Cập nhật nội dung chi tiết về Khám Phá Phiên Chợ Tình Ở Sapa Lào Cai mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khám Phá Phiên Chợ Tình Ở Sapa Lào Cai
Giới Thiệu Điểm Du Lịch Bản Cát Cát Sapa
Chợ phiên thường họp mỗi tuần một buổi vào sáng chủ nhật. Đêm hôm trước (thường là ngày thứ 7 hằng tuần), nam thanh nữ tú ở các làng xã vùng xa đến trước buổi chợ để cùng qua đêm gặp gỡ, giao lưu tình cảm (thường là chơi trò kéo co, thổi khèn lá, hát giao duyên…) theo phong tục truyền thống của dân tộc mình. Sau đêm đi chơi chợ phiên, nhiều đôi trai gái đã trở nên thân thiết và hẹn gặp lại trong phiên chợ sau. Mùa xuân sau, trong số đó có không ít đôi đã trở thành bạn đời trăm năm. Có lẽ vì thế mà các nhà thơ ở Lào Cai gọi đó là những phiên chợ tình SaPa.
Hai chữ “Chợ tình” đã đi vào cách hiểu của người dưới xuôi như một phạm trù xã hội về tình yêu, hôn nhân. Giải thích thì có thể, nhưng chưa có cách nào định nghĩa thấu đáo về hai từ lắp ghép này. Bởi lẽ, gọi là chợ thì ở đó phải có mua có bán. Nhưng cái tình ở đây không ai bán, cũng chẳng ai mua. Vậy, đâu gọi là chợ!
Trớ trêu, những người yêu nhau lại lấy chợ làm nơi hò hẹn. Bởi vậy, nôm na có thể hiểu, Chợ tình là nơi hò hẹn, trao gửi tình cảm, có những cử chỉ yêu đương diễn ra ở chợ theo phong tục, tập quán tuỳ từng địa phương. Cũng đương nhiên và dễ hiểu vì chợ là đầu mối, là điểm nút của hầu hết những sinh hoạt văn hoá của đồng bào vùng cao.
Từ chiều, dưới phố và ở sân nhà thờ đã thấy rất nhiều phụ nữ đầu quấn khăn đỏ và mặc trang phục thêu hoa văn lộng lẫy cùng với những vòng bạc, khuy bạc, những đồng tiền nhỏ đính trên vai áo. Hấp dẫn hơn nữa là có những tiếng reo theo mỗi bước chân, từ những chùm lục lạc đồng xinh xắn đính trên những chiếc khăn choàng đầu. Ðối tượng của họ là những chàng trai người Dao trong trang phục áo Chàm, khăn cùng màu, tay đeo đồng hồ và vai khoác chiếc đài cassette. Ở một góc nọ, dăm bảy chàng trai xúm quanh một cô gái, họ đưa những chiếc máy catssette của họ vào gần cô gái để ghi âm những khúc hát tỏ tình bằng tiếng dân tộc. Thấy có người lạ, cô gái xấu hổ cúi đầu hoặc lấy tay che mặt, nhưng vẫn hát với giai điệu run run. Bất kỳ du khách nào tham gia tour du lich sapa đều không thể quên được khoảnh khắc thú vị của chợ tình Sapa.
Các chương trình dịp 30/04 – 1/5
Khám Phá Khu Du Lịch Núi Hàm Rồng Ở Sapa, Lào Cai
Núi Hàm Rồng được đánh giá là một địa điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi du khách tới Sapa. Nhìn xa xa trong làn sương mờ ảo núi Hàm Rồng trông giống như con rồng đang bay lơ lửng tạo nên vẻ đẹp huyền bí, mờ ảo và khiến bất cứ ai tới đây cũng thấy vô cùng thích thú.
Về khu du lịch núi Hàm Rồng Sapa được khởi công xây dựng vào năm 1996 có diện tích rộng 148ha. Khu du lịch này là một trong những địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch tới tham quan. Khi đặt chân tới đây du khách sẽ bị ấn tượng bởi cảnh đẹp của sapa cùng nét thiên nhiên hoang sơ kết hợp với vẻ đẹp nhân tạo do con người xây dựng nên.
Khu du lịch núi Hàm Rồng có gì hấp dẫn du khách tới vậy?
Được lạc vào trong một khu vườn thượng uyển với nhiều loài hoa đua nhau khoe sắc
Vườn đào cổ thụ – vẻ đẹp của chốn thần tiên có ở trên thế gian
Khám phá cổng trời sapa
Để có thể ngắm hình đầu rồng thật rõ bạn cần đi hết cổng trời 1 rồi tiếp tục đi tới cổng trời 2 có độ cao 1700m. Đây là một trong những vị trí có view tuyệt đẹp từ đó du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Sapa trong sương, có cảm giác như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Khi đặt chân tới đây bạn đừng quên chụp những hình ảnh có một không hai này.
