Đề Xuất 6/2023 # Khu Du Lịch Thể Thao Nam Cương # Top 8 Like | Tuvanduhocsing.com

Đề Xuất 6/2023 # Khu Du Lịch Thể Thao Nam Cương # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Khu Du Lịch Thể Thao Nam Cương mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

– Lĩnh vực: DU LỊCH- DỊCH VỤ – THƯƠNG MẠI

– Địa điểm đầu tư: Khu cồn cát Nam Cương, xã An Hải, huyện Ninh Phước.

– Mục tiêu đầu tư: Xây dựng khu du lịch kết hợp các hoạt động thể thao trên cát, giải trí biển tổng hợp với các loại hình như: Nhà nghỉ Bungalow, thể thao trên cát, trượt cát, tắm cát…

– Điều kiện thuận lợi thực hiện dự án: Đồi cát Nam Cương cách trung tâm thành phố Phan Rang-Tháp Chàm 8km về hướng Đông Nam là một điểm du lịch mới được khai thác ở Ninh Thuận. Nơi đây có những đụn, đồi cát chập chùng hoang sơ nằm bên những xóm làng của đồng bào dân tộc Chăm. Khu vực đồi cát nằm gần bờ biển đầy gió. Với những nét hoang sơ và những dải cát kỳ thú do thiên nhiên tạo ra đây là vùng du lịch hấp dẫn đầy tiềm năng; có hệ thống giao thông thuận lợi (nằm gần trục giao thông quốc lộ 1A và tuyến đường ven biển của tỉnh), khu vực dự án ít dân cư sinh sống nên công tác đền bù giải phóng mặt bằng ít.

– Diện tích, quy mô đầu tư, thông số kỹ thuật chủ yếu:

+ Diện tích:  Khoảng 150 ha

– Ưu đãi đầu tư: 

* Tiền thuê đất: Dự án được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản tối đa 03 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất và 11 năm sau khi hoàn thành đi vào hoạt động theo quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. 

* Thuế thu nhập doanh nghiệp: Mức thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh; miễn thuế 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo. Thời gian tính miễn, giảm thuế được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ.

* Thuế nhập khẩu: Dự án được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định thực hiện dự án theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 

– Dự kiến tổng vốn đầu tư: 700 tỷ đồng.

– Hình thức đầu tư: Trong nước, liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài.

Thể Thao Và Du Lịch

– Lượt truy cập: 9810

1. Thông tin liên hệ:

– Địa chỉ: 17 Trần Hưng Đạo - TP. Pleiku – Gia Lai

– Điện thoại: 0269.3824360

– Fax: 0269.3715058

Email

:

svhttdl@gialai.gov.vn

– Website:

http://svhttdl.gialai.gov.vn/

 2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:

*Vị trí và chức năng

2. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. *Nhiệm vụ và quyền hạn  1. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: a) Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 (năm) năm và hàng năm; đề án, dự án, chương trình phát triển văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước; phân cấp quản lý và xã hội hoá trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch ở địa phương; b) Dự thảo văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trưởng, Phó Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi phối hợp và thống nhất với Sở Thông tin và Truyền thông; c) Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: a) Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Hội đồng chuyên ngành về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật. 3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch. 4. Về di sản văn hoá: a) Tổ chức thực hiện quy chế, giải pháp huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá ở địa phương sau khi được phê duyệt; b) Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê và lập hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể ở địa phương; cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài; c) Quản lý, hướng dẫn tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích, nhân vật lịch sử ở địa phương; đ) Thỏa thuận chủ trương lập dự án, báo cáo kinh tế – kỹ thuật; thẩm định dự án, báo cáo kinh tế – kỹ thuật; thỏa thuận thiết kế bản vẽ thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cấp tỉnh ở địa phương; hướng dẫn, tổ chức thực hiện tu sửa cấp thiết và các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích thuộc địa phương quản lý sau khi được phê duyệt; e) Thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích cấp tỉnh ở địa phương có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường của di tích; g) Tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn thủ tục, trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ, khai quật khẩn cấp; theo dõi, giám sát việc thực hiện nội dung giấy phép khai quật ở địa phương; h) Thẩm định hiện vật và hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia của bảo tàng cấp tỉnh, ban hoặc trung tâm quản lý di tích, bảo tàng ngoài công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật ở địa phương; i) Tổ chức việc thu nhận, bảo quản các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân giao nộp và thu giữ ở địa phương theo quy định của pháp luật; tổ chức đăng ký và quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh, bảo tàng cấp tỉnh và sở hữu tư nhân ở địa phương; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật của cơ sở giám định cổ vật tại địa phương; k) Xác nhận điều kiện đối với việc thành lập bảo tàng cấp tỉnh và điều kiện được cấp giấy phép hoạt động đối với bảo tàng ngoài công lập ở địa phương. 5. Về nghệ thuật biểu diễn: a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch các đơn vị nghệ thuật biểu diễn thuộc phạm vi quản lý của địa phương phù hợp với quy hoạch phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn theo quy định của pháp luật; b) Tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn về nghệ thuật biểu diễn do địa phương tổ chức trên địa bàn theo quy định của pháp luật; c) Thẩm định, cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương: – Nhà hát; Đoàn nghệ thuật; Nhà Văn hóa; Trung tâm Văn hóa, Thể thao; – Doanh nghiệp có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; – Hội Văn học, nghệ thuật; cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật; – Cơ quan phát thanh, cơ quan truyền hình; nhà hát, đoàn nghệ thuật thuộc lực lượng vũ trang (trường hợp tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang nhằm mục đích kinh doanh). d) Tiếp nhận thông báo tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang tại địa phương; đ) Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc địa phương ra nước ngoài biểu diễn, cấp giấy phép cho các tổ chức thuộc địa phương mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang tại địa phương, cấp giấy phép tổ chức thi người đẹp, người mẫu trong phạm vi địa phương; e) Tổ chức thực hiện việc cấp thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn theo quy định của pháp luật; g) Cấp giấy phép phê duyệt nội dung, cấp nhãn kiểm soát bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu cho các tổ chức thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu. 6. Về điện ảnh: a) Tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động chiếu phim tại rạp, chiếu phim lưu động phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại, phục vụ thiếu nhi, đồng bào dân tộc, miền núi, hải đảo và lực lượng vũ trang; b) Làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng thẩm định kịch bản văn học đối với việc sản xuất phim đặt hàng từ ngân sách nhà nước, Hội đồng thẩm định phim cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về điện ảnh; c) Cấp, thu hồi giấy phép phổ biến phim phóng sự, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình, phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim do cơ sở điện ảnh thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu; d) Cấp, thu hồi giấy phép phổ biến phim truyện do cơ sở điện ảnh thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu theo quy định của pháp luật về điện ảnh; đ) Kiểm tra việc phổ biến phim ở rạp, phim chiếu lưu động, phim phát trên các phương tiện khác tại các điểm hoạt động văn hoá, vui chơi, giải trí công cộng; e) Hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định về kinh doanh băng đĩa phim và các hoạt động điện ảnh khác ở địa phương. 7. Về mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm: a) Tổ chức thực hiện các hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm quy mô cấp tỉnh; b) Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật, cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng, cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc theo quy định của pháp luật; c) Cấp giấy phép triển lãm nhiếp ảnh theo quy định của pháp luật; cấp giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ; d) Tiếp nhận thông báo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật quy mô cấp tỉnh; tiếp nhận đăng ký tổ chức thi, liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh; tiếp nhận đăng ký các triển lãm khác thuộc phạm vi quản lý của ngành văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật; đ) Quản lý hoạt động mua bán, trưng bày, sao chép tác phẩm mỹ thuật tại địa phương. 