Đề Xuất 3/2023 # Ngành Du Lịch Tìm Giải Pháp Hạn Chế Những Ảnh Hưởng Của Bệnh Do Vi Rút Ncov # Top 7 Like | Tuvanduhocsing.com

Đề Xuất 3/2023 # Ngành Du Lịch Tìm Giải Pháp Hạn Chế Những Ảnh Hưởng Của Bệnh Do Vi Rút Ncov # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ngành Du Lịch Tìm Giải Pháp Hạn Chế Những Ảnh Hưởng Của Bệnh Do Vi Rút Ncov mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Những thiệt hại của ngành Du lịch vì dịch bệnh đã được các địa phương khẳng định, dựa trên số lượng khách hủy tour, hủy đặt phòng. Tại Huế, hoạt động du lịch giảm 10%. Tại Quảng Ninh, hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long chỉ thu hút được 3.000 khách, giảm 1/3 so với cùng kỳ năm trước. Du lịch Đà Nẵng chịu ảnh hưởng nặng nề khi lượng khách sụt giảm chưa từng thấy, hoạt động khách sạn chỉ đạt 30% so với cùng kỳ năm ngoái…

Trước những thiệt hại này, đại diện các Sở Du lịch, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch các địa phương đã đề xuất nhiều giải pháp, phù hợp với từng địa phương trong việc phòng, chống dịch và quan trọng hơn là giải pháp để ổn định lại thị trường cũng như khôi phục ngành Du lịch ngay khi hết dịch.

Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết, Sở Du lịch Hà Nội đã thành lập Ban Phòng chống dịch, công bố số điện thoại đường dây nóng để hỗ trợ du khách. Thời gian tới, Hà Nội tiếp tục tăng cường phát huy thế mạnh các điểm đến, phát triển những sản phẩm du lịch đặc trưng, khẳng định Hà Nội luôn là điểm đến an toàn, thân thiện.

Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình nhấn mạnh, ngành Du lịch Việt Nam cần xây dựng kế hoạch, xúc tiến lại các thị trường trong nước và quốc tế, trong đó đặc biệt thúc đẩy du lịch nội địa. Bên cạnh đó, ngành Du lịch cần quan tâm tới việc giữ gìn lực lượng nhân sự trong giai đoạn khủng hoảng thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới công tác quản lý…

“Thời điểm này, việc tính toán các phương án hồi phục thị trường là vấn đề cấp thiết nhất của ngành Du lịch. Việc làm này đòi hỏi sự chung tay của tất cả địa phương, các đơn vị, doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, vận chuyển trong cả nước”, ông Vũ Thế Bình nhận định.

Ngành Du Lịch Chủ Động Tìm Giải Pháp Phục Hồi

Thứ ba – 19/01/2021 09:57

Ngành Du lịch trong năm 2020 chịu tác động nặng nề của dịch COVID-19. Các đơn vị kinh doanh lưu trú, nhà hàng phải ngừng hoạt động trong thời gian giãn cách xã hội, đặc biệt, dịch COVID-19 bùng phát trở lại và có diễn biến phức tạp hơn vào cuối tháng 7/2020 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngành. Để chuẩn bị cho Năm du lịch Quốc gia 2021 -Hoa Lư, Ninh Bình, ngành du lịch Ninh Bình đang nỗ lực tìm giải pháp phục hồi.

       Một năm nhiều khó khăn

      Ngay từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, để đảm bảo an toàn cho du khách, ngành Du lịch Ninh Bình đã sớm triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch. Các đơn vị kinh doanh du lịch đã chủ động, tích cực phối hợp với ngành Y tế và Du lịch tăng cường truyền thông, thông tin về tình hình bệnh dịch cũng như công tác phòng, chống dịch để du khách yên tâm, nhưng những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động du lịch. Năm 2020, Ninh Bình là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia nhưng do dịch bệnh nên các sự kiện của Năm Du lịch quốc gia, Hội chợ ITE thành phố Hồ Chí Minh 2020 phải hoãn, hủy tổ chức; do đó công tác xúc tiến quảng bá du lịch bị hạn  chế, chủ yếu tập trung tuyên truyền quảng bá trên mạng internet và các nền tảng  số.

      Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến ngành kinh tế du lịch, đồng thời kéo theo những hệ lụy đến các doanh nghiệp cũng như người lao động hoạt động trong ngành. Hiệp hội du lịch đã thống kê toàn tỉnh Ninh Bình có 25 đơn vị lữ hành, trong đó có 3 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế. Đợt dịch thứ nhất diễn ra, có trên 90% khách hủy tour. Sau đợt dịch lần thứ 2, mặc dù đã được kiểm soát nhưng vào thời điểm hết mùa du lịch nội địa cộng với tâm lý của du khách e ngại, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lại một lần nữa phải đối mặt với khó khăn để duy trì hoạt động. 

    Nhiều hợp đồng tham quan, lưu trú và dịch vụ du lịch bị hủy bỏ, các đơn vị kinh doanh du lịch phải tính đến phương án cắt giảm nhân công, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hàng nghìn lao động du lịch, một số doanh nghiệp tạm đóng cửa, cho nhân viên nghỉ việc không lương hoặc chấm dứt hợp đồng lao động để hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã tạm ngừng đầu tư do khó khăn về tài chính. Theo thống kê sơ bộ, hơn 80% nhân lực du lịch của Ninh Bình không có việc làm trong nhiều tháng qua. 

      Với những khó khăn trên, năm 2020, dịch vụ du lịch giảm mạnh cả về lượng khách và doanh thu; tổng lượt khách đến các điểm tham quan trên địa bàn tỉnh đạt 2,5 triệu lượt, giảm 66,1% so với năm 2019, đạt 32% kế hoạch năm; trong đó khách quốc tế đạt trên 195 nghìn lượt, giảm 78,6% so với năm 2019; số lượt khách lưu trú ước đạt 449 nghìn lượt; doanh thu du lịch đạt 1,6 nghìn tỷ đồng, giảm 56% so với năm 2019,  đạt 41% kế hoạch năm.

     Kiên trì mục tiêu tăng trưởng

     Năm 2021, dự báo đại dịch COVID-19 vẫn chưa thể kiểm soát trên toàn cầu, nền kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng vẫn sẽ chịu tác động không nhỏ. Tuy nhiên, tỉnh Ninh Bình xác định kiên trì mục tiêu lâu dài là từng bước phát triển du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Do đó, tỉnh đã xây dựng cơ chế, chính sách đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư, hoàn thiện hạ tầng du lịch, nhất là các dự án có quy mô lớn, các tổ hợp khách sạn, khu giải trí cao cấp, nghỉ dưỡng nhằm tăng thời gian lưu trú của khách và doanh thu du lịch. Trước mắt, các cấp, các ngành trong tỉnh cần nỗ lực cao để tổ chức thành công Năm Du lịch Quốc gia Trong đó, ngành Du lịch cần chủ động, sáng tạo để tìm ra  những sản phẩm du lịch đặc sắc riêng có, có chất lượng và tính cạnh tranh cao gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Quần thể danh thắng Tràng An để thu hút khách nội địa đến với Ninh Bình. 2021 tại Ninh Bình. 

     Bà Dương Thị Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình cho rằng: Để hướng tới Năm Du lịch quốc gia 2021, tỉnh Ninh Bình cần triển khai đồng bộ các giải pháp kích cầu du lịch trên tổng thể các phương diện. Về cơ chế, chính sách, cần vận động các đơn vị kinh doanh du lịch có chính sách khuyến mại, giảm giá vé tham quan tại các khu, điểm du lịch, tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng, vận chuyển… nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn cho du khách; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các khách sạn đăng ký làm nơi cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19. Phối hợp với các ngành, địa phương chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức thành công các sự kiện trong Năm du lịch Quốc gia 2021. 

