Đề Xuất 3/2023 # Lào Cai: Đẩy Mạnh Thế Mạnh Về Sản Phẩm Du Lịch # Top 12 Like | Tuvanduhocsing.com

Đề Xuất 3/2023 # Lào Cai: Đẩy Mạnh Thế Mạnh Về Sản Phẩm Du Lịch # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Lào Cai: Đẩy Mạnh Thế Mạnh Về Sản Phẩm Du Lịch mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lào Cai: Đẩy mạnh thế mạnh về sản phẩm Du Lịch

Lào Cai – một trong những địa danh du lịch hút du khách. Tuy nhiên, Lào Cai vẫn chưa thực sự khai thác hết tiềm năng, thế mạnh du lịch của mình. Nhằm thu hút du khách, tận dụng có hiệu quả tiềm năng du lịch, ngành văn hóa, thể thao và du lịch Lào Cai đã phát triển thêm nhiều sản phẩm du lịch mới đa dạng và phong phú.

Du lịch Lào Cai đang từng bước bay cao- bay xa

Lào Cai – một trong những địa danh du lịch hút du khách. Tuy nhiên, Lào Cai vẫn chưa thực sự khai thác hết tiềm năng, thế mạnh du lịch của mình. Nhằm thu hút du khách, tận dụng có hiệu quả tiềm năng du lịch, ngành văn hóa, thể thao và du lịch Lào Cai đã phát triển thêm nhiều sản phẩm du lịch mới đa dạng và phong phú.

Tính riêng từ đầu năm tới nay, Lào Cai đã đón trên 1,4 triệu lượt khách đến du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, tăng 39,4% so với cùng kỳ. Bên cạnh thực hiện các phim, phóng sự quảng bá cho du lịch Lào Cai, công tác thông tin tư vấn cho khách được duy trì thực hiện tốt; việc tổ chức đón tiếp các đoàn khách được thực hiện chu đáo.

Đặc biệt, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tiếp tục triển khai chương trình tour xe ngựa tham quan một số bản dân tộc địa phương quanh thị trấn Bắc Hà và mô hình nấu rượu, trưng bày và bán sản phẩm nông sản địa phương cho khách du lịch tại Nhà du lịch Bắc Hà. Hỗ trợ duy trì hoạt động 3 mô hình làng nghề thủ công tại cụm xã Tả Van, bao gồm 2 làng nghề thổ cẩm, 1 làng nghề sản xuất nhạc cụ truyền thống phục vụ nhu cầu tìm hiểu văn hóa truyền thống đồng bào các dân tộc Lào Cai của khách chương trình.

Ngoài ra, xây dựng kế hoạch phát triển một số sản phẩm du lịch mới như: Tour du lịch xe đạp vượt núi theo lộ trình TP Lào Cai – Bát Xát – Sa Pa; điểm du lịch nông nghiệp tại thung lũng hoa (Bắc Hà). Phát triển du lịch cộng đồng tại các điểm Mường Hum, Y Tý (Bát Xát), Tả Phìn, Tả Van, Bản Hồ (Sa Pa)…

Như vậy, một trong những điểm mới của ngành văn hóa, thể thao và du lịch Lào Cai lần này là tiếp tục đẩy mạnh phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch thông qua đó để quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh tới du khách. Cùng với đó, cũng trong lần này tỉnh Lào Cai còn hấp dẫn những mô hình du lịch cộng đồng.

Sa Pa Đẩy Mạnh Các Sản Phẩm Du Lịch Đặc Sắc

Mờ sương SaPa. (nguồn: sapa.dulichvietnam)

Theo Quy hoạch, Khu du lịch quốc gia Sa Pa thuộc địa bàn toàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Diện tích vùng lõi tập trung phát triển Khu du lịch quốc gia là 1.500 ha.

Định hướng phát triển thành 1 Đô thị du lịch Sa Pa và 4 phân khu du lịch gồm: Bản Khoang – Tả Giàng Phình (thuộc xã Bản Khoang và Tả Giàng Phình); Tả Phìn (thuộc xã Tả Phìn); Tả Van – Séo Mý Tỷ (thuộc xã Tả Van) và Thanh Kim (thuộc xã Thanh Kim), có sự kết nối với huyện Bát Xát.

