Cập nhật nội dung chi tiết về Nhật Bản Khai Thác Giá Trị Ẩm Thực Phát Triển Du Lịch mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong các chương trình xúc tiến du lịch, JNTO đã sử dụng các hình thức đa dạng như: tổ chức tuần văn hóa Nhật Bản ở nước ngoài, tham gia các hội chợ triển lãm du lịch quốc tế, trình diễn quá trình chế biến một cách trực tiếp và có sự trải nghiệm của khách hàng; tổ chức chế biến và phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn; trình chiếu các phim phóng sự, băng hình và sử dụng các hình ảnh tĩnh về văn hóa ẩm thực… Mỗi hình thức có những đặc điểm khác nhau và thường được áp dụng phối hợp trong các chương trình xúc tiến du lịch.
Nghiên cứu, lựa chọn, khai thác các món ăn tiêu biểu, chuẩn bị nội dung cho các hoạt động xúc tiến
Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm các món ăn tiêu biểu của mỗi vùng miền như: nguồn gốc, xuất xứ, sự hình thành và phát triển, quy trình chế biến, các trang thiết bị phục vụ quá trình chế biến, cách thức tiêu dùng sản phẩm, vị trí của món ăn trong hệ thống các món ăn Nhật Bản, ý nghĩa, nguyên liệu đặc trưng, giá trị dinh dưỡng, vai trò của nó trong cuộc sống cộng đồng. Sau đó, quyết định lựa chọn các món ăn có thể sử dụng để phục vụ cho hoạt động tiếp thị; lựa chọn hình thức thức thể hiện món ăn để hấp dẫn khách. Nhật Bản đã tiến hành lựa chọn ra các món ăn tiêu biểu của đất nước mình và phân chia theo 3 cấp độ, quốc gia, vùng – khu vực và địa phương.
Tổ chức các hoạt động tuần lễ văn hóa du lịch tại nước ngoài Tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế
Tuần lễ văn hóa Nhật Bản tại nước ngoài được tổ chức thường xuyên với nhiều hoạt động như cung cấp các ấn phẩm, biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống, biểu diễn chế biến các món ăn đặc trưng, giới thiệu về văn hóa ẩm thực truyền thống Nhật Bản. Mục đích của hoạt động này là thông qua văn hóa ẩm thực để tăng cường giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản với các quốc gia và tăng sức hấp dẫn cho Du lịch Nhật Bản.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền thông qua các văn phòng đại diện ở nước ngoài
Nhật Bản đã thiết lập mối quan hệ với nhiều cơ quan báo chí, truyền hình ở nước ngoài để tuyên truyền quảng bá Du lịch Nhật Bản. Theo đó, một loạt chương trình phim tư liệu có sự tham gia của các ký giả người nước ngoài, các bài ký sự giới thiệu về tiềm năng du lịch Nhật Bản được đăng tải trên các tạp chí, báo; nhiều bài phóng sự về Du lịch Nhật Bản nói chung và ẩm thực nói riêng được đăng tải trên các chương trình truyền hình của các thị trường trọng điểm như Hàn Quốc, Trung Quốc, nhiều sách hướng dẫn guide book cũng được liên kết và hợp tác để xuất bản: hợp tác với Mỹ xuất bản sách hướng dẫn “Frommers”, “AA Explorer”, “Fordor” và “Berlizt”; hợp tác với Anh Quốc xuất bản “Rough Guide”, “Lonely Planet”….
Sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin, công nghệ nghe nhìn
Hiện nay, Nhật Bản có 15 chi nhánh của JNTO ở các thị trường trọng điểm là thành phố lớn của các quốc gia và vùng lãnh thổ gồm: Seoul, Bắc Kinh, Hồng Kông, Đài Bắc, Bangkok, Sydney, London, Paris, Frankfurt, New York, Chicago, San Fransisco, Los Angeles, Toronto và Sao Paulo. Trong đó, Nhật Bản tập trung khai thác mạnh thị trường Mỹ và thị trường Trung Quốc.
