Đề Xuất 5/2023 # Miến Điện Và Việt Nam, Lịch Sử Sẽ Song Hành? # Top 11 Like | Tuvanduhocsing.com

Đề Xuất 5/2023 # Miến Điện Và Việt Nam, Lịch Sử Sẽ Song Hành? # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Miến Điện Và Việt Nam, Lịch Sử Sẽ Song Hành? mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nằm giữa Đông Á cùng Đông Nam Á và dọc theo vịnh Bengal, Miến Điện là một quốc gia cựu thuộc địa Anh, đã trải qua không ít những thăng trầm lịch sử trong nhiều thế kỷ. Với hơn hai ngàn cây số biên giới với Trung Hoa lục địa, Miến Điện cũng chẳng thể thoát khỏi giấc mộng Đại Hán bạo tàn hay trở thành miếng mồi thuộc địa của phương Tây.

Từ những cuộc chiến đấu chống lại gót giày quân Nguyên Mông xâm lược vào cuối thế kỷ thứ 13 sang những phong trào giành độc lập từ người Anh vào nửa đầu thế kỷ 20, cho đến hành trình đi tìm dân chủ ở đầu thế kỷ 21 với cuộc bầu cử lịch sử hồi năm 2015, sinh lộ một quốc gia Phật Giáo với những đền chùa linh thiêng huyền bí như Miến Điện đã vượt lên nhiều thử thách để nhắm đến việc hình thành một quốc gia dân chủ, mở ra một hướng đi mới cho dân tộc này trong tương lai.

So sánh và nhìn lại những giai đoạn cùng biến cố lịch sử của quốc gia với khoảng 55 triệu dân này hiện nay, Miến Điện quả có những điểm tương đồng với Việt Nam từ địa chính trị cùng lịch sử cho đến giữa thế kỷ 20 qua. Và để thấy tương lai của mỗi dân tộc sẽ như thế nào tùy thuộc vào sự chọn lựa và chính sách của mình hôm nay.

Năm 1277, vó ngựa quân Nguyên từ Vân Nam do tướng Hốt Đô kéo sang tấn công Miến Điện sau khi triều đình phương Bắc nhiều lần buộc dân tộc này thần phục và cống nạp không được, nhưng quân xâm lược đã bị đánh cho tan tác ngay biên giới nước này. Sáu năm sau, năm 1283 Hốt Tất Liệt lại hung hãn cho quân xâm chiếm Miến Điện một lần nữa, dù thành công và cai trị đất nước này gần mười năm nhưng với  tinh thần quật cường không khuất phục, những cuộc khởi nghĩa của người dân Miến Điện lại đánh đuổi được quân Nguyên Mông khỏi đất nước mình lần thứ hai. Năm 1301, lần thứ ba phương Bắc lại xua 12 vạn quân sang tấn công Miến Điện và cũng đành nuốt hận quay về sau khi bị thiệt hại nặng nề.

Tinh thần quật cường của Miến Điện đưa chúng ta về với những trang sử hùng tráng của dân tộc Việt cũng trong cùng giai đoạn lịch sử.  Khi nhắm đường chinh phạt về hướng Nam, Bắc triều đã tấn công Đại Việt và cũng bị triều đình nhà Trần cùng danh tướng Hưng Đạo Vương đánh chẳng còn manh giáp, lần đầu vào năm 1257 và lần cuối vào năm 1288, lưu danh ba lần đại thắng quân Nguyên.

Trải qua những triều đại khác nhau trong vài thế kỷ, dù có những tranh giành quyền lực mang tính sắc tộc và dăm cuộc chiến lớn nhỏ với các lân bang, Miến Điện trên căn bản vẫn giữ được quyền tự trị của mình. Đến năm 1885, vương triều cuối cùng của Miến Điện bị sụp đổ sau các cuộc tấn công của quân Anh, đưa dân tộc này hoàn toàn nằm trong vòng cai trị của nước Anh hơn nửa thế kỷ. Bị sáp nhập thành một vùng của Ấn Độ đang thuộc về người Anh lúc bấy giờ, Miến Điện trở thành một lãnh thổ thuộc quyền bị hai tròng thuộc địa, mà người dân Miến gọi là một ”thuộc địa của thuộc địa”.

