Đề Xuất 3/2023 # Nếu Chỉ Có Một Ngày Một Đêm Ở Hà Tiên… # Top 6 Like | Tuvanduhocsing.com

Đề Xuất 3/2023 # Nếu Chỉ Có Một Ngày Một Đêm Ở Hà Tiên… # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nếu Chỉ Có Một Ngày Một Đêm Ở Hà Tiên… mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khi còn ngồi trên giảng đường đại học, lúc tìm hiểu thông tin làm bài thuyết trình về một địa danh với các địa điểm tham quan du lịch đặc trưng, mình biết tới Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang qua tên gọi “Hà Tiên thập cảnh”. Thập cảnh đó là:

1. Kim Dự lan đào (đảo vàng chắn sóng – núi Pháo Đài) 2. Bình San điệp thúy (núi một màu xanh – núi Bình San) 3. Tiêu Tự thần chung (cảnh chuông chùa tịch mịch – chùa Tam Bảo) 4. Giang Thành dạ cổ (trống đêm Giang Thành – lũy Giang Thành) 5. Thạch Động thôn vân (động đá nuốt mây – núi Thạch Động) 6. Châu Nham lạc lộ (cò đậu Châu Nham – núi Đá Dựng) 7. Đông Hồ ấn nguyệt (trăng soi Đông Hồ – đầm Đông Hồ) 8. Nam Phố trừng ba (bãi Nam sóng lặn, tục danh: Bãi Ớt) 9. Lộc Trĩ thôn cư (xóm Mũi Nai) 10. Lư Khê ngư bạc (Rạch Vượt)

Mình đã muốn có một ngày được đặt chân tới vùng đất này, để xem vùng đất như thế nào mà lại có thể hội tụ nhiều cảnh đẹp nổi tiếng đến vậy.

Rồi cũng đến ngày đó, vì mình làm việc ở Phú Quốc, nên rất tiện để sang Hà Tiên khi chỉ ngồi trên tàu cao tốc chừng 1 giờ 20 phút là đến (Hà Tiên cách Phú Quốc khoảng 45 km). Rủ thêm ba người bạn cùng quê đang làm việc ở TP. Hồ Chí Minh, bọn mình có vài tiếng đồng hồ cùng nhau khám phá Hà Tiên.

Trước khi lên đường, mình tra cứu các thông tin về Hà Tiên ở trên mạng, chỉ thấy sơ sài mấy tấm ảnh của các bạn đi du lịch bụi trước viết lại. Lại đọc được bài báo các cảnh đẹp của Hà Tiên xưa nay đã bị thương mại hóa, hoặc xấu đi nhiều, nên mình chuẩn bị tinh thần rằng chuyến đi ngắn này chỉ là dịp hội tụ bạn bè, chứ chẳng mong gì được ngắm cảnh đẹp.

Vì bọn mình đều không xin nghỉ được lâu, thời gian lưu lại Hà Tiên gấp gáp, nên mình chỉ tham quan được núi Đá Dựng, tức “Châu Nham lạc lộ” trong “thập cảnh”. Nhưng đến Hà Tiên rồi, mới thấy, sự chuẩn bị về mặt tinh thần của mình là quá dư thừa. Hà Tiên đẹp, rất đẹp là đằng khác. Và mình nghĩ, trong các địa danh ở Việt Nam, sau Hội An, Hà Nội, Sa Pa, thì Hà Tiên chính là địa danh tiếp theo mà mình rất thích, và nếu có cơ hội, mình sẽ quay lại không chỉ một lần để khám phá.

Bắt đầu từ buổi sáng chủ nhật, 19/05/2013, mình chạy xe máy ra bến tàu Bãi Vòng. Trước đó mình đã mua vé tàu cao tốc Superdong Phú Quốc – Hà Tiên, khởi hành lúc 10:00. Trước đây giờ khởi hành là 08:00, không hiểu tàu đổi giờ từ bao giờ, làm cho thời gian lưu lại Hà Tiên ít lại.

Gởi xe máy ở Nghiệp Đoàn, chỗ này cho phép gởi xe qua đêm bao lâu cũng được, 1 ngày 1 đêm giá 20.000đ. Thấy còn sớm, mình từ từ đi bộ ra chỗ tàu đậu, sẵn chụp ảnh.

Khung cảnh nên thơ không nè?

Trời mưa từ sáng sớm, nhưng lúc này đã tạnh, và nắng lên gay gắt.

Bến đỗ

Chờ ai đợi ai?

Lên tàu. Trước giờ mình mới đi Superdong một lần, và đây là lần thứ hai, nhưng thấy thích Superdong ở chỗ phục vụ niềm nở, và đúng giờ ghi trên vé là tàu tự động khởi hành. Ở đảo buồn, nên khi được đi gặp bạn bè, mình rất hứng khởi. Hứng khởi nhất là lúc tàu sắp cập bến, từ xa đã nhìn thấy đất liền.

Đất liền – Dải núi xanh xanh qua cửa sổ tàu

Gần đến bến tàu Hà Tiên. Qua cửa kính, mình thấy các khu nhà bên bờ với các hình khối được phủ màu sặc sỡ. Cảm giác tươi vui bao trùm.Thấy thích Hà Tiên ngay từ lúc đó.