     Sở Du lịch và Hiệp hội Du lịch Ninh Bình cũng đã có kế hoạch phối hợp với các đơn vị tổ chức khảo sát, xây dựng sản phẩm du lịch mới, an toàn, đa dạng, hấp dẫn, liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành với các điểm du lịch tạo ra các gói sản phẩm đa dạng, hấp dẫn với giá cạnh tranh để thu hút du khách nội địa; nâng cao chất lượng, dịch vụ, an toàn tại các điểm đến ở Ninh Bình. Cùng với đó, ngành Du lịch Ninh Bình tích cực tham gia các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước, chú trọng quảng bá trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội; mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Bài, ảnh: Nguyễn Thơm Nguồn Báo Ninh Bình điện tử

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tiêu Dùng Của Khách Du Lịch

Bài viết nổi bật:

I. Khái niệm hành vi tiêu dùng của khách du lịch là gì?

Hành vi tiêu dùng của khách du lịch là quá trình của các cá nhân hoặc nhóm tham gia tìm kiếm, lựa chọn, mua sắm sản phẩm – dịch vụ để đáp ứng nhu cầu và mong muốn du lịch.

Quyết định lựa chọn sản phẩm là những hoạt động của quyết định mua cho nên quá trình ra quyết định lựa chọn các sản phẩm du lịch cũng chính là quá trình ra quyết định mua.

II. Đặc trưng cơ bản của người tiêu dùng du lịch

Có quy mô lớn và thường xuyên gia tăng

Phong phú, đa dạng về mong muốn. Các đặc điểm khác trong khi mua và tiêu dùng sản phẩm du lịch

Liên tục thay đổi thị hiếu trong tiêu dùng sản phẩm du lịch do tác động của môi trường và điều kiện sống

III. Vì sao cần phân tích hành vi tiêu dùng của khách hàng?

Một trong những nhiệm vụ chính của mỗi doanh nghiệp là nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng. Đây là bước thực hiện trước khi đưa ra sản phẩm, kế hoạch bán hàng và truyền thông. 4 lý do mà doanh nghiệp cần thực hiện:

Cá nhân hóa nội dung: hiểu về hành vi mua hàng của khách hàng giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing.

Giá trị khách hàng: khách hàng cảm thấy phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của họ tùy theo đặc điểm như: giới tính, tôn giáo, nơi ở, phong cách sống.

Tối ưu nội dung: dữ liệu phân tích giúp tối ưu chiến dịch marketing, thu hẹp phân khúc khách hàng giá trị nhất. Content được phân phối thời điểm giúp tăng cơ hội bán upsell.

Giữ chân khách hàng: nghiên cứu hành vi giúp doanh nghiệp đưa ra được các sản phẩm mới và lên kế hoạch cho các chiến lược truyền thông, thúc đẩy bán hàng.

IV. Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng du lịch

Mô hình hành vi người tiêu dùng du lịch của Engle, Kollat và Blackwell (1968)

Theo tác giả, quá trình ra quyết định tiêu dùng du lịch của cá nhân bao gồm 8 giai đoạn:

Nhu cầu cần được thỏa mãn

Nhu cầu du lịch cần được ưu tiên

Tìm kiếm thông tin

Đánh giá và lựa chọn

Quyết định lựa chọn

Hành động mua và tiêu dùng

Thái độ sau khi tiêu dùng

Mô hình hành vi người tiêu dùng du lịch của Mathieson & Wall (1982)

Năm 1982, nhóm tác giả đưa ra mô hình gồm 5 giai đoạn trong quá trình tiêu dùng du lịch:

Nhu cầu/mong muốn thực hiện chuyến đi

Thu thập và đánh giá thông tin

Quyết định chuyến đi

Chuẩn bị hành trình

Đánh giá sự hài lòng – thỏa mãn sau chuyến đi

V. Các nhân tố ảnh hướng đến quyết định mua tour du lịch

Khi khách du lịch đã có nhu cầu đi du lịch thì trong suy nghĩ của họ đã hình thành những điểm đến mà họ mong muốn.