9. Về thư viện: a) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông chuyển giao các xuất bản phẩm lưu chiểu tại địa phương cho thư viện cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; b) Hướng dẫn việc đăng ký hoạt động thư viện ở địa phương theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; cấp và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng theo quy định của pháp luật; c) Hướng dẫn các thư viện ở địa phương xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. b) Tiếp nhận và xử lý hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng – rôn; thông báo tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo tại địa phương; 11. Về văn hoá quần chúng, văn hoá dân tộc và tuyên truyền cổ động: a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy hoạch thiết chế văn hoá cơ sở ở địa phương sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; b) Hướng dẫn xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của các thiết chế văn hoá cơ sở ở địa phương trên cơ sở quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; c) Hướng dẫn tổ chức các lễ hội; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; xây dựng gia đình, làng, cơ quan, đơn vị văn hoá tại địa phương; d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể chỉ đạo và hướng dẫn phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; chịu trách nhiệm là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” cấp tỉnh; đ) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chính sách văn hoá dân tộc, bảo tồn, phát huy, phát triển các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể của cộng đồng các dân tộc cư trú tại địa phương; e) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tuyên truyền cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và quy hoạch hệ thống cổ động trực quan tại địa phương; g) Tổ chức hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng, thi sáng tác tranh cổ động, cụm cổ động; cung cấp tài liệu tuyên truyền, tranh cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội tại địa phương; h) Hướng dẫn, kiểm tra, cấp giấy phép hoạt động karaoke, vũ trường; quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, trò chơi điện tử không nối mạng và vui chơi giải trí nơi công cộng tại địa phương; i) Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng và các hoạt động văn hoá khác tại địa phương; k) Hướng dẫn, kiểm tra việc trang trí, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật. 12. Về văn học a) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về hoạt động văn học ở địa phương theo quy định của pháp luật; b) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động văn học ở địa phương theo quy định của pháp luật. 13. Về gia đình: b) Tuyên truyền, giáo dục giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình Việt Nam; c) Tổ chức thu thập, xử lý thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; d) Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật; đ) Cấp giấy chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, giấy chứng nhận nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; cấp thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, thẻ nhân viên tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình. 14 . Về thể dục, thể thao cho mọi người: a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển thể dục, thể thao quần chúng ở địa phương sau khi được phê duyệt; b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên, trọng tài thể dục, thể thao sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; c) Chủ trì, phối hợp với hội thể thao quốc gia vận động nhân dân tham gia phát triển phong trào thể dục, thể thao; phổ biến, hướng dẫn các phương pháp tập luyện thể dục, thể thao phù hợp với sở thích, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp; d) Xây dựng hệ thống giải thi đấu, kế hoạch thi đấu và chỉ đạo hướng dẫn tổ chức các cuộc thi đấu thể thao quần chúng cấp tỉnh; đ) Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các hoạt động thể thao giải trí tại địa phương; g) Tổ chức hướng dẫn tập luyện, biểu diễn và thi đấu các môn thể thao dân tộc, các phương pháp rèn luyện sức khoẻ truyền thống; h) Hướng dẫn, kiểm tra việc công nhận gia đình thể thao tại địa phương; i) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng tổ chức thực hiện giáo dục thể chất, thể thao trong nhà trường và thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang tại địa phương. 15. Về thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp: a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện vận động viên; kế hoạch thi đấu các đội tuyển thể thao của tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; c) Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với huấn luyện viên, trọng tài, vận động viên của tỉnh trong các hoạt động thi đấu thể dục, thể thao sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật; d) Tổ chức kiểm tra các điều kiện kinh doanh của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp, doanh nghiệp và hộ kinh doanh hoạt động thể thao; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật; đ) Thực hiện quyết định phong đẳng cấp cho vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao thuộc thẩm quyền quản lý của Sở. 16. Về du lịch: a) Tổ chức công bố quy hoạch sau khi được phê duyệt; b) Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch của địa phương theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; c) Thực hiện các biện pháp để bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch ở địa phương; d) Tổ chức lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương; công bố sau khi có quyết định công nhận; đ) Cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài đặt tại địa phương theo quy định của pháp luật; e) Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp tại địa phương theo quy định của pháp luật; g) Thẩm định và quyết định xếp hạng 1 sao, hạng 2 sao cho khách sạn, làng du lịch, hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự, căn hộ du lịch, tàu thủy du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch đối với bãi cắm trại, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác; h) Thẩm định và cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; i) Tổ chức cấp, cấp lại, đổi, thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch, giấy chứng nhận thuyết minh viên theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; k) Xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến du lịch, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch của địa phương sau khi được phê duyệt; l) Quản lý hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật. 19. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động đối với các hội và tổ chức phi chính phủ về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật. 20. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập về văn hoá, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật. 21. Tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc tổ chức các lễ hội văn hoá, thể thao, du lịch quy mô cấp tỉnh. 22. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 23. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch đối với Phòng Văn hoá và Thông tin và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã. 24. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của Sở. 25. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và xử lý vi phạm pháp luật đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 26. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện đối với các tài năng văn hoá nghệ thuật và thể dục thể thao; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch ở địa phương. 27. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, thanh tra, các phòng chuyên môn nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 28. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được phân bổ hàng năm theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 29. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. 30. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. 31. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