Lên bờ.

Vì các bạn mình đã đến Hà Tiên từ khuya hôm qua, nên trong lúc chờ các bạn đến đón, mình lại loanh quanh chụp ảnh bến tàu Hà Tiên.

Bến tàu Hà Tiên tuy nhỏ nhưng có phòng vé, có nhà chờ, rất được so với bến tàu Bãi Vòng, vốn là một bến lớn (Phú Quốc có nhiều bến tàu: Bãi Vòng, Thạnh Thới, Hàm Ninh) nhưng chẳng có gì hết, nắng mưa khách đành chịu trận.

Những tòa nhà bên bờ với các khối màu sặc sỡ. Có cảm giác Hà Tiên giống với thủ đô Phnom Penh của nước bạn Campuchia.

Cả màu nước cũng xanh đẹp lạ.

Các bạn mình đã thuê xe máy (200.000 đ/ xe ga, không bao xăng, liên hê: anh Toàn 0939.440.235) đi loanh quanh thị xã từ sáng, giờ mới đến đón mình. May quá, nghe nói lại Hà Tiên mưa từ sáng sớm, khi mình đến bến tàu thì tạnh.

Gần bến tàu là tượng đài Mạc Cửu – Một thương gia người Hoa có công khai phá, hình thành vùng đất Hà Tiên vào khoảng đầu thế kỷ XVIII ở Việt Nam.

Cổng chào vào thị xã

Bọn mình đi qua cầu Đông Hồ để vào trung tâm thị xã. Nói chung vì ít thời gian nên mình chưa đi được một vòng Hà Tiên xem thế nào, nhưng cũng mường tượng được trung tâm thị xã và bến tàu nằm ở hai bên bờ sông Đông Hồ.

Núi Tô Châu nhìn từ sông Đông Hồ

Lúc này đã quá trưa, bọn mình ghé quán cơm Hiền trên đường Trần Hầu (vừa qua cầu Đông Hồ bên phía tay trái) để ăn cơm. Quán này lớn, được các bạn đi trước gợi ý. Khi đến mình cũng thấy nhiều xe du lịch chở khách du lịch đến đây dùng bữa. Bốn đứa ăn một lẩu canh chua cá bớp với cá (hình như cá bông lau) kho tô, hai thố cơm, trà đá miễn phí, hết 230.000 đ.

Ăn trưa xong, bốn đứa về khách sạn Phương Thủy (do ba bạn kia ở từ khuya –  được nhà xe Kumho giới thiệu), giá phòng ở đây là 300.000 đ/ đêm/ phòng 3 khách. Khách sạn trông mới, phòng ốc cũng ổn, lại nằm ngay chợ Bách Hóa Hà Tiên, ngay chân cầu Đông Hồ.

Ảnh chụp buổi tối cùng ngày

Địa chỉ: Khách sạn Phương Thủy TTTM Trần Hầu, P.Bình San, Hà Tiên, Kiên Giang Email: muinai@yahoo.com.vn Điện thoại: 077.3 959 155

À, theo thông tin từ các bạn mình, xe Kumho Sài Gòn – Hà Tiên ghế nằm là 170.000 đ, giường nằm là 200.000 đ, xe chạy khoảng 8 – 9 tiếng thì tới. Tới bến xe thì có xe trung chuyển miễn phí chở tới khách sạn, chiều quay về cũng có xe trung chuyển tới khách sạn rước ra bến xe Hà Tiên. Bạn có thể gọi tổng đài đặt vé qua số 08.3752.7878.

Ba bạn kia vì lúc sáng đi mưa ướt, phần vì điệu nên ai cũng thay áo để buổi chiều đi tham quan chụp ảnh. Chuyện, có “nhiếp ảnh gia” từ Phú Quốc sang mà lị (he he he)!

Khoảng 13g30, cả nhóm xuất phát đi núi Đá Dựng, vì mấy điểm tham quan nổi tiếng như núi Thạch Động, chùa Phù Dung, chùa Phật Đà, chùa tam bảo, lăng Mạc Cửu, các bạn mình đã đi buổi sáng rồi.

Nhóm dọc theo đường sông, vừa vãn cảnh, vừa chụp ảnh.

Cầu Đông Hồ nhìn từ bờ trung tâm thị xã Hà Tiên. Bờ đối diện là bến tàu Hà Tiên.

Thị xã sạch sẽ, không khí thoáng mát sau cơn mưa thiệt là dễ chịu.

Núi Tô Châu, bao gồm hai ngọn là Đại Tô Châu và Tiểu Tô Châu. Ngọn này có lẽ là Tiểu Tô Châu, vì “trên đỉnh Tiểu Tô Châu có rất nhiều chùa chiền, tịnh xá nằm ẩn mình dưới vườn cây trái xum xuê, rợp bóng”

Phố trưa vắng người…

Bạn chở tôi đi, ngồi sau ngắm cảnh, tôi càng lúc càng thấy thích thị xã này. Sạch đẹp, bình yên, nhưng không phải là cuộc sống chậm. Đặc biệt, tôi chưa thấy nơi nào có nhiều phượng như ở Hà Tiên. Đã vào hè nên hoa phượng nở đỏ rực khắp nơi. Tôi nghĩ, nên đặt tên cho Hà Tiên vào hè là thị xã Hoa Phượng Đỏ.