Theo định hướng phát triển sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch chính của Sa Pa hướng tới là: sản phẩm du lịch đặc thù, du lịch tham quan, du lịch sinh thái kết hợp với nghỉ dưỡng. Trong đó, Sa Pa đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù để tận hưởng khí hậu, cảnh sắc thiên nhiên và bản sắc văn hóa của người dân bản địa theo các chương trình du lịch “Sa Pa – xứ sở của các chương trình du lịch đi bộ dã ngoại hấp dẫn” và “Sa Pa – Vùng đất của sự trải nghiệm và tìm hiểu văn hóa truyền thống”; sản phẩm du lịch “Chinh phục đỉnh cao” gắn với đỉnh Fansipan, nóc nhà Đông Dương (huyện Sapa), đỉnh Ky Quan San và đỉnh Nhìu Cù San, thiên đường săn mây của giới trẻ (huyện Bát Xát); du lịch nghỉ dưỡng ngắm tuyết rơi vào mùa đông.

Sản phẩm du lịch bổ trợ gồm: du lịch tâm linh gắn với hệ thống đền, chùa trong tổ hợp vui chơi giải trí cáp treo Fansipan; các điểm di tích tâm linh trong khu vực; từng bước kết nối với các điểm di tích ở khu vực lân cận; du lịch gắn với các sự kiện, lễ hội văn hóa truyền thống; du lịch thương mại gắn với tham quan, mua sắm tại các trung tâm thương mại, chợ truyền thống; du lịch gắn với các hoạt động thương mại vùng biên hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa nông sản đặc trưng của tỉnh Lào Cai; du lịch nghiên cứu, tìm hiểu sinh thái gắn với giáo dục môi trường; du lịch thể thao mạo hiểm…

Về tổ chức không gian phát triển du lịch, Sa Pa phát triển du lịch sinh thái, khám phá gắn với giáo dục môi trường tại Vườn quốc gia Hoàng Liên (huyện Sa Pa), khu bảo tồn tự nhiên Bát Xát (huyện Bát Xát); các điểm du lịch cộng đồng tại các bản làng dân tộc: Cát Cát, Lao Chải, bản Dền, Nậm Cang và bản Sài (huyện Sa Pa); Lũng Pô II, bản Xèo, Sàng Ma Sáo và Dền Sáng (huyện Bát Xát); các điểm tham quan: Thung lũng Mường Hoa; bãi đá cổ, thác Bạc, thác Tình yêu và động Tả Phìn (huyện Sa Pa); cầu Thiên Sinh, cột cờ Lũng Pô và động Mường Vi (huyện Bát Xát).

Mục tiêu của Quy hoạch nhằm phấn đấu đến năm 2020, Khu du lịch Sa Pa đáp ứng các tiêu chí và được công nhận là Khu du lịch quốc gia. Trước năm 2030, Khu du lịch quốc gia Sa Pa trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia, quốc tế với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, chất lượng cao, có thương hiệu, và khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế. Khu du lịch Sa Pa phấn đấu năm 2020 đón khoảng 2,0 triệu lượt khách; đến năm 2030 đón khoảng 5,2 triệu lượt khách.

Sa Pa: Chậm rãi và vội vã

Một miền sơn cước lặng lẽ và mộc mạc ẩn mình trong bồng bềnh mây núi nhưng luôn ẩn chứa bao điều kỳ diệu. Cho …

Băng giá có thể tràn ngập Sa Pa dịp Giáng sinh

Giáng sinh này, Sa Pa (Lào Cai) sẽ lạnh nhất so với nhiều năm trước, du khách và người dân có thể được thưởng thức …

Hướng Mạnh Vào Sản Phẩm Du Lịch Mice

Theo số liệu Cục Thống kê tỉnh BR-VT: Số ngày lưu trú bình quân của khách đến BR-VT là 2,3 ngày; chi phí trọn gói bình quân cho một tour nội địa khoảng 2,84 triệu đồng trong đó chi phí phòng nghỉ chiếm 32,53%, ăn uống chiếm 26,31%, đi lại chiếm 12,26%, tham quan chiếm 6%, mua sắm và quà lưu niệm 8,9%, vui chơi giải trí 4,2% trong tổng chi phí tour. Năm 2013 doanh thu đạt 2.438 tỷ đồng, đón và phục vụ gần 12 triệu lượt khách, trong đó quốc tế là 417 ngàn lượt, nội địa là 10,683 triệu lượt.

