Cập nhật nội dung chi tiết về Năng Lực Cạnh Tranh Lữ Hành Và Du Lịch Của Việt Nam Tăng 8 Bậc mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Việt Nam tăng 8 bậc trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh lữ hành và du lịch
Theo bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh ngành Lữ hành và Du lịch (TTCI) năm 2017 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 67/136 quốc gia, vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng, tăng 8 bậc so với năm 2015 (75/141).
Du lịch Việt Nam có nhiều triển vọng trong thời gian tới.
WEF xếp hạng TTCI định kỳ 2 năm một lần, dựa trên 4 yếu tố chính: Môi trường, chính sách, cơ sở hạ tầng, các nguồn tự nhiên và văn hóa cho ngành du lịch. Tất cả đều được đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 7.
Trong bảng xếp hạng năm nay, Việt Nam đứng thứ 67/136, được 3.78 điểm, tăng 8 hạng (+8) so với năm 2015. Lần xếp hạng này, Việt Nam đã tiến bộ hơn, được xếp vào nửa trên, lấy mức trung bình là 68/136 so với năm ngoái nước ta ở nửa dưới, mức trung bình là 70/141, Việt Nam chỉ đạt 75/141. Việt Nam có cùng điểm số với Oman (đứng thứ 66/136) và Romania (đứng thứ 68/136).
Trong nhóm chỉ số về An ninh và an toàn, Việt Nam xếp thứ 57/136 (tăng 18 hạng so với 75/141). Chỉ số cao nhất chúng ta đạt được nhóm này là “Chỉ số của tỷ lệ khủng bố” xếp thứ 1/136. Về chỉ số thống kê hằng tháng chúng ta cũng đứng số 1 thế giới. Trong tình hình bất ổn an ninh đang gia tăng, tình trạng khủng bố xảy ra ở nhiều nước trên thế giới và khu vực ASEAN nhưng với vị trí số 1, Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn và chính trị ổn định.
Tuy nhiên, trong nhóm “Sự cởi mở đối với quốc tế”, Việt Nam còn nhiều hạn chế, đứng thứ 73/136. Trong đó, “Tính mở cửa song phương vận chuyển hàng không” chúng ta xếp thứ 40, tăng 3 bậc; “Yêu cầu về thị thực nhập cảnh” xếp thứ 113/136 (tăng 6 bậc so với 119/141); thấp nhất là chỉ số “Thỏa thuận tự do thị thực” xếp thứ 116. Trong khi đó, các nước khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia dù đối mặt với nhiều nguy cơ về an ninh nhưng những nước này vẫn duy trì chính sách thị thực nhập cảnh thông thoáng, đánh giá đúng những lợi ích mà ngành Du lịch mang lại cho quốc gia. Do đó, nếu Việt Nam không nâng cao được chỉ số “Yêu cầu về thị thực nhập cảnh” thì năng lực cạnh tranh ngành du lịch Việt Nam khó có thể đuổi kịp các nước trong khu vực; khó có thể thu hút được khách ở những thị trường xa, khách đi nhiều nước, ở dài ngày và có chi tiêu cao như châu Âu, Bắc Mỹ. Hơn nữa, không đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh, du lịch Việt Nam càng khó kết nối với các điểm đến trong khu vực, hạn chế khả năng hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhóm các chỉ số về nguồn nhân lực, tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa Việt Nam được đánh giá có khả năng cạnh tranh cao khi nguồn nhân lực xếp thứ 37, tăng 18 bậc; tài nguyên tự nhiên đứng thứ 34 và tài nguyên văn hóa đứng thứ 30. Khả năng cạnh tranh giá của Việt Nam giảm 13 bậc, đứng thứ 35/136. Tuy nhiên, thứ hạng này vẫn thể hiện điểm đến Việt Nam có giá cả dịch vụ vừa phải, hợp túi tiền nhiều du khách và có khả năng thu hút khách trong tình hình kinh tế thế giới nói chung có nhiều khó khăn.
Nhóm các chỉ số về hạ tầng và môi trường của Việt Nam được đặc biệt lưu ý quan tâm khi phát triển. Trong đó cần tập trung vào tính bền vững môi trường vì chỉ số này được đánh giá rất kém, đứng thứ 129; mức phát thải xếp thứ 128; tính khắt khe về những quy định môi trường đứng thứ 115; xử lý nước hạng 107; tái trồng rừng xếp thứ 103.
