Cập nhật nội dung chi tiết về Nhạc Sĩ Phạm Đăng Khương ‘Đi Bụi’ Mỹ Kể ‘Chuyện Trời Ơi Đất Hỡi’ mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(Thethaovanhoa.vn) – Thật bất ngờ, khi cuốn sách đầu tiên của nhạc sĩ Phạm Đăng Khương vừa tung ra không phải là một cuốn sách về âm nhạc hay văn nghệ mà là những ghi chép về những chuyện nước Mỹ, sau những chuyến “phượt” nước Mỹ của anh.
Chuyện trời ơi đất hỡi(Saigon Books & NXB Hội Nhà văn ấn hành) được viết với một văn phong hết sức dí dỏm, chuyện nọ xọ chuyện kia, từ chuyện nước Mỹ tới… “nước” Quảng Ngãi, từ chuyện nay nhớ về chuyện xưa…
Bên cạnh chuyện “trời ơi đất hỡi”, cuốn sách còn như một cẩm nang “phượt” nước Mỹ được cập nhật mới nhất, dễ hiểu nhất. Nhạc sĩ Phạm Đăng Khương là tác giả của những bài hát nổi tiếng như: Con đường đến trường, Như cơn gió vô tình, Khung trời mơ ước, Tìm đâu cho thấy… Anh có cuộc trò chuyện với Thể thao & Văn hóa nhân dịp ấn phẩm đầu tiên ra đời.
Nhạc sĩ Phạm Đăng Khương và cuốn sách đầu tay “Chuyện trời ơi đất hỡi”
* Thưa anh, “Chuyện trời ơi đất hỡi” là những ghi chép của anh trong những chuyến “đi bụi” nước Mỹ, đây cũng là cuốn sách đầu tiên của anh. Vậy phải chăng nước Mỹ gợi cho anh một cảm hứng mạnh mẽ để biến anh thành một kẻ “điếc không sợ súng”, như anh tự nhận?
– Đúng rồi. Đây là cuốn sách đầu tiên, nghe nói “cuốn sách” có vẻ ghê gớm quá, vì thực ra, mình không bao giờ nghĩ đến chuyện viết sách, nghe đến chuyện đó có vẻ nó lớn lao lắm, nhiều lúc rùng mình nữa kìa!
Có lẽ phải dành lời cám ơn đặc biệt đến ông Facebook và cái điện thoại Iphone. Bởi từ ngày Iphone ra đời, hầu như mình không xài bút viết gì nữa, vì mọi thứ hầu như đã có trong Iphone rồi. Ngay cả trong những buổi họp, cũng không phải dùng sổ sách, giấy bút gì; cứ viết, vẽ thoải mái. Rồi từ ngày có ông Facebook, hay Youtube, mình lại trở thành ông… Tổng biên tập, cứ thoải mái viết bài, chụp hình, quay phim rồi post thẳng lên facebook, youtube cho cả thế giới xem chơi!
Nhờ vậy nên khi đi bụi vòng quanh nước Mỹ mà không theo một tour nào, ngồi đâu mình cũng lấy phone ra chụp hình, quay phim, ghi ghi chép chép.
Những ngày ấy, chỉ có ý định ghi chép như những trang nhật ký để kỷ niệm, nhưng rồi có bài lại post lên Facebook, rồi được bạn bè cổ vũ, khích lệ, nên cứ viết tới tới, viết cho thỏa đam mê, viết như người “điếc không sợ súng”. Viết riết rồi lúc nhìn lại, hệ thống lại cho có đầu đuôi, chương mục nên nó trở thành cuốn sách nho nhỏ như thế này đây.
* Nhưng tại sao lại là “Chuyện trời ơi đất hỡi”?
– Như đã nói, lúc đầu chỉ là những chuyện vui khi gặp lại bạn bè, đặc biệt là những bạn bè đồng hương Quảng Ngãi. Viết một hồi, nhìn lại, đúng là chỉ những chuyện “trời ơi đất hỡi” vô thưởng vô phạt, chuyện tiếu lâm, có thể cười ra nước mắt. Nên suy nghĩ lại, vậy in thành sách làm gì, trong khi có biết bao điều chia sẻ cho những người muốn tìm hiểu về nước Mỹ, muốn đi du lịch Mỹ theo kiểu đi bụi, đi phượt.