Theo Hwang (2006) cho rằng, quyết định lựa chọn điểm đến du lịch và giai đoạn mà khách đưa ra quyết định cuối cùng của mình về sự lựa chọn điểm đến.

Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.

Những nét đặc trưng về ảnh hưởng của văn hóa tới hành vi tiêu dùng sau:

Văn hóa ấn định những giá trị, sự ưa thích về các tài nguyên du lịch, điểm đến và các dịch vụ hàng hóa cho việc thỏa mãn nhu cầu khi đi du lịch.

Ấn định các cư xử trong trao đổi giữa người với người (nhập gia tùy tục)

Ảnh hưởng của văn hóa có tính hệ thống và tính ước chế.

Có điều kiện thuận lợi đển phát huy các chức năng (giao dục, chức năng nhận thức, giải trí, thẩm mỹ)

Tóm lại, văn hóa là cơ sở nền tảng quyết định hành vi của du khách (đến đâu, đi bằng gì, ăn gì, ở đâu, xem gì, chơi gì và mua gì)

Sự hội nhập và biến đổi văn hóa

Sự biến đổi văn hóa là cách thức tồn tại của mọi nền văn hóa trong sự biến đổi không ngừng của môi trường. Sự biến đổi này là do sự giao lưu giữa các nền văn hóa và bắt nguồn từ nội tại của mỗi nền văn hóa.

Do tác động của hội nhập văn hóa và biến đổi văn hóa mà có thể tạo ra cơ hội cho sản phẩm du lịch. (Ví dụ: do tác động của biến đổi khí hậu hình thành trào lưu mới về loại sản phẩm du lịch sinh thái, thân thiện với môi trường).

Sự hội nhập văn hóa cũng làm thay đổi hành vi tiêu dùng của khách du lịch. (Ví dụ: khách tiêu dùng du lịch VN ngày càng cần sự kích thức từ marketing nhiều hơn).

Nhóm này bao gồm 3 nhân tố chính:

– Giai tầng xã hội:

Là tập hợp của các cá nhân cùng hoàn cảnh xã hội được sắp xếp theo trật tự trong hệ thống xã hội.

Các thành viên của tầng xã hội ngang nhau về tài sản, trình độ học vấn, địa vị, khả năng thăng tiến.

Phân tầng xã hội là kết quả của sự phân công lao động xã hội và sự bất bình đẳng của tất cả mọi chế độ xã hội.

Những người cùng giai tầng xã hội sẽ có những phản ứng giống nhau trước cùng tập hợp kích thích marketing

Trong tiêu dùng du lịch, từ tầng lớp trung lưu sẽ có mong muốn cao hơn và dễ dàng hơn trong việc tiêu dùng du lịch.

Có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hành vi tiêu dùng du lịch. (Bao gồm: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, câu lạc bộ,…)

Ảnh hưởng của nhóm tới hành vi tiêu dùng của khách thông qua dư luận xã hội về nơi đến du lịch. Cá nhân có tính cộng đồng cao thì ảnh hưởng dư luận của nhóm càng mạnh.

– Gia đình:

Các thành viên trong gia đình (bố mẹ, anh, chị, em) có tác động mạnh mẽ đến quyết định chuyến đi và lựa chọn điểm đến cũng như độ dài thời gian, thời điểm đi du lịch và các dịch vụ hàng hóa trong quá trình đi lịch của khách.

Quy mô của hộ gia đình có ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng du lịch của mỗi thành viên.

VI. Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua tour du lịch

Yếu tố động cơ đi du lịch: là nội sinh từ các đặc điểm tâm lý của cá nhân. Động cơ thúc đẩy và duy trì các hoạt động cá nhân làm cho hoạt động này diễn ra theo đúng mục tiêu đã định. Lúc này, khi động cơ du lịch khác nhau sẽ dẫn đến việc lựa chọn điểm đến du lịch khác nhau.

