Đề Xuất 6/2023 # Mối Quan Hệ Cộng Sinh Giữa Du Lịch Nội Địa Và Hàng Không Giá Rẻ # Top 11 Like | Tuvanduhocsing.com

Đề Xuất 6/2023 # Mối Quan Hệ Cộng Sinh Giữa Du Lịch Nội Địa Và Hàng Không Giá Rẻ # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mối Quan Hệ Cộng Sinh Giữa Du Lịch Nội Địa Và Hàng Không Giá Rẻ mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sôi động phân khúc hàng không chi phí thấp

Theo số liệu thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, năm 2016, tổng số hành khách đi qua đường hàng không ước đạt 52,2 triệu lượt người, tăng hơn 29% so với năm 2015. Đặc biệt, thị trường hành khách nội địa đạt 28 triệu lượt khách, tăng 30% so với năm trước đó.

Điểm đáng chú ý trong báo cáo trên là xu hướng sử dụng hình thức dị vụ vận tải của các Hãng hàng không giá rẻ tăng trưởng mạnh mẽ. Ước tính, có đến 15 triệu lượt khách sử dụng hàng không giá rẻ trong năm 2016, chiếm gần 55% tổng lượng hành khách vận chuyển trên các đường bay nội địa.

Lượng hành khách sử dụng hàng không giá rẻ thay các phương tiện như đường bộ, đường sắt ngày càng phổ biến hơn, bởi việc không chỉ  tiết kiệm thời gian di chuyển đi rất nhiều mà chi phí còn ở mức cạnh tranh. Theo số liệu từ nghiên cứu của CTCP Chứng khoán Bản Việt cho thấy:” Thời gian di chuyển giữa các chặng phổ biến như chúng tôi – Hà Nội và chúng tôi – Đà Nẵng bằng máy bay chỉ bằng 1/15-1/17 so với đường bộ và đường sắt, trong khi chi phí ở mức tương đương và nếu bạn chọn mua đúng dịp thì còn rẻ hơn nhiều so với các hình thức vận chuyển đường bộ và sắt“.

 

So sánh thời gian di chuyển đường bộ và đường Hàng không

 

Thống kê cho thấy, tỷ lệ khách hàng di chuyển bằng đường hàng không trong tổng dân số Việt Nam đã tăng từ mức 0,5% (năm 2012) lên 0,8% tại thời điểm 6 tháng đầu năm 2016. Điều này góp phần chứng tỏ rằng xu hướng thay thế đường bộ, đường thủy và đường sắt bằng đường hàng không ngày một tăng và ngày càng đânhs mất thị phần “Thượng Đế“.

Sự tăng trưởng vượt trội này đến từ việc các hãng hàng không giá rẻ đã đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa, nổi bật nhất là Vietjet và Jetstar Pacific với việc mở rộng mạng đường bay và tăng tần suất trên các đường bay nội địa, khai thác 50 đường bay giữa Hà Nội, Đà Nẵng và chúng tôi tới 17 sân bay địa phương.

 

 

Bên cạnh các đường bay nội địa, các hãng hàng không cũng đang đầu tư mạnh vào các đường bay quốc tế. Năm 2016, hàng loạt các đường bay quốc tế đã được Jetstar Pacific mở ra như chúng tôi – Hồng Kông; Hà Nội – Quảng Châu; Đà Nẵng – Đài Bắc… Trong khi đó, Vietjet cũng mở thêm một số đường bay như Hà Nội – Siem Reap (Campuchia), Hải Phòng – Seoul (Hàn Quốc), chúng tôi – Hồng Kông… Tính đến thời điểm hiện tại, Hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air đang soán ngôi Vietnam Airlines trở thành Hãng hàng không lớn nhất Việt Nam.

Thị trường hàng không giá rẻ phân khúc quốc tế tại Việt Nam cũng đang ngày càng chứng tỏ được sức hút và sôi động với sự tham gia của nhiều tên tuổi đến từ nước ngoài, trong đó có thể kể đến Malindo Air (Malaysia), Cambodia Angkok Air, hay gần nhất là Vanilla Air (Nhật Bản)…

Ngành du lịch hưởng lợi từ việc Hãng hàng không giá rẻ 

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2016, ngành du lịch Việt Nam có sự bứt phá ngoạn mục khi lần đầu tiên chạm mốc 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế, mức cao nhất từ trước đến nay và tăng trưởng 25% so với năm 2015. Cũng trong năm 2016, du lịch Việt Nam đã phục vụ 62 triệu lượt khách nội địa, gấp 5,3 lần so với năm 2001. Tổng doanh thu của ngành du lịch năm 2016 ước đạt 400.000 tỷ đồng.

