Đề Xuất 3/2023 # Nam Định: Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Biển # Top 10 Like | Tuvanduhocsing.com

Đề Xuất 3/2023 # Nam Định: Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Biển # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nam Định: Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Biển mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nam Định có bờ biển dài 72km với nhiều tiềm năng giá trị đã được đưa vào khai thác để phát triển kinh tế du lịch biển. Cụ thể đã hình thành các khu du lịch biển Thịnh Long (Hải Hậu), Quất Lâm (Giao Thủy). Khu vực ven biển còn có các làng nghề khai thác, đánh bắt, chế biến hải sản với phong tục, tập quán sinh hoạt đậm nét văn hóa của nền văn minh lúa nước sông Hồng. Đặc biệt, Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Giao Thủy) với hệ sinh thái rừng ngập mặn, nơi dừng chân của các loài chim di trú là điểm Ramsar quốc tế đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á được đánh giá là điểm tham quan, trải nghiệm hấp dẫn. Tuy nhiên, đến nay du lịch biển của tỉnh chưa thu hút được lượng khách như mong đợi, lượng du khách sử dụng dịch vụ lưu trú, mức chi tiêu của du khách thấp, đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế địa phương ở mức khiêm tốn.

Du khách trải nghiệm dịch vụ ngắm cảnh làng quê ven biển tại bãi biển Thịnh Long.

Trước thực trạng này, tỉnh định hướng các cấp, ngành, địa phương có biển phải tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để khai thác tiềm năng, thế mạnh vùng kinh tế biển, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế du lịch biển. Theo đó, để phát triển ngành du lịch biển, huyện Hải Hậu xác định giai đoạn 2020-2025 sẽ tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật. Chú trọng phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng tại bãi biển Thịnh Long, khu nhà thờ đổ xã Hải Lý. Tăng cường mối liên kết giữa các điểm du lịch biển với các điểm du lịch khác trên địa bàn huyện, tỉnh; hình thành các tour du lịch biển, nghỉ dưỡng dài ngày kết hợp với các loại hình vui chơi, giải trí, thi đấu thể thao. Hướng dẫn, hỗ trợ người dân sản xuất các sản phẩm phục vụ khách du lịch; tạo chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch, nhất là các sản phẩm hàng hóa du lịch từ tài nguyên biển, các sản phẩm đặc trưng của địa phương. Huyện Nghĩa Hưng xác định phát triển kinh tế biển (trong đó có du lịch biển) trở thành vùng kinh tế động lực là 1 trong 2 khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2020-2025 của huyện. Quản lý và thực hiện tốt các quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện: Quy hoạch hai bên tuyến đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển của tỉnh với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình; Quy hoạch hai bên tuyến đường bộ ven biển và cầu Thịnh Long đoạn qua Nghĩa Hưng; quy hoạch đô thị Rạng Đông. Thu hút mọi nguồn lực để xã hội hóa đầu tư hạ tầng kinh tế biển, triển khai xây dựng khu chức năng phía Nam và hình thành đô thị Rạng Đông theo hướng phát triển đa ngành, đa lĩnh vực như phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Hình thành các tổ hợp đô thị – thương mại – du lịch – dịch vụ chất lượng cao, khu vui chơi giải trí, khách sạn, resort, sân golf… gắn với du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng. Huyện Giao Thủy xác định giai đoạn 2020-2025 sẽ tập trung phát triển du lịch biển trên cơ sở khai thác những tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương. Khai thác có hiệu quả các điểm du lịch hiện có như Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Bảo tàng Đồng quê… Nâng cấp khu du lịch Quất Lâm trở thành khu du lịch cấp tỉnh. Tổ chức kết nối các điểm du lịch thành các tour du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm văn hóa, di tích lịch sử trên địa bàn huyện trong quan hệ hợp tác liên vùng. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng Giao Phong. Phấn đấu giai đoạn 2020-2025 ngành du lịch biển của huyện bình quân đón 550 nghìn lượt khách/năm; doanh thu du lịch bình quân đạt 200 tỷ đồng/năm.

