Đề Xuất 4/2023 # Lịch Sử Tổ Chức Bộ Máy Du Lịch Việt Nam # Top 7 Like | Tuvanduhocsing.com

Đề Xuất 4/2023 # Lịch Sử Tổ Chức Bộ Máy Du Lịch Việt Nam # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Lịch Sử Tổ Chức Bộ Máy Du Lịch Việt Nam mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngày 9/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 119/HĐBT thành lập Tổng Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Văn hóa – Thông tin – Thể thao và Du lịch trên cở sở tổ chức lại TCDL cũ.

Ngày 31/12/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 447/HĐBT về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Văn hóa -Thông tin – Thể thao và Du lịch, giao bộ là cơ quan quản lý nhà nước về Du lịch

Như vậy chức năng của TCDL được phân đôi:

– Về quản lý Nhà nước, chỉ còn là Vụ Du lịch nằm trong Bộ.

– Về kinh doanh du lịch, thuộc Tổng Công ty Du lịch Việt Nam, trực thuộc Bộ.

Nhận thấy hoạt động Du lịch là hoạt động kinh tế, chuyển về bộ mang tính kinh tế thích hợp hơn, nên:

Ngày 12/8/1991, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 8 đã ra quyết định sáp nhập Du lịch vào Bộ Thương mại và Du lịch, chuyển chức năng quản lý Nhà nước về Du lịch sang Bộ Thương mại – Du lịch.

Đại hội Đảng lần thứ VII (năm 1991) xác định Du lịch là một trong 5 ngành mũi nhọn của đất nước. Song thực tế hoạt động Du lịch vẫn chưa mạnh, bộ máy quản lý Nhà nước về Du lịch thay đổi nhiều lần, làm cho công tác quản lý Du lịch từ Trung ương đến địa phương, doanh nghiệp thiếu tính liên tục, hiệu lực quản lý Nhà nước bị hạn chế, hiệu quả thấp, ngành Du lịch tụt hậu so với Du lịch các nước trong khu vực, đội ngũ cán bộ phân tán, mất tính kế thừa. Rõ ràng là tổ chức bộ máy về du lịch chưa ngang tầm với vị trí, vai trò và yêu cầu phát triển của một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao.

Trước tình hình đó, thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng 7, ngày 17/10/1992, Quốc hội khóa 9 đã ban hành Nghị quyết lập lại Tổng cục Du lịch trực thuộc Chính phủ.

Ngày 26/10/1992, Chính phủ ban hành Nghị định số 5/CP thành lập Tổng cục Du lịch trực thuộc Chính phủ.

Ngày 27/12/1992, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 20/CP quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Tổng cục Du lịch.

Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch chuyển sang thời ký mới, phát triển bền vững và hiệu quả.

Ngày 22/6/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 45/CP về đổi mới quản lý và phát triển du lịch. Đây là Nghị định quan trọng, tạo nên sự đột phá trong quá trình xây dựng và phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Ngày 5/2/1994, Chính phủ ra Nghị đinh số 9/CP về tổ chức và quản lý các doanh nghiệp Du lịch, TCDL sắp xếp lại 27 đơn vị kinh doanh du lịch thuộc Tổng cục.

Năm 1994, Chính phủ cho phép thành lập PATA Việt Nam.

Hoạt động Du lịch phát triển nhanh chóng theo cả chiều rộng và chiều sâu.

Ngày 7/8/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 53/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Tổng cục Du lịch; gồm 5 vụ, thanh tra, văn phòng, 5 đơn vị sự nghiệp. Tổng cục Du lịch thành lập Báo Du lịch và kiện toàn 17 công ty trực thuộc.

Ngày 8/12/1997, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1046/1997 QT-TTg thành lập Vụ Pháp chế tại TCDL.

Ngày 8/2/1999, Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Du lịch (Nghị quyết số 11/1999/PL-BVTV QH10).

Ngày 13/2/1999, Thủ tướng thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch bằng Quyết định 23/1999 QĐ-TTg, do Phó Thủ tướng làm Trưởng ban, Tổng cục trưởng TCDL làm Phó Ban và 5 Thứ trưởng các Bộ, ngành làm Ủy viên (sau đó bổ sung thêm 3 Thứ trưởng của 3 Bộ).