Công nghệ thông tin – mạng internet được Nhật Bản khai thác một cách triệt để trong quá trình giới thiệu văn hóa ẩm thực, cung cấp thông tin thu hút khách du lịch. Hình ảnh các món ăn Nhật Bản và thông tin về các nhà hàng được đưa lên các trang thông tin điện tử. JNTO đưa lên trang web những món ăn tiêu biểu của mỗi địa phương, giới thiệu về nguồn gốc, xuất xứ, ý nghĩa, cách thức tiêu dùng.
Không chỉ sử dụng internet như một kênh cung cấp thông tin về các món ăn của nước mình, Nhật Bản còn nỗ lực thu hút khách du lịch thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter…
Sử dụng thương hiệu của doanh nghiệp nhà hàng ẩm thực ở nước ngoài
Bên cạnh đó, Nhật Bản còn tổ chức chụp ảnh, sản xuất các clip, các phim tư liệu phóng sự giới thiệu với khách du lịch tiềm năng tại các thị trường trọng điểm về các loại món ăn truyền thống Nhật Bản. Ngành Điện ảnh Nhật Bản cũng tham gia sản xuất những bộ phim có nội dung về những món ăn nổi tiếng nhằm giới thiệu văn hóa ẩm thực của nước nhà: Shushi – Ouji (2007); Osen (2008); Ramen Girl (2008); Jiro’s dream of Sushi (2011)…
Nhật Bản thường xuyên tổ chức các lễ hội ẩm thực không chỉ nhằm bảo tồn giá trị văn hóa ẩm thực của quốc gia mình mà còn nhằm giới thiệu nét độc đáo của nền ẩm thực nước nhà với du khách trên thế giới. Hoạt động này thường xuyên được Nhật Bản tổ chức tại các thị trường trọng điểm ở nước ngoài. Thực khách tham gia sẽ được thưởng thức nhiều món ăn và đồ uống đặc biệt của Nhật Bản do các chuyên gia ẩm thực phục vụ.
Tài liệu tham khảo
Có thể thấy, Nhật Bản đã có những hướng đi rõ ràng và cách làm hiệu quả trong việc xây dựng văn hóa ẩm thực như một thương hiệu du lịch quốc gia. Việt Nam với một nền ẩm thực phong phú có thể tham khảo kinh nghiệm này.
1. Xuân Tuyến (2013), Người Nhật đã bảo tồn di sản ẩm thực như thế nào? http://baodientu.chinhphu.vn/Quocte/Nguoi-Nhat-bao-ton-di-san-am-thuc-nhu-the-nao/188725.vgp.
2. Kazuaki Nagata (2013), Japan achieves 10 million tourist target for 2013,
3. Kumakura Isao (2013), WASHOKU, traditional dietary cultures of the Japanese, Culture, No.18 Jan 30, 2014. http://www.japanpolicyforum.jp/en/archives/culture/pt20140130140607.html
ThS. Nguyễn Thị Hồng Tâm
4. www.jnto.go.jp/jpn
(Tạp chí Du lịch)
Khai Thác Văn Hóa Ẩm Thực Để Phát Triển Du Lịch
Để đến một đất nước, khu, điểm DL nào đó, ngoài việc tìm hiểu những thông tin quảng bá DL, như: khách sạn, điểm DL, cảnh quan, các phương tiện vận chuyển, điều kiện giao thông… thì ẩm thực là một trong những yếu tố quan trọng, được rất nhiều du khách quan tâm nhằm thưởng thức các món ăn, đồ uống đặc trưng, tiêu biểu, phù hợp với hành trình DL nhằm trải nghiệm những khía cạnh văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó, văn hóa ẩm thực còn tác động đến tâm lý, kích thích tính tò mò và kích cầu khách DL tiềm năng. Do đó, thông tin về vấn đề ăn, uống không kém phần quan trọng vì nhiều khách DL rất quan tâm đến vấn đề này.
