Đề Xuất 3/2023 # Khai Mạc Tuần Văn Hóa # Top 8 Like | Tuvanduhocsing.com

Đề Xuất 3/2023 # Khai Mạc Tuần Văn Hóa # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Khai Mạc Tuần Văn Hóa mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch biển đảo Việt Nam – Hà Nội 2014

(VTR) – Tối 21/11/2014, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cùng các đơn vị phối hợp đã tổ chức lễ khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch biển đảo Việt Nam – Hà Nội 2014 diễn ra từ 21 – 24/11/2014 tại Hà Nội.

Trong diễn văn khai mạc, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên – Trưởng Ban Chỉ đạo Tuần Văn hóa – Du lịch biển đảo Việt Nam – Hà Nội 2014 nhấn mạnh: Đây là hoạt động giới thiệu quảng bá, tôn vinh những giá trị văn hóa, du lịch đặc sắc của biển đảo Việt Nam đến với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế, tiếp tục nâng cao nhận thức, lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử, tài nguyên, môi trường, văn hóa, du lịch biển đảo, góp phần cho sự phát triển bền vững của đất nước, cũng như công cuộc bảo vệ chủ quyền, hải đảo của Tổ quốc.   

Trong khuôn khổ của Tuần Văn hóa – Du lịch biển đảo Việt Nam – Hà Nội 2014, Ban Tổ chức phối hợp cùng Sở VHTTDL Hà Nội tổ chức đêm lưu diễn để các đoàn nghệ thuật mang nét văn hóa dân gian biển đảo của mọi miền đất nước đến với người dân thủ đô Hà Nội, học sinh, sinh viên các trường phổ thông và đại học trên địa bàn Hà Nội.

Hạ Tinh

Cần Thơ: Khai Mạc Tuần Lễ Du Lịch Xanh Đbscl 2022

Tối 29/6, tại khu đô thị Phú An, quận Cái Răng (TP Cần Thơ) đã chính thức khai mạc Tuần lễ Du lịch xanh ĐBSCL 2015.

Tuần lễ do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp với Bộ VHTT -DL, UBND TP Cần Thơ tổ chức.

Dự lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quốc hội; Vũ Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Ðảng, Phó thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ.

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ biểu dương sự phát triển du lịch vùng ĐBSCL thời gian qua, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển, phát huy bảo tồn văn hóa dân tộc.

Để phát triển du lịch ĐBSCL hơn nữa trong tương lai, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh lưu ý các tỉnh, thành phố trong vùng cần tận dụng thế mạnh, tiềm năng để phát triển du lịch; tăng cường liên kết phát triển du lịch xanh, các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng.

Chú trọng phát triển những sản phẩm du lịch có chất lượng, tính cạnh tranh cao là thế mạnh của vùng như du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn sông nước, du lịch biển đảo. Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng du lịch, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch.

Đồng thời tuyên tuyền, giáo dục người dân giữ gìn nét sống văn hóa, văn minh, lịch sự để thu hút du khách đến với vùng…

Lãnh đạo trung ương đến dự lễ khai mạc Tuần lễ Du lịch xanh ĐBSCL 2015

Năm nay, Tuần lễ Du lịch xanh ĐBSCL 2015 là sự kiện văn hóa, kinh tế, du lịch với mục tiêu chính là đẩy mạnh phát triển du lịch ĐBSCL; quảng bá thế mạnh, giới thiệu tiềm năng du lịch và các sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc, tiêu biểu của các địa phương trong vùng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển du lịch bền vững.

Ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho biết: Tuần lễ Du lịch xanh ÐBSCL 2015 diễn ra với nhiều hoạt động, trong đó điểm nhấn là Hội thảo liên kết phát triển du lịch xanh vùng ÐBSCL, Hội nghị xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực du lịch xanh với sự tham dự của các tổng lãnh sự, lãnh sự, các tổ chức quốc tế, các nước tiểu vùng sông Mekong.

Đây là cơ hội để quảng bá, giới thiệu du lịch ĐBSCL đến du khách trong nước và quốc tế. Đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung.