Ngày 8/7/1999, bằng Nghị định số 48/1999/NĐ-CP, Chính phủ quy định văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân và doanh nghiệp du lịch ở trong nước, ở nước ngoài, mở cửa cho quá trình hội nhập kinh tế của ngành Du lịch.

Ngày 6/9/2000, Chính phủ ban hành NĐ số 45/NĐ-CP quy định về văn phòng đại diện chi nhánh của thương nhân nước ngoài và doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam.

Hoạt động du lịch sôi động ở trong nước và ở nước ngoài. Để bảo đảm kỷ cương, trật tự và hiệu quả của hoạt động Du lịch, ngày 25/4/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 50/2002/NĐ – CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Du lịch.

Ngày 25/12/2002, Bộ Nội vụ ra Quyết định số 18/2002/QĐ-BNV cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam.

Sự phát triển nhanh mạnh bền vững của Du lịch trong tình hình mới, đòi hỏi bộ máy quản lý Nhà nước về Du lịch phải bao quát các lĩnh vực hoạt động du lịch và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước.

Ngày 18/9/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy TCDL, Nghị định giao cho TCDL 20 nhiệm vụ, với cơ cấu tổ chức gồm 6 Vụ, Thanh tra, Cục Xúc tiến Du lịch, Văn phòng, 8 đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Du lịch.

Ngày 14/6/2005, Quốc hội thông qua Luật Du lịch theo Nghị quyết 44/2005/QH11. Ở địa phương, các Sở Du lịch được thành lập. Đến năm 2007 đã có 15 Sở Du lịch được thành lập, 2 Sở Du lịch Thương mại, 1 Sở Ngoại vụ – Du lịch, còn lại là Sở Thương mại – Du lịch. Các tỉnh, thành phố đều thành lập Ban chỉ đạo phát triển Du lịch của địa phương do ông (bà) Phó Chủ tịch UBND làm trưởng ban.

Quản lý nhà nước về Du lịch đã hình thành hệ thống, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương trong khắp cả nước. Hiệu lực quản lý Nhà nước về Du lịch được nâng cao, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước được triển khai nghiêm túc và hiệu quả, ngành Du lịch đã đạt được những thành quả quan trọng.

Thực hiện chủ trương, tinh giảm đầu mối, thành lập các bộ quản lý đa ngành, ngày 8/8/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/NĐ-CP chuyển TCDL sang Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Ngày 19/5/2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 63/2008/QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy TCDL thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Ngày 13/3/2014, Thủ tướng tiếp tục ra Quyết định 23/2014/QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy TCDL trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch ở các địa phương vẫn tiếp tục được đẩy mạnh và phát triển theo chiều rộng. Để phù hợp với điều kiện mới, Chính phủ đồng ý chủ trương tái lập lại các Sở Du lịch ở địa phương có điều kiện và có nhu cầu.

Ngày 6/10/2014, Chủ tịch UBND chúng tôi đã ban hành quyết định 32/2014/QĐ – UBND thành lập Sở Du lịch TP.HCM.

Trong 120 năm qua, bộ máy tổ chức quản lý của Du lịch có nhiều biến động, thích ứng với tình hình cụ thể. Cùng với thời gian, năng lực quản lý và hiệu lực quản lý Nhà nước của bộ máy tổ chức không ngừng nâng cao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển Du lịch của đất nước.n

TS. Nguyễn Phú Đức

Vietravel Tổ Chức Chuyến Khảo Sát Những Điểm Du Lịch Mới Tại Miền Tây Nam Bộ

So với các điểm đến quen thuộc với du khách như Hà Tiên, Châu Đốc, Mỹ Tho, Cần Thơ… những địa danh như Di tích Ấp Bắc (Tiền Giang); Khu căn cứ Xẻo Quýt (Đồng Tháp); chùa Dơi, chùa Đất Sét, chùa Kh’Leang (Sóc Trăng); nhà Công tử Bạc Liêu (Bạc Liêu); thị trấn Năm Căn, tượng đài Phan Ngọc Hiển, khu du lịch mũi Cà Mau (Cà Mau)… còn khá mới mẻ và hấp dẫn du khách. Chính vì thế, vừa qua Công ty Vietravel đã tổ chức chuyến đi 4 ngày tại các tỉnh Tiền Giang – Đồng Tháp – Cần Thơ – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau – Vĩnh Long để khảo sát tuyến điểm, dịch vụ nhà hàng – khách sạn, dịch vụ tàu xe, lộ trình… để lên phương án thiết kế các sản phẩm du lịch mới trong năm 2010.

Điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến khảo sát chính là Trạm dừng chân Mekong – Mekong Restop nằm trên Quốc lộ 1A, cách ngã ba Trung Lương – Tiền Giang khoảng 3km hướng về phía Tp. HCM. Trạm dừng chân gồm hệ thống nhà hàng, khu mua sắm và công trình phụ với tổng diện tích 12.000 m2 . Mekong Rest Stop mang đến một không gian làng quê Việt với những hàng dừa xanh mát, giàn mướp trĩu quả, ao sen ngát hương, cây cầu khỉ xinh xắn… Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp duyên dáng trong tà áo dài, áo bà ba truyền thống cùng các món ăn ngon như: cơm gói lá sen, gà nướng lu, cá tai tượng chiên xù, xôi phồng, lươn nấu mẻ… sẽ làm hài lòng du khách.

Theo quốc lộ 1A, đoàn đến thăm di tích Ấp Bắc thuộc xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang – nơi đã chứng kiến chiến thắng lịch sử vào ngày 02/01/1963, đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ. Di tích gồm hai phần: khu tưởng niệm và khu trưng bày các hiện vật. Khu tưởng niệm rộng 2 ha, bao gồm: tượng đồng 3 chiến sĩ gang thép nặng 18 tấn do nhà điêu khắc Nguyễn Hải (Tp. HCM) thực hiện nhân kỷ niệm 35 năm chiến thắng Ấp Bắc, xe bọc thép, máy bay lên thẳng, công viên và 3 ao hoa súng đỏ thắm.

Rời di tích Ấp Bắc, đoàn tiếp tục lên đường đến thăm khu căn cứ Xẻo Quýt thuộc hai xã Mỹ Hiệp và Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đây là khu rừng tràm rộng hơn 20 ha được tỉnh Ðồng Tháp bảo tồn, từng là căn cứ địa của Tỉnh ủy Kiến Phong trong kháng chiến chống Mỹ. Len lỏi trong rừng tràm trên chiếc xuồng ba lá, đoàn đã được các cô, các chú chèo xuồng trong bộ đồ du kích kể lại cuộc sống gian khổ, anh dũng của các chiến sĩ cách mạng.

Men theo con kênh nhỏ dài gần 2 km, dưới thân tràm cổ thụ với dây bòng bong đeo bám dày đặc là các công sự, nhà ở tỉnh ủy, nhà dã chiến, hố bom được phục dựng nguyên trạng để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách. Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều loài thực vật quý, cá đồng, rùa, rắn sinh sống. Không khí trong lành cùng những đặc sản như: cá lóc nướng trui cuốn lá sen non, chuột nướng lót rau răm, cá rô đồng nấu canh chua bông súng, cá rô kho tộ… đã để lại nhiều ấn tượng đẹp cho du khách.

Đến thành phố Cần Thơ, đoàn tham quan Câu lạc bộ Bắn súng sơn – trực thuộc Trung tâm TDTT Quân khu 9, tọa lạc tại số 91A Đường Cách mạng tháng 8, Q.Bình Thủy. Công trình gồm hai hạng mục chính: khu nhà dịch vụ hậu cần và khu bắn súng được xây dựng trên diện tích 3.000m2. Câu lạc bộ được trang bị súng thể thao chuyên dụng, vận hành bằng khí CO2. Đạn được chế tạo bằng bột mỳ với nhiều màu sắc khác nhau và rất an toàn. Sau khi được trang bị đồ bảo hộ, người chơi sẽ được chia làm hai đội và bắt đầu cuộc chiến “giáp lá cà” thú vị và hồi hộp. Trong quá trình chơi, các đội phải đề cao tinh thần tập thể và hoàn toàn tuân theo phán quyết của trọng tài. Sau hai hiệp, đội nào có người bị trúng đạn nước sơn nhiều hơn sẽ thua cuộc. Ngoài hình thức đối kháng, người chơi còn có thể tham gia bắn súng đến hàng bia dựng sẵn để thử tài thiện xạ của mình.