Mắm – một trong những món đặc sản của An Giang
Theo các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực DL, trong xu thế phát triển đa dạng trong nhu cầu DL, thời gian tới, loại hình DL ẩm thực sẽ phát triển mạnh mẽ bằng những tour ẩm thực. Bởi, ẩm thực là văn hóa tinh tế, đóng vai trò nhất định, làm tăng hiệu quả, tạo nên thành công chung cho mỗi hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh DL của địa phương. Ẩm thực không chỉ là đại diện cho văn hóa của từng địa phương mà còn là bản sắc văn hóa, là phần hồn của cả dân tộc.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp lữ hành trong nước đã tổ chức những chương trình DL ẩm thực với mục đích chủ yếu phục vụ nhu cầu du khách về thưởng thức những hương vị truyền thống đặc sắc tại các khu, điểm DL. An Giang là tỉnh có 4 dân tộc: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer cùng sinh sống với những nền văn hóa đa dạng. Vì thế, những món ngon của An Giang đều mang đậm bản sắc riêng, đặc biệt. Một số món ăn đã đi vào tiềm thức của người dân địa phương nói chung và du khách nói riêng mỗi khi có dịp đến An Giang tham quan DL đã thưởng thức sẽ nhớ mãi, như: bánh bò thốt nốt, mắm ruột, lẩu mắm, bún cá Châu Đốc, tung lò mò, gà đốt Ô Thum, gỏi sầu đâu, cá lóc nướng trui… Vào mùa nước nổi, nhiều món ăn phong phú được chế biến từ cá linh, như: canh chua cá linh bông súng, điển điển; cá linh kho mía; cá linh chiên bột; lẩu mắm cá linh, cá linh non kho xả…
Chị Võ Trần Mỹ Tiên (du khách đến từ Phan Thiết) cho biết: “Ở quê tôi thì khô, cá biển rất nhiều, món ăn cũng phong phú, đa đạng. Tuy nhiên, cách nêm nếm, khẩu vị của mỗi vùng, miền khác nhau. Hàng năm, tôi thường tổ chức chuyến đi vài ngày cho gia đình và mấy bạn làm ăn đến An Giang. Trước là để cúng Bà Chúa Xứ núi Sam đã phù hộ trong việc kinh doanh mua, bán. Sau là du ngoạn và thưởng thức các món ăn đặc trưng của An Giang. Tôi thường đến đây vào mùa hè, nghe nói canh chua cá linh và các món ăn từ cá linh ngon lắm nhưng chưa có dịp thưởng thức. Năm sau, tôi sẽ chọn đi vào mùa nước nổi để có thể thưởng thức các món ăn đặc trưng của miền Tây nói chung và An Giang nói riêng”.
Trong xu thế phát triển DL, ẩm thực không chỉ đóng vai trò phục vụ về ăn uống đơn thuần mà đã trở thành mục đích của du khách trong các chuyến DL. Chính vì thế, để phát huy tiềm năng và khai thác thế mạnh của ẩm thực, góp phần phát triển DL, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của du khách, ngành DL tỉnh cần đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm ẩm thực, tạo sản phẩm DL mới phù hợp thực tế của địa phương. Đồng thời, quảng bá các ấn phẩm tuyên truyền về ẩm thực để cung cấp cho du khách địa chỉ và các món ngon trong các tuyến tham quan DL. Nâng cao kỹ năng nghề pha chế, quan tâm đến chất lượng phục vụ, nội dung trình bày bắt mắt… và thỏa mãn nhu cầu thưởng thức ẩm thực của du khách. Mặt khác, phối hợp các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành xây dựng các chương trình tham quan, mua sắm các đặc sản truyền thống giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước. Qua đó, góp phần làm phong phú thêm hành trang của du khách khi đến tham quan DL và thưởng thức ẩm thực.
MINH THƯ
Khai Thác Giá Trị Di Tích Trong Phát Triển Du Lịch Côn Đảo
Côn Đảo được xem là điểm nhấn du lịch của tỉnh, sở hữu 16 hòn đảo lớn nhỏ với hệ sinh thái đặc trưng của 3 miền Bắc – Trung – Nam. Đến nay vẫn mang một vẻ đẹp hoang sơ, trong lành và kỳ bí. Nhiều tạp chí của thế giới đã ghi tên Côn Đảo vào danh sách những điểm đến ấn tượng. Côn Đảo đã đi vào tình cảm và sự ngưỡng mộ của cả nước cùng bạn bè quốc tế như là một vùng đất thép mang biểu tượng của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Thuyết minh viên Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo hướng dẫn du khách tham quan nhà tù Phú Hải (huyện Côn Đảo).
