Đề Xuất 6/2023 # Núi Cấm Và Huyền Thoại # Top 14 Like | Tuvanduhocsing.com

Đề Xuất 6/2023 # Núi Cấm Và Huyền Thoại # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Núi Cấm Và Huyền Thoại mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Từ xa xưa, bà con miền Tây Nam bộ, nhất là những người theo đạo Phật đã coi núi Cấm ở An Giang là vùng địa linh, vùng đất Phật nên hằng năm có tới hàng triệu du khách đổ về “Thất Sơn mầu nhiệm” để chiêm bái và vãn cảnh. Hiện nay, Núi Cấm có tiềm năng khá lớn trong phát triển du lịch địa phương, tích cực góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Từ định hướng và mục tiêu phát triển Khu du lịch núi Cấm trở thành Khu du lịch cấp Quốc gia, ngày 8 – 4 vừa qua, Hội Khoa học lịch sử tỉnh An Giang phối hợp với Huyện ủy và UBND huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang tổ chức Hội thảo Khoa học “Núi Cấm và huyền thoại”.

* Những địa danh huyền thoại

Hành hương trên núi Cấm.

Trong cuốn “Thất Sơn mầu nhiệm” nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hầu viết: Thất Sơn tức Bửu Sơn hay Bảo Sơn, là những ngọn núi hiển linh, vùng “hoa địa”, nơi có nhiều bậc siêu phàm xuất hiện, nhiều vị tu thành chính quả.

Theo sử sách, vào đời Gia Long, hai chữ “Bảy Núi” chưa xuất hiện. Một số sách đáng tin cậy đã ghi về Thất Sơn như sau: Sách Gia Định thành thông chí, tác giả Trịnh Hoài Đức ghi 19 ngọn núi ở An Giang mà không thấy nói đến khái niệm Thất Sơn; Sách Đại Nam Nhất Thống Chí ra đời năm 1882, ghi bảy ngọn núi nằm trong Thất Sơn gồm: Núi Tượng Sơn, núi Tô Sơn, núi Cấm Sơn, núi Ốc Nhẫm, núi Nam Vi, núi Tà Biệt, núi Nhân Hòa; Sách Thất Sơn huyền bí (theo Nguyễn Văn Hầu) cụ Hồ Biểu Chánh ghi Thất Sơn gồm núi Trà Sư, núi Két, núi Dài, núi Tượng, núi Bà Đội Om, núi Tô và núi Cấm; Sách Tự vị Tiếng nói miền Nam, cụ Vương Hồng Sển ghi: Núi Tượng, núi Tô, núi Cấm, núi Sam, núi Két, núi Dài, núi Tà Béc.

Còn theo các bô lão và các tín đồ của Đức Phật Thầy Tây An thì Bảy Núi đó là: Anh Vũ Sơn, Ngũ Hồ Sơn, Thiên Cẩm Sơn, Liên Hoa Sơn, Thủy Đài Sơn; Ngọa Long Sơn, Phụng Hoàng Sơn.

Gần đây nhất, trong cuốn “Những trang sử về An Giang”, nhà nghiên cứu Trần Thanh Phương ghi Thất Sơn gồm: núi Cấm (Thiên Cấm Sơn), núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn), núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), Núi Dài (Ngọa Long Sơn), núi Tượng (Liên Hoa Sơn), núi Két (Anh Vũ Sơn), núi Nước (Thủy Đài Sơn) giống như tên gọi trong dân gian hiện nay.

Còn theo Địa chí An Giang, hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn có tới 37 ngọn núi có tên. Nhà biên khảo Sơn Nam thì lại cho rằng “Bảy Núi linh thiêng có lẽ xuất phát từ thời Đoàn Minh Huyên với thuyết “Bửu Sơn Kỳ Hương” nhằm khuyên tín đồ qui dân lập ấp, rồi lần hồi bị ảnh hưởng quá nặng của mê tín cổ sơ, tô điểm thêm chi tiết”.

Núi Cấm (núi Ông Cấm) là ngọn núi cao và hùng vĩ nhất trong cụm Thất Sơn được nhiều người mộ đạo coi là ngọn núi thiêng với nhiều tên gọi khác nhau. Từ xa xưa núi Cấm có tên là núi Gấm, Thiên Cấm Sơn, Thiên Cẩm Sơn (núi đẹp như gấm lụa). Cho tới nay vẫn còn nhiều giả thuyết về nguồn gốc núi Cấm, mỗi người có cách lý giải theo suy luận riêng của mình.