Đẩy Mạnh Hợp Tác Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, chiều 5/12, tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào), Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Việt Nam Nguyễn Ngọc Thiện đã có cuộc Hội đàm chính thức với Bộ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào Kị-kẹo Khay-khăm-pi-thun.

Quang cảnh buổi Hội đàm (Ảnh: Việt Hùng- Bộ VHTTDL)

Phát biểu tại cuộc Hội đàm, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất nhân dịp kỷ niệm 44 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực mà Lào đã đạt được trong thời gian qua. Bộ trưởng cũng gửi lời chúc mừng đến cá nhân ngài Kị-kẹo Khay-khăm-pi-thun nhân dịp mới được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh, trong những năm qua, với sự nỗ lực chung của cả hai bên, mối quan hệ hữu nghị truyền thống vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam – Lào ngày càng phát triển. Đặc biệt, giao lưu văn hóa và hợp tác du lịch giữa hai nước đã đạt được nhiều thành quả tốt đẹp, văn hóa và du lịch đã trở thành nền tảng gắn kết nhân dân hai nước, thúc đẩy tình hữu nghị truyền thống và hợp tác trên tất cả lĩnh vực.

Cụ thể, về văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào đã ký kết Kế hoạch Hợp tác văn hóa nghệ thuật và du lịch giai đoạn 2016-2020. Nhờ đó, lãnh đạo hai Bộ đã thường xuyên sang thăm lẫn nhau tại nhiều sự kiện như: Hội chợ Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh; Ngày hội Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam – Lào tại A Lưới, Thừa Thiên – Huế; lãnh đạo Bộ VH-TT&DL cũng thường xuyên tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ sang thăm và làm việc tại Lào.

Đối với lĩnh vực du lịch, năm 2018, trao đổi khách du lịch giữa hai nước đạt gần 988.000 lượt, trong đó có 120.000 lượt khách du lịch Lào đến Việt Nam và 867.585 lượt khách du lịch Việt Nam đến Lào. Việt Nam là thị trường gửi khách lớn thứ 2 của Lào. 11 tháng năm 2019, có khoảng gần 100 nghìn lượt khách Lào đến Việt Nam, giảm 25,4% so với cùng kỳ 2018; khách Việt Nam đến Lào 6 tháng đầu năm 2019 đạt 468.632 lượt, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2018.