Thị xã yên bình

Những cây phượng ở đây toàn thấp bé, xinh xinh, nhưng hoa nở đỏ ngút trời và cũng chẳng kém rực rỡ chút nào!

Những ngôi nhà màu mè, nhưng vẫn hài hòa với tổng thể

Bến đò Cừ Đứt

Các bức tượng biểu tượng của Hà Tiên kế bến đò Cừ Đứt. Mình nghĩ đây là tượng các nàng tiên, vì tên gọi Hà Tiên là do Mạc Cửu đặt, do tương truyền xưa kia có tiên xuất hiện trên sông Giang Thành.

Trường mầm non Đông Hồ

Nhìn ảnh mà nhớ tới bài hát “Kiên Giang mình đẹp làm sao”: đất cũng đẹp, sao đâu đâu cũng đẹp…

Những khối màu tươi vui

Sông nước Hà Tiên

Cận cảnh Tiểu Tô Châu

Chụp ảnh kỷ niệm với bạn P.D

Trời bắt đầu đẹp rồi đó!

Đất và nước Hà Tiên

Cái ngọn núi nhỏ xíu ở cuối đường là Thạch Động.

“Thạch Động thôn vân”, trong đó “có một ngách hang ăn sâu xuống lòng đất, khiến không biết từ bao giờ ngách hang sâu này cùng với những vân đá tượng hình cô gái lờ mờ trên vách đứng, đã hình thành nên câu truyện cổ tích Thạch Sanh chém chằn“. Tin rằng, nếu có dịp quay lại Hà Tiên, mình sẽ đi những nơi chưa được đi cho thỏa mới được!

Một góc kênh bình yên

Hà Tiên liền kề Campuchia (qua cửa khẩu Xà Xía), nên khung cảnh ở đây có nét tương đồng với xứ Cam.

Thốt nốt và Thạch Động

Cận cảnh Thạch Động

Núi Đá Dựng nằm cách Thạch Động không xa. Tóm lại, những điểm tham quan nổi tiếng ở Hà Tiên đều gần gần nhau.

Đường đến núi Đá Dựng

Cảnh quê yên bình

Cận cảnh một ngọn thốt nốt.

Đây có lẽ là núi Bình San, kế bên Thạch Động và Đá Dựng

Cả nhóm dừng xe chụp ảnh với mấy cây thốt nốt.

Núi Đá Dựng đã xuất hiện

Lại hoa phượng đỏ rực trên núi

Vé vào điểm tham quan núi Đá Dựng là 5000 đ/ người.

“Núi Đá Dựng có tên chữ là Châu Nham Sơn, tên cổ là núi Bạch Tháp, thuộc xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, cách biên giới Việt Nam – Campuchia chừng 4km. Đường dẫn lên 14 hang động của Đá Dựng dài 3.149 mét“.

Sơ đồ tham quan các hang ở núi Đá Dựng

Cảnh từ trên núi thiệt là đẹp, nhất là cái hồ nước gì ở phía xa xa với mặt nước phẳng lặng và nước có màu xanh lam tuyệt đẹp.

Vì có ít thời gian nên bọn mình cố gắng đi nhanh, chỉ dừng lại ở các hang đẹp. Có thể nói, chuyến đi lần này giống như cưỡi… tên lửa xem hoa vậy!

Hang Lê Công Gia. Chịu, không tìm được thông tin tại sao lại có cái tên này.

Dây leo trong rừng

Lối thiên thai chăng?

Phượng rơi, phượng rơi đầy…

Hồ nước xanh lam tuyệt đẹp chụp qua kẽ phượng

“Tôn Ngộ Không” và ba yêu nhền nhện (he he)

Nếu có nhiều thời gian, mình nghĩ sẽ khám phá được nhiều điều hay ở mỗi hang. Chỉ có đến một cảnh trong “thập cảnh” mà Hà Tiên đã để lại nhiều hình ảnh đẹp trong mắt du khách, nên mình nghĩ, nếu đi nhiều điểm, chắc sẽ có nhiều hình ảnh và câu chuyện thú vị hơn nữa.

Đa số các hang lớn đều có đặt bàn thờ Phật.

Cảnh đẹp từ trên cao

Một góc ảnh đẹp

Bọn mình thắc mắc không biết mấy khoảnh đất bên dưới có được dùng để trồng lúa hay không, vì nhìn nó khô hạn quá.

Bạn mình nói ngôi nhà ngói đỏ bên dưới là một sòng bài của Campuchia. Và vì thế, ở khúc này, các nhà mạng thi nhau nhắn tin, đại loại sim của quý khách đã được tự động chuyển vùng quốc tế.

Cả đám dân văn phòng lâu lâu được dịp leo núi mệt đứt hơi.