So sánh cột mốc thời gian thì đây là giai đoạn Việt Nam hoàn toàn rơi vào tay người Pháp, bị phân chia ba miền và trở thành thuộc địa của Pháp từ sau Hòa Ước Patenotre vào năm 1884.

Nếu tinh thần dân tộc của người dân Miến Điện luôn quật khởi để chống lại ách cai trị của thực dân Anh qua những phong trào đấu tranh và khởi nghĩa bền bỉ từ cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 do các cao tăng và giới trí thức Miến Điện lãnh đạo thì phong  trào chống Pháp, giành độc lập cho nước Nam cũng liên tục và quật cường không kém.  Nếu Miến Điện có những cuộc khởi nghĩa của thiền sư Xaya Xan, phong trào Thakin yêu nước, phong trào dành độc lập của tướng Aung San thì tại Việt Nam có phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi vào năm 1885 cùng vô số những cuộc khởi nghĩa như của Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật…, cho đến những phong trào đấu tranh của những nhà cách mạng Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… vào đầu thế kỷ 20 tại Việt Nam.

Cả hai dân tộc đã viết tiếp những trang sử liệt oanh cho dân tộc mình cho đến ngày cả hai dân tộc thoát khỏi vòng thuộc địa vào giữa thế kỷ 20. Nhưng cũng từ đây, con đường của hai dân tộc đã đi theo hai ngõ rẽ khác nhau.

Nhìn vào lộ trình dân chủ của Miến Điện để đi đến hôm nay, có lẽ cũng cần nhìn kỹ hơn về chặng đường Miến Điện trải qua trong thế kỷ 20 đến nay. Trong những trang sử của mình, người dân Miến Điện vẫn không quên và luôn tôn thờ vị lãnh tụ dân tộc Aung San, tức cha của bà Aung San Suu Kyi hiện nay. Ông là một người đã đóng góp to lớn vào việc đem lại độc lập cho Miến Điện.

Sinh năm 1915, ở tuổi đôi mươi, Aung San đã nổi lên như một lãnh tụ sinh viên sáng giá trong các phong trào yêu nước. Năm 25 tuổi, Aung San tham gia vào chính trường Miến Điện qua việc thành lập các đảng phái chính trị và quân đội, trở thành một vị tướng trẻ tài ba với các chủ trương chống lại Anh và chủ nghĩa thực dân, giành được nền độc lập cho Miến Điện.

Như Cường Để hay Phan Bội Châu của Việt Nam, Aung San thoạt đầu cũng bị thuyết phục và đi theo Nhật bởi học thuyết Đại Đông Á, cho rằng Châu Á phải thuộc về người Châu Á, là những quốc gia chung sống hòa bình và thịnh vượng, không bị thống trị bởi chủ nghĩa thực dân phương Tây. Nhưng ông cũng kịp nhận ra đó chẳng qua cũng là giấc mộng của một dân tộc Phù Tang “thượng đẳng” muốn làm bá chủ các dân tộc nhược tiểu Á Châu.

Ông cũng bị quyến dụ từ chủ nghĩa cộng sản với chiêu bài giành độc lập và giải phóng dân tộc, nhưng kịp thời dừng lại khi nhận ra một chiêu bài nguy hiểm khác. Quay lại cùng phe đồng minh trong Đệ Nhị Thế Chiến để chống lại chủ nghĩa Phát-xít, với một tinh thần dân tộc vô biên cùng khả năng và uy tín của mình, ông thuyết phục được các sắc tộc Miến Điện ngồi lại với nhau để đòi hỏi và đàm phán với Anh về việc trao trả độc lập cho Miến Điện, tiến hành bầu cử để thành lập một chính phủ lâm thời có quyền tự trị.

Cuộc tổng tuyển cử  năm 1947 thành công,  Aung San trở thành Thủ Tướng Miến Điện nhưng  chỉ ba tháng sau đó đã bị phe đối lập ám sát. Aung San không có cơ hội chứng kiến ước nguyện của mình khi người Anh chính thức trao trả độc lập cho Miến Điện ngày 4 tháng 1 năm 1948, ngày lễ Độc Lập của Miến Điện.  Nhà lãnh đạo trẻ tuổi tài ba kiệt xuất Aung San mất đi ở tuổi 32, nhưng đã truyền lại cho con gái mình là bà Aung San Suu Kyi, chỉ hai tuổi lúc bấy giờ, một di sản lớn lao về tinh thần và ý chí dân tộc tự chủ mạnh mẽ.