Với lợi thế biển, cơ sở hạ tầng đồng bộ và nhiều khách sạn đẳng cấp, BR-VT hội đủ điều kiện thuận lợi cho loại hình du lịch kết hợp hội họp. Trong ảnh: Một hội nghị về du lịch được tổ chức tại khách sạn Imperial. Ảnh: MỸ LƯƠNG

Thực tế cho thấy khách du lịch đến BR-VT rất đông, song lượng khách quốc tế chỉ có 3,7% trong tổng lượng khách. Mặt khác mức chi tiêu mua sắm vui chơi giải trí cũng chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng chi phí 1 tour ( khoảng từ 5-10%). Khách du lịch đến Vũng Tàu phần lớn là khách đi tắm biển, đi và về trong ngày, hoặc lưu lại 1 đến 2 ngày. Khách quốc tế hay khách cao cấp lưu trú dài ngày còn ít.

Trong khi đó, tại tỉnh Bình Thuận, nơi có sản phẩm du lịch biển tương đồng với du lịch BR-VT thì năm 2013, lượng khách đến Bình Thuận đạt 3,5 triệu lượt (khách quốc tế là 350 ngàn lượt, nội địa là 3,15 triệu lượt), chưa bằng 1/3 lượng khách đến BR-VT; số ngày lưu trú bình quân của khách từ 5 đến 6 ngày (riêng khách quốc tế Đông Âu chiếm khoảng 1/3 có số ngày lưu trú bình quân là 11 ngày) nhưng doanh thu đạt 5 ngàn tỷ đồng (gấp 2 lần BR-VT). Du lịch Bình Thuận đã thu hút được khách quốc tế, khách có khả năng chi tiêu cao với thời gian lưu trú dài ngày. Nguyên nhân nào Du lịch BR-VT chưa thu hút được khách quốc tế, khách có nhu cầu chi tiêu cao, lưu trú dài ngày?

So với Bình Thuận, BR-VT cũng có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch MICE (loại hình du lịch hội nghị hội thảo, triển lãm, lễ hội kết hợp nghỉ dưỡng, tham quan mua sắm… ). MICE được xem là sản phẩm du lịch tổng hợp của những sản phẩm đơn lẻ liên kết với nhau thành chuỗi sản phẩm. Khai thác du lịch MICE đã được các DN quan tâm đầu tư vì hiện nay nhu cầu về tổ chức hội nghị hội thảo kết hợp tắm biển, nghỉ dưỡng của các DN, các tập đoàn lớn. Các đoàn khách MICE thường đến vào những ngày giữa tuần, số ngày lưu trú tăng từ 3,5-5 ngày. Bên cạnh đó chi tiêu loại hình du lịch MICE thường cao gấp 6 lần chi tiêu của khách du lịch thông thường; chi tiêu ở bên ngoài hội nghị còn cao hơn nên doanh thu của loại hình du lịch này cao hơn nhiều so với các loại hình du lịch khác. Do mang lại nguồn thu cao, du lịch MICE đòi hỏi cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phải tốt và đồng bộ. Để thu hút khách du lịch MICE, điều kiện đầu tiên là phải có các khách sạn và khu du lịch, khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu mua sắm giải trí, không gian du lịch thiên nhiên đẹp, rộng nhưng phải đạt chuẩn về môi trường, an ninh trật tự.