Hang khổ qua, với các phiến đá giống vỏ trái khổ qua. Ở ngoài nhìn đẹp hơn trong ảnh nhiều.

Cảnh đẹp chưa nè?

Tấm này cũng đẹp héng?

Trong hang Bồng Lai. Ảnh: Thế Việt Nguyễn

Vậy là kết thúc một vòng núi Đá Dựng rồi đó.

Ôm (vỏ) bom mừng xuống núi thành công.

À, ngay chân núi có các hàng quán bán nước và trái thốt nốt, các bạn nên uống thử, cũng rất ngon, 10.000 đ/ ly. Ở đây còn có người bán xoài Campuchia, bọn mình mua nhiều nên mua được với giá 4.000 đ/ kí, tưởng rẻ rồi, ai ngờ, lúc trả xe máy, anh cho thuê xe máy nói 3 kí chỉ 10.000 đ. Mà xoài ngon nghen, dòn, ngọt, có điều trái hơi nhỏ.

Tiếp theo, nhóm đi biển Mũi Nai tắm. Để đến biển, phải vào địa phận khu du lịch biển Mũi Nai với vé cổng 5.000 đ/ người.

Chưa thấy biển ở đâu xấu như ở đây. Nước và cát đen thui, hàng quán ngay sát biển, trông dơ dơ…

Tuy nhiên, đã đến đây rồi, phải tận dụng thời gian nô đùa thỏa thuê chứ.

Cùng nhảy nào! Ảnh: Thế Việt Nguyễn

Khoảng 18g, bọn mình phải quay về để trả xe theo thỏa thuận. Sau khi thay nhau sử dụng phòng tắm, cả nhóm ra khu ăn uống đối diện khách sạn ăn tối. Đồ ăn ở đây và giá cả ở mức tạm chấp nhận được (mì xào, cơm chiên đồng giá: 35.000 đ/ phần).

Sau đó, mấy chị em phụ nữ đi chợ đêm. So với những gì đọc được trên mạng, chợ đêm Hà Tiên giờ khác xa, không sôi động lắm, các hàng quán cũng không theo trật tự nào, mà sắp xếp lộn xộn, cũng chẳng có gì đặc biệt để mua, ngoại trừ việc bọn mình tìm mua được hai trái sầu riêng Campuchia ăn khá ngon với giá 30.000 đ/ kí.

Sau đó, ba bạn kia chia tay mình, lên chuyến xe đêm về lại TP. Hồ Chí Minh.

Mình ở lại một đêm, sáng ra bến tàu sớm về lại Phú Quốc. Trước đó đã kịp dạo chợ lần nữa chụp mấy tấm ảnh.

Chợ cá, kế chợ Bách Hóa Hà Tiên

Chợ Bách Hóa Hà Tiên, sao đã “chợ” lại còn “bách hóa”?

Bến tàu Hà Tiên, hình ảnh tươi đẹp cuối cùng về thị xã đáng mến này.

Chú thích: Những chữ in nghiêng trong ngoặc kép được trích dẫn từ nhiều nguồn trên internet, chưa xin phép tác giả.

Nếu Chỉ Có Một Ngày Du Lịch Bali

Một tuần ở Bali có khi cũng không đủ để khám phá hết, nhưng nếu chỉ có một ngày và một lịch trình phù hợp, bạn vẫn có thể cảm thấy hài lòng.

Nếu bạn chỉ có một ngày ở đảo Bali (Indonesia), có một số nơi và một số việc bạn nhất định không thể bỏ qua. Hãy sẵn sàng cho 24 tiếng và chắc chắn bạn vẫn đủ thời gian để tận hưởng được cả nắng vàng, biển xanh, cát trắng, những khu rừng nhiệt đới, hàng loạt ngôi đền đạo Hindu, thác nước và nhiều điều tuyệt vời khác nữa.

Để chuẩn bị cho chuyến đi, nên sắp xếp trước với một tài xế hoặc hướng dẫn viên địa phương. Đảo Bali rộng và đường đi lại khó khăn. Nếu chỉ có một ngày, bạn sẽ không đủ thời gian để tự lọ mọ.

Nhớ mang theo tiền địa phương, đồng Rupee Indonesia (viết là IDR, tỷ giá 1 IDR = khoảng 1,8 VND) vì chỗ rút tiền và các quầy đổi tiền không nhiều.

Tiền tip là không bắt buộc, nhưng nếu có thể bạn hãy “boa” một chút ở quán ăn hoặc các dịch vụ khác (phí dao động từ 10 đến 50 nghìn IDR), đặc biệt là những nơi không thu phí dịch vụ (Service charges) của bạn.

Khi vào đền, nên nhớ là đầu gối và vai không được để trần. Nên mang theo sarong (hoặc váy áo che tay), nếu không, có thể mượn (thuê) ở các cửa đền. Khi thấy có nhóm người đang cầu nguyện, nhớ đi phía đằng sau họ.

Người Bali không quan tâm đến việc bạn chụp ảnh họ, dù vậy sẽ thoải mái hơn nếu xin phép họ trước khi chụp.

