Đề Xuất 6/2023 # Ngành Du Lịch Hành Động Để Tháo Gỡ Khó Khăn Do Covid # Top 11 Like | Tuvanduhocsing.com

Đề Xuất 6/2023 # Ngành Du Lịch Hành Động Để Tháo Gỡ Khó Khăn Do Covid # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ngành Du Lịch Hành Động Để Tháo Gỡ Khó Khăn Do Covid mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

DU LỊCH LÀ NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN

Trong những năm gần đây, ngành Du lịch đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần làm thay đổi diện mạo đất nước, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa; nâng cao vị thế và hình ảnh Việt Nam trong quá trình hội nhập với quốc tế, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Không chỉ đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và liên tục, tỷ trọng du lịch trong GDP cũng có sự bứt phá rõ rệt. Du lịch góp phần tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của khối ngành dịch vụ từ 38,7% (năm 2000) lên trên 40% (năm 2019). Bên cạnh đó, xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chất đột phá trong nâng cao chất lượng và hình ảnh của Việt Nam, thời gian qua ngành Du lịch luôn chú trọng công tác quản lý nhà nước về lữ hành, khách sạn, điểm đến và phát triển nguồn nhân lực du lịch; tập trung xây dựng hệ thống văn bản pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp du lịch. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch trong nước và quốc tế, mở rộng giao lưu và hội nhập quốc tế theo hướng chuyên nghiệp, hướng đến những thị trường trọng điểm để thu hút du khách và các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Từ đó, nâng cao giá trị sản phẩm và năng lực cạnh tranh, lan tỏa Việt Nam – vẻ đẹp bất tận trên bản đồ du lịch thế giới.

TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19 ĐỐI VỚI DU LỊCH

Đại dịch COVID-19 đã khiến hoạt động du lịch toàn cầu đóng băng. Hoạt động đi lại, vận chuyển hàng không trên toàn thế giới trở nên rất khó khăn, hầu hết các đường bay quốc tế đã đóng. Ngành Du lịch Việt Nam ngừng trệ hoàn toàn khi Chính phủ triển khai các biện pháp mạnh để ứng phó với đại dịch như: ngừng nhập cảnh toàn bộ người nước ngoài từ 22/3; dừng mọi hoạt động hội họp, tập trung trên 20 người; các thành phố lớn đóng cửa toàn bộ các cơ sở dịch vụ từ 28/3 (trừ cung cấp thực phẩm, dược phẩm, khám chữa bệnh); ngừng hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế, hạn chế giao thông công cộng.

Trong 5 tháng đầu năm 2020, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 3,7 triệu lượt, giảm 50% so với cùng kỳ năm 2019; lượng khách nội địa đạt 16 triệu lượt, giảm 58,5% và tổng thu du lịch đạt 150.300 tỷ đồng, giảm 47,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Hoạt động du lịch nội địa dần được phục hồi sau khi quy định về giãn cách xã hội được nới lỏng từ cuối tháng 4/2020. Tuy nhiên, du lịch quốc tế kể từ tháng 3/2020 đến nay vẫn đang ngừng trệ, tiếp tục tác động đến du lịch Việt Nam.

Trong quý I và II/2020 có khoảng 95% các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế trên cả nước đã dừng hoạt động. 137 doanh nghiệp lữ hành quốc tế xin thu hồi giấy phép, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp xin cấp mới giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế giảm 48% so với cùng kỳ năm trước. Công suất phòng trung bình của các cơ sở lưu trú chỉ đạt khoảng 20%, giảm mạnh so với công suất trung bình năm trước (52%). Đến tháng 4/2020, có khoảng 90% cơ sở lưu trú phải tạm dừng hoạt động. Dự báo từ nay đến cuối năm, số lượng doanh nghiệp đóng cửa vì khó khăn do dịch COVID – 19 sẽ còn tăng mạnh. Nhiều doanh nghiệp chỉ bố trí khoảng 30% nhân sự trực tại công ty, nhân viên được cho nghỉ không lương hoặc giảm đến 80% lương.