Bên cạnh đó, TP. Cần Thơ có 27 di tích lịch sử, trong đó có 12 di tích cấp quốc gia, 15 di tích cấp thành phố hằng năm thu hút hàng triệu khách tham quan. Cùng đó là hệ thống lưu trú trên 5.000 phòng đáp ứng đủ nhu cầu của du khách.

Đến với Tuần lễ du lịch xanh ĐBSCL 2015, du khách có cơ hội tham gia vào các tour du lịch địa phương, tìm hiểu văn hóa, bản sắc vùng miền 13 tỉnh, thành Tây Nam Bộ. Được bồi đắp bởi phù sa màu mỡ của sông Cửu Long, hệ thống kênh rạch chằng chịt cùng rừng xanh và biển đảo đã hình thành cho ĐBSCL một hệ sinh thái đa dạng, tạo nên những cảnh quan đặc sắc, hấp dẫn.

Nơi đây có những vườn quốc gia, sân chim, vườn cò với vô số chim muông và động thực vật quý, hấp dẫn du khách với rất nhiều vườn hoa rực rỡ sắc màu và vườn cây ăn trái bạt ngàn, trĩu quả, những phiên chợ nổi nhộn nhịp vào buổi sáng sớm hay những cù lao quanh năm chan hòa ánh nắng, thiên nhiên trong lành…

Tất cả tạo nên nét đẹp rất đặc trưng của vùng sông nước Nam bộ. Ngoài ra, những lễ hội dân gian truyền thống mang bản sắc văn hóa độc đáo như lễ hội Vía bà Chúa Xứ núi Sam, lễ hội Ook om bok, đua ghe Ngo, đua bò Bảy Núi… và “tính cách con người Phương Nam” hiền hòa, hiếu khách cũng là những sản phẩm du lịch thú vị hấp dẫn du khách.

Các tiết mục văn nghệ trong đêm khai mạc Tuần lễ Du lịch xanh ĐBSCL

Đến ĐBSCL, du khách có dịp thưởng thức các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống đặc trưng của vùng sông nước như đờn ca tài tử, các điệu lý, điệu hò hay các bản nhạc, điệu múa của đồng bào Khmer. Đặc biệt, các tỉnh, thành ĐBCSL còn là nơi thực hành và phát triển loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận.

Hòa cùng không khí hiền hòa của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ, trong khuôn khổ “Tuần lễ du lịch xanh ĐBSCL 2015″ du khách còn thấy được sự phát triển bền vững của miền đất “9 nhánh phù sa” này.

Với những nét hiện đại kết hợp trong văn hóa vùng miền, thiết kế hình khối bắt mắt trẻ trung cùng những lễ hội đường phố sôi động, những đêm văn nghệ mang nhiều màu sắc, “Tuần lễ du lịch xanh ĐBSCL 2015″ chắc chắn sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị cho bất kỳ du khách nào.

Tuần lễ Du lịch xanh ĐBSCL diễn ra đến hết ngày 3/7.

LÊ HOÀNG VŨ

Thái Lan Khai Thác Giá Trị Văn Hóa Ẩm Thực

Quảng bá ẩm thực Thái Lan Xác định thương hiệu cho ẩm thực Thái Lan

Với tham vọng phát huy giá trị ẩm thực tuyền thống dân tộc, đưa ẩm thực Thái Lan trở thành “Nhà bếp của thế giới”, Chính phủ Thái Lan đã có nhiều chính sách khuyến kích mở rộng chuỗi nhà hàng Thái đưa món ăn Thái đến gần với mọi dân tộc trên thế giới. Người Thái có hẳn một chương trình quốc gia tập trung phát triển chuỗi nhà hàng Thái thông qua cấp giấy chứng nhận thương hiệu “Thai Brand”, mở các lớp đào tạo nhân viên chế biến, bếp trưởng về món ăn truyền thống của Thái Lan. Chính phủ sẵn sàng cho vay vốn, cung cấp thiết bị, nhân lực và cả nguyên liệu. Đồng thời, có cả một đơn vị chuyên giám sát chất lượng và cấp giấy chứng nhận định kỳ. Theo quy định của Chính phủ, muốn mở một cửa hàng ăn Thái Lan tại nước ngoài, nhà hàng đó phải có ít nhất hai đầu bếp người Thái thuần thục chế biến món ăn truyền thống của Thái. Thông qua chuỗi nhà hàng, người Thái vừa quảng bá hình ảnh đất nước, vừa thu hút các thực khách đến với đất nước Thái Lan xinh đẹp và mến khách.

