) 3823 363
Điểm thăm quan tại Tây Ninh
Núi Bà Đen Núi Bà Đen là một thắng cảnh nổi tiếng của Tây Ninh, cao nhất vùng Đông Nam Bộ (986 m). Núi được cấu tạo bởi đá Granit, Granodionit… nên đỉnh khá nhọn và nền tương đối dốc với 3 đỉnh cao: Núi Bà 986 m, Núi Phụng 372 m và Núi Heo 335 m. Có thể thiết lập khu nghỉ dưỡng trên núi Bà Đen. Tọa độ từ 106007’41” đến 106011’06” kinh độ Đông và 11021’06” đến 11024′ vĩ độ Bắc, nằm trên địa bàn thị xã, cách thị xã Tây Ninh 11 km nằm về hướng Đông Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 100 km về hướng Tây. Giờ mở cửa: 24/24 Vé vào cửa: Liên hệ:
Hồ Dầu Tiếng Hồ Dầu Tiếng với 27.000 ha mặt nước, 4.560 ha đất bán ngập, dung tích 1,5 tỷ m3 nước, với mực nước dao động từ 17 – 24 m; Hồ có tọa độ địa lý từ 11036’25” đến 11036’15” vĩ độ Bắc và 106010’49” đến 106029’07” kinh độ Đông trên địa bàn huyện Dương Minh Châu, cách Thị xã Tây Ninh hơn 25 km về phía đông-bắc, cách TP.Hồ Chí Minh khoảng 70km , Hồ có hình chữ V cao dần về phía Bắc. Hai bên nhánh của hồ về hướng Tây Bắc là núi Bà Đen, phía Đông Bắc là dãy Núi Cậu cao 350 – 500 m, là một quần thể du lịch đầy tiềm năng với hồ, rừng phòng hộ, kết hợp với các đảo lớn nhỏ; Ở đây có thể xây dựng khu du lịch sinh thái – thể thao – giải trí như: xây dựng sân golf, công viên nước, khu nghỉ dưỡng, khu săn bắn – câu cá, bãi tắm, khai thác các môn thể thao trên nước như thuyền, lướt sóng, lướt ván… Tây Ninh hiện đang qui hoạch tổng thể du lịch sinh thái Hồ nước Dầu Tiếng và kêu gọi đầu tư xây dựng để hình thành khu du lịch hồ Dầu Tiếng.
Tòa Thánh Tây Ninh Tòa Thánh Tây Ninh thuộc huyện Hòa Thành được xây dựng từ năm 1936, có diện tích 1 km2 được khánh thành năm 1955, cách trung tâm thị xã 4 km về phía Đông với kiến trúc độc đáo mang màu sắc riêng của đạo Cao Đài, một di tích quốc gia đã được Bộ Văn hóa -Thông tin xếp hạng với những lễ hội truyền thống hàng năm thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan.
Thăm Chàng Riệc – Tây Ninh Rừng Chàng Riệc nằm ở biên giới Việt Nam – Campuchia, cách TPHCM chừng 130km, trong đó hơn 20km là đường xuyên rừng. Nơi đây có một di tích đáng chú ý: Căn cứ Trung ương Cục miền Nam thời kháng chiến chống Mỹ xâm lược.
Tw cục miền Nam (Căn Cứ Ban An Ninh Trung Ương Cục Miền Nam) Di tích lịch sử văn hóa Căn cứ Trung ương cục Miền Nam là một “địa chỉ đỏ” về du lịch về nguồn và nổi tiếng về hệ sinh thái rừng. Căn cứ Trung ương cục Miền Nam nằm cách thị xã Tây Ninh hơn 60 km thuộc xã Tân Lập, huyện Tân Biên (tỉnh Tây Ninh), cách biên giới Campuchia khoảng 3 km.
Di tích chiến thắng Tua Hai Di tích thuộc ấp Tua Hai, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, nằm về hưóng Bắc cách thị xã Tây Ninh 7 km. Tại đây, đêm 25 rạng 26/01/1960, thực hiện Nghị quyết 15 TW theo sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam Bộ, lực lượng vũ trang cách mạng cùng với nhân dân Tây Ninh đã tiến hành trận tập kích tiêu diệt căn cứ Trung đoàn 32, Sư đoàn 21 ngụy tại Tua Hai – Trận đánh mở màn phong trào đồng khởi vũ trang toàn miền Nam đã đi vào lịch sử và trở thành một di tích lịch sử cách mạng. Địa điểm chiến thắng Tua Hai được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số: 937/QĐ-BT ngày 23/7/1993
Khu du lịch Long Điền Sơn Long Điền Sơn là một khu du lịch mới đi vào hoạt động phục vụ du khách đến với Tây Ninh. Nằm trong phong cảnh hữu tình, nhà đầu tư đã xây dựng nên khu du lịch đậm nét truyền thống và bản sắc của làng quê và văn hóa Việt… Long Điền Sơn tọa lạc tại ấp Ninh Trung, xã Ninh Sơn, cách thị xã Tây Ninh khoảng 5 km. Mới đưa vào hoạt động vào dịp Tết Nguyên đán vừa qua, khu du lịch đã được nhiều người biết đến và đã xuất hiện trong nhiều chương trình các tour đến Tây Ninh.