Qua nhiều bài tham luận, nhiều ý kiến trao đổi về nguồn gốc của tên gọi núi Cấm và núi Gấm. Ông Đặng Hoài Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh An Giang, phát biểu tổng kết tại hội thảo: Trong khi chờ đợi các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận chính xác về nguồn gốc của địa danh núi Cấm, tạm thời chúng ta chấp nhận 2 giả thuyết hợp lý nhất. Một là lời cấm đoán của Phật Thầy Tây An – Đoàn Minh Huyên cấm không cho bổn đạo lên núi làm ô uế núi non nên mới có tên là núi Cấm. Hai là núi Gấm, vì đây là một ngọn núi tuy hoang sơ nhưng phong cảnh “thủy tú sơn kỳ” bốn mùa đẹp như hoa như gấm, nên mới có tên là núi Gấm – Thiên Cẩm Sơn.

Mãi cho đến nay, nhiều người vẫn coi Thất Sơn là vùng đất thiêng còn ẩn chứa bao điều kỳ bí.

* Du lịch núi Cấm – tiềm năng triển vọng

Từ những lợi thế của núi Cấm, ngành du lịch tỉnh An Giang đã xác định Khu du lịch núi Cấm là một trong những Khu du lịch trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh. Hướng tới, ngành du lịch sẽ tăng cường nhiều hoạt động nhằm khai thác tiềm năng, đặc biệt là loại hình du lịch tâm linh và du lịch nghỉ dưỡng. Ban Quản lý khu du lịch núi Cấm sẽ phát triển du lịch cộng đồng, xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp, du lịch homestay, du lịch sinh thái nhà vườn, làng nghề truyền thống, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đa dạng. Bên cạnh đó, Khu du lịch núi Cấm còn gắn kết với Lễ hội văn hóa cấp Quốc gia vía Bà Chúa Xứ.

Cảnh quan trên núi Cấm nên thơ và huyền bí.

Từ lâu, núi Cấm là biểu tượng của “Thất Sơn huyền bí”, là trung tâm văn hóa tâm linh không những của An Giang mà còn của cả Đồng bằng sông Cửu Long. Ngày nay, với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, suối Thanh Long, hồ Thanh Long, hồ Thủy Liêm, nhiều hang động, nhiều vồ, nhiều am cốc, điện thờ, chùa miễu, núi Cấm còn có nhiều công trình kiến trúc độc đáo như chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, tượng Quán Thế Âm…và hệ thống cáp treo thuận tiện cho du khách thưởng ngoạn toàn cảnh từ trên cao. Núi Cấm và vùng Bảy Núi còn có nhiều truyền thuyết, huyền thoại hấp dẫn lôi cuốn nhiều người.

Hiện nay, Khu du lịch núi Cấm được quy hoạch thành 5 Khu phục vụ khách tham quan, hành hương và nghỉ dưỡng. Việc đầu tư có trọng điểm và hướng đến du lịch bền vững sẽ góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương (huyện Tịnh Biên) và gắn liền với bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời bảo tồn các giá trị lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng và cảnh quan thiên nhiên của núi rừng Tây Nam bộ. Do đó, trong tương lai Khu du lịch núi Cấm sẽ được tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống giao thông, xây dựng Khu dân cư và sắp xếp bố trí lại các hộ buôn bán, đặc biệt là Khu vui chơi giải trí và Khu nghỉ dưỡng cao cấp. Riêng các điểm du lịch tâm linh như chùa miễu, điện thờ sẽ được tôn tạo, nâng cấp để phục vụ khách tham quan một cách hữu hiệu.

Hoạt động du lịch núi Cấm không chỉ chú trọng về tham quan, giải trí, văn hóa tâm linh, trải nghiệm, khám phá mà còn tạo động lực thúc đẩy sự giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế xã hội. Hy vọng một ngày không xa, núi Cấm sẽ thật sự trở thành điểm đến thân thiện, an toàn.

Bài, ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Núi Cấm An Giang

Cách đi núi Cấm An Giang

Núi Cấm cách thành phố Châu Đốc khoảng 40km, cách thành phố Long Xuyên khoảng 70km và cách Sài Gòn hơn 250km. Nếu đi từ Sài Gòn hoặc Cần Thơ bạn nên đi bằng xe buýt hoặc xe máy. Nếu đi từ các tỉnh miền Trung hoặc miền Bắc thì bạn nên đi máy bay đến sân bay Cần Thơ sẽ gần An Giang hơn. Sau đó di chuyển bằng xe buýt hoặc thuê xe máy khám phá núi Cấm, An Giang.

Di chuyển đến núi Cấm bằng xe buýt

Di chuyển từ Sài Gòn hoặc Cần Thơ đến Châu Đốc bằng xe buýt. Bạn nên di chuyển bằng xe Hùng Cường, Thành Bưởi hoặc Phương Trang (Đây là 3 hãng xe lớn và có uy tín lâu năm) để an toàn hơn các xe dù khác (Giá vé từ Cần Thơ: 100.000đ/vé, từ Sài Gòn là 150.000đ/vé).