Trong khu vực ASEAN, Singapore vẫn dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh, được 4.85 điểm nhưng đứng vị trí thứ 13/ 136, tụt 2 hạng so với 11/141 năm 2015; Malaysia đứng thứ 26 (tụt 1 hạng); Thái Lan vị trí thứ 34 (tăng 1 hạng); Indonesia vị trí thứ 42 (tăng 8 hạng). Việt Nam đứng trên Philippines, vị trí 79 (tụt 5 hạng); Lào đứng thứ 94 (tăng 2 hạng); Campuchia đứng thứ 101 (tăng 4 hạng). Trung Quốc, nước láng giềng của Việt Nam, là nền kinh tế đứng thứ nhì thế giới, thị trường du lịch lớn nhất thế giới xếp thứ 15, đạt 4.72 điểm (tăng 2 bậc).
• Top 10 quốc gia có chỉ số TTCI cao nhất năm 2017 lần lượt là Tây Ban Nha đứng thứ nhất, 5.43 điểm (0); Pháp ở vị trí số 2, 5.32 điểm (0); Đức đứng thứ 3, 5.28 điểm (0); Nhật Bản thứ 4, 5.26 điểm (+5); Anh thứ 5, 5.20 điểm (0); Mỹ xuống vị trí 6, 5.12 điểm (-2); Úc đứng thứ 7, 5.10 điểm (0); Ý vẫn giữ vị trí 8, 4.99 điểm (0); Canada lên vị trí số 9, 4.97 điểm (+1); Thụy Sĩ tụt xuống thứ 10, 4.94 điểm (-4)
-NK Tổng hợp-
Năng Lực Cạnh Tranh Du Lịch Việt Nam: Những Vấn Đề Đặt Ra Và Giải Pháp – Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch (Itdr)
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 xác định mục tiêu: Đến năm 2025, “Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, trong đó tất cả 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững”. Đến năm 2030, Việt Nam “thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới”. Để đạt được mục tiêu trên, đòi hỏi phải có sự quyết tâm, nỗ lực rất lớn của ngành Du lịch nói riêng và sự chung tay, chung sức, chung lòng của các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng và doanh nghiệp cả nước. 1. Năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam – những thành tựu đạt được Năm 2019, theo Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu 2019 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam xếp hạng 63/140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Giai đoạn 2011 – 2019 đánh dấu sự bứt phá về chỉ số xếp hạng của Việt Nam trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu: năm 2011 xếp hạng 80/139; năm 2013 giữ nguyên hạng 80/139; năm 2015 xếp hạng 75/141; năm 2017 xếp hạng 67/136; năm 2019 xếp hạng 63/140. Sau 8 năm, năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam tăng 17 bậc. Đây là thành công rất đáng khích lệ cho ngành du lịch Việt Nam. Trong khối ASEAN, Việt Nam xếp vị trí thứ 5 về năng lực cạnh tranh, sau Singapore (hạng 17), Malaysia (hạng 29), Thái Lan (hạng 31), và Indonesia (hạng 40). Tuy nhiên, so sánh chỉ số năm 2019 với năm 2017, Việt Nam tăng hạng cao nhất (4 bậc), tiếp theo là Thái Lan (tăng 3 bậc), Indonesia (tăng 2 bậc) còn lại Singapore và Malaysia tụt hạng. (Hình 1).
+ Tích cực tạo lập môi trường du lịch an toàn, thân thiện, văn minh: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư tại các khu, điểm du lịch, xây dựng môi trường du lịch văn minh, thâm thiện, hiếu khách. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch, kiểm soát tốt an ninh trật tự tại các khu, điểm du lịch, phòng ngừa các loại hình tội phạm lừa đảo, cướp giật, chèo kéo, cò mồi, đảm bảo an toàn về tài sản, sức khỏe và tính mạng cho khách du lịch. + Phát triển nguồn nhân lực du lịch cả về chất và lượng: Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo tại các cơ sở đào tạo về du lịch phù hợp với nhu cầu tuyển dụng và sử dụng lao động ngành du lịch trong thời kỳ mới. Tăng cường phối hợp liên ngành, liên cấp, liên quốc gia (hợp tác quốc tế) về đào tạo du lịch, phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp du lịch và các cơ quan, tổ chức du lịch, đảm bảo người học sau khi tốt nghiệp có thể sử dụng ngay mà không phải đào tạo lại. Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học cho người lao động ngành du lịch.
+ Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 với ngành du lịch, từng bước hiện đại hóa ngành du lịch ở cả ba lĩnh vực: quản lý nhà nước về du lịch, kinh doanh du lịch và hoạt động của khách du lịch; phát triển một số loại hình du lịch công nghệ cao, du lịch thông minh, du lịch thực tế ảo; hình thành điểm đến thông minh; số hóa tài nguyên du lịch, khai thác triệt để lợi thế big data, điện toán đám mây, tăng cường chia sẻ và liên kết thông tin; phát triển các phần mềm, tiện ích du lịch thông minh hỗ trợ các hoạt động của khách du lịch.
+ Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng đường bộ theo hướng hiện đại, phát triển hệ thống đường cao tốc và hệ thống giao thông kết nối các trung tâm, thành phố, đô thị, nhà ga đến các khu, điểm du lịch đảm bảo di chuyển thuận lợi cho khách du lịch, có kế hoạch và định hướng phát triển hệ thống đường sắt cao tốc kết nối các vùng du lịch trọng điểm. Phát triển kết cấu hạ tầng đường không, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa các cảng hàng không hiện có. Chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển và cảng thủy nội địa, đầu tư một số cảng biển và cảng thủy nội địa chuyên dụng phục vụ khách du lịch đường sông và đường biển tại một số địa phương có du lịch phát triển. + Xác định các tài nguyên du lịch thế mạnh theo địa phương, vùng, miền để phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng. Khai thác hợp lý, có hiệu quả tài nguyên tự nhiên phục vụ phát triển du lịch, đảm bảo không làm tổn hại đến cảnh quan tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, không đánh đổi tài nguyên để phát triển du lịch bằng mọi giá. Phát triển các loại hình du lịch gần gũi với thiên nhiên, thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp – nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch xanh,… – Thứ hai. Đối với nhóm chỉ số có thứ hạng thấp: Môi trường bền vững; Hạ tầng dịch vụ du lịch; Mức độ ưu tiên cho ngành du lịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017, Hà Nội.
Quốc hội (2017), Luật Du lịch, số 09/QH14, ngày 19/6/2017, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, số 147/QĐ-TTg, ngày 22/01/2020, Hà Nội.
World Economic Forum (WEF, years: 2011 – 2019), The Travel and Tourism Competitiveness Report.
TS. Lê Quang Đăng –Viện Nguyên cứu Phát triển Du lịch
Lợi Thế Cạnh Tranh Phát Triển Du Lịch Việt Nam Và Một Số Tỉnh Miền Trung
Hiện nay du lịch Việt Nam đang phát triển trong một bối cảnh có nhiều biến động, sức ép cạnh tranh gia tăng. Nhiều quốc gia trong khu vực có trình độ phát triển du lịch cao, có nhiều chính sách hỗ trợ, sự phát triển kinh tế – xã hội tạo nhiều thuận lợi cho phát triển du lịch. Những nhân tố nào, những địa bàn nào có những ưu thế cạnh tranh về du lịch, xem xét trên trong tương quan cạnh tranh có thể thấy một số yếu tố có thể coi là những lợi thế quan trọng của du lịch Việt Nam cần tập trung khai thác trong thời gian tới gồm:
– Tài nguyên du lịch đa dạng. Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều tài nguyên thiên nhiên, văn hóa đa dạng. Đây là một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của du lịch Việt Nam. Các tài nguyên phong phú, đa dạng của được trải đều trên chiều dài đất nước, phân bổ khá đồng đều ở hầu hết các không gian. Các tài nguyên tự nhiên và văn hoá nằm đan xen tạo ra sức hấp dẫn cao. Nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên còn mang tính hoang sơ, một mặt hấp dẫn thị trường chính bởi tính nguyên vẹn, hoang sơ của