Khám phá văn hóa sinh hoạt của đồng bào nơi đây ở khu làng dân tộc
Khu làng dân tộc sẽ là địa điểm giới thiệu cho du khách thấy rõ được những nét đẹp văn hóa sapa, trang phục và các ngôi nhà sàn của các dân tộc H’mông, Dao Đỏ, Xá Phó, Tày. Đặc biệt, bạn sẽ được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc dân tộc ở khu biểu diễn nghệ thuật được tổ chức thường xuyên 2 lần/1 ngày để phục vụ nhu cầu cho du khách.
Khám phá khu du lịch núi Hàm Rồng Sapa sẽ là một hành trình du lịch đầy thú vị đối và sẽ để lại trong lòng mỗi du khách những kỉ niệm khó quên. Nhắc tới Sapa không thể không nhắc tới núi Hàm Rồng!
Khám Phá Nét Văn Hóa Đặc Sắc Ở Chợ Tình Khi Du Lịch Sapa Cuối Tuần
Chợ Tình Sapa là nét văn hoá độc đáo của đồng bào dân tộc Sapa. Cái tên “Chợ Tình” khiến người ta dễ liên tưởng đến việc buôn bán, đổi chác, vậy liệu có phải “Chợ Tình” là nơi người ta mang tình cảm đem bán, đem đổi như các loại hàng hoá khác như mọi người vẫn liên tưởng hay không?
Sapa dần chìm trong màn đêm
Không ai biết Chợ Tình Sapa đã có từ khi nào, chỉ biết rằng nét tập tục này đã có truyền thống từ rất lâu trước đó. Qua thời gian, Chợ Tình mặc dù có một ít thay đổi nhỏ cho phù hợp với thời đại nhưng những bản sắc văn hóa độc đáo vẫn còn được bảo tồn và thu hút một số lượng lớn du khách đến đây tham quan và khám phá.
Vào mỗi cuối tuần, phiên chợ của người Dao ở Sapa sẽ được mở một lần vào ngày cuối tuần. Và do chỉ tổ chức duy nhất một ngày trong suốt tuần nên phiên chợ tập trung rất nhiều người từ khắp các bản làng. Họ phải đi từ hôm trước để đến kịp phiên chợ và mang theo hàng hóa để trao đổi. Họ đến thị trấn trước đó một ngày và nghỉ ngơi, từ đó phát sinh ra những cuộc gặp gỡ, hẹn hò và hình thành nên phiên chợ tình như là một dấu ấn đặc sắc của vùng Sapa.
Buổi chiều mọi người đã họp chợ rất đông
Chợ Tình Sapa có gì hấp dẫn?
Mỗi tuần, chợ họp một lần vào tối thứ Bảy. Từ chiều, dưới phố và ở sân nhà thờ đã thấy rất nhiều phụ nữ đầu quấn khăn đỏ và mặc trang phục thêu hoa văn lộng lẫy cùng với những vòng bạc, khuy bạc, những đồng tiền nhỏ đính trên vai áo.
Không khí đông vui phiên Chợ Tình
Vào buổi tối họ sẽ tụ họp dưới sân quảng trường trung tâm thị trấn.Các chàng trai sẽ mặc trang phục áo Chàm, khăn cùng màu, tay đeo đồng hồ và mang chiếc máy cassette. Các chàng trai sẽ vây quanh các cô gái, đưa những chiếc máy cassette vào gần họ để ghi âm những khúc hát tỏ tình. Những cô gái khi được chàng trai vây quanh thì xấu hổ cúi đầu, lấy tay che mặt nhưng vẫn hát và múa theo giai điệu khiến du khách cảm thấy bồi hồi, cảm mến.
Khi cô gái không ưng thì sẽ bỏ quà chạy và bị nắm tay giữ lại, hành động này được gọi là “kéo”, chứng tỏ cho lời tỏ tình mạnh mẽ và quyết liệt. Khi các cô gái chọn được người vừa ý thì dúi vào tay họ một vật đính ước, đám đông hò reo chúc mừng và sau đó tản ra. Những chàng trai lại tiếp tục với những khúc hát tỏ tình, các cô gái cùng bẽn lẽn múa hát theo điệu nhạc.
Một điều đặc biệt của chợ tình Sapa là họ không ngăn cản những người đã có vợ, có chồng tham gia vào chợ tình. Họ coi đây như là dành ra một ngày đặc biệt để sống lại thuở thanh xuân hay gặp lại những bạn tình cũ của mình, không ai được phép ghen với ai.
Tham gia phiên Chợ Tình bạn có cơ hội được hoà mình vào không khí vui tươi của những điệu nhạc, tiếng khèn giao duyên rộn ràng đầy tình tứ. Tại đây, bạn cũng có thể sắm cho mình những món đồ lưu niệm độc đáo của chính tay những người dân tộc làm ra.
Những món nướng hấp dẫn khu Chợ Tình Sapa
Ngoài việc thưởng thức vào chiêm ngưỡng nét văn hoá độc đáo ở Chợ Tình, bạn chỉ cần đi bộ vài bước chân là có thể thoả thích thưởng thức đồ nướng đặc sản Sapa vào buổi tối. Còn gì tuyệt vời hơn khi ngồi bên bếp lò thưởng thức những món nướng nóng hồi, ngắm nhìn Sapa lung linh huyền ảo trong sương và lắng nghe những điệu nhạc du dương từ phiên Chợ Tình.