“Nhãn hiệu Thái”, “Thai Brand” sẽ được cấp cho các nhà hàng Thái ở nước ngoài khi hội đủ các tiêu chuẩn do Chính phủ Thái Lan đưa ra. Hiện nay, có khoảng 9.000 nhà hàng Thái trên khắp thế giới và họ đang lập kế hoạch đào tạo các đầu bếp Thái để làm việc cho các nhà hàng này ở nước ngoài.

Theo sự chỉ đạo của Chính phủ, để thực hiện thành công Chiến dịch Thailand – Kitchen to the World, Bộ Giáo dục và Bộ Lao động Thái Lan đã phối hợp đào tạo đầu bếp phục vụ trong các nhà hàng của Thái Lan ở nước ngoài. Số đầu bếp này có trách nhiệm mở rộng ảnh hưởng văn hóa ẩm thực Thái Lan ở các nước. Để có thể đạt tiêu chuẩn làm “đại sứ ẩm thực” của Thái Lan ở nước ngoài, mỗi đầu bếp phải biết sử dụng ngoại ngữ và chế biến thành thạo ít nhất năm món ăn chủ lực như súp tôm chua cay, cà ri đỏ, rau trộn, mỳ xào, cơm rang dứa…

Bên cạnh đó, để quảng bá các nhà hàng Thái trên thế giới, Chính phủ Thái Lan thành lập Công ty Global Thai Restaurant chỉ để làm công tác xúc tiến quảng bá ẩm thực Thái Lan trên toàn thế giới. Song song với các chiến dịch ngắn hạn, Cục Xúc tiến (trực thuộc Tổng cục Du lịch Thái Lan – TAT) phối hợp với công ty CAD xuất bản ấn phẩm Tin tức về nhà hàng Thái và tổ chức hội thảo để giúp các nhà đầu tư Thái phát triển thương hiệu nhà hàng Thái ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan còn hỗ trợ Dự án phát triển chuỗi nhà hàng Thái mang thương hiệu Con voi xanh (Blue elephant) theo hình thức nhượng quyền (franchise) phổ biến hiện nay trên thế giới. Theo đó, Chính phủ Thái Lan hỗ trợ cung cấp thiết kế trang trí nhà hàng, bếp trưởng và đội ngũ phục vụ đã huấn luyện đúng chuẩn, nguyên liệu nấu thức ăn và cả hàng mỹ nghệ của Thái bán tại các cửa hàng. Với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào sau khi đã đáp ứng đủ yêu cầu sẽ được cho vay vốn, được huấn luyện, cung cấp thiết bị, nhân lực và cả nguyên liệu cho việc kinh doanh nhà hàng.

Thái Lan đã triển khai chiến dịch “Amazing Thailand” qua nhiều năm, trong đó hoạt động quảng bá nền ẩm thực Thái Lan chiếm vị trí quan trọng.

Chọn lựa các món ăn tiêu biểu để quảng bá, giới thiệu với du khách

Trong những năm qua, ngành Ngoại giao phối hợp với Cơ quan Du lịch Thái Lan và các Văn phòng Đại diện Du lịch Thái Lan liên tục tổ chức các Tuần lễ ẩm thực Thái Lan ở nước ngoài. Tuần lễ ẩm thực Thái Lan là dịp đặc biệt dành cho các thực khách thưởng thức các món ăn đặc sắc như bánh bột gạo giòn ăn kèm thịt lợn xay và bánh hấp nhân lạc, nộm đu đủ, mì chantaburi xào, súp tôm chua cay, cari gà xanh ngọt, chuối nước cốt dừa… Đây là cách làm trực tiếp rất ấn tượng và hiệu quả, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách.