Câu lạc bộ bắn súng sơn Cần Thơ

Vào buổi sáng sớm, đoàn xuống tàu tham quan chợ nổi Cái Răng, ngắm bình minh trên sông Cần Thơ. Chợ họp từ 4- 5 giờ sáng, chuyên bán các loại trái cây, nông sản của vùng. Bán thứ gì, người ta treo thứ ấy lên cây “bẹo” để bạn hàng từ xa biết mà chạy ghe đến mua. Ngoài ra, chợ còn có các dịch vụ bán đồ ăn sáng, cà phê, nước giải khát, quán nhậu nổi… Đặc biệt, đoàn đã tình cờ gặp gỡ những đoàn khách nước ngoài rất thân thiện và thích thú trước sự độc đáo của chợ nổi.

Điểm đến tiếp theo trong chuyến khảo sát chính là làng du lịch Mỹ Khánh, tọa lạc tại 335 Lộ Vòng Cung, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền. Đây là khu du lịch có phong cách dân dã Nam bộ với hơn 20 loại cây ăn trái như: sầu riêng, măng cụt, xoài, mít, bưởi, ổi, xoài, vú sữa… quanh năm trĩu quả. Đoàn tham quan nhà cổ Bình Thủy có tuổi thọ hơn 100 năm, nhà cổ hơn 200 tuổi hiện được sử dụng làm nhà hàng và những vật dụng thường ngày của tầng lớp điền chủ Nam bộ xưa. Làng du lịch còn có hệ thống nhà nghỉ Bungalow xinh xắn nằm dưới tán cây thoáng mát, hệ thống nhà hàng phục vụ các món ăn Nam bộ; các trò chơi dân gian, câu cá sấu, dạo chơi bằng xe ngựa… Ngoài ra, du khách có thể tham gia tour “Một ngày làm nông dân”, “Một ngày làm điền chủ” rất thú vị. Tại Cần Thơ, đoàn cũng đã đến thăm chi nhánh Vietravel Cần Thơ tại số 05 Trần Văn Khéo, Q. Ninh Kiều và khảo sát chất lượng phòng, chất lượng nhà hàng tại các khách sạn tiêu chuẩn 3, 4 sao như: Golf 4, Tây Đô, Ninh Kiều I, Ninh Kiều II, Kim Thơ, Phương Đông…

Rời Cần Thơ, đoàn lên đường đến thị xã Sóc Trăng khảo sát các ngôi chùa mang đậm kiến trúc Khmer. Điểm đến đầu tiên chính là chùa Dơi (chùa Mã Tộc), tọa lạc tại số 73B Lê Hồng Phong, thị xã Sóc Trăng. Chùa được xây dựng lần đầu tiên cách đây 400 năm, là nơi cư trú của hàng ngàn con dơi quạ. Kiến trúc hiện nay của chùa vừa mới được khôi phục, xây dựng lại sau trận hỏa hoạn vào năm 2007. Chùa gồm 3 công trình kiến trúc chính là chánh điện, Sala và nhà thờ cố lục cả Thạch Chia – người có công trong việc trùng tu lại ngôi chùa. Trên bức tường của chánh điện là các bức tranh có màu sắc rực rỡ, mô tả lại cuộc đời của Đức Phật Thích ca từ lúc sinh ra cho đến khi nhập cõi niết bàn. Khu vườn sau chùa chính là nơi cư trú của hàng vạn con dơi quạ từ nhiều năm nay. Chúng treo mình trên những cành cây vào ban ngày, khoảng 6h chiều dơi bay đi kiếm ăn đến 5h sáng hôm sau lại quay về. Ðiều thú vị nữa là dơi không bao giờ ăn và phá hại trái cây trong khu vực chùa.

Chùa Dơi

Chùa Đất Sét tọa lạc 163A Lương Định Của, thị xã Sóc Trăng, còn có tên là Bửu Sơn Tự, do ông Ngô Kim Tòng xây dựng. Chùa không lớn lắm, mái lợp tôn, vách ván, khung bằng gỗ dầu, gỗ đước. Bên trong là hàng trăm bức tượng Phật, bảo tháp, lư hương… được ông Tòng tạo nên từ đất sét. Đặc biệt trong chùa có 8 cây nến: 6 cây lớn chưa đốt và 2 cây nhỏ hơn đang cháy. Trọng lượng mỗi cây nến lớn khoảng 200kg, cao 1,6m, có thể cháy liên tục trong 70 năm. Hai cây nến nhỏ đã cháy từ năm 1970, đến nay vẫn còn tiếp tục cháy.