Đền Thờ Quan Lớn Trà Vong Năm 1749 (Kỷ Tỵ), Triều Đình Huế cử ba anh em nhà họ Huỳnh: Huỳnh Công Giản, Huỳnh Công Thắng, và Huỳnh Công Nghệ là các quan đại thần vào trấn nhậm vùng đất Tây Ninh. Ba ông cùng với đội binh mã của triều đình thực hiện việc di dân khai hoang lập ấp và giữ gìn an ninh ở vùng đất biên cương.
Đền Quan lớn Trà Vong ở xã Mõ Công (Tân Biên) Ngôi đền nằm cặp quốc lộ 22B gần trung tâm xã Mõ Công. Ngôi đền được nhân dân thường gọi là “Dinh ông lớn Trà Vong” Cổng vào được xây theo hình chữ nhị 5m x 9m, gồm phần tiền đền và chính đền, mái ngói mũi, phần chính đền có hoành phi đề: “Quan lớn Trà Vong”, ở giữa bên trái đề:”Long phi niên Đinh dậu”, bên phải”Quan đại thần chuyển binh”bằng hán tự.
Đền quan lớn Trà Vong ở Suối Vàng Đây là khu lòng chảo nằm sát chân núi Bà Đen, tương truyền đây là nơi tập luyện tập binh mã ngày xưa của quan lớn Trà Vong. Đền xây dựng khá lâu, đến năm 1995 do mở rộng lộ giới tỉnh lộ 4, nhân dân địa phương đã xây dựng ngôi đền mới khang trang tường gạch, cột bê tông, mái lợp ngói, kiến trúc theo chữ hình tam. Đây là ngôi đền ông lớn Trà Vong lớn nhất hiện nay so với các đền hiện hữu thờ ông lớn Trà Vong trên đất Tây Ninh.
Ngôi đền ở xã Thái Bình Đền toạ lạc tại ấp Cầy Xiêng xã Thái Bình (Châu Thành) cặp quốc lộ 22B, cách thị xã Tây Ninh chừng 5km về hướng Tây Bắc. Đây là ngôi đền còn giữ được phần hậu đền xây dựng cách nay trên 100 năm. Đền kiến trúc theo hình chữ tam, tường gạch, mái lợp ngói. Phần tiền đền 6m x 6m, hậu đền 3m x 3m. Chánh đền thờ bài vị và tượng quan lớn cao 1m đứng đeo gươm trận uy nghiệm lẫm liệt.
Chùa Phước Lưu Tọa lạc tại 259 quốc lộ 22, thị trấn Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng. Trước kia, chùa chỉ là một am nhỏ, đến năm 1900 mới hình thành chùa Bà Đồng. Phật tử thuộc phái Liễu Quán đã đóng góp xây lại ngôi chùa và đặt tên là chùa Phước Lưu. Trong chùa có tượng hộ PhápVương. Chùa đã nhiều lần được trùng tu và sửa chữa.
Tháp Chót Mạt Khu đền tháp được xây dựng trên gò đất đắp cao giữa cánh đồng, ngày nay thuộc ấp Xóm Mới, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Ngôi tháp mang tên Chót Mạt được xây dựng khoảng thế kỷ 8 đã được Bộ VHTT công nhận di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số 937/QĐ-BT ngày 23/7/1993.
Tháp Cổ Bình Thạnh Tháp cổ Bình Thạnh nằm phía hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông, tọa lạc tại ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, là một trong những kiến trúc tháp cổ quý hiếm, tồn tại gần như nguyên vẹn, tiêu biểu cho kiến trúc thuộc hậu nền văn hóa ÓC EO, có niên đại xây dựng khoảng thế kỷ 8. Di tích kiến trúc tháp Bình Thạnh được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số 937/QĐ-BT ngày 23/7/1993.
Cửa khẩu Mộc Bài Mộc Bài là cửa khẩu quốc tế đường bộ lớn nhất phía Nam trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam- Campuchia. Cửa khẩu Mộc Bài không chỉ là một cửa ngõ của Tỉnh Tây Ninh trong việc phát triển giao lưu thương mại với Campuchia mà còn giữ vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế hướng ngoại, trở thành trung tâm giao dịch thương mại quốc tế, thực hiện chương trình hợp tác tiểu vùng trong chiến lược phát triển kinh tế ở Nam Việt Nam.
