Cập nhật nội dung chi tiết về Khai Trương Tuyến Du Lịch Lòng Hồ Thủy Điện Sơn La mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nằm trong chuỗi sự kiện của chương trình lễ hội tuần văn hóa du lịch tỉnh Sơn La; Sáng ngày 26/12/2010 Sở Văn Hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La đã khai trương tuyến du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La.
Một số tiết mục văn nghệ chào mừng.
Tuyến du lịch được khởi hành từ Thành phố Sơn La đi thị trấn Phiêng Lanh – huyện Quỳnh Nhai bằng ô tô mất khoảng 1giờ 30phút.
Từ trên cao ta có thể nhìn thấy toàn cảnh thị trấn Phiêng Lanh – huyện Quỳnh Nhai. Thị trấn Phiêng Lanh là một đô thị được di chuyển và xây dựng mới để tránh ngập lòng hồ thủy điện Sơn La.
Sau khi thăm thị trấn Phiêng Lanh và cây cầu cứng bắc qua sông đà có kỷ lục cao nhất khu vực Đông Nam Á (Cầu Pá Uôn), đoàn dừng chân và ăn trưa tại một quán ăn ở trung tâm thị trấn, bữa ăn rất ngon đã làm cho cả đoàn chúng tôi hào hứng để tiếp tục hành trình. Tại bến sông Pá Uôn – huyện Quỳnh Nhai nơi đã chứng kiến 8.435 hộ dân di chuyển nhường chỗ cho lòng hồ thủy điện Sơn La; chúng tôi được mời lên 2 chiếc thuyền …
… thuyền khởi hành và chúng tôi đã cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của lòng hồ ví như một bức tranh thủy mặc khổng lồ vô cùng sống động với nhiều đảo núi nhấp nhô. Có chỗ thì quây quần, tụ lại xúm xít chen chân, có chỗ lại tách rời riêng biệt tạo những nét chấm phá cực kỳ tài nghệ. Chiều ngang rộng nhất của lòng hồ có chỗ rộng hơn cả 10km.
Một bản Tái định cư bên bờ lòng hồ.
sau khoảng hơn 3 giờ đồng hồ lênh đênh trên lòng hồ ngắm cảnh đoàn chúng tôi đã nhìn thấy con đập hiện ra trước mắt, đây là con đập ngăn nước của nhà máy thủy điện Sơn La.
Thuyền cập bến và đoàn chúng tôi lên đài quan sát để chiêm ngưỡng toàn cảnh nhà máy thủy điện Sơn La lớn nhất Việt Nam với công suất của 6 tổ máy là 2.400 MW và tổ máy số 1 có công suất 400 MW đã được phát điện và hòa hệ thống điện Quốc gia góp phần giảm thiểu thiếu hụt công suất của hệ thống điện quốc gia.
Thăm thủy điện xong chúng tôi lên xe về Thành phố Sơn La mất khoảng 40 phút và kết thúc chuyến du lịch lòng hồ.
Bài ảnh: Trần Tuấn
Phát Triển Du Lịch Vùng Lòng Hồ Thủy Điện Sơn La
Phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La
(Tạp chí Du lịch) – Vùng lòng hồ thủy điện (VLHTĐ) Sơn La đã được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến bởi nơi đây được ví như vịnh Hạ Long của miền Tây Bắc. Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho VLHTĐ Sơn La nhiều cảnh quan kỳ thú, hang động hấp dẫn, với nhiều đảo lớn nhỏ. Cùng với đó là những phong tuc tập quán truyền thống được các dân tộc bản địa gìn giữ qua nhiều thế hệ… Với những lợi thế trên, VLHTĐ Sơn La có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch.
Những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch
VLHTĐ Sơn La chủ yếu thuộc hai huyện Mường La và huyện Quỳnh Nhai, nơi có diện tích rừng khá lớn với một quần thể sinh học đa dạng. Các loài thực vật, động vật quý hiếm tập trung ở khu bảo tồn thiên nhiên Mường La. Ngoài ra, lòng hồ thủy điện có các loài thủy sinh phong phú, với hàng trăm loài cá sinh sống tạo nên giá trị ẩm thực đặc trưng của địa phương thu hút khách du lịch.