Trong khi đó, Việt Nam tuyên bố độc lập vào năm 1945 từ tay người Pháp, chấm dứt thể chế quân chủ, dẫn đến những cuộc chiến tranh ủy nhiệm rồi từng bước rơi vào tay những người cộng sản mà hệ lụy là trở thành một thể chế cộng sản cho đến nay, thì Miến Điện cũng trở thành một quốc gia quân phiệt với những cuộc tương tàn và đàn áp không kém phần đẫm máu từ sau năm 1948.

Reuters

Với Miến Điện, tiếp bước cha mình, bà Aung San Suu Kyi từ Anh đã về nước năm 1988 để cùng tham gia vào tiến trình dân chủ cho Miến Điện. Từ việc thành lập đảng Liên Minh Dân Tộc cho Dân Chủ (NLD), vận động tổng tuyển cử  rồi bị bắt và quản thúc tại gia, bà vẫn kiên trì tranh đấu, trở thành biểu tượng và dẫn dắt phong trào dân chủ quốc gia này đi đến thành công qua cuộc bầu cử mà đảng NLD của bà giành thắng lợi và nắm quyền từ 2015 cho đến nay.

Không có tiến trình dân chủ nào không gặp nhiều thách đố, bà Aung San Suu Kyi, thực chất xem như đang nắm quyền điều hành quốc gia trong vai trò cố vấn tối cao kiêm ngoại trưởng hiện nay, cũng bị thế giới lên án về vấn đề nhân quyền khi cho rằng quân đội của bà đã đàn áp và muốn tiêu diệt sắc tộc Hồi Giáo Rohingya.  Hồi cuối năm trước bà cũng đã phải ra đối chất trước tòa án quốc tế Hague về các cáo buộc “diệt chủng” từ năm 2017.

Dù có dăm thái độ khuyến cáo Miến Điện về vấn đề nhân quyền, các chính sách của Hoa Kỳ dành cho Miến Điện từ năm 2012 đã giúp cho quốc gia này đi theo đường lối cải cách để trở thành một quốc gia dân chủ, thoát Trung và thân Mỹ hơn.

Trên trang mạng của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, quan hệ giữa hai quốc gia được tuyên bố theo sau: “Dù có những hành động dẫn đến một số bất đồng trong mối quan hệ song phương, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược cam kết qua việc ghi nhận những bước tích cực đã được Miến Điện thực hiện và khuyến khích sự cải cách xa hơn nữa. Nguyên tắc chủ đạo này nhằm giúp sự cải tổ nền chính trị và kinh tế của Miến Điện, thúc đẩy việc hòa giải dân tộc, xây dựng các định chế, trách nhiệm và sự minh mạch của chính phủ, trao quyền cho cộng đồng địa phương và xã hội dân sự, thúc đẩy mối can dự quốc tế đầy trách nhiệm, đồng thời tăng cường việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo” (US Relations with Burma, 01/21/2020 – US Department of State). Trên thực tế, Hoa Kỳ đã viện trợ cho Miến Điện khoảng 1.5 tỉ đô la từ năm 2012 đến nay, cũng theo bản tuyên bố này cho biết.

Nằm sát sườn và mang cùng truyền thống chống giặc phương Bắc như Việt Nam, quốc gia bán dân chủ này cũng chịu đầy áp lực trong chính sách ngoại giao uyển chuyển và khôn ngoan trước một Trung Cộng láng giềng khổng lồ đầy mưu mô và một Hoa Kỳ chưa chính thức là đồng minh để phát triển quốc gia. Miến Điện và Việt Nam đã có những điểm tương đồng trong quá khứ, còn sinh lộ và vận mệnh của hai dân tộc ra sao trong tương lai sẽ tùy thuộc rất nhiều vào sự chọn lựa và chính sách phù hợp nhất từ giới lãnh đạo quốc gia hiện nay.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Hành Hương Miến Điện 9 Ngày, Du Lịch Tâm Linh Miến Điện Hành Hương Đến Đất Phật Miến Điện