Với việc đa dạng hóa đường bay, tần suất bay và giảm chi phí, hàng không chi phí thấp được đánh giá một trong những nhân tố quan trọng giúp ngành du lịch Việt tạo được thành công ấn tượng trong năm vừa qua. Bên cạnh đó, các hãng hàng không chi phí thấp thường xuyên phối hợp với hệ thống công ty lữ hành tổ chức các tour du lịch hấp dẫn, giá cả phù hợp cũng góp phần thúc đẩy du lịch.

Năm 2017, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 11,5 triệu lượt khách quốc tế, 66 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 460.000 tỷ đồng. Sau bộ phim bom tấn “Kong: Skull Island” vừa được ra rạp trong thời gian qua, những điểm đến của Việt Nam trong những phân cảnh “Đảo đầu lâu” hứa hẹn du lịch Việt Nam sẽ còn đón một lượng khách vô cùng lớn trong thời gian tới. Đây đồng thời là dấu hiệu tích cực cho thấy ngành hàng không Việt Nam sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong tương lai nếu biết nắm bắt cơ hội.

 

Những bối cảnh tuyệt đẹp tại Quảng Bình trong bộ phim “Kong: Skull Island”

So với khu vực, hàng không chi phí thấp ở Việt Nam vốn còn rất nhiều tiềm năng so với các nước trong khu vực. Ở Thái Lan, Malaysia hay Philippines, thị phần hàng không chi phí thấp đạt xấp xỉ 70%, trong khi ở Việt Nam tỷ lệ này mới đạt 55%. Vietjet hay Jetstar đều có kế hoạch mở thêm nhiều đường bay mới trong thời gian tới là nhân tố thúc đẩy du lịch phát triển.

Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA), năm 2017, Việt Nam sẽ là một trong 7 thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng vận chuyển hành khách quốc tế đạt 6,9%.

Phan La

(Nguồn: Sưu tầm)

Vé máy bay giá rẻ Hà Nội Cần Thơ

Vé máy bay giá rẻ Hà Nội Sài Gòn

Vé máy bay giá rẻ Hà Nội Phú Quốc

Vé máy bay giá rẻ Sài Gòn Hải Phòng

Vé máy bay giá rẻ Sài Gòn Đà Nẵng

Mối Quan Hệ Giữa Công Ty Du Lịch Thanh Niên Xung Phong Và Ông Lê Tấn Hùng

Công ty Cổ phần du lịch Thanh niên xung phong từng được xem là “người nhà” của Công ty TNHH MTV Dịch Vụ Công ích Thanh Niên Xung Phong thuộc Lực lượng Thanh niên Xung phong TPHCM mà ông Lê Tấn Hùng từng là Chỉ huy trưởng.

Thông tin trên báo Lao Động, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can Trần Văn Cường về tội tham ô tài sản.

Bị can Trần Văn Cường (SN 1976) là là Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Thanh niên xung phong (VYC Travel). Công ty này cùng với Công ty Thương mại dịch vụ lữ hành Hòa Bình Quốc tế đã “hợp tác” với Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) trong việc ký khống các hợp đồng tham quan học tập kinh nghiệm nước ngoài hơn 13 tỉ đồng.

Được biết, VYC Travel có trụ sở đóng trên đường Nguyễn Cư Trinh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, chúng tôi được thành lập vào ngày 22/9/1990 theo Quyết định số 18/QĐ.TNXP với tên gọi ban đầu là Trung tâm Dịch vụ Du lịch Thanh niên Xung phong.