Về lĩnh vực thể thao, Hai Bộ đã ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác về thể dục thể thao giữa hai nước giai đoạn 2016-2020. Để chuẩn bị cho SEA Games 2019, Việt Nam đã hỗ trợ giúp bạn Lào tiếp nhận vận động viên các đội tuyển Bắn cung, Karate, Silat của Lào gồm 40 cán bộ, vận động viên sang tập huấn tại các cơ sở huấn luyện thể thao thành tích cao của Việt Nam.

Dù đã đạt được những kết quả khá khả quan, tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng, với những tiềm năng, lợi thế mà không phải quốc gia nào cũng có được, Việt Nam – Lào có thể hợp tác nhiều hơn nữa trong lĩnh vực VHTTDL.

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đề nghị, thời gian tới, hai bên cần phối hợp tổ chức tốt hơn các Tuần Văn hóa tại mỗi nước. Đồng thời, phối hợp chuẩn bị và thống nhất nội dung sẽ được ký kết Kế hoạch Hợp tác văn hóa nghệ thuật và du lịch Việt Nam – Lào giai đoạn 2021 – 2025, trong đó đặc biệt lưu ý năm 2022 với nhiều sự kiện kỷ niệm quan hệ Việt Nam – Lào.

Về du lịch, hai bên tiếp tục tăng cường kết nối sản phẩm, nhất là các sản phẩm du lịch biên giới; thúc đẩy các hoạt động xúc tiến du lịch chung trong các khuôn khổ song phương và đa phương. Tiếp tục phối hợp hỗ trợ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương. Thúc đẩy chuẩn bị và hoàn thiện Kế hoạch phát triển du lịch Khu vực Tam giác phát triển CLV trình Lãnh đạo cấp cao 3 nước thông qua.

Bày tỏ vui mừng khi được đón tiếp Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào Kị-kẹo Khay-khăm-pi-thun khẳng định, chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cùng đoàn sẽ đóng góp quan trọng vào việc vun đắp mối quan hệ chặt chẽ, hiệu quả giữa hai Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào và Bộ VHTTDL Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào Kị-kẹo Khay-khăm-pi-thun chia sẻ, đầu năm nay, ông với vai trò là Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng kiêm Chủ tịch Hội đồng khoa học xã hội quốc gia đã sang thăm và làm việc tại Việt Nam. “Mỗi lần sang Việt Nam, tôi đều nhìn thấy rất nhiều sự thay đổi tích cực. Từ việc củng cố, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh đến sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Vị thế của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường khu vực và quốc tế”.

Nhất trí với việc ký kết Kế hoạch Hợp tác văn hóa nghệ thuật và du lịch Việt Nam – Lào giai đoạn 2021 – 2025, Bộ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào Kị-kẹo Khay-khăm-pi-thun cũng đề nghị phía Việt Nam hỗ trợ một số nội dung: Phía Việt Nam chung tay giúp đỡ trong việc đưa Vườn quốc gia Hin Nậm Nô của Lào trở thành di sản thiên nhiên thế giới; Tập huấn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về công tác chuyên môn cho cán bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào; Tăng cường cuộc trao đổi đoàn chuyên viên nhiều hơn để nâng cao kinh nghiệm về công tác văn hóa, du lịch giữa hai bên; Giao lưu, trao đổi kinh nghiệm phát triển trong lĩnh vực thể thao, du lịch./.

Sở Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch

Vị trí, chức năng của Phòng Tổ chức – Pháp chế

1. Phòng Tổ chức – Pháp chế là phòng chuyên môn trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, chế độ chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động trong Sở; thực hiện chức năng quản lý nhà nước bằng pháp luật trong phạm vi lĩnh vực Sở quản lý.