Thế là bên cạnh những chuyện “trời ơi đất hỡi” cũng có chuyện nghiêm túc, như là tỉ mỉ trong từng cách nhìn, ghi chép để những ai muốn “phượt” nước Mỹ có thể tham khảo được.
Có người cũng đề nghị đổi cái tựa, nói rằng chuyện bổ ích và mới lạ, chưa ai viết như vậy mà sao lại “trời ơi đất hỡi”, nhưng nghĩ lại mình đâu phải nhà văn nhà veo gì, viết tới đâu hay tới đó, lỡ có sai phạm chỗ nào cũng hổng ai bắt bẻ cha nhạc sĩ lãng tử, nên giữ luôn cái tên đó. Biết đâu, cũng từ cái tên “trời ơi” đó mà sách lại bán chạy hổng chừng! (Cười).
Chuyện trời ơi đất hỡi viết về những chuyến “đi bụi” ở Mỹ và quê hương Quảng Ngãi của nhạc sĩ Phạm Đăng Khương
* Đọc cuốn sách mới biết anh từng đến Mỹ từ năm 1996, từng làm công nhân trong một hãng điện tử để kiếm tiền. Hỏi thật lúc ấy anh có ý định ở lại Mỹ luôn không?
Ý định ở lại Mỹ thì không bao giờ có, vì nghĩ, mình có thể trở lại Mỹ nhiều lần sau đó mà không gặp khó khăn gì, miễn là luôn chấp hành luật pháp của Mỹ và Việt Nam.
Còn chuyện đi làm cũng là việc tò mò, muốn tìm hiểu cung cách làm việc trong nhà máy, công xưởng của người Mỹ, muốn tìm hiểu đời sống người Việt qua từng công việc hàng ngày. Bên cạnh đó lại có thêm chút đỉnh tiền xài, để tiếp tục “đi bụi” nên có người tạo điều kiện là mình tham gia liền. Nhưng cũng chỉ một tháng trải nghiệm là đủ rồi.
“…Mai ta về thăm lại đường quê. Tìm lại nụ cười trong mắt em thơ. Mai ta về bên người ta nhớ. Con đường đợi chờ từng bước chân em qua…” – bài hát Tìm đâu cho thấy mình viết ở Mỹ năm 1996.
* Là một nhạc sĩ, những chuyến đi gợi cảm hứng cho anh như thế nào? Có nhạc phẩm nào anh viết trên đường đi mà thành công, nổi tiếng không?
– Mình là người thích xê dịch, nên mỗi chuyến đi là một niềm vui. Trong những chuyến đi, dù công tác hay du lịch, đều tận dụng thời gian rảnh rỗi để quay phim, chụp hình, viết nhạc… Ngay cả lúc ngồi trên máy bay hay trên xe qua những chặng đường dài cũng hiếm khi có được giấc ngủ trọn vẹn, vì lúc đó dành thời gian để viết bài, sáng tác hoặc nhìn ngắm, chờ đợi những cảnh đẹp bất chợt bên đường để ghi vào ống kính. Cũng chính vì có facebook, youtube, nên đã thôi thúc mình hàng ngày là phải luôn có phim mới, hình ảnh mới, bài viết mới để chia sẻ cùng bạn bè.
Trước đây, trong những chuyến đi, thường dành thời gian để viết nhạc, sau này lại dành quá nhiều thời gian cho việc quay phim, chụp hình. Nhờ vậy nên bây giờ đã có hàng ngàn gigabyte tư liệu phim ảnh đã quay khắp nơi, những tư liệu đó đã được sử dụng trong nhiều hệ thống karaoke của cả nước.
Cũng có những bài hát ra đời qua những chuyến đi, dù là trong nước hay ngoài nước. Bài Như cơn gió vô tình đã ra đời trong chuyến về Núi Sập (An Giang) từ 1985.
Nhạc sĩ Phạm Đăng Khương làm video clip Nhịp sống trên cầu Long Biên để tham dự cuộc thi “Cầu Rồng kể chuyện ngàn năm” do báo TT&VH tổ chức.
* Dường như với Phạm Đăng Khương có hai chuyện chính để nói, đó là chuyện nước Mỹ và chuyện… “nước” Quảng Ngãi. Vậy Quảng Ngãi trong ký ức của anh như thế nào, ảnh hưởng đến con người nghệ sĩ của anh ra sao?