Ngày 5/10/2007, UBND chúng tôi ra quyết định chuyển Trung tâm Du lịch Thanh niên Xung phong thành Công ty Cổ phần Du lịch Thanh niên Xung phong. Bên cạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, VYC Travel còn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác như: vận chuyển hành khách, nhà hàng, khách sạn, tư vấn, thương mại,…

Qua tìm hiểu, VYC Travel là công ty từng thuộc Công ty TNHH MTV Dịch Vụ Công ích Thanh Niên Xung Phong (đóng trên đường Yersin, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, với 100% vốn nhà nước).

Điều đáng nói Công ty TNHH Dịch Vụ Công ích Thanh Niên Xung Phong là một trong những đơn vị thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong (trực thuộc UBND TP.HCM). Ông Lê Tấn Hùng từng có một thời là lãnh đạo cao nhất của Lực lượng Thanh niên xung phong TP.HCM.

Theo đó, năm 1990, ông Hùng là cán bộ công ty Sapsimes thuộc Lực lượng Thanh niên Xung phong, chỉ sau 3 năm làm cán bộ đến năm 1993, ông Hùng giữ vị trí Phó giám Xí nghiêp đầu tư phát triển đô thị, đến năm 2000 thì giữ cương vị Giám đốc Công ty đầu tư và xây dựng Thanh niên Xung phong.

Tiếp sau đó, sự nghiệp của ông Hùng thăng tiến, khi được thăng chức Phó chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên Xung phong vào năm 2004, quyền Chỉ huy trưởng vào năm 2007 và chính thức trở thành Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên Xung phong từ tháng 2008.

Ngày 6/5/2014, Chủ tịch UBND Thành phố Lê Hoàng Quân đã ký Quyết định số 88/QĐ-UBND-TC về điều động và bổ nhiệm ông Lê Tấn Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy Trưởng Lực lượng Thanh niên Xung phong, đến nhận công tác và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI).

Sau 2 năm nhận chức, vào năm 2016 ông Lê Tấn Hùng đã thay mặt SAGRI ký 10 hợp đồng tham quan, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài có tổng giá trị hơn 13,3 tỷ đồng với hai công ty du lịch.

Trước đó, báo Người Lao Động đưa tin, ngày 23/8, Bộ Công an cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) tiến hành mở rộng điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty SAGRI.

Qua quá trình điều tra, ngày 22/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự “Tham ô tài sản”, xảy ra tại Tổng Công ty SAGRI, quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Ngoài ra, Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố bị can về hành vi “Tham ô tài sản”, quy định tại khoản 4, Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, gồm: Lê Tấn Hùng (SN 1963; trú tại số 22 Bis Trương Định, phường 6, quận 3, chúng tôi cựu Tổng giám đốc SAGRI và Nguyễn Thị Thúy (SN 1966; trú tại số 001 chung cư Nguyễn Tri Phương, 7A Thành Thái, phường 14, quận 10, chúng tôi nguyên Kế toán trưởng SAGRI.

Bị can Lê Tấn Hùng và Nguyễn Thị Thúy đã bị bắt tạm giam vào ngày 6 và 7/8/2019.

Bên cạnh đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng ra quyết định khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn và Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với các bị can về hành vi “Tham ô tài sản”, quy định tại khoản 4, Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015.

Danh sách các bị can bao gồm Trần Văn Trường (SN 1976, trú tại số 88 đường số 3, phường Tân Kiểng, quận 7, TP.HCM), Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Thanh niên xung phong; Đỗ Sĩ Hoài Thanh (SN 1977, trú tại Phòng 705 Lô B2, chung cư EHOME3, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP.HCM), Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Du lịch Thanh niên xung phong; Đoàn Quang Hồi (SN 1972 trú tại Số 521/69C Cách Mạng Tháng Tám, phường 13, quận 10, TP.HCM), Giám đốc Công ty TNHH TMDV Lữ hành Hòa Bình Quốc tế; Nguyễn Thị Nguyên (SN 1968 trú tại số 151/67/52/7 đường Liên Khu 4-5, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP.HCM), Kế toán trưởng Công ty TNHH TMDV Lữ hành Hòa Bình Quốc tế.

Các bị can Trần Văn Trường, Đỗ Sĩ Hoài Thanh, Đoàn Quang Hồi và Nguyễn Thị Nguyên bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt bị can để tạm giam.