Bên cạnh sự nỗ lực của các địa phương, tỉnh cũng chủ động xác định lộ trình, phương án huy động, sắp xếp nguồn lực để phát triển vùng kinh tế biển và thúc đẩy, khai thác tối đa tiềm năng du lịch biển theo quy mô liên vùng, bao trùm cả 3 địa phương có biển. Trong đó, chú trọng khuyến khích, tạo điều kiện thu hút đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch; khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương trong mối tương quan với du lịch của vùng. Trong Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 12-10-2020 thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2020-2025, Tỉnh ủy xác định: Tập trung triển khai Quyết định số 1453/QĐ-TTg ngày 24-9-2020 của Thủ tướng Chính phủ xây dựng Khu kinh tế Ninh Cơ thành trung tâm lớn trong giao thương quốc tế về công nghiệp, thương mại, du lịch và cảng biển của vùng Nam đồng bằng sông Hồng; tạo động lực trong phát triển kinh tế – xã hội của các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu. Xây dựng và phát triển các đô thị ven biển (Thịnh Long, Quất Lâm, Rạng Đông), trong đó xây dựng đô thị Thịnh Long – Rạng Đông trở thành thành phố trung tâm phía tây nam của tỉnh với chức năng phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. Từng bước xây dựng không gian kinh tế liên kết khu vực biển huyện Nghĩa Hưng gồm đô thị Rạng Đông Thịnh Long – KCN Dệt may Rạng Đông – Khu chức năng phía nam đô thị Rạng Đông theo hướng phát triển đa ngành, đa lĩnh vực. Tiếp tục đầu tư và hoàn thành các tuyến đường giao thông quan trọng, huyết mạch kết nối khu kinh tế biển của tỉnh với các khu du lịch trong vùng. Bên cạnh đó, tiếp tục phát triển các trung tâm vui chơi, giải trí để khai thác những điều kiện, lợi thế về cảnh quan, sinh thái, các giá trị văn hoá, tâm linh; cải tạo, nâng cấp và nâng cao chất lượng dịch vụ tại các khu du lịch truyền thống. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động phát triển du lịch; có chế độ ưu đãi phù hợp để thu hút nhân lực du lịch có trình độ cao, chuyên nghiệp về công tác tại địa phương; ưu tiên nguồn nhân lực là người dân địa phương phục vụ du lịch cộng đồng. Tạo điều kiện để doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch, áp dụng các giải pháp và công nghệ du lịch thông minh để cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng trải nghiệm của khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng của ngành. Nâng cấp trang thông tin điện tử về du lịch Nam Định; kết hợp sử dụng các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Youtube, Facebook, Instagram… để xây dựng hình ảnh và phát triển thương hiệu du lịch biển Nam Định. Đổi mới cách thức, nâng cao hiệu quả xúc tiến và quảng bá du lịch trong và ngoài nước, đảm bảo tính thống nhất, chuyên nghiệp, hiệu quả, giới thiệu được các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn của địa phương đến du khách và nhà đầu tư; chú trọng kết hợp nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm với các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch biển để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành du lịch trong giai đoạn mới./.

Bài và ảnh: Thanh Thúy

 

Phát Triển Kinh Tế Biển

20:54 18/06/2019 Trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Trung Đảng về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng xác định: Xây dựng du lịch biển có quy mô, tầm cỡ quốc gia, có vị trí trong khu vực…

Bến cá Đồ Sơn – Hải Phòng (Ảnh Trần Sơn)

Nằm ở vị trí trung tâm vùng duyên hải Bắc Bộ, đồng thời cũng là vùng đệm giữa vòng cung Đông Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng, Hải Phòng là nơi hội tụ của đa số các dòng sông phía Bắc đổ ra biển. Điều này đã hình thành cho Hải Phòng vùng bồi hơn 125 km bờ biển, có nhiều cửa sông lớn, bãi cát rộng, thuận tiện cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng.