– Nước Mỹ bây giờ lại là nơi dừng chân của gia đình, “nước” Quảng Ngãi là nơi tôi được sinh ra và lớn lên, nên “hai nước” này đều cho tôi những kỷ niệm vui buồn đặc biệt. Với Mỹ, tôi đã đặt chân từ những ngày còn trẻ, ngày ấy hầu như tất cả đều xa lạ so với ở Việt Nam. Từ những sinh hoạt đời thường, đến thời tiết nhiệt độ, giờ giấc đến những phương tiện đi lại… Bước vào nước Mỹ ngày ấy như bước vào một thế giới mới mà mọi tưởng tượng hay tìm hiểu trước đó đều trật lất với sự thật.
Tôi cảm thấy rất tự hào khi mình được sinh ra và lớn lên ở vùng quê Quảng Ngãi. Từ nhỏ đã có biết bao kỷ niệm ruộng đồng sông nước ở một nơi không điện không nước, thiếu thốn trăm bề. Tuổi thơ lại trải qua những năm tháng chiến tranh nên khi lớn lên, mới thấy những ngày bình yên hạnh phúc như thế nào. Chính vì những khó khăn, thiếu thốn của tuổi thơ, đã hình thành những suy nghĩ, những tưởng tượng, những sáng tạo vô cùng phong phú.
Chẳng hạn, tuổi thơ ở thôn quê làm gì có đồ chơi phong phú như ở thành thị, làm gì có phim ảnh, sân khấu… để giải trí, không có cả radio hay tivi, tất cả chỉ là con số không. Vì vậy, đã có biết bao trò chơi tự nghĩ ra, tự làm: bắt cua bắt cá, đá dế, thả diều đá bóng, đánh trổng, ống thụt… Những điều ấy đã ăn sâu vào tâm trí, nên đi đâu xa, khi có dịp cũng muốn quay về nơi đã sinh ra. Được dịp trở về quê hương, lại tung tăng trên ruộng đồng sông nước, chìm đắm trong những thú vui bình dị của một thời. Cũng từ những điều nhỏ nhặt đó, có biết bao chuyện “trời ơi đất hỡi” đã được ghi lại trong sách này.
* Sau cuốn “Chuyện trời ơi đất hỡi”, liệu anh có “thừa thắng xông lên” làm tiếp cuốn thứ hai không?
Có lẽ từ nay trở đi khi viết những bài mới, mình cũng sẽ nặn óc để viết chút gì đó có vẻ bỡn cợt, lạ đời để người đọc cảm thấy bình dị và gần gũi hơn. Chuyện gì đến sẽ đến, nếu được đón nhận, biết đâu tập 2 sẽ thành sự thật.
Ca Sĩ Phương Nga: Tôi Muốn Thử Sức Với Dòng Nhạc Tình
Ca sĩ Phương Nga: Tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương và từng công tác tạo Nhà hát nghệ thuật đương đại Việt Nam, Phương Nga đã dành trọn đam mê cho dòng nhạc dân ca.
Có năng khiếu nhảy múa, ca hát từ nhỏ, nhưng vì tính tình nhút nhát nên Phương Nga không dám đứng hát một mình trên sân khấu mà thay vào đó là nhảy múa phụ họa. Thời trung học phổ thông, được bạn thân cổ vũ động viên, Nga đã can đảm dự thi giọng hát hay ở trường và đoạt giải ba. Phương Nga được thầy cô và bạn bè khen hát hay, nhảy đẹp và động viên tiếp tục thi. Năm lớp 11, Phương Nga lại đi thi tiếp và đoạt luôn giải nhất.
Khán giả không còn xa lạ gì với gương mặt tròn xinh xắn với đôi mắt to sâu thẳm của cô gái dân ca Phương Nga 9x.
Nói về những ước mơ và hoài bão với âm nhạc, có lẽ chính là bắt nguồn từ đây. Phương Nga đã vượt qua được chính mình để tự tin đứng trên sân khấu. Tuy nhiên, Nga lại cảm thấy mình hợp với dân ca, cảm thấy cách hát của mình không giống ai, hát bằng nội tâm và kể câu chuyện của mình. Dù khi đó, nhiều người cho rằng Nga hợp với âm nhạc hiện đại kèm vũ đạo.
PV: Hát hay, vũ đạo tốt nhưng lại chọn dòng nhạc dân ca, Phương Nga có cho rằng đó là sự lựa chọn chưa phù hợp với xu thế âm nhạc hiện nay?