Cửa khẩu Xa Mát Cửa khẩu Xa Mát là cửa khẩu quốc tế trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia, là cửa ngõ của tỉnh Tây Ninh trong việc phát triển giao lưu thương mại, có vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế hướng ngoại, sau này trở thành trung tâm giao dịch thương mại quốc tế. Địa chỉ liên hệ: – 235 Đường Cách Mạng tháng 8 Thị Xã Tây Ninh. – Trung Tâm Thương mại Tân Lập. (Liên hệ ĐTDĐ : 0913761972 của Ông Phạm Văn Sơn – Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa Khẩu Xa Mát).
Cho Thuê Xe Du Lịch 7 Chỗ Đi Suối Trúc
Suối Trúc là một trong những dòng suối nằm giữa bạt ngàn rừng trúc, thiên nhiên ở đây vô cùng đẹp và mang vẻ hoang sơ nên người dân địa phương ở đây thường gọi là Suối Trúc. Suối Trúc cách khu du lịch hồ Dầu Tiếng khoảng 5km tỉnh lộ 751 và một rừng cao su bạt ngàn.
Suối trúc có gì đặc biệt?
Suối Trúc nằm vắt mình trên một ngọn núi cao nhất trong cụm núi Cậu gồm 12 dãy núi lớn nhỏ. Cụm núi Cậu được xem là đoạn cuối cùng của dãy Trường Sơn hùng vĩ và những ngọn núi này chỉ được gọi một cái tên chung là núi Cậu. Ngoài tên gọi Suối Trúc nhiều người còn gọi là Suối Tiên. Để thưởng hoàn toàn cảnh đẹp hoang sơ của suối Trúc, du khách phải bắt đầu đi từ ngọn suối và đi ngược lên thượng nguồn.
Tham quan khu du lịch Suối Trúc
Khi đặt chân lên núi, du khách sẽ phải len qua một lối mòn nằm giữa rừng trúc để tiến vào ngọn suối. Quang cảnh ban đầu sẽ là những ghềnh đá bằng phẳng, cạnh vuông, được thiên nhiên sắp đặt thành các bậc thang to tướng dành cho “người khổng lồ”. Theo các truyền thuyết kể lại, nơi đây là chốn trú ngụ của “người khổng lồ”.
Vừa qua khỏi những bậc thang của “người khổng lồ”, tiếp đến du khách sẽ được thưởng lãm những bãi đá “bát quái trận đồ”. Hàng triệu những hòn đá lớn nhỏ được thiên nhiên dàn xếp thành những bàn ăn thiên nhiên lý tưởng. Nếu bụng chưa đói, du khách có thể tiếp tục tiến sâu hơn về phía thượng nguồn và tiếp tục thưởng ngoạn một bãi đá bằng phẳng bị nước mưa xâm thực tạo thành từng gợn sóng đá mà người dân địa phương cho rằng, đó là “chiếc giường” của “người khổng lồ”. “Giường đá” này thường được những nhóm du lịch dã ngoại chọn làm nơi hạ trại bởi với diện tích rộng hơn 3km2, nó có thể chứa khoảng 300 chiếc lều dã chiến.
Qua khỏi “giường đá”, đến một đoạn suối ngắn sẽ đưa du khách vào một quang cảnh vô cùng nên thơ được gọi là “Hồ Than Thở” và “Thác Bậc Thang”. Một số du khách chọn nơi này làm nơi dừng chân để “tắm tiên” và bắt cá. Tại đây, vào những ngày sau mưa, những ngọn thác hùng vĩ sẽ dần hình thành do lượng nước từ thượng nguồn ồ ạt đổ về tạo nên một cảnh quang cực kỳ hoành tráng. Sau khi “tắm tiên”, bạn cũng có thể chọn một nơi trên bãi đá bằng phẳng để ăn uống theo phong cách dã ngoại, nghỉ ngơi và trở về trước khi trời tối. Suối Trúc thật sự là điểm tham quan kỳ thú và còn rất nhiều điều bí ẩn xoay quanh câu chuyện của “người khổng lồ” năm xưa, nơi này đang chờ đón sự khám phá của các bạn.
Cho thuê xe du lịch 7 chỗ đi Suối Trúc – Tây Ninh
Hãy đến tham quan Suối Trúc bằng cách chọn dịch vụ cho thuê xe du lịch 7 chỗ đi Suối Trúc – Tây Ninh của Thành Nhân. Hãng cho thuê xe du lịch Thành Nhân có các dịch vụ tận tình giúp quý khách trải nghiệm cảm giác du lịch, tham quan, dã ngoại được trọn vẹn niềm vui bên người thân và gia đình.
Mọi thông tin về dịch vụ cho thuê xe du lịch Thành Nhân xin liên hệ qua thông tin bên dưới.
Dịch vụ cho thuê xe du lịch Thành Nhân
Mail: thuexethanhnhan@gmail.com
Địa chỉ 1: 107B Trần Hưng Đạo, Phường 6, Quận 5, TPHCM.
Địa chỉ 2: 241 Lâm Văn Bền, Phường Bình Thuận, Quận 7, TPHCM.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Đi Suối Trúc Tây Ninh trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!