Cách đây hơn 15 năm, ngày 5-8-2003, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết 32-NQ/TW về “xây dựng và phát triển Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”, trong đó xác định: Hải Phòng cần tập trung mọi nguồn lực để trở thành “một trọng điểm phát triển kinh tế biển; một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại lớn của cả nước và trung tâm dịch vụ, du lịch, thuỷ sản, giáo dục và y tế của vùng duyên hải Bắc Bộ”.

Như vậy, du lịch là một trong những mục tiêu phát triển chiến lược đã được Trung ương định hướng cho Hải Phòng, trên cơ sở những tiềm năng thực tế.

Nhìn từ góc độ tự nhiên, lợi thế cạnh tranh của du lịch biển Hải Phòng đã rất rõ. Trong đó, Cát Bà nổi tiếng với việc sở hữu quần thể gồm 367 đảo với kho lưu trữ sinh học tự nhiên vô giá, được Unesco công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cát Bà có nhiều loài động thực vật tầm giá trị toàn cầu, tiêu biểu là 3.860 loài trên cạn và dưới nước, có tới 130 loài được đưa vào “sách đỏ”, đặc biệt voọc đầu trắng đặc hữu trên thế giới chỉ còn phân bố duy nhất ở Cát Bà.

Chưa kể hệ sinh thái quần đảo đá vôi thuộc diện lớn nhất Châu Á, tạo thành chuỗi kế tiếp những rừng nhiệt đới nguyên sinh, rừng ngập mặn, vùng triều, hồ nước mặn, rạn san hô… Điều quan trọng là, qua hàng chục nghìn năm tiến hóa, Cát Bà vẫn cơ bản giữ được tính nguyên thủy, tạo sức hút lý tưởng đối với du khách thập phương.

Cũng như Cát Bà, khu du lịch Đồ Sơn thu hút khách nhờ được thiên nhiên ban tặng một địa thế lý tưởng, với dãy núi 9 ngọn kéo thành một bán đảo dài hơn 20km trên miền thềm lục địa, được ví như con rồng hướng ra biển, tạo nên cảnh sơn thủy hữu tình. Chính vì vậy, sự hấp dẫn của Đồ Sơn mang sắc thái đặc trưng thuần túy của du lịch biển, với mọi sự thưởng ngoạn đều gắn với biển.

Riêng bãi biển Đồ Sơn với những dải cát mịn, bằng phẳng, mà khoảng có thể khai thác thành bãi tắm đã tới gần 5km, là một trong những bãi tắm tiềm năng được đánh giá lớn nhất Việt Nam. Cách đây vài chục năm, khả năng khai thác đã tương đối triệt để, khi Đồ Sơn được chia làm 3 khu 1, 2 và 3, nhưng hiện nay do gặp vấn đề về môi trường nước, nên nguồn vốn tự nhiên này của Đồ Sơn bị bỏ phí phần lớn.

Vẻ đẹp chùa tháp Tường Long – Đồ Sơn (Ảnh Trần Sơn)

Mặc dù vậy, với những gì đang hiện hữu vẫn đủ để khẳng định Đồ Sơn là tổng thể của một khu du lịch phức hợp, bao gồm cả tự nhiên và văn hóa, lịch sử… Ngoài vẻ đẹp cảnh quan như đã nói ở trên, vùng đất Đồ Sơn chứa đựng rất nhiều nét văn hóa đặc sắc.

Đặc biệt nhất có lẽ là văn hóa tín ngưỡng, với những ngôi chùa cổ, điểm nhất ấn tượng có thể kể đến chùa Hang (Cốc Tự) nằm ở ngay khu 1, tựa vào một hang đá tự nhiên có chiều cao 3,5m, rộng 7m, xuyên theo hình thang sâu vào lòng núi.