Ca sĩ Phương Nga: Ngày nào Phương Nga cũng nghe băng đĩa dân ca của anh chị đi trước cho nên những làn điệu dân ca đã thấm vào máu. Phương Nga cảm thấy được giải toả những cảm xúc của mình khi hát dân ca. Nhiều người nhận xét Nga hợp với dòng dân ca, tuy nhiên trong tương lai Phương Nga sẽ thử sức với dòng nhạc tình như Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An… Có thể khán giả đã quá quen với hình ảnh đậm chất dân ca của Phương Nga nhưng thật ra… Nga là người khá “điên” trên sân khấu”.
Phương Nga nghĩ tới việc sẽ làm một MV sôi động kèm vũ đạo đúng như sở trường của cô
Đúng như Phương Nga cảm nhận, bởi sau khi đứng trên sân khấu lớn thi Giọng hát hay Hà Nội và lọt top 10, khán giả đã thấy ở Phương Nga một lối truyền tải cảm xúc rất đặc biệt, đôi khi nó vượt lên cả kỹ thuật thanh nhạc, dù bản thân Nga đã được đào tạo chính quy về thanh nhạc. Phương Nga cho rằng, cảm xúc luôn quan trọng hơn kỹ thuật, bởi hát dù hay, đúng kỹ thuật đến mấy mà không chạm tới cảm xúc của người nghe thì coi nhưng đó cũng là sự thất bại.
Phương Nga cho rằng, ở thời nào thì cách thưởng thức âm nhạc cũng đa dạng như nhau, những người yêu thích nhạc dân ca cũng không ít.Sắp tới, Nga sẽ thử sức với dòng nhạc tình và cũng từng nghĩ tới sẽ làm một MV sôi động kèm vũ đạo – sở trường của mình. Nga sinh năm 1995 cho nên, khi còn trẻ phải làm mọi thứ mình thích, làm những điều mới mẻ để khám phá bản thân chứ không thích “một màu”.
PV: Phương Nga dường như vắng bóng trên sân khấu khá lâu, điều gì khiến Nga quyết định trở lại?
Phương Nga sẽ trở lại sân khấu trong những dự án âm nhạc mới
Ca sĩ Phương Nga: Về cuộc sống riêng tư, Phương Nga hiện đã tự tạo dựng cho mình một thương hiệu làm đẹp. Mặc dù kinh doanh thành công nhưng Phương Nga vẫn không quên “nghiệp diễn”, vẫn đi hát để nuôi dưỡng tâm hồn đam mê nghệ thuật, tuy nhiên có chọn lọc khi nhận show bởi thời gian không cho phép. Chỉ cần khán giả đón nhận là cô không bao giờ quên sân khấu.
Theo kinh doanh không có nghĩa là không theo đuổi nghiệp diễn chuyên nghiệp. Phương Nga đi diễn vì khán giả và vì công chúng vẫn yêu thích giọng hát dân ca của Phương Nga chứ không vì cát xê. Hơn nữa, Nga nghĩ mình có nhiều năng lượng để làm cả hai việc cùng một lúc. Biết đâu trong tương lai Nga sẽ quay lại với một cuộc thi để khám phá hết cá tính âm nhạc của mình.
PV: Cảm ơn ca sĩ Phương Nga!
Nguồn :
Nghệ Sĩ Ưu Tú Cao Minh: “Với Tôi, Lao Động Là “Tu Tâm” Và Âm Nhạc Là “Đạo”
Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Cao Minh có hơn 4 thập niên hát nhạc cách mạng, dân ca. Ông còn được mệnh danh là giọng ca vàng hát về Bác Hồ và các bài ca cách mạng. Đã ở tuổi gần 60, nhưng ông vẫn say mê hát, dạy nhạc và làm du lịch sinh thái.
Ngoài thời gian đi hát, đi dạy, NSƯT Cao Minh lại về Đồng Nai tự mình xây dựng các khu du lịch sinh thái với khát vọng sẽ đem đến cho mọi người những trải nghiệm lý thú sau những ngày làm việc mệt mỏi. Theo ông, lao động chính là để “tu tâm” và rèn luyện sức khỏe để có thể theo đuổi nghệ thuật lâu dài.
Nổi danh từ sớm
* Năm 1988, khi đang là sinh viên Nhạc viện chúng tôi ông đã nhận được giải nhất Concour quốc gia lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam (dòng nhạc thính phòng), giải người hát hay nhất ca khúc về Hồ Chí Minh, dân ca. Nổi danh khá sớm như vậy đã đem đến cho ông những thuận lợi gì trên con đường ca hát?