Tiếp tục chuyến khảo sát, đoàn đến thành phố Cà Mau, lên tàu cao tốc tham quan mũi Cà Mau – điểm cực Nam của tổ quốc. Trong suốt 120 km đường sông, đoàn đã có dịp tham quan cuộc sống sông nước của người dân Cà Mau, những tán rừng đước xanh tươi ở thị trấn Năm Căn, chụp hình lưu niệm tại tượng đài nhà giáo Phan Ngọc Hiển… Sau hơn 2 giờ đồng hồ, đoàn đặt chân lên nơi “đầu sóng ngọn gió” của Việt Nam, tận mắt chiêm ngưỡng cánh rừng đước, rừng mắm mênh mông, xanh ngắt đang tiến ra biển cả, tìm hiểu đặc tính sinh sống của cá thòi lòi – đặc sản của vùng Cà Mau. Quanh bờ chót mũi là một bờ kè đá kiên cố, phía ngoài là nhà hàng thủy tạ nổi lên giữa bốn bề sóng nước. Mốc tọa độ quốc gia với điểm tọa độ GPS 001 màu vàng nổi bật giữa hình ngôi sao năm cánh màu đỏ. Ðoàn đã có một bức ảnh lưu niệm thật ý nghĩa với biểu tượng Mũi Cà Mau hình mũi thuyền có bệ cao màu trắng, nơi ghi: 9 độ 37’30’ vĩ độ Bắc, 104 độ 43′ kinh độ Đông.

Đứng từ đài quan sát, ta sẽ thấy đất Mũi có ba mặt giáp biển, phía đất liền là những cánh rừng xanh bạt ngàn. Đây là nơi duy nhất trên đất liền Việt Nam, du khách thấy mặt trời mọc trên biển Đông và lặn ở biển phía Tây. Khi hoàng hôn buông xuống, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng quang cảnh ráng chiều tuyệt đẹp trên vùng biển bao la. Trước khi trở về Tp. HCM, đoàn công tác Vietravel đã khảo sát dịch vụ phòng ốc, ăn uống, giải trí tại hai khách sạn lớn của Cà Mau là Ánh Nguyệt và Best Cà Mau để có kế hoạch hợp tác trong tương lai. Trên đường về, đoàn ghé Bạc Liêu thăm Nhà thờ Tắc Sậy (còn gọi là Nhà thờ Cha Diệp) – điểm hành hương linh thiêng của hàng trăm tín đồ Công giáo cả nước. Hiện nhà thờ đang được xây dựng mới để phục vụ khách hành hương khắp nơi.

Điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến khảo sát các tỉnh miền Tây Nam bộ chính là Khu du lịch Vinh Sang, nằm trên cù lao An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Vùng đất này được thiên nhiên ưu đãi, quanh năm cây trái xanh tươi. Đoàn đã có dịp khảo sát nhà hàng với sức chứa 300 khách phục vụ các món ăn đặc sản Nam bộ, thịt đà điểu, thịt cá sấu…; khu lưu trú với 20 phòng nghỉ đầy đủ tiện nghi gồm 8 phòng nổi trên sông và 12 phòng ven sông thoáng mát.

Ngoài ra, khu du lịch còn có các trò chơi hấp dẫn như: trượt nước, cưỡi đà điểu, câu cá sấu, câu cá, chèo xuồng, be mương bắt cá rồi tự tay chế biến món cá nướng, thưởng thức ngay tại vườn cùng với rượu nếp nguyên chất hoặc rượu đào tiên, nghe đờn ca tài tử… Du khách trẻ có thể thuê xe đạp dạo quanh đường làng và khám phá chùa cổ Tiên Châu – Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Chung Kết Hoa Khôi Du Lịch Việt Nam 2022 Được Tổ Chức Vào Tháng 3

TĐO – Đêm chung kết cuộc thi Hoa khôi Du lịch Việt Nam 2017 sẽ được tổ chức vào ngày 11/3/2017 tại Gem Center, 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao, quận 1, TP. HCM.

Lê Trần Ngọc Trân – Hoa khôi Du lịch Huế 2016. (Ảnh: Panda Dương)

Vòng thi Sơ khảo khu vực miền Bắc tổ chức ngày 15/1 tại Hà Nội; Khu vực miền Nam tổ chức ngày 19/1 năm 2017 tại TP. HCM. Vòng thi Bán kết tổ chức ngày 22/2 tại TP. HCM.