Địa hình karst đã tạo nên cảnh quan vùng lòng hồ vô cùng đa dạng, khiến nơi đây trông như những bức tranh thủy mặc và được nhiều du khách ví như một vịnh Hạ Long trên cạn của miền Tây Bắc. Nhìn từ xa, mặt nước hồ mênh mông, phẳng lặng, cùng với đó là những cánh rừng, dãy núi đá vôi cao sừng sững ở hai bên bờ, các hang động tự nhiên có hình thù đa dạng in bóng xuống mặt hồ tạo nên cảnh quan hùng vĩ. Điểm nhấn đặc biệt của VLHTĐ Sơn La là trong lòng hồ có các đảo lớn, nhỏ nối liền nhau trên mặt nước, tạo ra cảnh đẹp sinh động, hấp dẫn du khách. Đó là tài nguyên quan trọng để VLHTĐ Sơn La khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng: du lịch tham quan, du lịch sinh thái lòng hồ, du lịch thể thao dưới nước, du lịch khám phá…
Bên cạnh tài nguyên du lịch tự nhiên, VLHTĐ Sơn La còn có nguồn tài nguyên nhân văn giá trị phục vụ phát triển du lịch. Nơi đây có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống (trong đó dân tộc Thái là chủ yếu), tạo nên bức tranh văn hóa vô cùng hấp dẫn đối với khách du lịch. Đồng bào các dân tộc VLHTĐ Sơn La có nhiều lễ hội truyền thống được lưu giữ qua nhiều thế hệ như Lễ hội Nàng Han, Lễ hội Gội đầu, Lễ hội đua thuyền, Tết Síp Xí, Lễ hội Hạn Khuống, Lễ hội Kin Pang Then…. Đây là tài nguyên quan trọng để vùng có thể khai thác phát triển loại hình du lịch văn hóa thu hút du khách. Tại VLHTĐ Sơn La, người dân chủ yếu sống ở những ngôi nhà sàn truyền thống, đó là nhà sàn bốn mái, kiến trúc hình mai rùa. Đây là điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình khai thác phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng.
Từ nguồn thủy sản VLHTĐ vô cùng phong phú, đồng bào đã chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như cá nướng, cá gỏi, cá nấu canh, cá chua, cá tép dầu khô…, là những sản phẩm đặc trưng thu hút du khách.
Trong vùng có Nhà máy thủy điện Sơn La, công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Thủy điện Sơn La được khánh thành vào ngày 23/12/2012, là công trình thủy điện lớn, là điểm đến thu hút du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng và tìm hiểu tài năng của những con người đã chinh phục, cải tạo tự nhiên làm nên một nhà máy thủy điện hoành tráng giữa vùng Tây Bắc.
Những việc cần làm
Thiết nghĩ, để khai thác hiệu quả những tiềm năng phục vụ phát triển du lịch VLHTĐ Sơn La cần thực hiện một số giải pháp sau:
Tuyên truyền quảng bá
Để VLHTĐ Sơn La được nhiều du khách biết đến thì công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá cho các sản phẩm du lịch của vùng phải được quan tâm và triển khai thực hiện. Cần tập trung tuyên truyền, quảng bá tại các thị trường mục tiêu; xây dựng website du lịch, tờ rơi, tập gấp về du lịch VLHTĐ Sơn La; xây dựng phim quảng bá; tham gia hội chợ, các sự kiện…
Bảo tồn giá trị tài nguyên góp phần phát triển du lịch vùng lòng hồ bền vững
Để phát triển du lịch bền vững VLHTĐ Sơn La, cần bảo tồn giá trị tài nguyên thiên nhiên và nhân văn vì hiện nay đang diễn ra tình trạng khai thác quá mức khiến các nguồn tài nguyên sinh thái và nhân văn đang có nguy cơ xuống cấp, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng. Do vậy, cần nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo tồn giá trị tài nguyên góp phần phát triển du lịch vùng lòng hồ bền vững.