– Tôi sinh ra ở Long An và từ nhỏ ca hát đã trở thành niềm đam mê. Nhưng gia đình nghèo nên tôi không có điều kiện theo học nhạc từ nhỏ. Vì thế, khi lớn lên tôi xin vào đoàn văn công Tây Ninh và đây là cái nôi bắt đầu cho tôi học hỏi, rèn luyện và phấn để trở thành một ca sĩ. Gia cảnh khó khăn nên quá trình học tập của tôi vất vả hơn nhiều so với bạn bè cùng trường, vì ngoài việc học, tôi phải đi làm thêm để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Ngày tôi đoạt giải, nhiều người cho rằng may mắn, nhưng riêng bản thân tôi biết, mình đã phải cố gắng, nỗ lực biết bao nhiêu.
Đang là sinh viên, đã đạt liền lúc nhiều giải cao trong ca hát, tôi đã rất tự hào. Khi ấy tôi đã tự hứa với mình sẽ tiếp tục học hỏi, nghiên cứu và rèn luyện để trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp, chuyên hát dòng nhạc cách mạng, dân ca. Và tôi xác định hát là nghề tôi sẽ theo suốt đời. Vì thế, sau này tuy đã trở thành ca sĩ chuyên nghiệp, tôi vẫn giữ thói quen dậy sớm luyện tập, để mỗi bài hát khi cất lên sẽ truyền tải được đến người nghe tất cả những ước mơ, khát khao, niềm tự hào… của người nhạc sĩ muốn gửi gắm trong bài hát.
* Ông có hơn 40 năm luôn gắn bó với dòng nhạc cách mạng và dân ca. Điều này thuần túy là đam mê của cá nhân ông?
– Ngay từ khi mới tập tành ca hát, tôi đã thích dòng nhạc cách mạng. Bởi dòng nhạc này luôn thể hiện được khí thế oai hùng của quân và dân ta, niềm tự hào của dân tộc, niềm hy vọng vào cuộc sống ngày mai luôn tươi đẹp. Những bài ca cách mạng khi hát lên làm cho người nghe luôn bồi hồi cảm xúc, tràn đầy ước mơ, hy vọng, thêm yêu quê hương, đất nước và sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc.
Theo tôi nghĩ, đây là dòng nhạc chủ đạo đi cùng năm tháng và được nhiều người dân yêu thích. Nghe dòng nhạc này nhiều sẽ giúp cho chúng ta có thêm niềm tin, ý chí và lòng lạc quan vào cuộc sống.
Còn những bài hát dân ca sẽ nuôi dưỡng tâm hồn con người, giúp họ yêu thương gắn bó với quê hương hơn. Do đó, mỗi bài hát tôi đều luyện tập rất kỹ để ngôn ngữ âm thanh, âm nhạc phải đồng nhất.
* Theo ông để trở thành ca sĩ chuyên nghiệp, cần có những tố chất gì?
– Tôi vẫn thường trao đổi với nhiều học trò về việc làm thế nào để trở thành ca sĩ chuyên nghiệp. Trước đây, thế hệ của chúng tôi muốn trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp ngoài có giọng hát hay, truyền cảm thì phải trải qua đào tạo bài bản từ các trường lớp và đảm bảo những yêu cầu khắt khe theo quy định của nghề mới được cấp chứng nhận để đi hát.
Còn hiện nay, muốn trở thành một ca sĩ thì tôi thấy… dễ hơn nhiều so với trước. Có lẽ vì vậy mà một số ca sĩ dù nổi tiếng nhưng giọng hát lại không tròn vành, rõ tiếng. Tôi nghĩ đây có thể một phần là do công nghệ lăng xê, ca sĩ có chất giọng tốt nhưng chưa được đào tạo, rèn giũa và luyện thanh đúng cách.
Chọn đất Đồng Nai để sống và làm việc
* Đang là nghệ sĩ nổi tiếng, bận rộn quanh năm với lịch diễn và dạy thanh nhạc, vì sao ông còn “ôm đồm” thêm việc kinh doanh du lịch?