Du lịch Sapa cuối tuần sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị. Còn chần chừ gì nữa mà không lên ngay lịch trình du lịch Sapa để khám phá những điều tuyệt vời ở nơi đây.
Du Lịch Bảo Lạc: Phiên Chợ Tình “Phong Lưu”
Ở phiên chợ tình ấy, người ta tìm đến nhiều không chỉ để mua bán mà còn là để gửi gắm chút niềm thương, nỗi nhớ, để được uống cùng nhau chén rượu nồng và trao nhau những khúc hát ân tình say đắm.
Chợ hội thị trấn Bảo Lạc đã có từ xa xưa, và theo người dân địa phương thường gọi là “Háng toán” hoặc “Háng Phúng lìu”, còn người Nùng ở biên giới lại gọi là “Phúng lìu cái” tức là chợ “Phong lưu”. Khu chợ nằm trên một con phố ở giữa trung tâm thị trấn với địa hình tựa như một lòng chảo, một bên là dãy nhà nhỏ dựa lưng vào núi, một bên là dòng sông Gâm uốn lượn hiền hòa, bốn bề mây trời đậm nét “sơn thủy hữu tình”.
Chợ tình “Phong lưu” Bảo Lạc thường được diễn ra vào 2 ngày trong một năm là 30/3 và 15/8 âm lịch. Cứ vào ngày “áp phiên”, khi bình minh mới vừa ló rạng, bà con ở các bản làng xa xôi từ khắp các ngả đường náo nức kéo nhau về dự phiên chợ hội với bao lời hò hẹn, chẳng nề hà đồi núi, dốc, suối trập trùng.
Khi màn đêm buông xuống, âm thanh của điệu hát sli truyền thống, hát lượn tha thiết cùng với những làn điệu dân ca thắm đượm tình người khiến cho không gian nơi đây càng trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết. Tiếng sao vi vu, văng vẳng, tiếng khèn Mông du dương trầm bổng đang gọi bạn tình một cách da diết, những cô gái mặc váy hoa sặc sỡ thẹn thùng e ấp đợi chờ… Tất cả khiến cho tậm trạng buổi áp phiên chợ tình rất lạ, giống như trước khi yêu vậy – khấp khởi đấy nhưng cũng xen lẫn là chút lo âu, hồi hộp.
Trong đêm hội, sẽ xuất hiện cả những gương mặt đã ở tuổi xế chiều mong gặp lại người xưa. Hay cũng có những người đi chợ tình chỉ để gặp lại bạn bè, được cùng nhau uống chén rượu sau những ngày mùa nương rẫy đầy nhọc nhằn, để chếnh choáng theo men say nồng đậm. Họ đốt lửa tâm sự, nhảy múa, uống rượu và hát suốt đêm cùng với nhau.
Vào đúng ngày chợ phiên, các chàng trai cô gái sẽ hội tụ theo từng nhóm, từng dân tộc, khoác trên mình những bộ xiêm y rực rỡ sắc màu, leng keng vòng bạc và xúc xắc… Nam thanh nữ tú cùng vui đùa trong tiếng khèn, chân xoay theo điệu múa, rung rinh tà váy, xoắn xuýt cùng người đi kẻ ở. Các đôi trai gái say mê hát Lượn cọi, hát Nàng ới giao duyên và tình tứ trao khăn cho nhau. Rồi họ cùng nhau chơi những trò chơi dân gian truyền thống như: lày cỏ, đẩy gậy, tung còn…
Cũng giống như ở những phiên chợ khác trong năm, chợ tình “Phong lưu” cũng có nhiều món ăn đặc sắc, là sản vật quý hiếm, dễ dàng chinh phục được bất cứ thực khách khó tính nào. Hương vị của món thịt treo gác bếp, thịt lợn khô, lạp sườn hun khói đậm đà, thịt chua lạ miệng, rượu ngô ủ men lá thơm nồng nàn, quyện với xôi nếp nương mềm dẻo… tất cả sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên.
Mặt hàng chính và đắt khách nhất trong những ngày này chính là bánh hình mặt trăng (pẻng hai) và bánh khảo nhân tàu xá gói vuông vắn bằng giấy xanh đỏ. Bánh khảo các chàng trai sẽ mua tặng cô gái đã quen biết.
Xã hội ngày càng phát triển không ngừng, cuộc sống của con người cũng được nâng cao hơn. Dù vậy, chợ tình “Phong lưu” ở huyện Bảo Lạc – Cao Bằng vẫn giữ được nguyên vẹn trong đó quan niệm nhân văn sâu sắc, cùng những giá trị văn hóa và phong tục tập quán vô cùng độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số nơi đây. Dù chỉ đến một lần, phiên chợ tình vẫn sẽ mang lại cho du khách những cảm xúc đầy mới lạ, những phút giây mơ màng xao xuyến và cả những dư âm khó có thể nào phai mờ trong kí ức.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Khám Phá Phiên Chợ Tình Ở Sapa Lào Cai trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!