Theo lịch sử Phật giáo Việt Nam, cách đây hơn hai nghìn năm, một nhà sư Ấn Độ đã chọn nơi đây làm để tịnh tâm tu hành và truyền bá đạo Phật, bởi vậy chùa Hang cũng chính là di chỉ ghi dấu nơi phát tích đầu tiên của nền Phật giáo tại Việt Nam.

Một điểm nhấn nữa phải kể đến chùa tháp Tường Long, ngôi chùa nằm trên đỉnh núi Rồng thuộc phường Ngọc Xuyên, được xây dựng từ thời nhà Lý. Theo truyền tích, năm Mậu Tuất 1058 vua Lý Thánh Tông sau khi ngự giá qua biển đã dừng chân ghé lại, trong giấc mộng vua gặp rồng vàng bèn cho xây một tòa tháp đặt tên là Tường Long.

Giá trị càng được khẳng định khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 2630/QĐ-TTg ngày 31-12-2013 về thành lập khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ. Cùng với đó, thời gian qua, thành phố đã tập trung đầu tư khá lớn cho huyện đảo, nhằm cụ thể hóa mục tiêu để Bạch Long Vỹ trở thành một tụ điểm du lịch, đồng thời là trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá của vịnh Bắc Bộ.

Chưa hết, vùng đất cửa biển Hải Phòng còn lưu giữ khá nhiều những di sản lịch sử, văn hóa có giá trị. Hiện toàn thành phố có 470 di tích được xếp hạng, trong đó có 2 di tích đặc biệt cấp quốc gia là khu danh lam thắng cảnh quần đảo Cát Bà và đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Bảo).

Trong hàng trăm di tích khác cấp quốc gia và thành phố, nổi lên nhiều di sản vô giá như các lễ hội: chọi trâu (Đồ Sơn); đua thuyền rồng, vật cầu, minh thề (Kiến Thụy), hát đúm (Thủy Nguyên)… Đặc thù miền biển Hải Phòng cũng hình thành một nền văn hóa ẩm thực hấp dẫn, hội tụ đủ đặc sản cả 3 vùng nước mặn – ngọt – lợ.

Có thể nói, du lịch Hải Phòng đang trở mình mạnh mẽ với mục tiêu vươn ra biển lớn, sống với biển và làm giàu từ biển, khẳng định hướng đi đúng đắn là củng cố, phát triển kinh tế để làm nền tảng cho ổn định quốc phòng an ninh, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Tuy nhiên, trong một thời gian dài du lịch Hải Phòng chỉ quen với việc khai thác những gì có sẵn, nghĩa là phần lớn phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, nên chưa thực sự tạo ra sự bứt phá cho ngành “công nghiệp không khói”. Cụ thể là hiệu quả kinh tế du lịch thấp, cơ cấu và tỷ trọng du lịch trong nhóm ngành dịch vụ còn nhỏ bé.

Kết cấu hạ tầng du lịch thiếu đồng bộ, chưa nhiều những điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, mua sắm quy mô lớn, có sức hút. Sản phẩm du lịch mới chỉ dựa trên khai thác giá trị sẵn có, chưa độc đáo, hấp dẫn, bắt kịp xu hướng và nhu cầu thị hiếu của du khách.

Hy vọng trong tương lai gần, Hải Phòng sẽ hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 36-NQ/TW, tìm ra đáp số thiết thực giải bài toán trên, xứng đáng không chỉ là trung tâm du lịch xanh của Việt Nam, mà còn là điểm đến hấp dẫn mang tầm quốc tế, hòa nhịp vào mục tiêu tăng trưởng xanh mà thành phố đang hướng tới.