– Quan niệm của tôi âm nhạc là “đạo”, lao động là “tu tâm” nên sẽ không cho mình nghỉ ngơi. Tôi làm du lịch mục đích chính không phải là lợi nhuận mà để rèn luyện thêm sức khỏe, sự minh mẫn, thoải mái để bảo vệ giọng hát. Với tôi thì “trong làm là đang nghỉ ngơi, trong làm là đang chơi” nên thường là 5 giờ sáng tôi thức dậy luyện hát và làm việc. Từ 5-8 giờ sáng là thời gian làm việc hiệu quả nhất của tôi.
Nghệ sĩ ưu tú Cao Minh bên căn nhà bằng cây do ông thiết kế
Tôi làm du lịch là để phục vụ cho hát, nhiều người hỏi tôi kinh doanh du lịch có lãi không, tôi không trả lời được. Bởi tôi làm du lịch bằng ý chí, sức lực và vốn có sẵn chứ không vay mượn từ bạn bè hay ngân hàng.
Hơn 20 năm trước khi đến Đồng Nai, tôi thấy nơi đây có rừng, sông, hồ, thác rất đẹp, con người lại thân mật, gần gũi nên tôi đã mua 20ha đất ở xã Vĩnh Tân (H.Vĩnh Cửu) xây dựng Khu du lịch sinh thái Cao Minh để thỏa mong muốn của tôi và thi thoảng có thể hát phục vụ người dân.
* Chưa học kiến trúc ngày nào, nhưng ông lại tự tay thiết kế khu du lịch Cao Minh khá đặc sắc. Ông lấy ý tưởng từ đâu để làm khu du lịch này?
– Tôi cũng như một người nông dân, vừa làm vừa tự mình rút kinh nghiệm nên dù không học qua trường lớp đào tạo nào nhưng vẫn xây dựng được nhà cửa, phát minh ra nhiều loại máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất. Tôi làm du lịch sinh thái, tái tạo khung cảnh gần gũi với thiên nhiên, vừa làm vừa học hỏi và đúc kết kinh nghiệm, tự sửa chữa để hoàn thiện dần. Vì tự làm nên tôi không tốn nhiều vốn để đầu tư, những khi rảnh không đi hát, không đi dạy thanh nhạc tôi lại về khu du lịch tự mình đào ao, vác đá làm kè, xây nhà, làm cầu, trồng cây… Sau 4-5 năm, Khu du lịch Cao Minh đã hoàn thành.
* Gần đây, ông còn làm thêm khu du lịch sinh thái trên đảo Cao Minh ở giữa hồ Trị An. Lúc nào thì khu du lịch này hoàn thành và khai trương?
– Cách đây gần 20 năm, có dịp đi chơi trên hồ Trị An, thấy những hòn đảo ở đây có phong cảnh đẹp, không khí mát mẻ, yên tĩnh nên tôi đã mua lại của người dân được 6 đảo.
Ngày đó, tôi đã có ý định làm du lịch sinh thái trên đảo, thiết kế nơi này thành điểm đến để du khách có thể trải nghiệm cuộc sống nhẹ nhàng, gần gũi với thiên nhiên. Khách đến đây có thể khám phá, vui chơi, tận hưởng không gian trong lành, tự nấu ăn theo ý mình.
Tôi đang cố gắng hoàn thành các hạng mục trên đảo để tháng 3-2021, có thể khai trương Khu du lịch sinh thái đảo Cao Minh.
* Khu du lịch đảo Cao Minh có gì khác biệt so với những điểm du lịch khác tại Đồng Nai?
– Ngoài những khác biệt như tôi đã nói ở trên, đảo Cao Minh sẽ mở một con đường dài để người dân đến đây nghỉ ngơi có thể thả diều lượn. Phía trên không trung của đảo sẽ có các máy bay loại nhẹ của Liên đoàn Bay diều lượn chúng tôi tập bay. Ở trên đảo vào sáng sớm, chiều muộn du khách có thể chiêm ngưỡng nhiều loại chim chóc quý như: cao cát hồng hoàng, chim ruồi, sáo… bay lượn.
Vì là khu du lịch sinh thái nên tôi sẽ giữ lại và trồng thêm các loại hoa dân dã hay mọc ở Đồng Nai, làm các ngôi nhà lớn, nhỏ bằng cành cây đơn sơ, mộc mạc.
* Nghe nói, ông lại tự mình xây dựng khu du lịch trên đảo?