Từ bến xe Châu Đốc có 1 tuyến xe bus đi đường tỉnh lộ qua núi Sam, Tri Tôn và cả núi Cấm. Bạn dừng lại ở chân núi Cấm và tiếp túc di chuyển lên đỉnh.

Ngoài ra nếu từ thành phố Long Xuyên có 1 trạm xe buýt ở trước Coop Mart Long Xuyên. Bạn bắt xe bus đến trạm Lộ Tẻ – Tri Tôn, sau đó bắt tiếp chuyến xe đến Tịnh Biên.

Đi phượt núi Cấm bằng xe máy

Nếu đi xe máy từ Sài Gòn, bạn nên đi đường Quốc Lộ 1A đến thẳng chân núi Cấm. Đoạn đường này tương đối dễ đi hơn và có nhiều điểm dừng vui chơi hơn khi đi qua Tiền Giang, Đồng Tháp. Sau đi đến chân núi, bạn bắt buộc phải gửi xe lại nhà dân. Sau đó đi bộ 1 đoạn đường lên thẳng núi Cấm. Bạn có 3 lựa chọn để lên đỉnh là: đi bộ, xe ôm và cáp treo.

Giá vé cáp treo lên núi Cấm 2020

Giá vé cáp treo lên đỉnh núi Cấm năm 2020:

Người lớn: 180.000đ (Khứ hồi), 120.000đ (Một chiều lên), 100.000đ (Một chiều xuống).

Trẻ em: 90.000đ (Khứ hồi), 60.000đ (Một chiều lên), 50.000đ (Một chiều xuống).

Lưu ý: Giá vé cáp treo đã bao gồm giá vé tham quan (Người lớn hoặc trẻ em).

Giá vé tham quan núi Cấm:

Người lớn: 20.000đ.

Trẻ em: 10.000đ.

Quy định: Trẻ em cao từ 0,9m – 1,2m. Dưới 0,9m miễn phí giá vé và cáp treo.

Thời gian di chuyển bằng cáp treo lên đỉnh Thiên Cấm Sơn mất khoảng 15 phút.

Mẹo đi xe ôm lên đỉnh núi

Nếu đi bộ lên đỉnh núi bạn sẽ gặp nhiều người mời gọi đi xe ôm. Hoặc bạn có thể dừng lại trước các quán cà phê dưới chân núi để nhờ gọi dùm. Nhiều người chuyên chở du khách từ chân núi lên đỉnh núi bằng xe máy. Đó là những người xe ôm chuyên nghiệp thường xuyên lên xuống núi nên bạn có thể an tâm về độ an toàn.

Mức giá: 50.000đ/1 lượt hoặc 100.000đ/khứ hồi.

Tuy vậy nếu bạn chọn con đường đi bộ lên những bậc thang từ dưới chân núi. Bạn thường mất cả 1 buổi để leo được tới đỉnh. Tuy vậy bạn cũng có thể “tạo sự lựa chọn khác”. Khi đi giữa đường bạn có thể hỏi 1 số người bán hàng dọc cầu thang. Bạn sẽ được ship 1 anh chở xe ôm đến nơi để chở bạn lên. Bạn cũng có thể deal mức giá xuống nếu đã đi bộ khoảng đường dài.

Điểm tham quan trên đỉnh núi Cấm

Khi đến đỉnh núi Cấm bạn có thể tham quan và nghỉ lại qua đêm. Đến núi Cấm ngắm bình minh khá là thú vị. Nếu chỉ đi ngắn ngày thì nên đến sớm và di chuyển bằng xe ôm hoặc cáp treo.

Hồ Thủy Liêm

Hồ Thủy Liêm nằm ngay giữa không gian đỉnh núi Cấm. Diện tích hồ: 60.000m2. Ở hồ có nuôi nhiều cá chép và cá vàng. Nơi đây khá đa dạng các loài cá vì hàng năm đều có khách thập phương đến phóng sinh. Hồ có 1 cây cầu bắt ngang. Nó nối chùa Phật Lớn với các điểm dân cư xung quanh. Quanh hồ cũng xây dựng các con đường xi măng để khách thập phương đi bộ tham quan.

Hiện nay hồ Thủy Liêm ở núi Cấm cũng không phải là một cảnh quan quá hoành tráng để tham quan. Tuy vậy nó như là 1 công viên thanh tĩnh với khung cảnh thiên nhiên trong lành. Mọi người khi tham quan có thể đi bộ, ngắm cảnh và chụp hình check in. Hồ nằm cạnh chùa Phật Lớn, hướng ra chùa Vạn Linh. Nơi đây góp phần tạo nên khung cảnh đặc trưng của vùng núi Cấm thanh tịnh.