Du khách thưởng thức buffet hải sản trên biển Bãi Sau. Ảnh: ĐAN CHÂU

Tỉnh BR-VT có 198 cơ sở lưu trú với 9.306 phòng, trong đó có 139 cơ sở được xếp hạng từ 1-5 sao (bao gồm 3 khách sạn 5 sao với 804 phòng; 13 khách sạn 4 sao với 1.612 phòng; 19 khách sạn 3 sao với 1.249 phòng; còn lại là khách sạn từ 1-2 sao và nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn). Số lượng khách sạn từ 3-5 sao chuẩn có thể phục vụ khách quốc tế, khách cao cấp chỉ chiếm 17,6% trên tổng số cơ sở lưu trú của toàn tỉnh. Hiện tại cơ sở lưu trú phần nhiều nhà trọ, nhà nghỉ bình dân tự phát trong khi đó lại thiếu những khách sạn, resort, khu du dịch có đẳng cấp. Những khách sạn 3-5 sao hiện nay cũng chưa đáp ứng được yêu cầu về phòng họp, sức chứa chỉ từ 200-500 chỗ, chưa có phòng hội nghị liên hoàn với sức chứa từ 1.000- 1.500 chỗ. Hệ thống dịch vụ ăn uống chưa đáp ứng được những đoàn khách quốc tế, khách du lịch MICE đông. Chỉ một số ít các khách sạn trên địa bàn tỉnh có thể phục vụ ăn uống cho vài trăm khách quốc tế. Mặt khác, trang thiết bị phục vụ cho các hội nghị, hội thảo mang tính quốc tế chưa được đầu tư đồng bộ và hiện đại. Ngay cả những khách sạn 4-5 sao cũng chỉ trang bị những thiết bị thông thường theo cách hội họp truyền thống ở Việt Nam. Ngoài hạn chế về phòng nghỉ và phòng họp, BR-VT còn thiếu các khu dịch vụ về mua sắm, khu vui chơi giải trí để thu hút khách kéo dài thời gian lưu trú. Vì vậy chiến lược sản phẩm du lịch của tỉnh BR-VT là cần tăng cường đầu tư nâng cấp chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch để thu hút khách quốc tế và du lịch MICE.

Trước thực trạng trên, cần rà soát lại quy hoạch; đánh giá, xem xét việc thực hiện quy hoạch loại hình sản phẩm du lịch MICE. Do vậy, giải pháp cơ bản cần tập trung vào những vấn đề sau:

Tăng cường, chú trọng khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các dự án, tổ hợp du lịch lớn, các dự án khách sạn 5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp; quan tâm tháo gỡ các cơ chế chính sách về đất đai, hỗ trợ giấy phép kinh doanh kịp thời, nhất là khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài có khả năng tài chính.

Thúc đẩy các DN chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch; khuyến khích các cá nhân DN đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, chất lượng cao.

Tăng cường liên kết quảng bá, khai thác sản phẩm du lịch, chương trình du lịch và kêu gọi hợp tác đầu tư khu vực trong và ngoài nước. Chú trọng đào tạo nâng cao nguồn nhân lực có kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng chuyên sâu, văn hóa văn minh trong phục vụ cho loại hình du lịch MICE.

Xây dựng môi trường du lịch xanh sạch đẹp, thân thiện, hiếu khách, minh bạch về giá cả; thường xuyên duy trì kiểm tra nhà nước về du lịch; xử lý triệt để các vấn nạn về ô nhiễm môi trường, hàng rong, chặt chém ,chèo kéo lừa dối khách hàng… và những vi phạm về quy chuẩn ngành nghề du lịch. Xác định TP. Vũng Tàu là thành phố du lịch biển, thành phố du lịch MICE trung tâm của du lịch BR-VT.

BÙI NGỌC DIỆP (Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh BR-VT)

Hướng mạnh vào sản phẩm du lịch MICE, BR-VT đã có các dự án trọng điểm quy hoạch và thu hút tư nước ngoài như Wonderful World Theme Park tại Bàu Trũng; khu du lịch cao cấp Atlantic; trung tâm hội nghị triển lãm du lịch quốc tế Skybridge Dragon Sea tại Chí Linh (TP. Vũng Tàu); khu phức hợp Hồ Tràm Strip (huyện Xuyên Mộc)… Đây là những khu phức hợp du lịch lớn là tổ hợp sản phẩm cho du lịch MICE tăng trưởng. Song nhìn lại kết quả triển khai và thực hiện quy hoạch các dự án du lịch cho thấy, tiến độ còn chậm, chưa thu hút, tạo sự hấp dẫn nhà đầu tư quốc tế lớn vào nhiều dự án du lịch.