Ngày nay, Côn Đảo thu hút nhiều DN chọn để đầu tư phát triển du lịch cao cấp như: Sixsens Resort 5 sao; khu nghỉ dưỡng cao cấp Resort Việt – Nga; KDL Poulo Condor; Resort Côn Đảo… Một số khu đất đang được kêu gọi đầu tư như: Khu An Hải, KDL Suối Ớt, Bãi Vông, Bãi Đầm Trầu… đã tạo hiệu ứng lan tỏa, bảo đảm môi trường cảnh quan để phát triển bền vững.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng, lợi thế thu hút khách du lịch đến Côn Đảo thì vẫn còn một số bấp cập và khó khăn nhất định. Công tác liên kết xây dựng chương trình khách du lịch đến Côn Đảo còn khó khăn do không chủ động vé máy bay cho đoàn có số lượng nhiều (đặc biệt là khách quốc tế) đặt chỗ thời gian dài hạn từ 6 tháng đến 1 năm. Vì thế chủ yếu là khách lẻ, du lịch tự do… Công tác giới thiệu quảng bá thông tin du lịch Côn Đảo trên các phương tiện, kênh truyền hình nước ngoài như CNN, CBN, VBS còn hạn chế, không thường xuyên nên lượng khách quốc tế biết đến Côn Đảo không cao. Mặc dù địa phương đã xây dựng chương trình quảng bá 2016-2020 nhưng chưa có chiến lược tiếp thị một cách bài bản.
Du khách đến Côn Đảo chủ yếu là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, lặn ngắm san hô, khám phá rừng, đối tượng nghiên cứu văn hóa di tích lịch sử còn ít, sản phẩm du lịch, hoạt động giải trí chưa đa dạng, dẫn đến thời gian lưu trú, chi tiêu và mua sắm không cao. Bên cạnh đó, du lịch Côn Đảo chỉ tập trung khoảng 6 tháng đầu năm, từ tháng 9 đến hết năm là mùa mưa bão, nên chủ yếu phương tiện đi bằng máy bay, giá vé khá cao so với các tuyến bay trong nước, chưa kể những ngày cuối tuần hoặc những sự kiện lớn, nhu yếu phẩm, sinh hoạt… giá cả cao hơn nhiều so với đất liền và thu nhập của người Việt Nam, dẫn đến “cung” không đủ “cầu”… Côn Đảo chưa có điện lưới quốc gia, vẫn còn sử dụng điện Diezel dẫn đến giá điện sinh hoạt thuộc diện cao nhất nước. Nhiều người cho rằng du lịch Côn Đảo là hạng sang, vì phải chi phí cao hơn nhiều hơn so những tour trong nước. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản cần được chú trọng một cách kịp thời, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chung của toàn xã hội.
Để khai thác hiệu quả giá trị di tích trong phát triển du lịch Côn Đảo, Sở VH-TT đề xuất một số giải pháp sau:
Đa dạng hóa hoạt động bảo tàng… Thực hiện có hiệu quả các cuộc triển lãm lưu động với phương châm “Đưa bảo tàng, di tích đến với công chúng”. Đội ngũ làm công tác hướng dẫn viên cần trang bị những kiến thức, phẩm chất và năng lực, trình độ ngoại ngữ cơ bản… để du khách tham quan được chào đón với một phong cách thân thiện, thông minh, bài bản… tạo nên sự tin tưởng và ấn tượng đẹp đối với du khách.
Quan tâm và có chế độ tương xứng đối với những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi (nhất là trình độ ngoại ngữ), để họ thật sự yên tâm và gắn bó lâu dài với Côn Đảo, đồng thời tạo cho địa phương nguồn nhân lực chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Phải được xem là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.
Triển khai thực hiện Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 02/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Côn Đảo. Thực hiện hiệu quả việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích một cách hiệu quả và bền vững.
Gắn kết, đồng nhất trong quản lý và phát huy giá trị văn hóa lịch sử gắn với du lịch để có một chương trình tham quan khép kín, tạo cho du khách sự đa dạng. Liên kết website bằng nhiều ngôn ngữ của các điểm đến, tour du lịch, hướng dẫn, ấn phẩm, sách, hồi ký, tờ rơi,…
Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư du lịch, dịch vụ theo hướng tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, riêng có của địa phương; phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, văn hóa – lịch sử, tâm linh, tương xứng với tiềm năng; môi trường. Các dự án kêu gọi đầu tư, chính sách ưu đãi và thủ tục đầu tư rõ ràng, hấp dẫn; thu hút đa dạng đối tượng du khách đến Côn Đảo.