Lê Minh Thắng

tin bài cùng chuyên mục:

Định Hướng Phát Triển Du Lịch Trở Thành Ngành Kinh Tế Mũi Nhọn

(TITC) – Chiều ngày 15/7, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Hội nghị Định hướng phát triển ngành Du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, dưới sự chủ trì của đồng chí Vương Đình Huệ – Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Vũ Đức Đam -Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Bộ VHTTDL báo cáo Chính phủ dự thảo Đề án Phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn. (Ảnh: Báo Tổ quốc)

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Ngọc Thiện đã báo cáo Chính phủ dự thảo Đề án Phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Theo đó, để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch cần có các điểm nổi trội như đóng góp lớn vào nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhiều ngành và địa phương, tạo thu nhập và việc làm cho xã hội, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần ổn định xã hội… Đề án định hướng đến năm 2020, du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới, phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, thu hút 14-15 triệu lượt khách quốc tế, tăng trưởng bình quân 12-14%/năm trong giai đoạn 2015-2020; ngành Du lịch đóng góp 9-10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 29-32,5 tỷ USD, tăng trưởng 14-16% giai đoạn 2015-2020; tạo ra 3,5 triệu việc làm, trong đó có 1,02 triệu việc làm trực tiếp. Về dịch vụ lưu trú du lịch, tổng số buồng lưu trú là 600.000 buồng, trong đó 30-35% đạt chuẩn 3-5 sao.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng, ngành Du lịch cần khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch, huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển du lịch; tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục nhập cảnh; tăng cường giao thông quốc tế và nội địa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; tăng cường quản lý điểm đến bền vững và tạo môi trường du lịch văn minh, thân thiện; đẩy mạnh hợp tác liên ngành, liên vùng.

Các đại biểu tham dự hội nghị bày tỏ sự nhất trí cao đối với sự cần thiết và tầm quan trọng của đề án, đồng thời đề nghị ban soạn thảo phân định rõ vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương; những công việc cần triển khai ở từng cấp, ngành, doanh nghiệp du lịch và người dân; vị trí của từng vùng động lực phát triển du lịch; mối quan hệ liên ngành trong phát triển du lịch.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao sự nỗ lực của ban soạn thảo Đề án Phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn và những ý kiến đóng góp của 18 tỉnh, thành phố tham dự. Phó Thủ tướng khẳng định, thời gian qua du lịch Việt Nam đã có mức tăng trưởng nhanh, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước, có tác động tích cực, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Với tư cách ngành kinh tế du lịch, hoạt động du lịch cũng thúc đẩy các ngành liên quan phát triển.

Phó Thủ tướng yêu cầu cần phân tích, đánh giá kỹ tiềm năng lợi thế, cơ hội, thách thức của du lịch Việt Nam, đồng thời đúc rút thêm bài học kinh nghiệm của bạn bè quốc tế để ngành du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có.

Phó Thủ tướng cho rằng để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trước hết cần coi du lịch là một ngành kinh tế, phải xây dựng một tư duy kinh tế trong quản lý và vận hành. Từ đó có thước đo cụ thể về tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể về ngành kinh tế dịch vụ chứ không đơn thuần là các chỉ tiêu về số lượng khách du dịch.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ VHTTDL tiếp thu các ý kiến để tiếp tục hoàn thiện đề án trước khi trình Bộ Chính trị, trong đó chú trọng việc đánh giá thực trạng du lịch và chủ trương chính sách phát triển, xác định quan điểm, mục tiêu và cuối cùng là nội dung thực hiện.

Phó Thủ tướng kỳ vọng lần này sẽ có một Nghị quyết của Bộ Chính trị về du lịch và đánh giá đây là cơ hội để ngành du lịch phát triển và cất cánh.

TITC

Phát Triển Du Lịch Biển Việt Nam

Published on

Phát triển du lịch biển. Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Bãi biển đỏ tuyệt đẹp này nằm ở Bàn Cẩm, tỉnh Liêu Ninh, thuộc đông bắc Trung Quốc. Nơi đây cũng được coi là vùng đất ngập nước lớn nhất và tốt nhất bảo vệ những bãi đầm lầy hiếm có, quý giá của thế giới.

1. PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO VIỆT NAM NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 4 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS NGUYỄN TỐ UYÊN

2. CƠ HỘI NẰM Ở ĐÂU?

3. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ  Bờ Tây của Biển Đông – biển lớn và thuộc loại quan trọng nhất của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.  Vùng biển rộng 1 triệu km  Biển Đông bao bọc toàn bộ sườn phía Đông và phía Nam Việt Nam  Nhiều đảo, quần đảo

4. QUÀ CỦA TẠO HÓA  Tài nguyên khoáng sản, dầu mỏ. (Mỏ Bạch Hổ ở Bà Rịa – Vũng Tàu).  Hang động, vũng vịnh trên đảo.  Nguồn hải sản phong phú  Nhiều bãi tắm, bờ biển đẹp

5. NHẬN BIẾT ĐƯỢC NHỮNG CƠ HỘI VÀ TIỀM NĂNG NHƯ VẬY, ĐẢNG TA CÓ ĐỊNH HƯỚNG GÌ?

6. CÁC KÌ ĐẠI HỘI TRƯỚC ĐÂY  “Coi trọng phát triển kinh doanh du lịch biển, tổ chức tốt việc cung ứng cho tàu biển nước ngoài và các dịch vụ khác” – (Đại hội đảng IV.)  “Khai thác sự hấp dẫn của thiên nhiên, oo di sản văn hoá phong phú và các lợi thế khác của đất nước, mở rộng hợp tác với nước ngoài để phát triển mạnh du lịch”. – (Đại hội đảng VII.)

7. CÁC KÌ ĐẠI HỘI TRƯỚC ĐÂY  Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch (theo hướng du lịch văn hóa, sinh thái môi trường)  Huy động các nguồn lực tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng ở những khu vực du lịch tập trung, ở các trung tâm lớn.  Nâng cao trình độ văn hóa và chất lượng dịch vụ phù hợp với các loại khách du lịch khác nhau. (Đại hội Đảng VIII)

8. CÁC KÌ ĐẠI HỘI TRƯỚC ĐÂY  Đưa ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. – (Đại hội Đảng IX)  “Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch”. – (Đại hội Đảng X)

9. TỔNG KẾT  Văn kiện các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, trong đó nội dung liên quan đến du lịch là nền tảng cơ bản và có vai trò quan trọng nhất để ngành Du lịch cũng như các địa phương trong cả nước xác định rõ phương hướng phát triển ngành kinh tế du lịch, trong đó chú trọng du lịch biển, đảo.

10. NHÌN VÀO THỰC TẾ HIỆN NAY

11. DU LỊCH BIỂN Nhiều điểm du lịch biển nổi tiếng đã được đầu tư phát triển như:  Vịnh Hạ Long, bãi biển Trà Cổ, Vân Đồn, Quan Lạn, Minh Châu (Quảng Ninh);  đảo Cát Bà (Hải Phòng);  bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa);  bãi biển Cửa Lò (Nghệ An);  bãi biển Nhật Lệ (Quảng Bình);  vịnh Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế);  Bãi biển Non Nước, Mỹ Khê (Đà Nẵng);  bãi biển Cửa Đại (Quảng Nam);  bãi Dài, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa);  bãi biển Mũi Né (Bình Thuận);  Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu);  đảo Phú Quốc, Hà Tiên (Kiên Giang)..

12. Biển Lăng Cô Huế

13. BÀ RỊA – VŨNG TÀU

14. XÁC ĐỊNH THÁCH THỨC

15. HẠN CHẾ  Trong một thời gian dài, tỷ trọng khách du lịch, thu nhập từ du lịch biển so với du lịch cả nước không có sự thay đổi đáng kể, mặc dù vùng ven biển là lãnh thổ có nhiều thuận lợi hơn những vùng lãnh thổ khác về tài nguyên du lịch.  Du lịch biển Việt Nam vẫn chưa tạo được sự hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế.