Khuyến khích người dân VLHTĐ bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan, vì môi trường sinh thái và cảnh quan vùng lòng hồ là tài nguyên du lịch quan trọng để thu hút du khách.
Khách du lịch không chỉ có nhu cầu trải nghiệm những vẻ đẹp tự nhiên của điểm đến mà còn mong muốn được khám phá những giá trị độc đáo của truyền thống văn hóa các dân tộc. Do vậy, cần khuyến khích người dân địa phương giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, vừa góp phần bảo tồn vừa phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp để quảng bá với du khách.
Thành lập đội ngũ thuyết minh viên tại nhà máy thủy điện Sơn La
Hiện nay, Nhà máy thủy điện Sơn La vẫn đón du khách vào tham quan nhưng các đoàn khách đến đây không phải mua vé vào, khi vào trong nhà máy du khách chủ yếu tự quan sát, tìm hiểu, không có ai hướng dẫn, thuyết minh. Vì vậy, việc thành lập đội ngũ thuyết minh viên ở Nhà máy thủy điện Sơn La là cần thiết để mỗi du khách được giới thiệu những thông tin bổ ích về điểm đến này.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch
Chính quyền địa phương cần phối hợp với các trường chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh đào tạo về du lịch để xây dựng chương trình và mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ lao động đã, đang và sẽ tham gia trực tiếp làm du lịch tại VLHTĐ Sơn La.
Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật
Để cải thiện được cơ sở vật chất kỹ thuật trong vùng, cần ưu tiên nguồn ngân sách địa phương kết hợp với kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, trong đó hướng tới việc mua sắm tàu thuyền để phục vụ cho du lịch lòng hồ…
Tin rằng, trong tương lai không xa, với sự chung tay của tất cả các cấp, các ngành và đặc biệt là của người dân, vùng lòng hồ thủy điện Sơn La – vịnh Hạ Long của miền Tây Bắc sẽ là điểm đến lý tưởng, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước./.
ThS. Nguyễn Thị HạnhThS. Nguyễn Thị Vân HườngTạp chí Du lịch tháng 8/2018
Du Lịch Biển Hồ Thủy Điện Sơn La
Tham quan cầu Pá Uôn – cây cầu được xác lập kỷ lục Guiness là cây cầu có trụ cầu cao nhất Việt Nam;
Cùng với đó, du khách được tham quan nhà máy thủy điện Sơn La, công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Thủy điện Sơn La được khánh thành vào ngày 23/12/2012, là công trình thủy điện lớn, minh chứng cho tài năng của con người trong việc chinh phục, cải tạo tự nhiên làm nên một nhà máy thủy điện hoành tráng giữa vùng Tây Bắc.
Bên cạnh đó, tắm khoáng nóng tại thị trấn Ít Ong – Mường La, bản Lướt – Ngọc Chiến – Mường La cũng là trải nghiệm đáng nhớ.
Đến với VLHTD Sơn La, du khách không thể bỏ qua hành trình du lịch tâm linh đền Nàng Han và Linh Sơn Thủy Từ. Hai ngôi đền này nằm tọa lạc trên đồi Pú Ngịu thuộc xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai. Từ vị trí này, du khách có thể ngắm nhìn cảnh quan biển hồ thủy điện và bản làng tái định cư ven lòng hồ.
Du khách trải nghiệm du lịch cộng đồng bản Bon – Mường Chiên – Quỳnh Nhai; bản Lướt, bản Pom Mỉn – Ngọc Chiến – Mường La.