Nguyễn Thị Tuyết Mai (SN 1980; trú tại số 364/14 Thoại Ngọc Hầu, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, chúng tôi Trưởng phòng Nhân sự – Hành chính. Bị can Nguyễn Thị Tuyết Mai bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.

Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, ngày 24/8/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã thi hành các quyết định tố tụng nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.

Văn Hóa Du Lịch Mối Quan Hệ Trong Việc Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Du Lịch Ở Việt Nam

18 Tháng Giêng 2017          9033 lượt xem

Đặt vấn đề

Du lịch văn hóa là xu hướng của nhiều nước. Loại hình du lịch này rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, rất tốt cho hoạt động xóa đói giảm nghèo quốc gia, vì vậy phải được xem là hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Khi xác định hướng đi “văn hóa gắn với du lịch”, người làm du lịch phải có một trình độ nhất định, được đào tạo bài bản về văn hóa nghệ thuật, để có thể tạo được những hiệu ứng từ các hoạt động biểu diễn, lưu lại được những giá trị và ấn tượng văn hóa trong lòng du khách, chứ không chỉ khai thác ánh sáng, âm thanh, mầu sắc đơn thuần…

Như là một biểu thị của nhu cầu mang “tính người”, du lịch dưới bất cứ hình thức nào cũng hướng tới việc tiếp xúc, giao lưu, học hỏi và mở mang về văn hóa. Trong bối cảnh ngành du lịch ở Việt Nam đang trên đà phát triển, song vẫn tồn tại một số bất cập, thì lĩnh vực này cũng cần được xem xét từ góc nhìn  văn hóa. Khi xác định du lịch như hành vi thỏa mãn văn hóa, cũng tức là cần xác lập các tiêu chí để làm nên một “văn hóa du lịch”. Thiết nghĩ, văn hóa du lịch được thể hiện trên hai phương diện: một là văn hóa của du lịch và hành vi văn hóa của người làm du lịch. Văn hóa của du lịch là dấu ấn riêng, độc đáo, tạo nên bản sắc của văn hóa mỗi cộng đồng. Ðó là yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn đối với du khách.

            Mối quan hệ văn hóa và du lịch ?

            Trong những năm gần đây có một vài nhận xét cho rằng, văn hóa và du lịch đã có sự gắn kết, tuy nhiên đó mới chỉ là mang tính tự phát, nên chưa thực sự phát huy hiệu quả. Du lịch và văn hóa cần nhìn về một hướng. Nguyên nhân của hiện trạng này thuộc về cả hai phía. Hầu hết các đơn vị văn hóa chưa xây dựng chương trình biểu diễn trở thành sản phẩm du lịch, hay nói cách khác chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch. Các công ty lữ hành hiểu nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch nhưng chưa thực sự nhập cuộc, không chủ động giới thiệu với khách những sản phẩm văn hóa của dân tộc. Một lý do nữa là kinh phí và nhân lực của các hoạt động biểu diễn đa phần được hoạch định một cách cảm tính, nhiều thay đổi, không theo xu hướng kinh tế thị trường mang mầu sắc thực sự là sản phẩm du lịch, mà theo xu hướng làm nghệ thuật, gây nhiều trở ngại cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chuyên nghiệp.

            Nói mối quan hệ văn hóa và du lịch, người ta thường nghĩ đến những lễ hội. Những lễ hội cũng là một phần quan trọng của đời sống văn hóa, có hàm chứa yếu tố nghệ thuật. Nhưng không phải cứ có biểu diễn nghệ thuật là trở thành lễ hội, mặt khác những lễ hội được tổ chức phần nào sơ sài, dàn trải bốn mùa trong năm, ở hầu như tất cả các địa phương trên cả nước, đã bắt đầu cho thấy sự nhàm chán và lặp lại nhau, chưa nói đến sự phản cảm khi khâu tổ chức  làm sơ sài, đơn điệu. Phần lớn các chương trình khai trương lễ hội du lịch hiện nay mang tính chất “sân khấu hóa” và có xu hướng lễ hội hóa ở tất cả các địa phương có một kịch bản na ná giống nhau… Ở một góc nhìn khác, tình trạng mô phỏng, manh mún, thiếu sáng tạo trong xây dựng văn hóa của du lịch còn được bổ sung bởi hành vi thiếu “tính văn hóa” của một số người làm du lịch, trong một số trường hợp họ đã làm thất vọng du khách. Thái độ thiếu niềm nở, hay miễn cưỡng niềm nở khi đón tiếp du khách là hình ảnh còn gặp mỗi khi tới các điểm du lịch.