16. NGUYÊN NHÂN  Công tác tuyên truyền và quảng bá về du lịch biển Việt Nam lâu nay chưa được quan tâm đúng mức.  Du lịch Việt Nam chưa tham gia các hội nghị, hội chợ chuyên về du lịch biển và du lịch tàu biển trên thế giới.  Không ít địa phương do nóng vội đã đưa ra các chiến lược phát triển thiếu tính bền vững.

17. NGUYÊN NHÂN  Tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên ngành du lịch còn thấp, trình độ chuyên môn chưa cao, khả năng giao tiếp kém.  Sự đầu tư của Nhà nước và sự huy động các nguồn vốn phục vụ cho du lịch chưa tương xứng với yêu cầu phát triển  Cơ chế quản lý nhà nước về du lịch chưa toàn diện, chưa chặt chẽ, chưa theo kịp với thực tế phát sinh.

18. BÀI HỌC CÁC QUỐC GIA ĐI TRƯỚC

20. THÁI LAN: CÁC BÃI BIỂN ĐẸP TẠI THÁI LAN Phuket Pattaya Nhảy dù

21. THÁI LAN: CHIẾN DỊCH QUẢNG BÁ VÀ XÚC TIẾN ĐA DẠNG  Ngành du lịch là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu và cao hơn các ngành sản xuất khác.  Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ du lịch cả về số lượng và chất lượng  Có những chính sách cụ thể với từng ngành  Thúc đẩy hợp tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân  Khôi phục và giữ gìn các tài nguyên du lịch

22. TRUNG QUỐC

23. TRUNG QUỐC  Du lịch một ngành kinh tế trọng điểm, trụ cột cần ưu tiên đầu tư phát triển.  Trung Quốc phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành một cường quốc về du lịch trên thế giới  Chủ đề du lịch được sắp xếp theo từng năm

24. NĂM CHỦ ĐỀ 1992 Năm Du lịch Trung Quốc (lần I) 1993 Năm Du lịch phong cảnh 1994 Năm Du lịch di tích văn vật cổ 1995 Năm Du lịch phong tục dân gian 1996 Năm Du lịch nghỉ dưỡng nghỉ mát 1997 Năm Du lịch Trung Quốc (lần II) 1998 Năm Du lịch thành phố – làng quê Hoa Hạ 1999 Năm Du lịch môi trường sinh thái 2000 Năm Du lịch Thế kỷ Thần Châu 2001 Năm Du lịch Thể dục sức khoẻ 2002 Năm Du lịch văn hóa nghệ thuật dân gian Trung Quốc 2003 Năm Du lịch vương quốc ẩm thực Trung Hoa 2004 Năm Du lịch đời sống dân dã Trung Quốc 2005 Năm Du lịch Trung Quốc (lần III) 2006 Nông thôn mới, du lịch mới, thể nghiệm mới, thời thượng mới

25. MALAYSIA : CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

26. MALAYSIA : CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

27. MALAYSIA : CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI  Thường xuyên nâng cấp trang thiết bị cho ngành du lịch  Duy trì phát triển văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.  Coi trọng công tác quảng bá sản phẩm du lịch trên cơ sở đa dạng sản phẩm – thỏa mãn khách hàng  Hiện nay Malaysia là quốc gia có nền kinh tế du lịch phát triển vào bậc nhất Đông Nam Á. Chỉ trong vài năm, với chính sách đầu tư hợp lý, ngành du lịch Malaysia đã vươn lên dẫn đầu khu vực.