NHIỀU BIỆN PHÁP CHÍNH SÁCH THÁO GỠ KHÓ KHĂN

Từ khi dịch bệnh khởi phát đến nay, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn do đại dịch. Trong đó, doanh nghiệp và lao động ngành Du lịch là một trong số những đối tượng được quan tâm và hưởng chính sách hỗ trợ như: gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho các đại lý du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, bảo tàng, khu vui chơi giải trí; giảm giá tiền điện cho các cơ sở lưu trú và các doanh nghiệp; miễn, giảm lãi suất và lệ phí; tiếp cận các khoản vay ưu đãi không lãi cho các doanh nghiệp trả lương cho nhân viên; hỗ trợ tài chính người lao động du lịch bị mất việc hoặc nghỉ không lương bởi đại dịch và gần đây nhất là triển khai các quy định mức thu, nộp phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế; Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, trong đó giảm 50% phí thẩm định giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế; Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; Phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.

Ngoài ra, ngành Du lịch cũng đã liên tục có các văn bản đề xuất, kiến nghị với Chính phủ một số chính sách hỗ trợ khác cho các doanh nghiệp du lịch để triển khai trong và sau khi kiểm soát được dịch bệnh. Đồng thời, thường xuyên nắm bắt tình hình triển khai và cập nhật các cơ chế, chính sách mới ban hành trong gói hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

KÍCH CẦU DU LỊCH NỘI ĐỊA

Triển khai Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, ngày 8/5/2020, Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch đã ban hành Kế hoạch phát động chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” với mục tiêu kích cầu du lịch nội địa; đẩy mạnh truyền thông quảng bá điểm đến đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Nhằm thu hút sự vào cuộc của các địa phương mở cửa lại du lịch, đảm bảo an toàn phòng chống dịch và sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch; sự đồng hành của các doanh nghiệp, triển khai các gói kích cầu du lịch Tổng cục Du lịch đã phối hợp với Ban Tư vấn nghiên cứu, phát triển kinh tế tư nhân của Chính phủ  tổ chức Hội nghị “Thời điểm vàng khám phá vẻ đẹp Việt” và Hội nghị “Giải pháp thúc đẩy du lịch nội địa và phục hồi du lịch quốc tế hậu COVID-19”. Ngày 24/5/2020, tại tỉnh Quảng Ninh, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức tuyên bố khởi động lại thị trường du lịch nội địa, đồng thời đề nghị chuẩn bị sẵn sàng để đón du khách quốc tế vào Việt Nam khi điều kiện cho phép.

Sau khi được phát động, chương trình kích cầu du lịch nội địa đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ và nhanh chóng của hầu hết các tỉnh, thành phố, các hiệp hội và doanh nghiệp du lịch trên phạm vi cả nước. Cho đến nay, đã có 15 địa phương ở các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch đồng loạt hưởng ứng kế hoạch kích cầu, tổ chức kết nối doanh nghiệp, hợp tác giữa du lịch, hàng không và các điểm tham quan, vui chơi giải trí xây dựng các sản phẩm kích cầu với nhiều ưu đãi, giá hợp; tổ chức các chương trình phát động, giới thiệu điểm đến, tiêu biểu như Hà Nội, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh liên kết với 13 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, liên kết hợp tác phục hồi du lịch Quảng Nam – Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng, Nghệ An, Quảng Bình, Cần Thơ…

Đối với vận chuyển hàng không, việc mở lại các đường bay, tần suất bay và công suất chuyên chở đã tăng trở lại, gần bằng mức trước dịch COVID-19. Cụ thể như: Vietnam Airlines đã mở lại 100% các đường bay nội địa cũng như tần suất bay, công suất chuyên chở đã gần bằng trước dịch; Bamboo Airways đã khôi phục trở lại trên 50% so với trước dịch các đường bay nội địa, công suất chuyên chở tăng nhanh, hiện đạt khoảng 75-80%; Vietjet Air trong tháng 5 đã bay khoảng 8.000 chuyến tại 45 đường bay trong nước, gần bằng 100% so với trước dịch. Dự kiến tháng 6 sẽ tăng lên 10.000 chuyến và tháng 7 tăng lên 12.000 chuyến.

Để nhanh chóng phục hồi ngành Du lịch, kế hoạch tiếp theo được xác định chia thành các giai đoạn: 1) Giai đoạn 1: Tập trung phát triển thị trường nội địa song song với chuẩn bị các điều kiện cần thiết để mở cửa thị trường quốc tế vào thời điểm thích hợp; 2) Giai đoạn 2: Triển khai thí điểm đón khách quốc tế (trên cơ sở trao đổi khách song phương giữa một số quốc gia đảm bảo an toàn phòng chống dịch); 3) Giai đoạn 3: Tiếp tục xem xét mở rộng số quốc gia, khu vực thực hiện trao đổi khách quốc tế; 4) Giai đoạn 4: Khi dịch bệnh được khống chế toàn cầu, các hoạt động du lịch quốc tế và nội địa sẽ diễn ra bình thường tại Việt Nam.