            Thổi hồn văn hóa vào du lịch…

Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục… gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng… để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ.

Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương – nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo. Khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.

Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội. Những quốc gia phát triển mạnh du lịch văn hóa là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, và một số nước thuộc khu vực Nam Mỹ….

            Hầu hết các quốc gia thường khai thác các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, lễ hội, thể thao, giải trí… để phát triển du lịch. Sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa nghệ thuật và du lịch đã làm cho những sự kiện văn hóa, nghệ thuật trở thành một thương hiệu của một lễ hội vượt ra khỏi tầm địa phương, quốc gia mà còn là mang một giá trị của thế giới.

Trong những năm qua, Việt Nam đã tổ chức rất thành công những sự kiện lớn gây được sự chú ý đến các quốc gia trong khu vực và quốc tế. Có thể kể đến như Festival nghệ thuật Huế, Festival biển Nha Trang, Carnavan biển Hạ Long, Festival cồng chiêng Tây Nguyên, Hành trình Di sản miền Trung… Những lễ hội trên đã trở thành “hiệu ứng văn hóa” không chỉ còn của địa phương mà là sự hòa quyện, giao thoa của văn hóa Việt Nam với các đoàn nghệ thuật trên thế giới cùng tham gia để lại trong lòng du khách bốn phương.

Việt Nam, ngoài những tiềm năng du lịch đã được khai thác như cảnh quan thiên nhiên, nghỉ dưỡng, ẩm thực, chữa bệnh… còn một tiềm năng ở tầm sâu hơn, nhưng hứa hẹn một khả năng phát triển phong phú bội phần, đó là tiềm năng văn hóa nghệ thuật. Gắn bó sâu sắc với đời sống tinh thần của người Việt, với non nước hữu tình của dân tộc Việt, những hình thái nghệ thuật đã trở thành một phần không thể thiếu, có thể xem như linh hồn của người Việt. Nhưng bao nhiêu năm qua, chúng ta chỉ quan tâm khai thác du lịch bằng cái thế giới bên ngoài, cái thế giới vật chất hữu hình, với những ưu đãi của thiên nhiên, mà ít quan tâm đến việc giới thiệu đời sống tinh thần của dân tộc. Nếu những giá trị ấy được giới thiệu một cách chiến lược, có phong cách, có định hướng thì du lịch Việt Nam mới có thể có được cái bản sắc độc đáo riêng, không hề lặp lại bất kỳ ai khác trong thế giới du lịch đang ngày một phát triển phong phú và đa dạng hiện nay. Hãy làm khơi dậy và khai thác những di tích lịch sử, những truyền thuyết, những giá trị văn hóa nghệ thuật trở thành những sản phẩm du lịch, chương trình du lịch độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Câu chuyện khai thác giá trị văn hoá làng nghề truyền thống trong việc phát triển du lịch cộng đồng

            Trong những năm qua, ngành du lịch đã có những bước phát triển đáng kể khi nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các khu du lịch lớn nhằm khai thác lợi thế về cảnh quan, lịch sử, văn hóa, con người để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đang chuyển dần sang xây dựng các điểm du lịch mới mang tính tiên tiến, hiện đại. Trong khi đó, du lịch lễ hội văn hóa, làng nghề truyền thống là một thế mạnh và nét đặc trưng vốn có của du lịch Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với khách du lịch quốc tế khi đến tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Việc khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống như một chiến lược phát triển bền vững gắn với cộng đồng dân cư địa phương. Đồng thời giữ gìn những nét bản sắc văn hóa của các địa phương đã đi vào tiềm thức của quốc gia, của dân tộc.