Điểm đến đầu tiên: đền Pura Luhur Batukaru (thời gian lưu lại: 1 tiếng)

Nằm dưới chân ngọn núi Batukaru, ngôi đền này rất thiêng liêng đối với người theo đạo Hindu ở Bali. Được xây dựng từ thế kỷ 11, nơi đây là sự giới thiệu lý tưởng nhất cho khách du lịch về văn hóa bản địa. Một số khu vực trong đền sẽ đóng cửa vào các ngày kỷ niệm đặc biệt trong năm của người Hindu.

Điểm thứ hai: Ruộng bậc thang Jatiluwih (gần 1 tiếng)

Ruộng bậc thang này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới, là nơi tuyệt vời để bạn tận hưởng thiên nhiên với tầm nhìn mở rộng, hoàn toàn thư giãn. Chắc chắn bạn sẽ chụp ảnh lia lịa khi đến đây. Hãy nhớ bảo hướng dẫn viên nói với bạn về “Subak” – một phương thức canh tác nông nghiệp truyền thống của người dân địa phương.

Dùng bữa trưa tại nhà hàng Á J Terrace (khoảng 1-2 tiếng).

Điểm đến thứ ba: Chợ Pasar Merta Sari (khoảng 1 tiếng)

Điểm đến thứ năm: Đền Ulun Danu (khoảng 1 tiếng)

Đền Ulun Danu Bratan nằm bên bờ hồ Bratan, trên núi cao, có khí hậu rất dễ chịu. Đây là một trong những ngôi đền được nhiều khách du lịch viếng thăm, nên nếu có quá nhiều người chụp ảnh thì bạn cũng đừng cảm thấy khó chịu. Và đừng quên dành nhiều thời gian tham quanh các khu vực xung quanh, bởi ngoài hồ nước và đền chính, còn rất nhiều thứ thú vị mà bạn có thể khám phá.

Điểm đến thứ sáu: Đền Tanah Lot (khoảng 1-2 tiếng)

Tanah Lot là hình ảnh mà bạn sẽ thấy ở mọi tờ rơi giới thiệu về du lịch Bali. Tanah Lot gồm 6 ngôi đền xung quanh, được coi là những vị thần bảo vệ Bali khỏi những điều xấu. Bạn sẽ có cơ hội cùng người dân địa phương xếp hàng để được nhận ban phước lành. Hãy tính toán thời gian để đến đây khi thủy triều thấp để bạn có thể đi bộ ra đền. Đừng quên mang theo máy ảnh vì đây là một trong những nơi chụp ảnh hoàng hôn tuyệt vời nhất.

Ăn tối ở nhà hàng hải sản Melasti (khoảng 1 tiếng)

Cho dù đây không phải là nhà hàng có tiếng ở Bali, nhưng bù lại, bạn sẽ có chỗ ngắm hoàng hôn lý tưởng. Đó sẽ là đoạn kết cho một ngày hoàn hảo của bạn ở hòn đảo đáng yêu này. Nhà hàng nằm ngay gần đền Tanah Lot.

Theo chúng tôi

***

Nguồn: Cẩm nang du lịch chúng tôi

Chỉ Du Lịch Huế Một Ngày?

Du lịch Huế trong vài năm gần đây phát triển ì ạch và giảm sút, tụt hậu, trong khi một số địa phương lân cận phát triển mạnh.

” Du lịch Huế đang ở tốp dưới của miền Trung, khách đến miền Trung chỉ chọn chỗ khác tốt hơn Huế…” – ông Đinh Mạnh Thắng, chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên – Huế, đã khẳng định như vậy khi trao đổi về hiện trạng ngành du lịch Huế những năm gần đây.

Theo ông Thắng, khoảng 10 năm qua, du lịch Huế không có gì mới nên không phát huy được lợi thế tiềm năng vốn có. Trong khi đó, ngành du lịch vẫn không tìm hiểu, điều tra thị hiếu của khách khi đến Huế xem họ thiếu cái gì, cái gì làm cho họ chán để quyết định không chọn Huế mà chọn nơi khác…

Những người đạp xích lô tranh giành khách lộn xộn trước cổng Hiển Nhơn (Đại Nội) – TP Huế. Ảnh: Ngọc Dương

Trước đó, tại một cuộc họp HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế, đại biểu Trần Duy Tuyến cũng đã lên tiếng chất vấn về thực trạng khách quốc tế đến Huế đang có xu hướng giảm. Trong năm 2015 Huế đón hơn 3,2 triệu lượt khách, giảm gần 4%. Tuy vậy, số lượt khách lưu trú chỉ đạt 1,8 triệu, một con số được xem là bất thường so với trước đây…

Trong khi đó, cũng trong năm qua, Đà Nẵng đón 4,6 triệu lượt khách, tăng 20,5%, trong đó khách quốc tế ước đạt 1,25 triệu lượt, tăng đến 30,8%. Các tỉnh Quảng Bình và Quảng Nam, kể cả tỉnh Quảng Trị tất cả các số liệu đều tăng cao.