Tại những nơi này, du khách tham quan bản làng dân tộc, ở homestay, trải nghiệm đời sống văn hóa, nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, sản xuất nón, sản xuất đàn tính tẩu, nghề nấu rượu men lá… và thưởng thức các món ăn truyền thống, đặc sản dân tộc, đặc biệt các món ăn chế biến từ cá sông Đà.
Các lễ hội sôi động, hấp dẫn như Lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Quỳnh Nhai (ngày 10 tháng giêng hàng năm); Lễ hội Gội đầu người Thái Trắng Quỳnh Nhai (tháng 12 âm lịch); Lễ hội Mừng Cơm Mới xã Ngọc Chiến huyện Mường La (tháng 9 hàng năm)… cũng là điểm đến yêu thích của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Đề án khai thác tiềm năng vùng hồ các thủy điện trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 – 2020 đặt mục tiêu phát triển kinh tế vùng hồ các thủy điện, trọng tâm là hồ thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La thành khu vực có trình độ phát triển khá, có hệ thống cơ sở hạ tầng liên kết, đồng bộ với các vùng kinh tế trong tỉnh; khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của vùng hồ gắn với phát huy, bảo tồn các giá trị hiện có; gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân vùng hồ. Dự án tập trung khai thác tiềm năng vùng hồ thủy điện Sơn La như nuôi trồng thủy sản, du lịch, vận tải và các loại hình dịch vụ như chợ, nhà nghỉ… Trong đó, phát triển các hoạt động du lịch gồm: t ham quan hồ thủy điện, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, khám phá hang động, du lịch điều dưỡng chữa bệnh gắn với nước khoáng nóng, du lịch văn hóa lịch sử – tâm linh, du lịch thể thao, mạo hiểm, vui chơi giải trí cao cấp trên đảo và trên mặt nước; trong tương lai sẽ phát triển thành khu du lịch hấp dẫn .
Vương Nhị
Du Lịch Trên Lòng Hồ Thủy Điện Hòa Bình
Hồ thủy điện Hòa Bình có chiều dài ở địa phận tỉnh Hòa Bình hơn 70km, trải rộng trên địa bàn 17 xã của 5 huyện, thành phố… Lòng hồ Hòa Bình chỗ rộng nhất từ 1 – 2km, sâu từ 80 – 110m, có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116ha và 36 đảo núi đất diện tích 157,5ha. Sông nước, cảnh quan hồ Hòa Bình sinh động, sơn thủy hữu tình, rất được du khách yêu thích.
Đi thuyền ngắm cảnh trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình.
Hồ Hòa Bình nằm ngay tại TP. Hòa Bình, cách Thủ đô Hà Nội khoảng gần 80km về phía Tây. Ngày cuối tuần, bạn có thể cùng gia đình đến thăm Hòa Bình và lên thuyền du ngoạn lòng hồ, một ấn tượng khó quên trong đời.
Mặt nước hồ bình thường trong xanh, soi bóng cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ làm ta có cảm giác như bồng bềnh lạc vào cõi tiên. Phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành mát mẻ, cùng những trải nghiệm trên tàu dạo trên lòng hồ thăm thú cảnh quan, các đảo nổi lên giữa mênh mông nước biếc; chiêm bái một địa chỉ tâm linh rất được nhiều người sùng tín, đó là Đền Bờ, động Thác Bờ, cùng ở trên khu vực lòng hồ.
Phần đông du khách khi đến tham quan Hòa Bình đều có chung một ý tưởng, đó là được khám phá những điểm đến có một không hai ở tỉnh này như Nhà máy thủy điện Hòa Bình; dâng hương tưởng niệm tại Tượng đài Bác Hồ. Rồi thăm nhà truyền thống nơi lưu giữ bức thư thế kỷ gửi thế hệ mai sau và đài tưởng niệm những công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã hy sinh trên công trình khi xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình; khám phá những kỳ quan thiên nhiên tươi đẹp mà tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho khu vực lòng hồ trên sông Đà.