Lịch sử nông thôn Việt Nam gắn liền với các thôn xóm và các làng nghề, đó là những đặc trưng cơ bản trong truyền thống kinh tế, văn hóa của xã hội nông thôn Việt Nam. Hiện đại hóa công nghệ truyền thống và truyền thống hóa công nghệ hiện đại là một nội dung của chiến lược công nghiệp hóa ở Việt Nam. Các làng nghề sẽ là cầu nối giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền thống và hiện đại và là nấc thang phát triển quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa nông thôn nước ta. Chúng đã góp phần đáng kể đối với sự phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đặc biệt hơn cả là đối với vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động.

            Làng nghề du lịch là một không gian lãnh thổ nông thôn, ở đó người dân không những tổ chức sản xuất một hoặc một số sản phẩm thủ công truyền thống mà còn cung cấp các dịch vụ phục vụ và thu hút khách du lịch. Phát triển du lịch làng nghề được coi là một hướng đi rất quan trọng để gìn giữ, giới thiệu, bảo tồn và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc, của quốc gia. Phát triển mô hình du lịch làng nghề còn có tác dụng hỗ trợ đắc lực cho khu vực nông thôn chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế theo hướng phát triển bền vững trong tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, ở mỗi làng nghề du lịch là sự kết hợp với tìm hiểu văn hóa, tín ngưỡng và phong tục tập quán của bản thân làng nghề đó, để có thể tìm ra những nét độc đáo, gây ấn tượng cho du khách. Nếu trong một chương trình du lịch đúng dịp làng nghề tổ chức các lễ hội tôn vinh tổ nghề thì đó sẽ là dịp may hiếm có cho du khách và không thể bỏ qua. Các công ty du lịch cần tận dụng tốt những cơ hội như vậy để sắp xếp chương trình và thực hiện đan xen vào những điểm du lịch khác.

            Du lịch làng nghề không chỉ đơn thuần là đến xem các nghệ nhân làng nghề làm ra sản phẩm, hay đến mua sắm, tham quan làng nghề mà khách du lịch còn mong muốn được tìm hiểu những giá trị nhân văn trong nó, những giá trị phi vật thể tồn tại hàng ngàn năm. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu khách du lịch thì nên tổ chức, khôi phục lại các lễ hội làng nghề để thấy được xuất xứ làng nghề, ông tổ đã sinh ra nghề… và thấy được nét đẹp trong nghề đó. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới khi khai thác các làng nghề hoặc lễ hội truyền thống làm sản phẩm kinh doanh du lịch là họ sử dụng hình thức “3 cùng” gần giống với mô hình “homestay”. Đó là khách du lịch “ăn cùng, ở cùng và làm cùng” với những người dân bản địa của một làng nghề truyền thống nào đó. Với hình thức này, việc kéo khách du lịch cùng hòa vào cuộc sống của người dân bản địa sẽ làm cho thời gian của một chương trình du lịch được dài hơn. Đồng thời sự hứng thú đối với khách du lịch sẽ được tăng lên khi chính họ tận hưởng thành quả do chính bàn tay mình làm ra dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân làng nghề.

Một điều dễ nhận thấy là khách du lịch quốc tế đi du lịch Việt Nam thường rất thích tìm hiểu phong tục, tập quán, lối sống của con người Việt Nam, chính vì thế, những chương trình du lịch làng nghề sẽ là cách hay nhất để giới thiệu với bạn bè quốc tế về một Việt Nam đang cố gắng gìn giữ những di sản cha ông để lại và phát huy, sáng tạo nó. Khách đến tham quan làng nghề sẽ được tận mắt chứng kiến những tinh hoa mà cha ông ta để lại và được biết nhiều hơn về văn hóa, lối sống Việt Nam.

Trong các hoạt động của du lịch có tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ ngơi và mua sắm thì việc đến thăm các làng nghề truyền thống luôn giữ một vị trí quan trọng trong chương trình du lịch, là điểm đến thú vị để du khách trong và ngoài nước có cơ hội tham quan, tìm hiểu nghề, mua sắm đồ dùng, mua hàng lưu niệm. Để đáp ứng nhu cầu của du khách, thách thức mới đặt ra đối với các nhà quản lý ngành và các cấp chính quyền địa phương là phải tạo ra sản phẩm làng nghề hấp dẫn, độc đáo mang nét đặc thù riêng nhằm thu hút ngày càng đông các đoàn khách đến địa phương mình đồng thời tạo cơ hội bán hàng tại chỗ tạo thêm công ăn việc làm cho người dân sở tại nhờ dịch vụ du lịch, góp phần tăng nguồn thu cho người dân, tăng ngân sách cho địa phương và xã hội. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng của các cấp chính quyền ở các địa phương, nhưng nhiều năm qua mới chỉ có một số làng nghề được khai thác đưa vào các chương trình du lịch của một số doanh nghiệp lữ hành. Hơn nữa, việc khai thác này cũng còn rất khiêm tốn chưa được tổ chức một cách quy mô lớn, có hệ thống và chủ yếu mang tính tự phát từ phía các doanh nghiệp lữ hành do nhu cầu đa dạng sản phẩm du lịch cho khách trong chương trình du lịch.