Nhiều doanh nghiệp cho biết cảm thấy nóng ruột trước sự ì ạch của du lịch Huế. Theo ông Nguyễn Hàng Quý – giám đốc Công ty HG (Huế), nhiều đoàn khách đến Huế ở đến đêm thứ hai đã phàn nàn rằng du lịch Huế quá chán, các điểm di tích chỉ nửa ngày là xong, đòi đi shopping nhưng doanh nghiệp “nát óc” suy nghĩ cũng không tìm được điểm đáp ứng nhu cầu du khách.

“Huế chủ yếu vẫn là du lịch di sản, chỉ bán vé và thu tiền khách sạn, khách ở ngắn ngày, chi ít tiền và thường đến một lần không quay lại. Trong khi đó với du lịch nghỉ dưỡng, khách ở lâu, chi tiền phòng và dịch vụ nhiều, nhưng loại hình này lại là điểm yếu của Huế, dù có rất nhiều tiềm năng…” – ông Quý nhận định.

Đại diện một hãng lữ hành lớn cho biết 10 năm trước, khách quốc tế đến miền Trung 3 đêm thì ở Huế 2 đêm, Hội An 1 đêm nhưng nay ngược lại, Hội An 2 đêm và Huế 1 đêm. Thậm chí nhiều đoàn từ Đà Nẵng ra Huế tham quan về trong ngày.

Đưa cho chúng tôi những tờ phiếu ghi nhận xét của khách nước ngoài, một doanh nghiệp du lịch đặt văn phòng tại Huế cho biết hầu hết du khách đều đánh giá rất thấp môi trường và dịch vụ du lịch ở Huế, trong khi luôn đánh giá cao mục tương tự ở Hội An.

Theo một vị lãnh đạo của hiệp hội du lịch, trong số hơn 70.000 khách du lịch bằng tàu biển cập cảng Chân Mây (Thừa Thiên – Huế), chỉ chừng 10% chọn Huế. Số còn lại vào Hội An, Đà Nẵng và Mỹ Sơn…

Vị này cũng chỉ ra hàng loạt điểm yếu của du lịch Huế: bỏ bê không chú ý đầu tư quá lâu, sản phẩm du lịch “mười năm vẫn cứ thế”, môi trường du lịch không cải thiện, giao thông không đồng bộ và không thuận lợi, kể cả giờ giấc của các chuyến bay.

“Sở VH-TT&DL của tỉnh chưa đủ tầm để quản lý ngành du lịch, trung tâm xúc tiến du lịch chưa đủ tầm để quảng bá, hạ tầng chưa ổn, dịch vụ ở các di tích cũng kém và hơn hết là chính sách kêu gọi đầu tư của Huế chưa tốt!” – vị này nhận xét.

Thừa tiềm năng, thiếu nhiệt huyết

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Xuân Phương, giám đốc Công ty CP du lịch DMZ, cho rằng du lịch Huế đi trước tất cả tỉnh thành miền Trung, nhưng do chủ quan nên đang quá tụt hậu, bức tranh tổng thể du lịch quá kém, môi trường du lịch bất ổn, cạnh tranh không lành mạnh…

“Tiềm năng du lịch của Huế khỏi phải bàn. Nhưng cơ quan quản lý đừng nói đến tiềm năng nữa mà hãy nhìn thẳng vào sự thật, nhìn vào sự tụt hậu để bàn giải pháp” – ông Phương nói.

Theo ông Phương, UBND tỉnh cần thành lập ban cố vấn gồm các chuyên gia giỏi, đại diện doanh nghiệp có tâm huyết cùng với quản lý ngành để tham mưu, tìm giải pháp, định hướng phát triển cho du lịch Huế.

“Nhưng phải thực tâm và quyết liệt hành động, bởi đã từng nhiều lần tổ chức để các doanh nghiệp góp ý, đóng góp nhiều ý kiến nhưng không thấy điều chỉnh và tuyệt nhiên không có phản hồi để thay đổi cái gì hết” – ông Phương cho biết.

Trong khi đó, bà Dương Thị Công Lý, trưởng đại diện Công ty du lịch VN – Hà Nội tại Huế, cho rằng công tác xúc tiến du lịch của Huế không hiệu quả, do chọn thị trường chưa phù hợp.

“Điều quan trọng là Huế phải xác định tương lai đối tượng khách là gì, rồi thiết lập những sản phẩm đặc thù, không đụng hàng với các nơi khác mà Huế vốn có thế mạnh. Như thế có thể sẽ “kén” khách hơn, nhưng sẽ bền vững hơn, thay vì quá chú trọng đến khách Á Đông” – bà Lý nói.

Ông Phan Tiến Dũng, giám đốc Sở VH-TT&DL Thừa Thiên – Huế, thừa nhận nhiều “căn bệnh” trầm kha của du lịch Huế. Đó là các điểm tham quan thiếu dịch vụ, các cơ quan và địa phương thiếu quyết liệt và đồng bộ, người Huế chưa chịu khó và mạnh dạn làm ăn, doanh nghiệp du lịch “èo uột” nhưng không mạnh dạn đầu tư, sản phẩm du lịch thì thiếu và yếu.