Hành hương Miến Điện 9 ngày

9 ngày – 08 đêm khởi hành từ Hà Nội & TP Hồ Chí Minh

Đặt tour tại: DLX Sài Gòn: 08.66 828483 / 01235333331 – DLX Hà Nội: 04. 66 888684/0989313339 – DLX Miền Trung: 0523.8686 66 / 0988262616 / Hoặc tư vấn tại: 1900 6920

Yangon – Golden Rock – Mandalay – Bagan – Naypyidaw

Hành trình này đưa Quý khách tới ba ngôi chùa quan trọng cất giữ xá lợi Phật của Myanmar là chùa Shwedagon ở thủ đô Yangon lưu giữ 4 báu vật thiêng liêng đối với các tín đồ Phật giáo, gồm cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm, một mảnh áo của Phật Ca Diếp, và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca; Chùa Maha Myat Muni ở cổ thành Mandalay và chùa Đá Vàng- Kyaikhtiyo ở bang Mon là kỳ quan có một không hai trên thế giới. Chùa được xây trên tảng đá lớn màu vàng chênh vênh trên vách núi cao trông rất ngoạn mục. Đối với nhiều Phật tử Myanmar, Hòn đá Vàng Kyaikhtiyo là một báu vật thiêng liêng. Họ mong mỏi có dịp được hành hương về đây, áp đầu vào hòn đá và cầu nguyện với niềm tin tưởng sẽ có được sức khỏe cùng sự sung túc, như chính hòn đá vàng bền vững nằm bên vách núi… Chuyến đi cũng đưa Quý khách đến với Công trình Tam Tạng Kinh Điển được khắc trên đá cẩm thạch hay khám phá thành phố cổ Bago …

Yangon – Golden Rock (Ăn sáng, trưa, tối)

Mandalay (Ăn sáng, trưa, tối)

Sau bữa sáng tại khách sạn đoàn thăm Cầu gỗ tếch U bein – một trong 12 điểm chiêm ngắm bình minh & hoàng hôn tuyệt vời nhất thế giới. Thăm tu viện Shuwenandaw . Chùa Kuthodar – nơi có quyển kinh lớn nhất thế giới . Ăn trưa.

Chiều đoàn thăm quan Hoàng Cung Madalay. Chùa Maha Myat Muni – thánh địa Phật giáo thứ ba của Myanma . Chiều đoàn thăm quan Chùa trên đồi Mandalay. Ăn tối và nghỉ tại khách sạn trung tâm Madalay.

Yangon – Hà Nội (Ăn sáng, trưa)

Ăn sáng, xe đưa đoàn đi thăm quan và làm lễ tại Chùa Vàng Shwedagon – đây là một trong ba thánh địa Phật giáo của Myanmar đây là một công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng thế giới, một di sản văn hoá khổng lồ của nhân loại với 1000 đơn thể bao quanh tháp vàng, 72 ngôi tháp chùa bằng đá có thờ tượng Phật bên trong. Hàng ngàn viên kim cương, hồng ngọc và chuông vàng…

Ăn trưa, chiều tự do mua sắm tại chợ đá Bogyoke cho tới khi ra sân bay Về Việt Nam. Đến sân bay Nội Bài xe đón đoàn về trung tâm thành phố. Kết thúc chuyến đi .

Giá trọn gói áp dụng cho khách ghép đoàn trên 15 khách:

– Vé máy bay khứ hồi Hà Nội – Yangon – Hà Nội, lệ phí sân bay;

– Ăn nghỉ tại thiền viện hoặc khách sạn tiêu chuẩn có tivi, điều hoà , tắm nóng lạnh , 2-3 người/phòng;

– Xe điều hoà chất lượng đón tiễn theo lịch trình; xe chuyên dụng lên Hòn đá vàng;

– Vé tham quan các điểm có trong chương trình;

– Hướng dẫn tiếng Việt kinh nghiệm đi cùng đoàn suốt chương trình;

– Bảo hiểm du lịch đền bù tối đa mức 5000USD/khách.

– Đồ uống và các chi phí cá nhân .

– Tiền tip cho hướng dẫn viên và lái xe 5 USD/khách/ngày.

– Tiền cúng dường; kiệu lên đỉnh Hòn Đá Vàng

– Chi phí dời ngày và đổi chặng bay, nâng hạng đặt chỗ

– Chi phí trả cho HDV và tài xế phục vụ ngoài giờ (nếu có yêu cầu)

– Nghỉ phòng đơn phụ thu:120USD/khách/hành trình.