Yếu tố thái độ: thái độ của người tiêu dùng đối với một điểm đến du lịch là tổng hợp các quan điểm, kinh nghiệm, mong muốn và phản ứng của người tiêu dùng du lịch đối với điểm đến đó.

Yếu tố kinh nghiệm điểm đến: kinh nghiệm sẽ được hình thành sau khi khách du lịch tham quan điểm đến và sẽ dự định cho sự lựa chọn điểm đến tiếp theo trong tương lai.

Thuộc tính của điểm đến: hình ảnh điểm đến là yếu tố trong tâm và cũng ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch.

Hình ảnh điểm đến đươc thể hiện qua tất cả những kiến thức, ấn tượng, cảm xúc của một cá nhân hay một nhóm người tại một địa điểm cụ thể.

Yếu tố tiếp thị: bao gồm giá tour du lịch, địa điểm cung cấp tour và truyền thông

Hành vi tiêu dùng của khách du lịch rất đa dạng, tuy bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và có thể thay đổi theo thời gian. Vì vậy, các doanh nghiệp trước khi đưa ra một sản phẩm – dịch vụ nào đó cần nghiên cứu hành vi, chia nhỏ nhóm khách hàng tiềm năng để đáp ứng gần nhất nhu cầu của họ. Mong rằng bài viết này sẽ đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích về hành vi khách hàng du lịch.

Tôi là Phượng, hiện đang là CEO tại Design Webtravel – đơn vị thiết kế website du lịch hàng đầu Việt Nam. Tôi đam mê đi du lịch và thiết kế website. Tôi mong rằng những kiến thức chia sẻ này sẽ giúp mọi người có thể lựa chọn được đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp.

Tìm Giải Pháp Cho Du Lịch Mua Sắm Của Việt Nam

Theo Bà Phạm Thị Bích Ngọc – Phó Giám đốc Công ty du lịch Vietrantour: Khách quốc tế đến Việt Nam thích ăn món ăn Việt, trải nghiệm nấu ăn, tham quan khu vực cổ của Việt Nam. Đối với việc mua sắm, mỗi nhóm khách lại có sở thích khác nhau. Cụ thể, khách Nhật Bản thích các mặt hàng thủ công mỹ nghệ để trang trí nhà cửa. Khách Hàn Quốc thích sắm các mặt hàng phụ kiện thời trang như trang sức. Khách châu Âu lại thích các đồ lưu niệm mang đặc điểm của nơi đến ví dụ như cốc sứ, túi lụa…

Theo ước đoán của Vietrantour, mức chi tiêu cá nhân trung bình của một du khách quốc tế dao động trong khoảng 50 – 90 USD/ngày. Trong đó, nhóm khách thuộc các quốc gia Tây Âu thì mức chi này có thể đạt 80 – 90USD/ngày. Nhận định của Vietrantour, mức chi tiêu này vẫn chưa cho thấy rõ sự tăng trưởng so với vài năm trở lại đây, bởi hệ thống cơ sở mua sắm chưa được đầu tư đồng bộ về chất lượng, số lượng. Các sản phẩm lưu niệm chưa được cải thiện đa dạng mẫu mã và gia tăng giá trị để đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ, chất lượng đối với khách quốc tế cao cấp.

Phóng viên đã dạo quanh khu vực phố cổ, chợ Đồng Xuân của Hà Nội, được biết: Phố cổ có một số cửa hàng bán sản phẩm hàng Việt, như: Bánh cốm (Hà Nội), mứt sen, trà Thái Nguyên, bánh đậu xanh (Hải Dương) ở Hàng Than, chợ Đồng Xuân và một số phố khác. Tuy nhiên, bày bán ở chợ và đường phố, không có địa điểm tập trung khiến các cửa hàng không niêm yết giá bán.