Đẩy Mạnh Phát Triển Du Lịch Xanh

Phát triển du lịch xanh gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương, tạo việc làm cho người dân, tăng nguồn thu cho kinh tế huyện là định hướng phát triển du lịch của huyện Định Quán.

Du khách trải nghiệm tour leo núi ở Định Quán. Ảnh: H.LỘC

Hướng đi này được đánh giá là giúp khai thác tối đa lợi thế của địa phương, mang lại nhiều lợi ích bền vững và phù hợp với định hướng phát triển du lịch của tỉnh, cũng như xu hướng chuộng du lịch trải nghiệm văn hóa địa phương, du lịch khám phá hiện nay của nhiều du khách.

* Nhiều tiềm năng du lịch

Mô hình phát triển du lịch xanh ở huyện Định Quán xuất hiện muộn hơn so với nhiều địa phương khác trong tỉnh như: Xuân Lộc, Tân Phú, nhưng bước đầu cho thấy nhiều triển vọng.

Ông Nguyễn Nho Kiên, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ du lịch Meerkat Travel, một doanh nghiệp du lịch nhỏ ở địa phương tiên phong làm du lịch xanh nhận xét, Định Quán là huyện có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Thác Mai, Bàu nước Sôi, Ðá ba chồng, miệng núi lửa… cùng với các làng dân tộc và những lễ hội văn hóa đặc trưng là lợi thế lớn để khai thác du lịch xanh, du lịch cộng đồng.

Với vị trí khá thuận lợi, nằm trên trục đường TP.Hồ Chí Minh – Đà Lạt, dễ dàng kết nối với Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai (bao gồm Vườn quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai, Khu Bảo tồn vùng nước nội địa Trị An, Khu Ramsar Bàu Sấu), Định Quán không chỉ là điểm dừng chân nghỉ ngơi mà còn là điểm đến thú vị cho những người ưa khám phá.

Thực tế, thống kê lượng du khách đến với Định Quán của công ty cho thấy, 2 năm trở lại đây, lượng khách trung bình tăng 150-200%/năm. 9 tháng của năm 2019, công ty đón khoảng 2 ngàn du khách đến Định Quán, tương đương số khách của cả năm 2018. Hiện công ty đang triển khai nhiều loại tour dành cho các nhóm lứa tuổi, đối tượng khác nhau, có thể kể đến như: đi bộ trong rừng, leo núi, team building…

Đề án phát triển du lịch huyện Định Quán giai đoạn 2017-2021, tầm nhìn đến năm 2030, đặt ra mục tiêu đến năm 2021, huyện Định Quán đón từ 200 ngàn du khách/năm trở lên và đảm bảo tăng trưởng 10-15% các năm tiếp theo; doanh thu du lịch đạt khoảng 20 tỷ đồng; du lịch giải quyết việc làm thường xuyên cho 400-600 lao động. Huyện có 12-15 nhà nghỉ, khách sạn đảm bảo các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch quốc tế.

“Tiềm năng có, thuận lợi có nhưng điều tôi trăn trở là khách đến Định Quán nhiều nhưng họ không sử dụng dịch vụ đi kèm. Họ thường phải mua đồ ăn sẵn mang theo. Họ chơi ở Định Quán nhưng tối về TP.Hồ Chí Minh, TP.Biên Hòa hoặc một nơi nào đó để ngủ, nghỉ. Người dân địa phương ở đây cũng chưa nhận ra vấn đề, chưa mạnh dạn liên kết với nhau làm du lịch cộng đồng như ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, Tây nguyên hay miền Tây để làm thay đổi cuộc sống cho mình. Huyện cũng chưa có nhà đầu tư du lịch, chưa có nhiều doanh nghiệp lữ hành du lịch trong và ngoài tỉnh liên kết với nhau khai thác các tour, các dịch vụ mới” – Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ du lịch Meerkat Travel nói.