Bạn cứ thử hình dung khi bạn đi thuyền tham quan lòng hồ và hai bên hồ, bạn đang ở trên mênh mông sóng nước của độ cao hàng trăm mét so với mực nước biển. Theo số liệu chỉ tính riêng con đập chắn dòng chảy sông Đà đã có chiều cao từ đáy sông lên đỉnh đập là 128m, tương đương chiều cao của tòa nhà 35 tầng. Chiều dài mặt đập là 640m, nằm phía dưới lòng sông 300m nữa. Cả một khối lượng nước hơn 9 tỷ m3 được chứa ở đây đã tạo cho hồ Hòa Bình trở thành túi nước khổng lồ và một cảnh quan được ví như “Vịnh Hạ Long trên núi”, có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp.
Cách không xa đập chính là động Thác Bờ nằm ở sườn núi phía Bắc trong dãy núi Chúa bên bờ hồ Hòa Bình, thuộc xóm Bưng, xã Ngòi Hoa. Vào mùa nước cạn, du khách sẽ leo bộ gần 100 bậc đá từ chân núi đến cửa động nhưng mùa nước đầy, du khách có thể đi từ thuyền sang nhà nổi, qua cầu phao được kết bằng cây bương chạy dài khoảng 50m vào thẳng trong lòng động.
Cửa động cao 25m, rộng 20m, lòng động gập ghềnh, nhấp nhô chỗ rộng, chỗ hẹp. Động được chia làm nhiều tầng, với những khối thạch nhũ muôn hình vạn trạng được thiên nhiên tạo ra kỳ lạ và bí ẩn, đường nét uyển chuyển, mềm mại lung linh soi bóng nước… Đặc biệt, tạo hóa ban tặng nơi đây một dàn đàn đá, dàn cồng chiêng Mường tuyệt mỹ từ thạch nhũ…
Du khách dạo chơi ở đảo Dừa trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình.
Trong lòng hồ là hàng trăm đảo nhỏ nhấp nhô trên mặt nước mênh mông, đó là: đảo Dừa, đảo Bè Bạn, đảo Cối Xay Gió… Trong đó, đảo Dừa, điểm du lịch mới đang thu hút đông đảo du khách. Những ngôi nhà sàn lớn xây dựng theo kiến trúc cổ truyền người Mường phân bố theo các khu vực khác nhau được dùng làm chỗ nghỉ, chỗ ăn cho khách muốn nghỉ lại. Xung quanh đảo, gần sát mép hồ còn có những ngôi nhà sàn nhỏ gọn nằm quay mặt ra phía hồ được dựng để dành riêng cho khách du lịch đi nghỉ theo gia đình.
Đặc biệt, du khách có thể tự do hái quả tại các vườn cây ăn quả hoặc bơi thuyền thăm các đảo xung quanh, tắm, câu cá… Ngoài vẻ đẹp tự nhiên vùng hồ, du khách còn được thưởng thức những món ăn đặc trưng do chính gia đình ở đảo nuôi, trồng, chế biến theo cách thức, gia vị truyền thống riêng của người dân địa phương như: cá hun khói, rau rừng đồ chấm lòng cá được chế biến theo lối truyền thống, rất ngon và độc đáo.
Hồ Hòa Bình nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để khai thác tốt thế mạnh đó, đang là điều đòi hỏi ngành du lịch Hòa Bình phải có những giải pháp dài hơi, chiến lược, cùng những đầu tư thỏa đáng phát triển cơ sở hạ tầng vệ tinh, cùng các trang thiết bị đủ chuẩn như tàu du lịch trên lòng hồ, cũng như mở rộng liên kết với các tỉnh thành trong khu vực và cả nước.
Đến Hòa Bình và du lịch lòng hồ, chắc chắn bạn sẽ nhớ mãi trong đời về lần khám phá, trải nghiệm có một không hai.
HỒNG NHUNG Theo baodulich.net.vn
Bạn đang đọc nội dung bài viết Khai Trương Tuyến Du Lịch Lòng Hồ Thủy Điện Sơn La trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!