thiên nhiên khi tốc độ đô thị hoá diễn ra liên tục ở nhiều nơi, mặt khác cũng là lợi thế khi khai thác đầu tư trong các định hướng mới, phù hợp nhu cầu thị trường trong khi các quốc gia khác đã đầu tư phát triển từ lâu, sản phẩm đã chín muồi. Việt Nam cũng là quốc gia có nhiều di sản thiên nhiên và văn hoá thế giới được UNESCO công nhận so với nhiều nước trong khu vực. Sự đa dạng về khí hậu giữa các vùng miền của Việt Nam cũng tạo ra nhiều trải nghiệm và khả năng khai thác phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng hơn. Hệ thống tài nguyên du lịch ở nhiều nơi được khai thác đã xây dựng được nhìn nhận, đánh giá tốt trong thị trường. Các ghi nhận thông qua sự bầu chọn của nhiều tạp chí uy tín trên thế giới, tổ chức và hội doanh nghiệp lữ hành trên thế giới hay các trang mạng bình chọn của người tiêu dùng đã có nhiều đánh giá tích cực với các điểm du lịch của Việt Nam như Hạ Long, Hà Nội, Hội An, các bãi biển đẹp như Bãi Dài (đảo Phú Quốc), Lăng Cô (Huế), Mỹ Khê (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hoà), các bảo tàng hay như Bảo tàng dân tộc học, Bảo tàng phụ nữ, Bảo tàng chiến tranh, hay đến các món ăn như Phở, Cà phê…
– Điểm đến mới với nhiều thị trường khách du lịch quốc tế. Với quá trình phát triển không quá dài, Việt Nam đang dần đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch tại nhiều địa bàn trên cả nước. Trong một số nghiên cứu, du lịch Việt Nam được thị trường quốc tế đánh giá là điểm đến mới nổi có nhiều tiềm năng phát triển. Việt Nam là điểm đến với sự phát triển liên tục, tốc độ đầu tư lớn, sự thay đổi diện mạo nhanh chóng; các điểm đến, các sản phẩm du lịch liên tục được mở rộng ở nhiều điểm đến tạo ra sức cạnh tranh và sức hấp dẫn đối với thị trường.
– Thị trường lao động lớn. Du lịch là ngành sử dụng lao động lớn nhất so với các ngành dịch vụ, không chỉ lao động trong ngành và còn trong xã hội. Việt Nam là nước có dân số lớn, trong đó dân số trẻ có tỷ lệ khá cao so với mặt bằng của thế giới và trong khu vực. Thị trường lao động này có khả năng cung cấp nguồn nhân lực dồi dào phục vụ du lịch.
– Giá cả có mức so sánh tốt. So với nhiều nước trong khu vực và quốc tế thì giá cả hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam có mức giá không quá cao. Đây cũng là một trong những yếu tố hấp dẫn quan trọng đối với thị trường. Hầu như giá các dịch vụ lưu trú, ăn uống, mua sắm hàng hoá bán lẻ, dịch vụ vận chuyển, truyền thông đều có mức giá thấp hơn so với nhiều quốc gia khác.
– Con người hiền hậu, dễ mến. Việt Nam là dân tộc mến khách, được nhiều khách du lịch đánh giá cao. Con người và lối sống của người dân các vùng miền chính là một trong những điểm hấp dẫn sẵn có như một lợi thế cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Việt Nam với 54 dân tộc,có nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số với những nét sinh hoạt theo những tập tục truyền thống khác nhau tạo nên sức hấp dẫn lớn để du khách khám phá.
– Nghề truyền thống phát triển. Việt Nam là quốc gia có truyền thống lịch sử lâu dài và hệ thống làng và các nghề truyền thống đa dạng, nhiều nghề còn lưu truyền. Phát triển các nghề truyền thống trong quá trình phát triển hiện đại như hiện nay là rất cần thiết. Các làng nghề truyền thống là đối tượng tham quan, tìm hiểu của hoạt động du lịch. Sản phẩm của các làng nghề truyền thống cung cấp như các sản phẩm tiêu dùng, quà tặng và sản phẩm lưu niệm cho khách du lịch có thể tạo ra sức cạnh tranh và nét riêng biệt của du lịch Việt Nam.