Kinh nghiệm cho ẩm thực Việt

Qua nghiên cứu kinh nghiệm khai thác văn hóa ẩm thực thu hút khách du lịch quốc tế của Thái Lan, Việt Nam có thể tham khảo một số kinh nghiệm để áp dụng trong điều kiện thực tế:

Thứ nhất, phát huy giá trị ẩm thực truyền thống dân tộc, tạo ra món ăn từ những nguyên liệu đặc sản chất lượng. Lựa chọn các món ăn đặc trưng đại diện cho cả quốc gia và tổ chức xúc tiến tại các thị trường nhằm thu hút khách du lịch, quảng bá rộng rãi các món ăn đó ra thế giới.

Thứ hai, c ác nhà hàng cần sớm liên kết với nhau cũng như liên kết với công ty lữ hành để xây dựng thương hiệu và tour ẩm thực Việt Nam. Trước hết, các nhà hàng cần cung cấp thông tin về những sản phẩm, món ăn đặc sắc cho các hãng lữ hành để họ kịp thời tuyên truyền, thông tin đến du khách. Các hãng lữ hành cũng cần chủ động nghiên cứu thị trường, phối hợp với nhà hàng để xây dựng các tour chuyên đề về ẩm thực.

Thứ ba, quan tâm phát triển nguồn nhân lực cho ngành Du lịch Việt Nam nói chung, cho lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống nói riêng. Trong các nhà hàng, khách sạn chỉ sử dụng lao động chế biến món ăn đã qua đào tạo. Để duy trì và phát triển món ăn truyền thống, cần tôn vinh các nghệ nhân, chuyên gia trong lĩnh vực chế biến món ăn, không để món ăn bị thất truyền.

Thứ tư, song song với các nhà hàng phục vụ ăn uống kiểu Việt Nam truyền thống, cần có chiến lược phát triển đa dạng các loại nhà hàng với phong cách khác nhau như châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản… tạo ra các phong cách riêng, độc đáo sang trọng phù hợp với nhiều đối tượng khách từ các vùng văn hóa khác nhau. Điều quan trọng là lựa chọn được xu hướng ẩm thực giao thoa giữa ẩm thực châu Á, ẩm thực châu Âu đan xen với ẩm thực Việt Nam.

Thứ năm, tăng cường tổ chức các lễ hội, sự kiện gắn với ẩm thực như Tuần Văn hóa ẩm thực Việt Nam ở nước ngoài, Lễ hội trái cây 3 miền, Hội thi ẩm thực, Thi nấu các món ăn trong các lễ hội…, thông tin kịp thời đến du khách, các hãng lữ hành để kịp thời chào bán tour gắn với những sự kiện đó. Từ đó, xây dựng thương hiệu cho các món ăn đồ uống đặc sản của Việt Nam.

Thứ sáu, tăng cường xúc tiến quảng bá món ăn Việt Nam, đặc biệt là món ăn tiêu biểu, đặc sắc của Việt Nam đến du khách quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Xuân Dũng (2011), Một số vấn đề về ẩm thực và phát triển du lịch tại Việt Nam, Bài báo đăng 16/5/2011 tại web Viện nghiên cứu phát triển du lịch. 2. Trọng Quang (2014), Du lịch Thái Lan trong cơn khủng hoảng, Bài báo đăng ngày 13/3/2014 tại hanoimoi.com.vn 3. Hoàng Minh Khang, Lê Anh Tuấn (2011), Giáo trình Văn hóa ẩm thực, NXB Lao động Hà Nội. 4. Lê Anh Tuấn và cộng sự (2009), Một số giải pháp xúc tiến các món ăn tiêu biểu của Việt Nam đối với thị trường khách du lịch Tây Âu, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

ThS. Phạm Mạnh Cường – ThS. Trần Hữu Nhân – Hoàng Minh Khang

(Tạp chí Du lịch)

Khai Thác Văn Hóa Ẩm Thực Trong Dịch Vụ Du Lịch

(QBĐT) – Trong những năm gần đây, văn hóa ẩm thực trở thành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch. Văn hóa ẩm thực không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn uống cho khách du lịch, tạo ra việc làm và mang lại thu nhập cho một bộ phận người dân địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển mà còn có vai trò quan trọng trong việc giới thiệu những nét đặc trưng trong bản sắc văn hóa dân tộc.