Với những đổi mới và nỗ lực trong công tác quảng bá, xúc tiến và các chương trình hành động để tái khởi động hoạt động du lịch, hình ảnh du lịch Việt Nam liên tục xuất hiện trên các trang báo lớn như The Guardian, The New York Times, Reuters… gắn liền với thông điệp an toàn, thành công trong công tác chống dịch COVID-19. Ngoài việc tập trung đẩy mạnh du lịch nội địa, ngành Du lịch đã và đang chuẩn bị các giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch, tận dụng lợi thế khi là một trong những quốc gia kiểm soát thành công dịch COVID-19 sớm nhất, được các nước trên thế giới đánh giá rất cao. Du lịch Việt Nam sẵn sàng thu hút và đón khách quốc tế ngay khi điều kiện cho phép./.

Nguyễn Trùng Khánh Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam

Tháo Gỡ Khó Khăn Trong Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Lực Du Lịch

(Thanhuytphcm.vn) – Sáng 2/8, tại TPHCM đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế” do Trường Đại học (ĐH) Văn Hiến phối hợp với Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) tổ chức.

Tham dự có chúng tôi Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ VHTTDL; Giám đốc Sở Du lịch TPHCM Bùi Tá Hoàng Vũ; TS Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch; cùng đại diện Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch các tỉnh, thành và đông đảo các doanh nghiệp du lịch lữ hành; các chuyên gia, giảng viên trong và ngoài nước.

Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động. Tuy nhiên, lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên…

Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, phát triển nhân lực du lịch chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang là thách thức cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch lữ hành cũng như hệ thống cơ sở đào tạo ngành học này.

Theo chúng tôi Trần Văn Thiện, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến, trong những năm gần đây, ngành du lịch nước ta đã thu hút hàng chục triệu du khách nước ngoài, nhanh chóng nâng cao tỷ trọng thu nhập GDP của nền kinh tế quốc dân, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, ngành Du lịch Việt Nam cũng đang gặp những khó khăn, thách thức không nhỏ về nhiều mặt, trong đó lớn nhất là vấn đề về xây dựng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhìn chung ngành du lịch vẫn trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển của ngành trong giai đoạn hội nhập toàn cầu.

PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ đào tạo, Bộ VHTTDL nhận định, mặc dù nguồn nhân lực du lịch được quan tâm và phát triển mạnh trong thời gian qua, tuy nhiên vẫn còn có những bất cập, hạn chế, cần được quan tâm giải quyết. Đó là tình trạng mất cân đối trong cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực theo các vùng miền, địa phương; mất cân đối trong cơ cấu nhân lực theo ngành nghề, lĩnh vực, cấp độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực ngoại ngữ.

“Hiện nay, du lịch Việt Nam đang thiếu đội ngũ cán bộ cấp cao ở cả khối doanh nghiệp kinh doanh trực tiếp, khối quản lý nhà nước, các lĩnh vực quy hoạch, hoạch định chính sách chiến lược và khối sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu về du lịch. Thiếu hụt nhân lực quản trị cấp cao, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh khách sạn, khu resort… đang là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Theo đó, tại hầu hết các doanh nghiệp, tập đoàn khách sạn lớn hoặc có yếu tố nước ngoài, đội ngũ quản lý cấp trung và cấp cao phần lớn là người nước ngoài”, chúng tôi Lê Anh Tuấn tâm tư.

Cũng tại hội thảo, các diễn giả cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, với xu thế phát triển du lịch thông minh, công nghệ thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực du lịch,… nhân lực du lịch cần phải được đào tạo và phát triển mạnh mẽ để đáp ứng với yêu cầu mới, song song đó, việc nghiên cứu để phát triển các ngành nghề và lĩnh vực mới thích ứng với du lịch thông minh thời 4.0 là vấn đề cấp bách hiện nay.