– Kinh tế năng động, cập nhật công nghệ nhanh chóng. Là quốc gia mới ra khỏi nhóm các nước nghèo nhưng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn gần đây đang có đà phát triển bứt phá khá nhanh như một nền kinh tế năng động. Khả năng cập nhật công nghệ hiện đại và thông tin khá nhanh chóng. Việc áp dụng các công nghệ hiện đại đang diễn ra khá sôi động trong thực tiễn có thể phục vụ tốt như lợi thế cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Khả năng và giá truy cập internet ở Việt Nam có lợi thế hơn hẳn nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều thành phố là điểm du lịch quan trọng, wifi miễn phí được phủ sóng phục vụ nhu cầu của khách du lịch; nhiều trang mạng xã hội, blogger trao đổi thông tin du lịch; các trang web đặt trực tuyến, các công cụ đặt qua ứng dụng điện thoại di động…liên tục được cập nhật, áp dụng. Giá thành công nghệ tại Việt Nam cũng cạnh tranh hơn so với nhiều quốc gia.
Khu vực miền Trung có sự bứt phá nhanh chóng trong quá trình phát triển du lịch và bộc lộ rõ ràng năng lực cạnh tranh, tập trung vào một số địa phương tiêu biểu như Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa. Những điều kiện và lợi thế cạnh tranh của các tỉnh này cũng góp phần mang đến khả năng cạnh tranh cho du lịch Việt Nam nói chung.
– Là một địa bàn nổi bật về du lịch văn hóa của Việt Nam, Huế là vùng đất cố đô được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới đầu tiên ở Việt Nam. Ở đây hiện hữu hai di sản văn hóa thế giới vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận là Cố đô Huế và nhã nhạc cung đình Huế. Bên cạnh đó thì lối sống, văn hóa ở đây cũng thể hiện sâu đậm các giá trị văn hóa truyền thống của cố đô. Hệ thống di tích, các làng nghề truyền thống, phong cách ẩm thực là những nét tiêu biểu và khác biệt của Huế.
– Thừa Thiên – Huế cũng còn nhiều điểm hấp dẫn để có hoạt động du lịch đa dạng. Ngoài hệ thống di tích gắn với di sản, Huế còn có hệ thống chùa chiền rất tiêu biểu, sông Hương, núi Ngự có nét quyến rũ và phong cảnh hữu tình. Thêm nữa, Thừa Thiên – Huế cũng có những bãi tắm đẹp, nằm trong số các bãi tắm đẹp của Việt Nam.
– Con người Huế là những người có phong cách và văn hóa sống khá được gìn giữ theo truyền thống, ngoài ra là những người mến khách, hiền hậu.
– Huế là một trong những thành phố đi đầu với sáng kiến phủ sóng wifi miễn phí tại các điểm du lịch chính tạo ra sự thuận lợi và tiện ích cho du khách.
– Quảng Nam cũng là nơi có sự tập trung cao về di sản văn hóa thế giới là Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Đây là những di sản tiêu biểu cho các nền văn hóa khác nhau. Thánh địa Mỹ Sơn còn lưu giữ các di tích của nền văn hóa Chăm, phố cổ Hội An là dấu tích thương cảng với sự giao thoa văn hóa đậm chất. Phố Cổ Hội An là một trong số ít các di sản sống. Hội An được thị trường quốc tế đánh giá cao, nhiều trang bình chọn, tạp chí danh tiếng đã xếp chọn Hội An nằm trong số top 20 các điểm đến hấp dẫn nên đến trên thế giới…
– Lối sống của cộng đồng dân cư và các nghề truyền thống phát triển được khai thác tốt phục vụ du lịch. Tìm hiểu văn hóa, lối sống và mua sắm, ẩm thực là những nét hấp dẫn cao của Hội An với thị trường. Đặc biệt các hoạt động về đêm về các lễ hội đèn lồng, thả đèn, nghe hát bài chòi..trong các không gian phố cổ nhộn nhịp được khách du lịch đánh giá rất cao.
– Sự tham gia cộng đồng trong hoạt động du lịch ở Hội An là điểm mạnh và có thể khai thác như thế mạnh cạnh tranh. Việc quản lý các hoạt động du lịch, dịch vụ tại Hội An hiện nay cũng là một trong những điểm được đánh giá cao ở Việt Nam, tạo nên khả năng khai thác và tổ chức sản phẩm tốt.
– Hội An cũng là một trong những nơi được phủ sóng wifi miễn phí sớm phục vụ cho hoạt động du lịch.
– Là điểm đến du lịch phát triển từ khá sớm, đến nay đã gây dựng được hình ảnh, có thị trường truyền thống và các thị trường mới liên tục gia tăng. Vịnh Nha Trang nằm trong 30 vịnh đẹp nhất thế giới được quốc tế công nhận.