2. Phòng Tổ chức – Pháp chế chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; chịu sự kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ và Sở Tư pháp; chịu sự hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức cán bộ của Vụ Tổ chức và công tác pháp chế của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tổ chức – Pháp chế

1. Lĩnh vực tổ chức:

a) Tham mưu giới thiệu, đề xuất nhân sự để bổ nhiệm, điều động, luân chuyển…Thực hiện quy trình bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc Sở. Giám sát việc bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở;

b) Tham mưu thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; quy hoạch công tác đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng kế hoạch luân chuyển, chuyển đổi vị trí việc làm theo quy định và phân cấp quản lý;

c) Hướng dẫn quy trình tiếp nhận, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nghỉ hưu, thôi việc… đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở theo quy định của pháp luật;

d) Tham mưu và trình Giám đốc Sở quyết định cử công chức, viên chức đi học tập, bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn, dài hạn về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị. Tham mưu thực hiện các thủ tục cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác, tham gia thi đấu các giải thể thao, hội thi, hội diễn ở trong nước và nước ngoài;

đ) Tham mưu phân bổ chỉ tiêu biên chế sự nghiệp và biên chế hành chính cho các phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Giám sát việc quản lý và sử dụng biên chế ở các phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở;

e) Xây dựng đề án thành lập, chia tách, giải thể các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở trình cấp có thẩm quyền quyết định. Thực hiện các quy định về thành lập, chia tách, giải thể các phòng chuyên môn thuộc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở;

g) Tổ chức thực hiện việc đánh giá công chức hàng năm; quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện chế độ báo cáo hàng năm về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với cấp có thẩm quyền;

h) Thực hiện các quy định việc nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn, phụ cấp, bổ nhiệm ngạch lương, thi nâng ngạch lương, chuyển xếp ngạch lương… đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo thẩm quyền. Thực hiện nhiệm vụ Thường trực Hội đồng xét nâng bậc lương của Sở;

i) Tham mưu xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức, tổ chức xét tuyển hoặc thi tuyển viên chức, tuyển dụng viên chức theo phân cấp quản lý;

k) Tham mưu thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của Sở. Thực hiện nhiệm vụ Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng của Sở;

l) Tổ chức thực hiện việc kê khai tài sản, công khai tài sản và báo cáo với cấp có thẩm quyền theo quy định;

m) Tham mưu Giám đốc Sở thành lập Hội đồng kỷ luật theo thẩm quyền phân cấp khi có yêu cầu.

2. Lĩnh vực pháp chế:

c) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Giám đốc Sở. Giúp Giám đốc Sở góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan khác gửi lấy ý kiến;

d) Tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị khác soạn thảo trước khi trình Giám đốc Sở xem xét, quyết định ban hành hoặc đề nghị Sở Tư pháp thẩm định;

g) Tham mưu Giám đốc Sở thực hiện công tác kiểm tra theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở phân công theo quy định.

Cơ cấu tổ chức và biên chế của Phòng Tổ chức – Pháp chế

1. Cơ cấu tổ chức:

a) Phòng Tổ chức – Pháp chế có Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng và các chuyên viên;

b) Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng, đồng thời thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Trưởng phòng có trách nhiệm bố trí công chức thuộc biên chế của Phòng theo cơ cấu chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ;

c) Phó Trưởng phòng là người tham mưu, giúp Trưởng phòng phụ trách một số lĩnh vực công tác được Trưởng phòng phân công. Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công;

d) Chuyên viên là người tham mưu, đề xuất những biện pháp thực hiện nhiệm vụ của phòng, thực hiện các nhiệm vụ do lãnh đạo phòng phân công. Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công.

2. Biên chế

Biên chế Phòng Tổ chức – Pháp chế là biên chế hành chính của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phân bổ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc của Phòng.

Danh sách công chức Phòng Tổ chức Cán bộ

STT

Họ Tên

Chức vụ

Ghi chú

1

Nguyễn Thế An

Trưởng phòng

0988633343 

2

Nguyễn Thị Phiêu

Phó Trưởng phòng

3

Cao Mộng Tuyền

Chuyên viên

4

Nguyễn Thị Luyến

Chuyên viên

Bạn đang đọc nội dung bài viết Khu Du Lịch Thể Thao Nam Cương trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!