Vòng thi Chung kết tổ chức từ ngày 2 – 12/3 tại TP. HCM, trong đó đêm Chung kết tổ chức ngày 11/3 tại Gem Center, 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao, quận 1, TP. HCM.

Các thí sinh đoạt giải tại cuộc thi Hoa khôi Du lịch Việt Nam 2017 sẽ nhận quyền tham dự 3 cuộc thi sắc đẹp quốc tế gồm: Hoa hậu Du lịch Thế giới (Miss Tourism World), Hoa hậu Du lịch Sinh Thái Quốc tế (Miss Eco Universe) và Nữ hoàng Du lịch Quốc tế (Miss Tourism Queen International).

Hoa khôi Du lịch Việt Nam 2017 sẽ nhận được giải thưởng tiền mặt 150 triệu đồng cùng Bằng chứng nhận, vương miện của nhà thiết kế Chawalit Chummuang – thương hiêu God Diamond, Thái Lan và được quyền tham dự cuộc thi Hoa hậu Du lịch Thế giới 2017 – 2018. Á khôi 1, Á khôi 2 đều được quyền tham dự cuộc thi Nữ hoàng Du lịch Quốc tế 2017.

Ngoài ra, còn các giải phụ: Người đẹp Áo dài, Người đẹp Dạ hội, Người đẹp Tài Năng, Người đẹp Ảnh, Người đẹp Ứng xử, Người đẹp Biển.

Thông qua các hoạt động của cuộc thi Hoa khôi Du lịch Việt Nam mong muốn tìm kiếm những nhan sắc hội đủ các yêu cầu về trí tuệ, nhan sắc và những hiểu biết về văn hóa, du lịch, lịch sử nước nhà và thế giới. Nhằm giới thiệu một cách tối đa hình ảnh du lịch, đất nước con người Việt Nam với bạn bè 5 châu lục và tại những đấu trường nhan sắc quốc tế.

Cuộc thi Hoa khôi Du lịch Việt Nam cũng là cơ hội để những bạn trẻ ý thức hơn về trách nhiệm trong việc chung tay góp phần thúc đẩy phát triển nền du lịch Việt Nam từ những hoạt động thiết thực.

Hoàng Hà

Lịch Sử Ngành Du Lịch Việt Nam

Ngành Du lịch tại Việt Nam chính thức có mặt khi Quốc trưởng Bảo Đại cho lập Sở Du lịch Quốc gia ngày 5 Tháng Sáu, 1951. Chuyển tiếp sang thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, Nha Quốc gia Du lịch điều hành việc phát triển các tiện nghi du lịch trong nước ở phía nam vĩ tuyến 17 cùng tăng cường hợp tác quốc tế như việc gửi phái đoàn tham dự Hội nghị Du lịch Quốc tế ở Brussel năm 1958.

Năm 1961 Nha Du lịch cổ động du lịch “Thăm viếng Đông Dương” với ba chí điểm: Nha Trang,Đà Lạt và Vũng Tàu. Vì chiến cuộc và thiếu an ninh ngành du lịch bị hạn chế nhưng chính phủ vẫn cố nâng đỡ kỹ nghệ du lịch như việc phát hành bộ tem “Du lịch” ngày 12 Tháng Bảy năm 1974.

Đối với miền Bắc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam được tính là ngày 09 tháng 7 năm 1960

Ngày 16/3/1963 Bộ Ngoại thương ban hành Quyết định số 164-BNT-TCCB quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Công ty Du lịch Việt Nam.

Ngày 18/8/1969 Chính phủ ban hành Nghị định số 145 CP chuyển giao Công ty Du lịch Việt Nam sang cho Phủ Thủ tướng quản lý.

Ngày 27/6/1978 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quyết nghị số 262 NQ/QHK6 phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam trực thuộc Hội đồng Chính phủ.

Ngày 23/1/1979 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 32-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch Việt Nam.

Ngày 15/8/1987 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 120-HĐBT về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.

Ngày 9/4/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 119-HĐBT thành lập Tổng công ty Du lịch Việt Nam.

Ngày 31/12/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 447-HĐBT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hóa – Thông tin – Thể thao và Du lịch.

Ngày 26/10/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 05-CP thành lập Tổng cục Du lịch.

Ngày 27/12/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 20-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.

Ngày 7/8/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 53/CP về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Lịch Sử Tổ Chức Bộ Máy Du Lịch Việt Nam trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!