– Hành lý quá cước, các chi phí đổi ngay bay hoặc nâng hạng vé…

Kinh phí trên áp dụng cho khách hàng mang hộ chiếu Việt nam (hộ chiếu có giá trị 6 tháng kể từ ngày khởi hành). Khách mang hộ chiếu nước ngoài, vui lòng kiểm tra lại.

Chương trình trên có thể thay đổi về thời gian và lịch trình, nhưng vẫn đảm bảo các điểm thăm quan như trên.

Vé máy bay theo lịch trình cả đoàn, nếu có sự thay đổi sau khi xuất vé, vé sẽ không còn giá trị. Giờ giấc cuối cùng phụ thuộc vào hãng hàng không.

Các phần dịch vụ không sử dụng đến mà không báo trước khi đăng ký sẽ không được hoàn lại.

Trẻ em dưới 2 tuổi: 30% giá tour người lớn (phải có cả bố mẹ đi cùng).

Trẻ em từ 2 tuổi đến dưới 12 tuổi: 75% giá tour người lớn nếu bé ngủ chung giường với bố mẹ, 90% giá tour người lớn nếu bé ngủ riêng một giường.

Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 100% giá tour người lớn.

Đặt tour tại: DLX Sài Gòn: 08.66 828483 / 01235333331 – DLX Hà Nội: 04. 66 888684/0989313339 – DLX Miền Trung: 0523.8686 66 / 0988262616 / Hoặc tư vấn tại: 1900 6920

Tour Du Lịch Hành Hương Miến Điện

Ngày 1: HÀ NỘI – YANGON (20/11/2012)HÀ NỘI (26/11/2012) 2 bữa Dùng điểm tâm tại khách sạn, tự do nghỉ ngơi, trả phòng, dùng cơm trưa, xe đưa đòan đi tham quan chùa Phật Ngồi Ngoei Htat Gyi, sau đó ra sân bay làm thủ tục đáp chuyến bay về thành phố Hồ Chí Minh Tối HDV đón Đoàn tại sân bay Tân Sơn Nhất làm thủ tục đáp chuyến bay đi Yangon – Thủ phủ của Myanmar, xe và HDV địa phương đón đoàn tại sân bay Yangon, đưa về nhận phòng khách sạn,tự do tham quan Yangon. Dùng cơm chiều, nghỉ đêm tại YangonNgày 2: YANGON – BAGAN (22/11/2012) 3 bữa Dùng điểm tâm sớm tại khách sạn, trả phòng, xe đưa ra sân bay đáp chuyến bay sơm đi Bagan trên chuyến bay nội địa W9009. Đến Bagan nhận phòng khách sạn. Khởi hành tham quan phố cổ Bagan. Thăm đền Htilo – Minlo với kiến trúc điêu khắc bằng thạch cao. Tham quan địa đạo Kyansittha UMin với những bức bích họa nổi tiếng hơn 1.000 năm. Dùng cơm trưa, chiều tham quan Mingala Zedi – Ngôi chùa vĩ đại cuối cùng được xây dựng vào thế kỷ thứ 13 với những ngọn tháp vàng tiêu biểu cho kiến trúc chùa của Myanmar. Tham quan chùa Dhamma – Yangyi và chùa Anada – Nơi có những trụ tháp vĩ đại và cao nhất Miến Điện, sau đó viếng thăm chùa Shwezigon, chùa Manuha, chùa Thabyinnyu. Tham quan và mua sắm tại chợ Nyaung Oo. Sau đó đi thuyền trên sông để ngắm hoàng hôn trên sông Ayarwaddy. Dùng cơm chiều và thưởng thức ca nhạc truyền thốngNgày 3: BAGAN – MANDALAY (23/11/2012) 3 bữa Dùng điểm tâm sớm, trả phòng, xe đưa ra sân bay đáp chuyến bay đi Mandalay – Cố đô cuối cùng của Myanmar. Đến Mandalay, nhận phòng, sau đó tham quan hoàng cung Mandalay. Viếng thăm chùa Kuthodaw – Ngôi chùa có cuốn kinh lớn nhất thế giới được tạc trên đá cẩm thạch. Dùng cơm trưa, chiều thăm chùa Mahamuni, chùa Atumashi Shwe Kyaung, chùa Shwe Kyi. Dùng cơm chiều, tự do dạo phố.Ngày 4: MANDALAY – YANGON (24/11/2012) 3 bữa Sau khi ăn sáng tại khách sạn, xe đưa ra sân bay đáp chuyến bay về Yangon, nhận phòng, dùng cơm trưa. Chiều tham quan; Chùa Chauk Htat Gyi với pho tượng Phật Nằm khổng lồ dài 65m. Viếng thăm chùa Phật Ngọc với tượng Phật bằng đá cẩm thạch nặng 500 tấn và lớn nhất thế giới.Ngày 5: THAM QUAN YANGON (25/11/2012) 3 bữa Sau khi ăn sáng tại khách sạn, xe đưa đoàn và đưa đi viếng thăm các Phật tích nổi tiếng ở thủ đô Yangon: Chùa Kaba Aye – nơi đang bảo tồn xá lợi của Đức Phật Thích Ca; Chùa Shwe Tew (hay còn gọi là Chùa Xá Lợi Răng) – chiêm bái Xá Lợi Răng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Sau khi ăn trưa, Đoàn đến viếng bái Chùa vàng vĩ đại SHWE DAGON nổi tiếng Thế giới với toà tháp vàng trung tâm khổng lồ cao 99m được bao quanh bởi khoảng 1000 ngôi tháp nhỏ và các đỉnh chóp được dát vàng lấp lánh quanh năm như thể ánh sáng Đức Phật từ đó chiếu ra. Sau đó là thời gian viếng thăm Chùa Botataung với 2.000 năm tuổi – viếng bái xá lợi tóc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ăn tối và thưởng thức chương trình ca nhạc dân tộc Miến Điện. Nghỉ đêm tại Yangon.Ngày 6 : YANGON –