– Đúng vậy, tôi tự mình thiết kế và làm khu du lịch trên đảo được gần 1 năm nay, hiện đang trong quá trình hoàn thiện. Lịch trình của tôi là mỗi tuần sẽ dành ra 2-3 ngày đi hát, đi dạy thanh nhạc tại chúng tôi và một số tỉnh, thành khác, thời gian còn lại tôi đều về Đồng Nai, đi ca nô ra đảo tự mình ủi đất, dựng nhà, cuốc đất trồng cây, trồng hoa.
Trên đảo, tôi hạn chế thấp nhất việc dùng các loại xi măng, gạch ngói, đá để xây dựng nhằm giữ lại môi trường thiên nhiên yên tĩnh để các loài chim tiếp tục về làm tổ, sinh sống.
* Xin cảm ơn ông!
NSƯT Cao Minh, sinh năm 1961 ở tỉnh Long An. Dù thành công và nổi danh từ trẻ nhưng ông vẫn không ngừng học tập, rèn luyện để mỗi ca khúc mình biểu diễn có thể thăng hoa, đi vào lòng người. Những năm gần đây, ông cùng những học trò của mình tập luyện thêm nhạc kịch và đã thành công với vở Thằng gù nhà thờ Đức Bà. Mong muốn của NSƯT Cao Minh là đem thể loại nhạc kịch đến gần hơn với khán giả Việt Nam.
Hương Giang (Thực hiện)
Nhạc Chuông Du Lịch Cùng Tôi
Lời bài hát Du lịch cùng tôi
Lời bài hát “Du lịch cùng tôi”Hey you, would you like to travel?Of couse, so…. where will we go?We will come to Vietnam, that’s my beauty country… Let’s go!Rap:Bạn đã lần nào đến Việt Nam chúng tôi (chưa)Đất nước lâu đời lịch sử từ ngàn xưaMiền Trung nắng gắt… người lam lũHà Nội Thăng Long đẹp xinh trong bốn mùaHòn ngọc Viễn Đông Sài Gòn chỉ nắng mưa (vậy hả?)Dọc nam trung bắc phong cảnh… như thơ (ah ha)Con người hiền hòa nụ cười đẹp như mơCòn về ẩm thực… wow… bất ngờLady and gentleman, don’t do anything, keep silent and just hear we sing…Nào bạn ơi hãy đến viếng thăm vì đất nước tôi đẹp xinh lắmVới bao lịch sử lâu đời. Mênh mông đồng lúa ngát xanh.Người Việt Nam mến khách với đôi tà áo thứơt tha dài trong gióCó bao niềm vui đang chờ. Giang tay Việt Nam đón chào mừng.Rap:Mời bạn 1 lần hãy đi đến SapaViếng phật lễ chùa hay muốn hành hương xa (hành hương xa)Ngày rằm theo bước đến chùa Hương cúng ông bàHạ Long kỳ quan bạn chớ đừng bỏ nha (chớ đừng bỏ qua nha)Non nước Đà Nẵng nổi danh từ nghề đáThiếu nữ Huế xinh trong áo dài và nón láNha Trang phố biển mênh mông nào là cá (mênh mông nào là cá)Phố cổ Hội An bạn chắc sẽ thích mà… ah haRap:Bây giờ mời bạn chúng ta xuống miền Tây (ở đâu?)Cần Thơ, Vĩnh Long, Bạc Liêu hay Cai Lậy (có gì dzậy?)Xòai, dừa, đu đủ, mít, sầu riêng hay măng cụtChính vì đặc sản các vùng này là trái câySài Gòn hội tụ ẩm thực bởi nơi đâyCác lọai chè mứt với nước dừa thật béo ngậy (ngon quá ah)Bùn, phở, miến, cháo, cơm, mì xào, hủ tiếuChỉ nhắc đến thôi là mình đã muốn ăn ngay.Welcome to Vietnam!
Tên bài nhạc chuông Ca sĩ
HD tải nhạc chuông “Du lịch cùng tôi”
Từ khóa tìm kiếm trang này:Tải nhạc chuông Du lịch cùng tôi- The Bells về điện thoại, Download/ nghe/ Tai nhac chuong Du lich cung toi cho dien thoai di dong; Download nhac chuong Du lich cung toi, ca si The Bells ve may tinh; Nhac chuong bai hat Du lich cung toi The Bells
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nhạc Sĩ Phạm Đăng Khương ‘Đi Bụi’ Mỹ Kể ‘Chuyện Trời Ơi Đất Hỡi’ trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!