Gỡ Khó Cho Du Lịch Bình Ba

Tháng 9-2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 44 về quy chế đảm bảo an ninh, an toàn căn cứ quân sự Cam Ranh. Quyết định này đã tác động không nhỏ tới các hoạt động du lịch và phát triển kinh tế trên đảo Bình Ba (xã Cam Bình, TP. Cam Ranh). Hiện nay, UBND tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai các bước để tháo gỡ khó khăn này.

Khách giảm, nhà đầu tư bỏ chạy

Mùa này, đảo Bình Ba không còn cảnh khách du lịch tấp nập đến tham quan, nghỉ dưỡng như vài năm trước. Tại thôn Bình Ba Tây, khách sạn Sài Gòn – Bình Ba cao 4 tầng với 25 phòng nhưng không hề có một khách ở. Ông Phạm Bá Trung, chủ khách sạn cho biết, từ khi có Quyết định 44 của Chính phủ hạn chế phát triển du lịch thì khách giảm hẳn. “Tôi từ TP. Hồ Chí Minh ra đây đầu tư khách sạn, nhưng mới đi vào hoạt động được vài tháng thì có Quyết định 44. Lúc đầu, tôi xây dựng khung giá 500.000 đồng/phòng/đêm vì đầu tư rất bài bản, nhưng sau đó khách vắng nên phải tính theo người, mỗi người 100.000 đồng/đêm. Những ngày vắng khách như hôm nay, có khi 50.000 đồng/đêm tôi cũng chấp nhận”, ông Trung tâm sự.

Bình Ba đã vắng khách du lịch

Từ khi có Quyết định 44, theo thống kê của UBND TP. Cam Ranh, trong năm 2015, lượng khách đến đảo Bình Ba đạt 64.000 lượt, nhưng 3 tháng đầu năm 2016, chỉ đạt 13.000 lượt, giảm 50% so với cùng kỳ. Ông Nguyễn Ân – Chủ tịch UBND xã Cam Bình cho biết, Quyết định 44 của Thủ tướng Chính phủ đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch trên đảo Bình Ba. Hiện nay, lượng khách đến đảo chỉ khoảng 100 lượt/ngày, trong đó có khoảng 30% khách ở lại lưu trú. Mùa hè, con số này có thể lên đến 500 khách/ngày thường và 1.500 khách/ngày cuối tuần, giảm đáng kể so với năm 2015.

Theo ông Ân, sau khi có thông tin về Quyết định 44, một số nhà đầu tư nhà nghỉ, khách sạn trên đảo Bình Ba đã ngưng dự án, hạn chế quy mô hoặc bán rẻ cho người dân địa phương nhằm thu hồi vốn. Cuối năm 2014, Công ty Bất Nhị (TP. Hồ Chí Minh) xây nhà nghỉ trên diện tích 600m2, nhưng khi mới lên đến tầng 3 thì vội dừng hoàn toàn vì nghe thông tin cấm phát triển du lịch. Hiện nay, chủ đầu tư đã đạt thỏa thuận bán cho một người dân địa phương với giá 6,5 tỷ đồng. Gần đó là nhà nghỉ A&T của một nhà đầu tư ở TP. Hồ Chí Minh với quy mô 4 tầng. Sau khi nghe thông tin cấm phát triển du lịch, nhà đầu tư đã dừng lại ở tầng thứ 2 và vừa bán cho một người dân địa phương vào tháng 5-2017 với giá 2 tỷ đồng. Một nhà đầu tư khác cũng mua lại căn nhà của ông Lê Văn Tám (thôn Bình Ba Đông) để xây nhà nghỉ cao 2 tầng, quy mô 8 phòng nhưng chưa kịp đưa vào hoạt động đã phải bán vội cho chính chủ đất cũ vì lo lắng trước thông tin không phát triển du lịch ở Bình Ba.

Dự án khủng “mắc cạn”

Khoảng 3 năm trước, người dân đảo Bình Ba xôn xao bởi lần đầu tiên xứ đảo này đón nhận một dự án khủng có diện tích gần 15ha, với tổng vốn đầu tư lên đến hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay, dự án này như một nàng tiên cá “mắc cạn” chưa tìm được lối thoát.

Dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Bình Ba được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư sửa đổi lần thứ 2 cho Công ty TNHH Du lịch sinh thái Bình Ba vào ngày 20-5-2015. Theo đó, doanh nghiệp này sẽ đầu tư một khu du lịch sinh thái trên diện tích khoảng 10ha mặt đất và 5ha mặt nước tại vị trí đẹp nhất ở Bãi Chướng. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi được giao đất, khi có Quyết định 44, Công ty TNHH Du lịch sinh thái Bình Ba đã nhận được đề nghị của UBND tỉnh tạm ngừng mọi hoạt động của dự án. Lúc này, chủ đầu tư chỉ kịp lắp ráp 2 căn phòng bằng gỗ trên một mỏm đá nhô ra biển.

Ngày 29-8-2016, đoàn liên ngành của TP. Cam Ranh đã tiến hành kiểm tra và lập biên bản vi phạm đối với Công ty TNHH Du lịch sinh thái Bình Ba vì chưa có giấy phép nhưng đã xây dựng một số hạng mục công trình. Cụ thể, đã dựng 1 nhà 2 gian, 8 chòi mặt biển, 1 khu sản xuất nước tinh khiết, 1 khu nhà 5 gian dành cho nội bộ, 1 nhà gỗ phục vụ du lịch… Đoàn kiểm tra đã đề nghị nhà đầu tư không tiến hành thi công các hạng mục công trình, giữ nguyên hiện trạng…

10 chòi gỗ phía mặt biển dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Bình Ba đã hoàn thành

Tuy nhiên, có mặt tại đảo Bình Ba vào ngày 21-9, chúng tôi chứng kiến Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Bình Ba vẫn đang tiến hành xây dựng 20 chòi gỗ kiên cố có lắp máy điều hòa dùng để kinh doanh du lịch. Hiện nay, chủ đầu tư đã hoàn thiện 10 chòi phía giáp mặt biển, còn 10 chòi đang được khẩn trương hoàn thiện. Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Nghĩa – Giám đốc Công ty TNHH Du lịch sinh thái Bình Ba cho biết: “Tôi thấy Quyết định 44 không nêu rõ ràng, nói chung chung nên không biết khu vực nào được phát triển du lịch, khu vực nào cấm hoàn toàn. Nếu không có Quyết định 44, khu vực này đã hình thành khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Hiện nay, công ty đang đợi Thủ tướng ra văn bản chỉ đạo cụ thể để có định hướng đầu tư. Còn việc xây dựng 20 chòi gỗ chỉ là nhà tạm để đón khách giải quyết tình thế trước mắt”.

Được làm du lịch, nhưng…

Để tạo điều kiện cho người dân trên đảo Bình Ba và Bình Hưng (xã Cam Bình) sử dụng cơ sở vật chất và điều kiện tự nhiên sẵn có làm kinh tế, du lịch, ngày 24-1, UBND tỉnh đã có văn bản báo cáo, đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh một phần nội dung Quyết định 44. Ngày 24-3, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo, giao Bộ Quốc phòng phối hợp với UBND tỉnh tổ chức khảo sát thực tế vị trí các đảo Bình Ba, Hòn Chút, nghiên cứu quy hoạch các khu vực có thể cho phép phát triển các hoạt động du lịch, báo cáo Thủ tướng quyết định.

Ông Nguyễn Thành Trung – Phó Chủ tịch UBND TP. Cam Ranh: Sau khi có chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Du lịch đã phối hợp với UBND TP. Cam Ranh tiến hành khảo sát thực tế tại đảo Bình Ba và Bình Hưng. Cùng đi còn có các doanh nghiệp, đơn vị lữ hành để có định hướng phát triển du lịch tại hai đảo này. Sau chuyến khảo sát, Sở Du lịch sẽ làm văn bản báo cáo gửi TP. Cam Ranh góp ý kiến trước khi trình UBND tỉnh. Tuy nhiên, đến thời đểm này UBND thành phố chưa nhận được báo cáo của Sở Du lịch.

Ngày 29-3, Bộ Quốc phòng có văn bản báo cáo, trong đó có nội dung: “Khu vực đảo Bình Ba, Hòn Chút không thuộc khu vực cấm, khu vực bảo vệ mà thuộc khu vực vành đai an toàn. Để tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội địa phương kết hợp với an ninh quốc phòng, Bộ Quốc phòng có thể đồng ý cho phép địa phương phát triển các loại hình dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, hoạt động dịch vụ du lịch phải không ảnh hưởng lớn đến an ninh, an toàn của căn cứ quân sự Cam Ranh. Vì vậy, UBND tỉnh Khánh Hòa cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng nghiên cứu cụ thể về quy mô, loại hình cho phép hoạt động dịch vụ, du lịch, phạm vi vùng đất, vùng nước khu vực khai thác, đặc biệt là không được có yếu tố nước ngoài trong khu vực này”.