            Việt Nam có tiềm năng rất to lớn về làng nghề, sản xuất làng nghề và du lịch làng nghề. Đặc biệt, có những làng nghề, phố nghề tồn tại đến cả nghìn năm tuổi. Truyền thống lịch sử về phát triển làng nghề lâu đời, làng nghề truyền thống của là nguồn “tài sản” quý giá của dân tộc ta, đất nước ta. “Tài sản” đó không chỉ mang ý nghĩa kinh tế – xã hội mà còn thể hiện nền văn minh độc đáo của dân tộc Việt Nam. Sự phát triển của các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống hiện nay là một xu hướng tất yếu khách quan. Dưới góc độ của du lịch, làng nghề truyền thống chính là tài nguyên du lịch nhân văn, nó đã góp phần tạo ra sự phong phú, đa dạng, có giá trị cho sản phẩm du lịch trên hai phương diện. Đó là, những điểm tham quan du lịch và các sản phẩm của làng nghề cũng chính là sản phẩm phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên, phát triển du lịch làng nghề trong thời gian qua còn mang tính tự phát. Số làng nghề được chọn làm điểm du lịch còn hạn chế so với số lượng các làng nghề truyền thống hiện nay. Phần lớn các làng nghề được đầu tư về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, khả năng tổ chức, quản lý, vốn kiến thức thị trường và kỹ năng marketing ở địa phương đều thiếu và yếu. Bản thân các làng nghề thủ công truyền thống chưa thể tự điều tra, khảo sát nhu cầu khách du lịch, trong khi các tổ chức, hiệp hội làng nghề chưa khẳng định được vai trò của mình trong việc định hướng bảo tồn, phát triển du lịch làng nghề. Do vậy, để duy trì làng nghề, sản phẩm mang bản sắc văn hóa đích thực thì phải tạo môi trường tốt cho thợ thủ công, nghệ nhân sáng tạo và tôn vinh giá trị văn hóa nghề của họ… Để phát triển du lịch làng nghề, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành để thực hiện khâu tổ chức tiếp thị, hướng dẫn, phát triển du lịch làng nghề.

            Hiện nay có hai mô hình làng nghề du lịch đang được đầu tư phát triển. Một là, phát huy làng nghề truyền thống trên cơ sở vốn có tồn tại từ xa xưa của địa phương. Hai là, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu du lịch rồi đưa mô hình làng nghề vào đó rồi phục dựng không gian truyền thống để khai thác các giá trị sản phẩm văn hóa. Như vậy, các địa phương, tùy theo từng đặc điểm, quy hoạch của mỗi làng nghề mà lựa chọn mô hình phù hợp. Tuy nhiên, để phát triển bền vững du lịch làng nghề truyền thống, cần sự hỗ trợ đồng bộ của các cấp chính quyền, các ngành hữu quan, sự thống nhất trong các chủ trương, chính sách của Nhà nước và các giải pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch làng nghề trong hiện tại và tương lai của Việt Nam. Đây chính là hướng đi khai thác làng nghề truyền thống với phát triển du lịch cộng đồng bền vững.

            Thay cho lời kết

            Muốn gắn kết tốt hai lĩnh vực văn hóa và du lịch đòi hỏi những người làm du lịch phải được đào tạo trong một môi trường có sự gắn bó hữu cơ của văn hóa nghệ thuật, hiểu và cảm nhận được một cách sâu sắc những giá trị phi vật thể của nghệ thuật, nhận thức được sự khác nhau giữa việc tổ chức các sinh hoạt nghệ thuật với việc tổ chức biểu diễn đơn thuần, đi đến gắn nghệ thuật với du lịch theo tinh thần nâng hoạt động thưởng thức nghệ thuật lên một đẳng cấp văn hóa khác.