28. GIẢI PHÁP CHO DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM

29. PHẠM VI CẢ NƯỚC  Thẳng thắn nhận diện những hạn chế còn tồn tại.  Tập trung vào một số thị trường tiềm năng, đồng thời tìm thị trường mới.  Du lịch Việt Nam quyết tâm tăng cường bám biển, hướng tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững

30. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU 1. Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng (năng lượng điện, nước sạch, vừa phát triển du lịch, vừa phục vụ nhu cầu của cư dân) 2. Hỗ trợ về giá, thuế cho các doanh nghiệp. Hỗ trợ liên kết phát triển du lịch với các ngành thủy sản, vận tải biển,… 3. Triển khai các dự án phát triển du lịch biển song song với việc bảo vệ môi trường

31. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU 4. Tôn vinh văn hóa biển, ẩm thực biển 5. Triển khai tuyến du lịch vì chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc (Hoàng Sa, Trường Sa) 6. Đưa khu bảo tồn biển quốc gia vào danh sách khu bảo tồn thiên nhiên thế giới (UNESCO) 7. Có các chế tài nghiêm khắc xử lí việc khai thác quá mức cho phép hoặc gây ô nhiễm môi trường.

32. PHẠM VI ĐỊA PHƯƠNG CỤ THỂ  PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH  Sản phẩm du lịch gắn với khai thác giá trị văn hóa, tài nguyên nhân văn  Sản phẩm du lịch gắn với thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng biển  Sản phẩm du lịch – tham quan, nghiên cứu về sinh thái

33. PHẠM VI ĐỊA PHƯƠNG CỤ THỂ  PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN DU LỊCH  Không gian du lịch sinh thái biển đảo  Không gian du lịch sinh thái ven biển  Không gian du lịch văn hóa – lịch sử  Không gian du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí tổng hợp biển

34. TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH  Móng Cái – Hạ Long – Cát Bà – Đồ Sơn: Tập trung nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc, tiêu biểu là di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long, VQG Cát Bà; các bãi biển nổi tiếng như Trà Cổ, Quan Lạn, Cát Bà…

35. TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH  Huế – Đà Nẵng – Hội An: Tập trung nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc của vùng du lịch Bắc Trung Bộ tiêu biểu là di sản văn hóa thế giới; hệ sinh thái đầm phá lớn nhất Việt Nam; các cảnh quan đặc sắn đèo Hải Vân, Ngũ Hành Sơn…

36. TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH  Văn Phong – Nha Trang – Ninh Chữ – Phan Thiết: Tài nguyên du lịch đặc sắc tiêu biểu vịnh Văn Phong, Nha Trang, Cam Ranh với nhiều bãi biển đẹp như Đạ Lãnh, Nha Trang, Cam Ranh….; các hệ sinh thái biểu, hệ sinh thái cát ven biển; 2 khu du lịch tổng hợp vịnh Văn Phong – Đại Lãnh với Nha Trang và khu du lịch biển chuyên đề Phan Thiết – Mũi Né

37. TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH  Long Hải – Vũng Tàu – Cần Giờ -Côn Đảo: Ngoài lợi thế về tiềm năng du lịch đặc sản mà tiêu biểu là cảnh quan, các giá trị đa dạng sinh học thì đây được xem là không gian du lịch cuối tuần đặc biệt quan trọng của thành phố HCM và phụ cận – thị trường du lịch lớn nhất Việt Nam.

38. TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH  Rạch Giá – Hà Tiên – Phú Quốc: Có vị trí quan trọng đặc biệt đối với phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long với các giá trị đặc sắc về du lịch tiêu biểu là bãi biền Hòn Chông, Mũi Nai, Phú Quốc…; các hệ sinh thái rừng Tràm, rừng nhiệt đới trên đảo, san hô…; các cảnh quan hòn Phụ Tử, quần đảo Phú Quốc….

39. PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LỊCH  Đường bộ  Đường không  Đường sắt  Đường biển

40. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC TRONG TƯƠNG LAI NẰM Ở CHÍNH CÁC BẠN! Ý tưởng Quyết tâm Kiên trì, bền bỉ

41. CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nam Định: Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Biển trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!