“Không thiếu quy hoạch, nghị quyết và chỉ thị về phát triển du lịch. Vấn đề là các ngành làm việc chưa đồng bộ, doanh nghiệp chưa hết lòng xây dựng sản phẩm, người dân thì thiếu quyết liệt trong làm du lịch!” – ông Dũng nói.

Ông Nguyễn Văn Cao, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho rằng sự đổi mới của ngành du lịch Huế cũng chậm và nhiều điều kiện khác không thuận lợi, nhất là thời tiết và giao thông.

Theo ông Cao, “đặc thù” của các doanh nghiệp du lịch Huế là “lừng khừng, không mạnh dạn và không liên kết được với nhau”, địa phương lại thiếu nhân lực bậc cao về quản lý du lịch, trong đó quản lý nhà nước về du lịch cũng đang yếu.

“Địa phương sẽ xin Chính phủ cho phép thành lập sở du lịch để quản lý ngành mũi nhọn này tốt hơn…” – ông Cao cho biết.

Lâm Đồng: Nếu Có Một “Cú Hích” Du Lịch Cho Đơn Dương…

Dù hoa quỳ, hoa cải, hoa cỏ… năm nào cũng có, nhưng gần đây, smartphone và những bức ảnh đẹp đã lôi cuốn du khách đến huyện nông thôn mới Đơn Dương rất đông, tạo nên một hiệu ứng du lịch rất rõ. Nhưng ngoài những mùa hoa, Đơn Dương còn có rất nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp và những công trình kiến trúc lạ. Tuy nhiên, vẫn chưa có cách gì “đánh thức” tiềm năng du lịch ở vùng đất giàu bản sắc của nhiều dân tộc anh em này…

Hiệu ứng du lịch hoa

Cũng như Đà Lạt, thời điểm đẹp nhất ở Đơn Dương là từ tháng 11, trời hết mưa, thời tiết dễ chịu, nhiều loài hoa nở, rau củ quả đa dạng. Khắp các ngả đường dẫn đến vùng có diện tích canh tác nông nghiệp lớn, hoa quỳ đều nở rực rỡ. Vốn chỉ là cây mọc hoang được giữ lại làm hàng rào, qua năm tháng, được cắt gọn để không lấn chiếm đất sản xuất, thế mà, cứ vào mùa hoa nở, người dân Đơn Dương lại rất quen với hình ảnh từng tốp du khách lang thang trên những con đường lớn – nhỏ, săn ảnh, tạo dáng với hoa quỳ… Đặc biệt, cuối năm 2015, xuất hiện cánh đồng hoa hướng dương được trồng trong trang trại Dalat Milk, thay thế cỏ xanh để chế biến thức ăn cho bò sữa, đã tạo nên “cơn sốt” hoa hướng dương, có ngày lên tới vài ngàn lượt khách… Rồi hoa cải, hoa cỏ hồng nối nhau nở hoa, lại tiếp tục thu hút du khách đến ngắm hoa, chụp ảnh…

Thực ra, từ xưa đến giờ, hoa quỳ, cỏ hồng, với hoa củ, quả… đối với người dân Đơn Dương rất bình thường, nhưng do cuộc sống, chuyện hoa có đẹp hay không dường như chẳng tác động nhiều lắm đến những người xung quanh. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông chưa phổ biến, nên Đơn Dương cũng chỉ được biết như là vùng đất canh tác rau lớn nhất Lâm Đồng … Từ khi có những bức hình đẹp lan truyền lên mạng, được nhiều người thích thú tìm đến đã tạo nên hiệu ứng. Đời sống kinh tế ngày càng tốt hơn, người ta có điều kiện quan tâm nhiều hơn đến giá trị tinh thần, đến cộng đồng và xã hội… Vì vậy, với lợi thế từ những mùa hoa, Đơn Dương được chú ý và lựa chọn là điểm đến nhiều hơn… Đây, không chỉ là vùng đất nông thôn mới, vùng chuyên canh rau, hoa…

Và còn rất nhiều huyền bí khác

Nhiều người thích đến Đơn Dương dã ngoại bởi khí hậu ấm nóng hơn Đà Lạt, quang cảnh lại rộng rãi, thoáng đẹp. Tính ra, Đơn Dương cũng có nhiều thắng cảnh, như thác Thiên Thai, hồ Đa Nhim, hồ Ma Đanh, hồ Próh, đồi thông Châu Sơn, đèo Ngoạn Mục… Đơn Dương lại nằm sát Đà Lạt và là điểm nối Đà Lạt với vùng du lịch biển Phan Rang – Tháp Chàm… Dù không có những mùa hoa, vẫn có thể khai thác thành các điểm đến vệ tinh trong các tuyến du lịch của Đà Lạt, hoặc là điểm dừng chân, điểm kết nối giữa du lịch Đà Lạt và Phan Rang.

Đơn Dương lại là cái nôi văn hóa đặc sắc của nhiều dân tộc bản địa gốc Tây Nguyên như Kơ Ho, Churu… Mỗi dân tộc thiểu số ở đây đều có ít nhất một loại sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, hình thành nên các nghề truyền thống phục vụ cho cuộc sống, như nghề sản xuất rượu cần, nghề làm gốm, nghề làm nhẫn bạc, nghề đan lát, nghề làm bánh tráng… Và văn hóa cồng chiêng là nét đặc sắc nhất vẫn được lưu giữ trong các buôn làng, được bồi đắp hằng năm qua ngày hội văn hóa các dân tộc của huyện.