            Song song với việc xây dựng chương trình đào tạo giao thoa, các trường cần có những hoạt động ngoại khóa, các chương trình liên kết mà ở đó trong mỗi sự kiện đều có sự tham gia của các sinh viên của ngành nghệ thuật cũng như ngành du lịch cùng thực hiện. Việc tiếp cận khai thác các giá trị nghệ thuật trong lĩnh vực du lịch là hướng đi tất yếu của các trường văn hóa nghệ thuật và du lịch trong tương lai. Việc biến các chương trình biểu diễn thành sản phẩm du lịch là quá trình tái đầu tư đối với văn hóa nghệ thuật.

ThS. Đoàn Mạnh Cương

Du Lịch Singapore Giá Rẻ, Trợ Giá Hàng Không Singapore

Ngày 1: Hành trình Hà Nội – Singapore (Ăn chiều)

Xe đoán đoàn ra sân bay đáp chuyến bay VN611(10h40- 14h50) đến Singapore. Bắt đầu Tour du lịch Singapore giá rẻ

Đến sân bay Changi – Singapore, đoàn đi tham quan các địa diểm du lịch nổi tiếng của Singapore: Toà nhà Quốc hội lịch sử, Toà án tối cao, Toà thị chính, Nhà hát Esplanade, Vịnh Marina Bay, Công viên sư tử biển Merlion Park …

Sau đó xe đưa quý khách về khách sạn nhận phòng nghỉ ngơi, ăn tối.

Sau khi ăn tối tại nhà hàng, hướng dẫn viên địa phương đưa Quý khách tham gia chương trình khám phá Singapore về đêm ” Singapore by Night ” với nhiều chương trình hấp dẫn.

Đoàn ăn sáng và đi tham quan Chùa Răng Phật. Sau đó, đoàn lên đỉnh núi Faber Mountain – đỉnh cao nhất của Singapore ngắm toàn cảnh hải Cảng Singapore.

Tiếp tục hành trình du lịch Singapore, đoàn tham quan và mua sắm tại: – Cửa hàng vàng bạc, đá quý, – Cửa hàng bán dầu gió + Collagen dưỡng da – các sản phẩm truyền thống nổi tiếng của Singapore.

Quý khách ăn trưa tại nhà hàng ” Korean BBQ ” với các món nướng Hàn Quốc

Xe và hướng dẫn viên đưa quý khách tham quan Khu du lịch Sentosa, Bảo Tàng Sáp, Tháp Merlion tower đ Sau khi ăn tối, quý khách thưởng thức màn trình chiếu nhạc nước Wonder Full Show vô cùng đẹp mắt và thú vị.

Quý khách đi tham quan và chụp ảnh bên ngoài vườn năng lượng Gardens by the Bay, tham quan khu vườn trong nhà kính mái vòm với hàng nghìn loai thục vật khác nhau.

Sau đó, Đoàn tiếp tục hành trình du lịch Singapore giá rẻ với chuyến thăm quan vườn chim Jurong Bird Park – Vườn chim lớn nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Sau bữa trưa, đoàn tự do mua sắm tại khu Orchard Road: Takashimaya, Orchard, Marina Square Mall, Bugis …

Ăn tối tại nhà hàng “Buffet lẩu hải sản tươi sống – Free Flow Seafood Steamboad”. Nghỉ đêm tại khách sạn.

Quý khách tự do mua sắm, nghỉ ngơi.

Sau giờ ăn trưa quý khách ra sân bay làm thủ tục xuất cảnh về Việt Nam trên chuyến bay VN660 (15h50 – 18h10).

Máy bay hạ cánh tại sân bay Nội Bài, chia tay và hẹn gặp lại Quý khách trong những chuyến đi lần sau. Kết thúc tour du lịch Singapore giá rẻ.

Chuyến đi không bao gồm

Ghi chú

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mối Quan Hệ Cộng Sinh Giữa Du Lịch Nội Địa Và Hàng Không Giá Rẻ trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!