– Khánh Hòa có thể cung cấp nhiều loại sản phẩm du lịch, phục vụ nhiều đối tượng thị trường khách khác nhau. Tài nguyên du lịch đa dạng, trên bờ, ngoài đảo ven bờ. Tài nguyên sinh thái biển đa dạng, có nguồn nước suối khoáng và bùn khoáng. Có thể phát triển được các chuỗi sản phẩm du lịch đa dạng phục vụ nhiều loại nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao, khám phá.
– Thành phố Nha Trang cũng được đầu tư hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối phát triển, phục vụ được nhu cầu hội thảo, hội nghị, sự kiện lớn. Các trung tâm mua sắm và giải trí đô thị phát triển mạnh.
Phòng QLKH&HTQT
Nhiều Lợi Thế Cạnh Tranh, Việt Nam Trở Thành Điểm Đến Du Lịch Chữa Bệnh Của Khách Quốc Tế
Ngày càng nhiều khách quốc tế đến Việt Nam khám chữa bệnh. (Nguồn: Soha)
Việt Nam vốn nổi tiếng với nhiều cảnh quan thiên nhiên, văn hoá đậm nét truyền thống cùng nền ẩm thực đa dạng và hấp dẫn. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều du khách đang có xu hướng đến các phòng khám hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp của Việt Nam. Đó là một phần của ngành công nghiệp du lịch chăm sóc sức khỏe mới nhất của châu Á.
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam hy vọng, tỷ lệ khách du lịch chăm sóc sức khỏe sẽ tăng lên trong tổng số du khách đến Việt Nam. Con số này đã tăng gấp 3 lần trong khoảng thời gian từ năm 2010-2018. Lĩnh vực thu hút khách du lịch nhiều nhất là nha khoa và phẫu thuật thẩm mỹ.
Theo các nhà phân tích trong nước, sự ổn định chính trị, chi phí chăm sóc sức khỏe vừa phải và chất lượng tương đối cao của một số loại dược phẩm đang thực sự thúc đẩy xu hướng mới phát triển này tại Việt Nam. Việt Nam đang trở thành một điểm thu hút du lịch chăm sóc khỏe ở châu Á giống như Singapore, Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc), nhưng với mức phí cạnh tranh hơn.
“Máy in tiền” cho Việt Nam
Theo Tuần báo Đầu tư Việt Nam, tính đến nay, hơn 80.000 người nước ngoài đã đến Việt Nam để khám chữa bệnh và điều trị y tế. Các du khách này đã đóng góp hơn 1 tỷ USD vào nguồn thu của Việt Nam, giúp cho ngành y tế Việt Nam tăng trưởng từ 18-20% mỗi năm.
Công ty Tư vấn kinh doanh Dezan Shira & Associates ước tính, chỉ riêng trong năm 2017, mức doanh thu của ngành dịch vụ này đạt 2 tỷ USD. Theo nhận định của công ty này, “Việt Nam đang nổi lên như một nhân tố chủ chốt trong ngành du lịch chăm sóc sức khỏe của Đông Nam Á”.
Tại một hội nghị khu vực vào đầu năm 2019, Giám đốc kế hoạch và tiếp thị của Bệnh viện quốc tế City ở Tp. Hồ Chí Minh Trần Quốc Bảo cho biết, Việt Nam là một “trung tâm được ưa thích cho các dịch vụ chăm sóc y tế và sức khỏe”.
Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Singapore và Thái Lan là ngành thu được nhiều lợi nhuận. Theo Tổng cục Du lịch Thái Lan, năm 2018, du lịch y tế thu được 26 tỷ Baht (860 triệu USD), tăng 14% so với năm 2017. Tạp chí Chăm sóc sức khỏe châu Á cho biết, doanh thu du lịch y tế của Singapore tăng trưởng với tốc độ 10% hàng năm, trong năm 2017 đạt mức 1 tỷ đôla Singapore (737 triệu USD).
Mặt khác, theo thống kê của Zion Market Research được trích dẫn trên trang Tin tức du lịch TTG Asia, du lịch chăm sóc sức khỏe tạo ra ít nhất 1/3 doanh thu cho các bệnh viện tư nhân ở hầu hết các nước Đông Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương, thị trường du lịch y tế lớn nhất thế giới tính đến năm 2017.