SỞ VH-TT BR-VT
Đẩy Mạnh Khai Thác Tour Du Lịch Ẩm Thực
Nhiều chuyên gia du lịch đánh giá, ẩm thực ở Nha Trang – Khánh Hòa rất phong phú, phù hợp để phát triển các tour du lịch kết hợp dạy nấu ăn. Tuy nhiên, đến nay, số lượng đơn vị khai thác các dạng tour này chưa nhiều…
Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ du lịch Tứ Hải vừa khai trương tour du lịch tham quan biển đảo, kết hợp dạy nấu ăn. Theo đó, những khách đi tour của công ty sau khi tham quan vịnh Nha Trang, lặn biển ngắm săn hô ở Hòn Mun sẽ được tham quan đảo Trí Nguyên tìm hiểu đời sống của ngư dân, đi thuyền thúng… Đặc biệt, khách sẽ được tham gia lớp học dạy các món ăn Việt: gỏi cuốn, bánh xèo. Du khách quốc tế rất háo hức tập làm gỏi cuốn, tập đổ bánh xèo. “Tôi rất thích ẩm thực Việt Nam. Thế nên, khi biết tour có chương trình dạy làm các món Việt, tôi đăng ký ngay. Món gỏi cuốn của Việt Nam rất ngon và cũng dễ làm, nên sau chuyến du lịch này, tôi sẽ đãi cả gia đình món gỏi cuốn”, chị Kim Young Ae – du khách Hàn Quốc chia sẻ. Ông Trương Thiết Vũ – Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ du lịch Tứ Hải cho biết, công ty thiết kế tour du lịch kết hợp dạy nấu ăn dành cho khách Tây Âu, Mỹ, Hàn Quốc. Tuy mới mở nhưng phản hồi của khách rất tốt. Khách Hàn Quốc đặc biệt thích 2 món ăn gỏi cuốn và bánh xèo.
Khách du lịch tập làm món gỏi cuốn.
Ông Nguyễn Văn Thành – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Nha Trang – Khánh Hòa: Những tour du lịch dạy nấu ăn cho du khách nước ngoài không chỉ đem lại hiệu quả về kinh tế mà còn góp phần đưa văn hóa ẩm thực của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Du khách tới Nha Trang – Khánh Hòa, tham gia lớp học nấu ăn sẽ được tự mình “chạm tay” vào nền văn hóa “ẩm thực” của xứ Trầm Hương nói riêng và người Việt nói chung.
Hơn 10 năm trước, khi đến Việt Nam, Philip Kotler, cha đẻ của học lý tiếp thị hiện đại đã khuyến khích: “Việt Nam hãy là bếp ăn của thế giới”, để thấy rằng ngoài giá trị mang tính chuyên chở lịch sử, văn hóa bản địa, thì ẩm thực Việt còn như một “đại sứ” đặc biệt để quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Trong các hội thảo về du lịch, nhiều chuyên gia du lịch đánh giá, ẩm thực ở Nha Trang – Khánh Hòa rất phong phú, phù hợp để phát triển các tour du lịch ẩm thực. Ngoài món phở, nem cuốn, bánh xèo, có thể đưa thêm các món như: bún cá, gỏi, bánh mì, hủ tiếu… để dạy cho khách. Khánh Hòa cần khuyến khích các công ty lữ hành mở các tour du lịch ẩm thực. Các buổi học nấu ăn là một trong những cách quảng bá hình ảnh văn hóa ẩm thực xứ Trầm Hương đến bạn bè quốc tế một cách tốt nhất. Họ không những hiểu được cái ngon, cái độc đáo của món ăn mà còn thấy được đời sống, phương thức canh tác của người dân làm nên các nguyên liệu; ý nghĩa triết lý văn hóa sâu sắc trong từng món ăn. Đó cũng là cách để làm cho du lịch Nha Trang – Khánh Hòa thêm sức sống.
XUÂN THÀNH
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nhật Bản Khai Thác Giá Trị Ẩm Thực Phát Triển Du Lịch trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!