Tại chợ Đồng Xuân hàng hoá bày bán lộn xộn, chỉ có một số quầy bán hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, như: Gốm sứ Bát Tràng, mây tre đan, trà Thái Nguyên, hạt sen, hàng thổ cẩm… Tuy nhiên, những gian hàng này lọt thỏm trong các gian hàng bán quần áo, đồ hàng Trung Quốc,… Trong số những mặt hàng kể trên cũng không biết có hàng nhái không thì chưa ai kiểm tra và với 1 người mua thông thường cũng khó nhận biết.

Là người Việt, phóng viên cũng còn mỏi mắt mới nhận diện được đâu là hàng thật chính hãng, nói gì đến khách nước ngoài. Các mặt hàng thời trang ở khu vực phố cổ và chợ Đồng Xuân chủ yếu là hàng Trung Quốc. Một người bán hàng ở chợ đồng xuân cho biết: Quần áo thời trang ở đây chủ yếu là hàng Trung Quốc, nếu muốn hàng đẹp ra phố Lương Văn Can. Ở đó hàng đẹp hơn ở chợ nhưng cũng vẫn là hàng Trung Quốc thôi.

Hàng chất lượng bị cạnh tranh với hàng nhái, hàng giả

Phó giáo sư, tiến sỹ Phạm Trung Lương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Đào tạo Du lịch Việt Nam cho biết: Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh thống nhất giá, chất lượng sản phẩm hàng hóa trong mua sắm tại các điểm du lịch; hoặc tình trạng hàng giả, hàng nhái diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam làm mất đi niềm tin của du khách với hàng hoá Việt. Vì thế, các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá chính hãng bị giảm uy tín và nó là hình ảnh xấu ảnh hưởng đến ngành Du lịch Việt Nam. Nguyên nhân chính là do chưa có cơ sở liên kết cung cấp hàng hóa, đồ lưu niệm trong dịch vụ mua sắm cho khách du lịch ngoại.

Phóng viên cũng đã đến làng nghề lụa Vạn Phúc, nơi được khá nhiều khách quốc tế biết đến tham quan và mua sản phẩm. Theo ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hội làng nghề lụa Vạn Phúc: Những năm gần đây sản phẩm lụa Vạn Phúc đã được nhà nước quan tâm cho đi tham quan hội chợ quốc tế ở 1 số nước để quảng bá sản phẩm. Nhờ đó, nhiều khách quốc tế đã biết đến sản phẩm lụa Vạn Phúc. Tuy nhiên, sản phẩm lụa Vạn Phúc đang phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm cùng loại nhưng chất lượng thấp, hoặc hàng Trung Quốc kém chất lượng gắn mác hàng Việt giống như vụ việc Khải Silk.

Anh Lê Việt Cường Giám đốc Công ty Kym Việt cho biết: Sản phẩm thủ công mỹ nghệ handmad của Công ty do người khuyết tật làm, chất lượng rất tốt, nhưng lại bị cạnh tranh bởi các sản phẩm thủ công khác trên thị trường có chất lượng kém. Khi Công ty Kym Việt được quận Hoàn Kiếm và Tây Hồ tạo điều kiện cho mở 2 gian hàng bày bán tại phố đi bộ trên bờ hồ và phố Trịnh Công Sơn, khách du lịch biết đến sản phẩm và những câu chuyện đằng sau đó là những hoàn cảnh của người khuyết tật. Họ nhận thấy sản phẩm thật sự đẹp, chất lượng, nhiều người đã mua với số lượng khá lớn đã có lô hàng được xuất khẩu đi nước ngoài theo con đường du lịch. Như vậy, người tiêu dùng đang cần tìm hàng hoá có chất lượng, đảm bảo sức khoẻ khi sử dụng chứ không phải những mặt hàng giá rẻ đang trôi nổi trên thị trường.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ngành Du Lịch Tìm Giải Pháp Hạn Chế Những Ảnh Hưởng Của Bệnh Do Vi Rút Ncov trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!