* Giá bao gồm:

– Khách sạn tiêu chuẩn quốc tế 3 sao (2 người /phòng)

– Xe đưa đón theo chương trình

– Ăn theo chương trình

– Phụ phí an ninh hàng không + Thuế sân bay các nước + Phụ phí xăng dầu

– Vé máy bay HÀ NỘI – MIẾN ĐIỆN – HÀ NỘI (của Vietnam Airline)

– Vé máy bay nội địa Yangon – Bagan – Mandalay – Yangon

– Visa nhập cảnh Miến Điện

– Tham quan theo chương trình

– Thuyền tham quan trên sông tại Miến Điện

– Hướng dẫn viên tiếng Việt suốt tuyến

– Bảo hiểm du lịch nước ngoài

– Quà tặng lưu niệm: túi xách, nón, bao Hộ chiếu..

* Không bao gồm: Hộ chiếu, phụ thu phòng đơn (4.192.000 VNĐ/ khách) và các chi tiêu cá nhân khác như: hành lý quá cước, tiền điện thoại, nước uống, giặt ủi… trong khách sạn, tiền bồi dưỡng cho bồi phòng, tài xế, hướng dẫn viên địa phương (108.000 VNĐ/khách/ngày).

Lưu ý: Chương trình và giá tour có thể thay đổi tại thời điểm đăng ký và tùy thuộc vào tình hình thực tế của nước sở tại, tùy theo giá thuế xăng dầu tăng giảm của các hãng hàng không mà có mức phụ thu riêng ở tại thời điểm xuất vé. Thứ tự chương trình có thể thay đổi mà không cần phải thông báo trước. Mỗi khách chuẩn bị 03 ảnh 3 x 4 để xin visa nhập cảnh Miến Điện và giấy thông hành vào Mandalay. Hộ chiếu phải còn thời hạn trên 6 tháng kể từ ngày kết thúc chuyến tham quan.

Xúc Tiến Du Lịch Song Phương Việt Nam

Phát biểu khai mạc giao lưu văn hóa kinh tế du lịch Việt Nam – Nhật Bản, ông Nikai Toshihiro – Nghị sĩ Hạ viện, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch toàn Nhật Bản nhấn mạnh, Nhật Bản quan tâm và đánh giá cao quan hệ tốt đẹp với Việt Nam. Hiện nay, hợp tác kinh tế giữa hai nước đang đi vào chiều sâu và đã có được những kết quả tốt nhất. Năm 2019, du khách trao đổi giữa hai nước tăng lên, đạt 1.450.000 lượt, thể hiện được sức hấp dẫn và thu hút về du lịch giữa hai quốc gia.