Một hình thức du lịch khám phá độc đáo khác cũng đang có tại Định Quán đó là du lịch vườn. Với lợi thế hàng trăm hécta cây ca cao trên đất đá ong, vài năm trở lại đây, Công ty TNHH ca cao Trọng Đức mở tour trải nghiệm vườn ca cao cho du khách, bước đầu thực hiện ngay tại vườn cây của công ty.

Tham gia tour, du khách được làm công việc hằng ngày của người nông dân là bón phân, tỉa cành, thu hoạch trái; được tìm hiểu các công đoạn chế biến chocolate theo cách thủ công. Ngoài ra, khách du lịch cũng có thể trở thành chủ sở hữu cây ca cao khi đặt mua một năm hoặc nhiều năm. Theo đó, khách du lịch trả một khoản chi phí để người của công ty chăm sóc cây theo quy trình sản xuất hữu cơ. Trong thời gian sở hữu, khách du lịch được gắn bảng tên của mình lên cây, được công ty cập nhật hình ảnh, quy trình cây ra hoa, kết trái. Đến mùa, chủ nhân của cây ca cao sẽ quyết định việc thu hoạch và chế biến trái thành chocolate, nước uống ca cao hay rượu ca cao. Sản phẩm sau đó được gửi tới chủ nhân của cây như thành quả của thời gian chăm sóc.

Hình thức này mang đến nhiều trải nghiệm độc đáo và mới lạ cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế; được kỳ vọng giúp những người nông dân trồng ca cao ở huyện có thêm thu nhập, trở thành những hướng dẫn viên, tư vấn viên du lịch.

* Khai thác gắn với bảo vệ thiên nhiên

Khai thác du lịch từ rừng, suối, hồ tự nhiên là chủ yếu nên vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên được lãnh đạo huyện Định Quán quan tâm đề cao.

Bà Nguyễn Thị Diễm Châu, Phó chủ tịch UBND huyện Định Quán cho rằng, các điểm du lịch như: Bàu nước sôi, Thác Mai thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, do đó trong quá trình khai thác du lịch, chính quyền huyện đề cao vấn đề phòng hộ rừng hơn là du lịch. Các yếu tố nguyên sơ về thiên nhiên lẫn văn hóa bản địa được tôn trọng và giữ gìn. “Chẳng hạn như việc triển khai tuyến đường nhựa vào hai khu du lịch, chúng tôi làm việc với nhà thầu, hạn chế thấp nhất việc chặt phá cây để làm đường. Chúng tôi cũng quan tâm làm sao để các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương trở thành những mặt hàng phục vụ du khách. Riêng với quần thể di tích danh thắng Đá ba chồng, quá trình đề nghị điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, chúng tôi tách đất công vụ, đất ở ra khỏi quần thể di tích” – bà Châu nói.

Ông Nguyễn Lê Anh Tuấn, Phó giám đốc phụ trách Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú cũng cho rằng, trước đây, Ban Quản lý rừng và một số hộ gia đình làm du lịch theo kiểu tự phát, không có hạ tầng nên vắng khách và không quản lý chặt chẽ vấn đề về môi trường. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, lượng du khách đến với các điểm du lịch thuộc rừng phòng hộ ngày càng nhiều. Đặc biệt dịp nghỉ lễ 2-9 vừa qua, trung bình mỗi ngày có 700-800 khách, tăng gấp đôi so với năm ngoái. Do đó, ngoài tuyến đường nhựa kết nối do tỉnh đầu tư, UBND huyện và Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú cũng thực hiện nhiều công trình hạ tầng phục vụ khai thác du lịch như: địa điểm cắm trại qua đêm, hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn, điểm dừng chân ăn uống, khu vực ngâm cát, tắm bùn. Huyện cũng đề nghị chuyển đổi một phần diện tích đất rừng sang thương mại dịch vụ và yếu tố bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch cũng được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Hoàng Lộc

Bạn đang đọc nội dung bài viết Lào Cai: Đẩy Mạnh Thế Mạnh Về Sản Phẩm Du Lịch trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!