Bùng nổ du lịch
Từ năm 2010-2018, số lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam tăng từ 5 triệu lên hơn 15 triệu người.
Nha khoa cũng là mảng khám chữa bệnh hút khách nước ngoài.
Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, từ tháng 1-7/2019, trên 2,8 triệu lượt khách du lịch Trung Quốc đã đến Việt Nam, trong khi lượng khách du lịch Hàn Quốc cũng tăng 22%, lên hơn 2,4 triệu lượt, so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc và Hàn Quốc là 2 nguồn khách du lịch hàng đầu tới Việt Nam.
Công ty tư vấn kinh doanh Dezan Shira & Associates cũng cho hay, ở những điểm nghỉ mát ven biển như Phú Quốc và Đà Nẵng, các khu nghỉ dưỡng đã “tìm cách kết hợp cơ sở vật chất để đáp ứng hiệu quả hơn cho du lịch y tế”.
Theo ông Ralf Matthaes, người sáng lập Công ty nghiên cứu thị trường Infocus Mekong Research ở Tp. Hồ Chí Minh, nha khoa đang thu hút “các đoàn” du khách Australia trong khi phẫu thuật thẩm mỹ thu hút người Hàn Quốc. Một số bác sỹ nha khoa tốt nghiệp ở nước ngoài đã trở về làm việc ở Việt Nam, trong khi nhiều bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ là người Hàn Quốc thường trú ở Việt Nam.
Theo lời Giám đốc điều hành của Công ty cổ phần chứng khoán SSI Mike Lynch, chi phí nha khoa ở Việt Nam chỉ bằng 1/10 so với ở Bắc Mỹ và chất lượng của các bác sĩ đang dần được nâng cao. Ông Lynch dự báo rằng, các công ty dịch vụ y tế khu vực cuối cùng sẽ thành lập văn phòng tại Việt Nam, nếu họ chưa có mặt ở đây.
Rủi ro và cơ hội
Hiện nay, so với Việt Nam, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc) và Thái Lan vẫn có danh tiếng tốt hơn về chăm sóc sức khỏe nói chung. Điển hình như ở Thái Lan, người nước ngoài thường đến bệnh viện để kiểm tra tổng quát, xét nghiệm khối u, đo đường trong máu hay bất kỳ vấn đề gì về tim mạch.
John Rockkeep, nhà tư vấn năng lượng người Mỹ 67 tuổi cho biết, vợ ông ở lại bệnh viện Việt Nam trong 4 ngày để sinh con. “Đối với tôi, mọi thứ đã thực sự được cải thiện. Chúng tôi đã sinh các con ở đây. Vợ tôi phải đẻ mổ ở một trong những bệnh viện quốc tế và tôi chỉ phải trả một hóa đơn trị giá 1.200 USD cho thời gian nằm viện”.
Bên cạnh đó, có một vài trường hợp chưa thực sự hài lòng với chất lượng dịch vụ y tế của Việt Nam. Ông Matthaes, người đã sống ở Việt Nam 25 năm phàn nàn về chất lượng chăm sóc sức khỏe tại một số bệnh viện. Ông nói rằng trong một lần bị gãy chân, các bác sĩ đã đặt “phần cứng sai”. Tuy nhiên, trả thêm tiền có thể giảm rủi ro và thêm sự thoải mái, và một hóa đơn thanh toán như vậy ở Việt Nam thường vẫn dưới mức những gì bệnh nhân sẽ phải trả nếu ở một quốc gia phát triển khác.
Những cơ hội và thách thức đó đòi hỏi đội ngũ trong ngành y tế và chăm sóc sắc đẹp của Việt Nam phải không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chất lượng dịch vụ để có thể cạnh tranh tốt với các thị trường nước ngoài.
Ăn gì ở Lisbon – Điểm nóng ẩm thực năm 2019 do National Geographic Traveller UK giới thiệu
TGVN. Thành phố Lisbon (Bồ Đào Nha) vừa được độc giả của National Geographic Traveller UK bình chọn là “điểm nóng ẩm thực” của năm 2019. …
Bạn đang đọc nội dung bài viết Năng Lực Cạnh Tranh Lữ Hành Và Du Lịch Của Việt Nam Tăng 8 Bậc trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!