Quảng Bình xưa nay đã nổi tiếng những món dân dã đặc sắc như: khoai deo, bánh lọc, bánh canh Ba Đồn, cơm bồi Minh Hóa, bánh đúc, bánh tráng Tân An, mắm ruốc Lệ Thủy, rượu làng Tuy Lộc, bánh xèo Quảng Hòa, lẩu cá khoai, rượu Võ Xá, mắm lẹp, canh nấm tràm, cháo hàu. Không thể không kể đến các loại hải sản Quảng Bình mà tiếng thơm của nó không chỉ nằm lại ở đất nước hình chữ S nói chung mà đã có tên trên toàn thế giới. Theo các chuyên gia hải dương học thì vùng biển Quảng Bình có dòng hải lưu nóng chảy qua, vì vậy các hải sản nơi đây có vị ngọt, vị thơm rất riêng. Những con mực, con tôm, con cá… dưới bàn tay khéo léo của người dân Quảng Bình đã được chế biến thành những sản phẩm ẩm thực ngon miệng. Vì vậy, du khách dù đã nếm đủ sơn hào hải vị các vùng miền, vẫn cho rằng món ăn ở đây có hương vị đậm đà riêng. Đặc biệt, du khách còn được giới thiệu một trong những món hải sản tươi ngon, bổ dưỡng và được coi là “độc chiêu”, đó chính là đẻn biển. Món ăn này đã trở thành niềm tự hào của người dân Quảng Bình. Tuy được chế biến dưới nhiều hình thức khác tiết đẻn pha rượu trắng và ram đẻn.

Khoai deo được nhiều du khách lựa chọn để làm quà cho mỗi chyến đi.

Quảng Bình giàu văn hóa ẩm thực là vậy, tuy nhiên, hầu hết các món ăn đều được sản xuất theo quy mô nhỏ, hộ gia đình, tiêu thụ nhỏ lẻ, sản phẩm làm ra chỉ phục vụ chủ yếu cho nhu cầu của dân bản địa; chưa có sự quản lý đồng bộ nên chất lượng còn chưa đồng đều; hệ thống phân phối sản phẩm chưa được đầu tư nên việc khai thác các món ăn phục vụ du lịch còn hạn chế.

Phát triển du lịch dựa trên cơ sở các yếu tố ẩm thực không chỉ thu hút khách du lịch mà còn có mục đích phổ biến các giá trị văn hóa đặc trưng của địa phương. Chính vì vậy cần có những cơ chế, chính sách của tỉnh phù hợp như: Xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư kinh phí cho việc phát triển văn hóa ẩm thực, gắn liền ẩm thực với các tour du lịch; đẩy mạnh xã hội hóa, mở rộng các hình thức tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung và ẩm thực nói riêng; hỗ trợ các vùng trồng cây nông nghiệp mang tính chất đặc sản, mở rộng quy mô và chuyển hướng dần sang khai thác phục vụ du lịch; quy hoạch xây dựng phố ẩm thực là giải pháp tạo điểm nhấn cho việc thưởng thức món ăn của du khách.

Khai thác văn hóa ẩm thực không chỉ góp phần vào việc thu hút du khách, hướng tới xây dựng thương hiệu du lịch mà đây còn để phổ biến các yếu tố văn hóa ẩm thực đến du khách trong và ngoài nước. Vì vậy, vấn đề khai thác các giá trị của văn hóa ẩm thực để tổ chức xúc tiến quảng bá thu hút khách du lịch cần được các cơ quan quản lý quan tâm đặc biệt.

Phạm Hà

Bạn đang đọc nội dung bài viết Khai Mạc Tuần Văn Hóa trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!