Còn có một Đơn Dương rất khác biệt về kiến trúc văn hóa, tâm linh. Nổi bật nhất là Tổ Đình Sắc Tứ Giác Nguyên – ngôi chùa cổ ở xã Lạc Nghiệp, được xây dựng từ năm 1923, được ban sắc tứ từ thời Bảo Đại (năm 1939), được sửa chữa và xây dựng thêm như ngày nay từ năm 1999. Hướng mặt về hồ Thủy điện Đa Nhim, Tổ Đình Sắc Tứ Giác Nguyên còn có cảnh quan kiến trúc đẹp, có nhiều tượng Phật bằng gỗ chạm khắc tinh xảo… Nhà thờ Ka Đơn cũng có kiến trúc rất đặc sắc với chất liệu chỉ là thép, kính, gỗ và đá; không cao và nhọn như những kiểu nhà thờ thông thường khác, mà có hình dáng tương tự như mái nhà rông của đồng bào Tây Nguyên. Kiến trúc nhà thờ Ka Đơn được đánh giá mang đậm nét nhân văn bởi không có tường ngăn, rào chắn, không bậc cấp, có sức chứa đến mấy ngàn người. Đặc biệt, trong khuôn viên nhà thờ còn có bảo tàng dân tộc Churu, do linh mục quản xứ Nguyễn Đức Ngọc cùng giáo dân thu thập, chỉnh lý và biên soạn thuyết minh…

Thách thức và cơ hội

“Đi ba ngày không hết” – đó là nhận xét của chị Mai Vân (phường 6 – Đà Lạt), sinh ra và lớn lên ở Đơn Dương. Thỉnh thoảng chị vẫn cùng con cháu và bạn bè “về quê” cắm trại, bắt cá, nướng thịt, lan man trên đồng ruộng, lang thang đến các buôn làng… Năm 2011, chính quyền huyện Đơn Dương đã ban hành kế hoạch phát triển dịch vụ – du lịch giai đoạn 2011-2015, với các loại hình du lịch sinh thái gắn với sản phẩm tiểu thủ công nghiệp – làng nghề, du lịch sinh thái kết hợp các sản phẩm nông nghiệp, du lịch sinh thái kết hợp với mô hình trang trại… Đồng thời, hình thành nhiều tour tuyến đến các danh lam thắng cảnh gắn với tìm hiểu văn hóa, trải nghiệm lao động và thưởng thức ẩm thực cùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

“Nhưng, vấn đề không phải dễ!” – ông Đinh Ngọc Hùng – Chủ tịch UBND huyện Đơn Dương, chia sẻ – “Đơn dương mong muốn thu hút đầu tư trong nhiều lĩnh vực. Sản xuất ở Đơn Dương rất tốt rồi, kể cả trong trồng trọt và chăn nuôi, nhưng lại chưa thu hút được ở khâu chế biến, nên hàng hóa vẫn ở dạng thô, sơ chế. Tiềm năng du lịch của Đơn Dương rất đa dạng, nhưng chưa được khai thác. Từ hiệu ứng của những mùa hoa, cùng với định hướng phát triển và hiệu quả truyền thông, hy vọng sẽ dần hội tụ được những điều kiện thuận lợi về kinh tế, thương mại, dịch vụ, du lịch giúp Đơn Dương thực hiện được ước mơ của mình”.

Định hướng phát triển Đà Lạt – Lâm Đồng đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, Đơn Dương chính thức là một phần của Đà Lạt trong quy hoạch phát triển. Năm 2015, Đơn Dương là huyện đầu tiên được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới ở tỉnh Lâm Đồng, nên cơ sở hạ tầng của Đơn Dương đã được đầu tư khá đồng bộ… Đây là điều kiện thuận lợi để Đơn Dương có cơ hội giới thiệu mình ở hiện tại và trong tương lai về thiên nhiên, về thế mạnh, về con người và mở ra các hoạt động thu hút du lịch, thu hút đầu tư cùng chính quyền và nhân dân chung tay, góp sức phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống nhân dân.

Hiệu ứng từ những mùa hoa là tín hiệu quảng bá, phát triển du lịch Đơn Dương rất tốt. Nếu tận dụng được lợi thế này, Đơn Dương có thể vừa tiếp tục khai thác tiềm năng về kinh tế, vừa thu hút du lịch. và những mùa hoa sẽ tác động trực tiếp để mở ra các điểm, các tuyến du lịch ở Đơn Dương, để du khách được hòa vào cuộc sống lao động của người nông dân hiền lành và đắm mình trong thiên nhiên để cảm nhận hết cái “chất” mộc mạc, dân dã mà thân thuộc và quyến rũ của vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên và nhân văn chạy dọc đôi bờ sông Đạ Nhim trong vắt và tươi xanh này!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nếu Chỉ Có Một Ngày Một Đêm Ở Hà Tiên… trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!