Cũng tại buổi giao lưu văn hóa kinh tế du lịch Việt Nam – Nhật Bản, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết, Việt Nam chủ trương tiếp tục đa phương hóa, đa dạng hóa các đối tác đầu tư và kết nối hữu cơ các khu vực kinh tế trong nước với mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội và nâng cao tính độc lập tự chủ tự cường của nền kinh tế Việt Nam.

Về lĩnh vực du lịch, Việt Nam định hướng phát triển mạnh mẽ môi trường du lịch, kết cấu hạ tầng du lịch, các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, mang bản sắc văn hóa riêng; đồng thời, khuyến khích và kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm tới phát triển du lịch ở Việt Nam.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế thương mại đầu tư du lịch trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đưa ra một số đề xuất: (1) Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư Nhật Bản với mong muốn Nhật Bản trở thành nhà đầu tư hàng đầu và tốt nhất tại Việt Nam. (2) Nhật Bản tạo điều kiện, sẵn sàng hợp tác, mở cửa cho thị trường lao động Việt Nam nhằm nâng cao kỹ năng tay nghề để những người lao động Việt Nam sẽ là lực lượng nòng cốt làm việc tại các doanh nghiệp của Nhật Bản đang kinh doanh và làm việc tại Việt Nam. (3) Việt Nam và Nhật Bản nâng cao hơn nữa quy mô hợp tác trong lĩnh vực du lịch, trong đó tập trung vào số lượng khách trao đổi giữa hai nước và phát triển mạnh mẽ của các hãng hàng không nhằm kết nối điểm đến giữa hai quốc gia. (4) Tăng cường hợp tác giao lưu giữa các địa phương của hai quốc gia nhằm tiếp tục thúc đẩy và đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Khai mạc Hội thảo Xúc tiến du lịch song phương Việt Nam – Nhật Bản, Chủ tịch Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản Seino Satoshi đánh giá cao tình hình phát triển du lịch của Việt Nam. Ông cho rằng, số lượng trao đổi khách hai chiều Việt Nam – Nhật Bản có sự tăng trưởng trong 8 năm qua, thể hiện mối quan hệ giữa hai nước đang ngày càng vững mạnh; đồng thời, tin tưởng Nhật Bản sẽ thu hút được nhiều hơn nữa du khách Việt Nam sang tham quan, trải nghiệm và khám phá vào năm 2020, đặc biệt đây là năm Nhật Bản tổ chức sự kiện mang tầm quốc tế: Olympic và Paralympic.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã có nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản: chủ động hợp tác với Tổng cục Du lịch Nhật Bản thông qua cơ chế hợp tác hữu nghị giữa hai nước; ký kết Biên bản hợp tác xúc tiến du lịch giữa Tổng cục Du lịch Việt Nam và tỉnh Hokkaido; tổ chức nhiều chương trình giới thiệu Du lịch Việt Nam tại các địa phương của Nhật Bản như Tokyo, Takanawa, Hokkaido, Osaka… Bên cạnh đó, hợp tác xúc tiến du lịch giữa các địa phương của hai nước cũng được mở rộng như: hợp tác giữa Hà Nội và Tokyo nhằm quảng bá cho Du lịch Hà Nội…

Với những kết quả trên, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện hoan nghênh và đánh giá cao những nỗ lực của các cơ quan xúc tiến du lịch hai nước trong nhiều năm qua đã không ngừng hợp tác xúc tiến, thúc đẩy trao đổi khách giữa hai bên; đồng thời, kỳ vọng các cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia hai nước cũng như các địa phương, doanh nghiệp du lịch tiếp tục trao đổi, đề xuất các chương trình hợp tác quốc tế trong thời gian tới để phấn đấu trong năm 2020, số lượng trao đổi khách giữa hai nước sẽ phấn đấu đạt mục tiêu 2 triệu lượt khách, đóng góp tích cực vào sự phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, tinh thần hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Giới thiệu những điển hình thành công về xúc tiến giao lưu song phương, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh chia sẻ, những năm gần đây, Du lịch Việt Nam được coi là một trong những điểm sáng, có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Năm 2019, Việt Nam đã đón được trên 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2018, phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa và tổng thu từ du lịch đạt 726 ngàn tỷ đồng (tương đương 31 tỷ USD), tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2018. Năm 2020, Việt Nam xác định mục tiêu đón được 20,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 90 triệu lượt khách nội địa và đóng góp của du lịch vào GDP của Việt Nam đạt ít nhất 10%.

Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng đã hình thành nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, chất lượng, hấp dẫn du khách, thời gian qua, Du lịch Việt Nam tập trung xây dựng và quảng bá 4 dòng sản phẩm chủ yếu gồm: du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch tham quan thành phố. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng giới thiệu nhiều loại hình du lịch chuyên đề khác như: du lịch golf, du lịch MICE, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh… Bằng những nỗ lực không ngừng, Du lịch Việt Nam những năm gần đây đã giành được nhiều giải thưởng do Tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards) trao tặng như: Điểm đến di sản hàng đầu thế giới năm 2019, Điểm đến du lịch golf tốt nhất thế giới năm 2019, Điểm đến du lịch hàng đầu châu Á các năm 2017, 2018 và 2019, Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á năm 2019, Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á năm 2019, và phố cổ Hội An nhận danh hiệu Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á năm 2019.

Sức hấp dẫn về tài nguyên và sản phẩm du lịch nêu trên là yếu tố quan trọng để khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam ngày càng tăng, hợp tác du lịch Việt Nam – Nhật Bản ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu thông qua ký kết những Biên bản ghi nhớ về hợp tác du lịch, và tích cực tham gia các sự kiện do hai bên tổ chức.

Về trao đổi khách giữa hai nước, trong 10 năm vừa qua, khách Nhật Bản đến Việt Nam tăng liên tục, với mức tăng trưởng trung bình từ 8 – 10%/năm. Năm 2019, Việt Nam đón được 952 ngàn lượt khách du lịch Nhật Bản, tăng 15,2% so với năm 2018, đây là mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua. Về phía Nhật Bản đón 495 ngàn lượt khách du lịch Việt Nam năm 2019, tăng 27,3% so với năm 2018. Nhật Bản trở thành một trong những điểm đến yêu thích nhất của khách du lịch Việt Nam. Với nỗ lực của hai bên, Việt Nam hy vọng số lượng trao đổi khách giữa hai bên có thể đạt 2 triệu lượt khách trong thời gian tới.

Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh, chiến lược marketing của Du lịch Việt Nam xác định Nhật Bản là một trong những thị trường ưu tiên, cần tập trung triển khai hoạt động xúc tiến, quảng bá, trong đó hướng tới phân khúc khách theo nhóm gia đình, khách nữ, khách cao tuổi và du lịch học đường. Những sản phẩm du lịch di sản, trải nghiệm văn hóa, ẩm thực, du lịch nghỉ dưỡng, sức khỏe sẽ ưu tiên cho thị trường khách Nhật Bản. Bên cạnh các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, và các tỉnh khu vực miền Trung như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ninh…, thời gian tới, một số điểm đến mới như Ninh Bình, Sapa (Lào Cai), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng), Phú Quốc (Kiên Giang) sẽ tiếp tục được giới thiệu tới thị trường du lịch Nhật Bản.

Để phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được hiệu quả, hướng tới mục tiêu đón 2 triệu khách du lịch giữa hai bên trong thời gian tới, Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh đề xuất một số nội dung: tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nội dung hợp tác hai bên đã ký kết, trong đó bao gồm triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; duy trì trao đổi thông tin thường xuyên về thị trường, sản phẩm và nhu cầu của khách, đề xuất chính phủ hai nước tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi khách hai bên; hai bên hỗ trợ lẫn nhau tổ chức các sự kiện xúc tiến du lịch tại Việt Nam và Nhật Bản, lồng ghép nội dung quảng bá của hai bên vào các sự kiện, đặc biệt là các hoạt động của JATA và JNTO; duy trì tham gia các hội chợ, sự kiện du lịch lớn do hai bên tổ chức.

Tại hội thảo, đại diện các chính quyền địa phương Nhật Bản và Việt Nam cũng có buổi tọa đàm về xúc tiến giao lưu địa phương nhằm trao đổi về nỗ lực xúc tiến thu hút khách của địa phương và việc tăng cường mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Anh Minh

Bạn đang đọc nội dung bài viết Miến Điện Và Việt Nam, Lịch Sử Sẽ Song Hành? trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!