VĂN KỲ

Thủ Tục, Visa Du Lịch Bỉ Có Gì Khó Khăn Không?

Đối với trường hợp có giấy bảo lãnh ở bên Bỉ: Người bảo lãnh phải sống tại Bỉ và không hạn chế về thời gian sinh sống. Giấy bảo lãnh phải được hợp thức hóa lãnh sự và chỉ có giá trị trong 6 tháng và phải được cấp tại chính quyền địa phương ở bên Bỉ – nơi người bảo lãnh sinh sống. Bằng chứng chứng minh khả năng tài chính của người bảo lãnh: bản sao phiếu lương 3 tháng cuối, bảng thu nhập để tính thuế trong thời gian gần nhất, các giấy tờ chứng minh thu nhập chính thức khác. Bản sao CMND của người bảo lãnh hoặc bản sao thẻ cư trú không thời hạn. Bản gốc có sự hợp pháp hóa lãnh sự về xác nhận thành phần trong gia đình của người bảo lãnh.

Bạn đừng quên mang theo giấy tờ chứng minh chỗ ở là những bằng chứng xác minh bạn đã đặt chỗ tại khách sạn, nhà nghỉ để đi du lịch Bỉ hoặc thư của người thân, bạn bè mời đến ở, cùng bằng chứng xác nhận các mối liên hệ ở Việt Nam. Ví dụ như giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh (không cần dịch thuật).

Đối với trường hợp người xin visa là trẻ vị thành niên, phải có giấy đồng ý của cha mẹ hoặc người bảo trợ cho phép xuất ngoại (phải được dịch thuật và hợp pháp hóa lãnh sự) và nộp kèm theo bản sao hộ chiếu hoặc CMND của cha mẹ cùng với bản sao giấy khai sinh của trẻ (phải được dịch thuật và hợp pháp hóa lãnh sự).

Trường hợp bạn là người đi làm hoặc đi học phải có giấy chứng nhận xin nghỉ phép để đi du lịch. Phải có bảo hiểm du lịch bao gồm các loại giấy tờ: chi phí y tế, nằm viện, chi phí cho việc hồi hương vì lý do y tế trong thời gian bạn lưu trú tại nước Bỉ hoặc các nước trong khối liên minh Schengen. Mức chi trả của bảo hiểm tối thiểu phải ừ 30.000 Euro trở lên. Bạn phải nộp bản gốc chứng nhận bảo hiểm và bản sao. Bản gốc sẽ được hoàn lại để bạn xuất trình khi nhập cảnh vào Bỉ. Các giấy tờ kể trên sẽ được cung cấp đầy đủ nếu bạn đi theo tour du lịch Bỉ.

Một số lưu ý khác :

Trường hợp bạn không chỉ đi tour Bỉ mà còn tới các nước khác ngoài khối Schengen thì phải xin visa của nước ngoài khối Schengen đó.

Dù ở chúng tôi hay Hà Nội thì bạn cũng cần phải mang theo ít nhất hai bộ hồ sơ sao lưu kèm theo khi chuẩn bị đi tour du lich Bi. Bạn nên photo tất cả những giấy tờ cần thiết và để vào một chỗ để khi cần xuất trình có thể đem ra đối chiếu ngay không mất thời gian. Nếu như bạn là người bận rộn và chưa có nhiều kinh nghiệm xin visa, chuẩn bị thủ tục, giấy tờ thì có thể liên hệ các công ty du lịch chuyên nghiệp để hỗ trợ bạn trong suốt tour Bi. Bạn sẽ không phải bận tâm bất cứ điều gì, chỉ chuẩn bị những loại giấy tờ cần thiết theo yêu cầu là được.

Như vậy, thông qua bài viết này, bạn đã nắm được cách xin visa cũng như các loại thủ tục, giấy tờ để đi du lịch Bỉ rồi đấy! Cơ hội khám phá châu Âu giờ đây không còn quá khó khăn nữa, còn chần chừ gì nữa mà chưa bắt tay vào lên kế hoạch ngay thôi nào?

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ngành Du Lịch Hành Động Để Tháo Gỡ Khó Khăn Do Covid trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!