Chùa Phật Lớn

Chùa Phật Lớn hình thành từ năm 1912. Chùa tên Phật Lớn là vì chùa có 1 tượng Phật cao 1,8m là tượng cao nhất ở vùng đất núi Cấm. Ngoài ra nó dùng để phân biệt với chùa Phật Nhỏ cũng nằm trên núi Cấm. Hướng chùa nhìn ra hồ Thủy Liêm, bạn chỉ cần đi bộ vài bước chân từ chùa là đến khu vực hồ.

Chùa có chánh điện kiến trúc 3 mái, đậm nét kiến trúc chùa miền Bắc. Khuôn viên phía sau khá rộng lớn. Nhiều kiến trúc Phật giáo trên khuôn viên rộng lớn.

Tượng Phật Di Lặc lớn

Nhiều người nhầm lẫn tượng Phật Di Lặc nằm trong địa phận chùa Phật Lớn. Tuy vậy 2 địa điểm này hoàn toàn nằm cách xa nhau. Nó nằm đối diện nhau, cách bởi hồ Thủy Liêm. Tượng Phật Di Lặc ở đỉnh núi Cấm cao 33,6m. Tượng bắt đầu thi công xây dựng năm 2004, mãi đến năm 2005 mới hoàn thành xây dựng. Nó là tượng Phật Di Lặc lớn nhất nằm trên đỉnh núi ở Việt Nam và Đông Nam Á.

Chùa Vạn Linh

Chùa Vạn Linh hình thành từ năm 1927. Tuy chùa không phải là cổ nhất hay mang những nét đặc trưng văn hóa lâu đời ở núi Cấm. Nhưng nó là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và hoành tráng nhất hiện nay trên đỉnh núi. Từ trên bảo tháp bạn có thể nhìn thấy hầu hết khung cảnh các công trình tại núi Cấm. Ngoài ra không gian rộng rãi, nhiều cây cối và các kiến trúc đẹp biến Vạn Linh thành ngôi chùa nổi bật nhất hiện nay ở đỉnh Thiên Cấm Sơn.

Cổng chùa Vạn Linh là cổng tam quan với mái ngói âm dương. Cổng được sơn trắng toàn bộ. Đi thẳng vào bên trong bằng lối mòn, đi qua vườn rau, khám phá khuôn viên bên trong chùa.

Bảo các Quan Âm 9 tầng (bao gồm tầng dưới và tầng nóc) theo kiến trúc Bồ Đề Đạo Tràng của Ấn Độ, cao 35m đặt ở giữa. Đây là công trình thờ phụng nhiều vị Phật, Bồ Tát khác nhau ở mỗi tầng. Tầng dưới thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, tầng 1 thờ Di Lặc, tầng 2 thờ Địa Tạng, tầng 3 thờ Phổ Hiền, tầng 4 thờ Văn Thù, tầng 5 thờ Đại Thế Chí, tầng 6 thờ Quan Thế Âm, tầng 7 thờ Thích Ca. Tuy vậy bảo các chỉ mở cửa vào các ngày cuối tuần (Ngày thường khóa cổng vào).

Đi thẳng vào là Chánh Điện uy nghiêm 7 tầng (2 tầng chánh điện và 5 tầng mái). Bên trong tầng dưới là tượng Phật Thích Ca thiền định nặng 2 tấn (Đúc từ năm 1997). Hai bên là 2 bức phù điêu cổ khắc nổi Quan Thế Âm và Địa Tạng Bồ Tát (điêu khắc năm 1996). Background tường là hình tượng gốc bồ đề. Phía sau Chánh điện là Tổ điện thờ Đạt Ma Tổ Sư.

Tháp Hòa Thượng Khai chùa Thích Thiện Quang (Ông là người dựng lên Chùa Vạn Linh từ thuở ban đầu) cao 3 tầng ở bên phải Bảo các Quan Âm. Bên trong có thờ phụng di cốt của Hòa Thượng.

Tháp chuông 2 tầng hình bát giác ở bên trái Bảo các Quan Âm. Tầng dưới đặt tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đá cẩm thạch trắng và đại hồng chung nặng 1,2 tấn. Tầng trên đặt tượng Phật A Di Đà cũng bằng đá cẩm thạch trắng.

Phía sau kiến trúc lớn sân vườn rộng rãi với nhiều kiến trúc, tiểu cảnh Phật giáo: Vườn Lâm Tỳ Ni, Phật giảng đạo 5 vị Trần Kiều Như, 18 tượng Thập Bát La Hán, Phật Thích Ca niết bàn dưới gốc bồ đề,… Ngoài ra còn nhiều kiến trúc khác như Giảng đường, nhà ăn, phòng ở của các sư trong chùa,…

Công viên nước Thanh Long

Một công viên nước nằm ngay đỉnh núi và giữa những rừng cây bí ẩn. Khu công viên có nhiều trò chơi cảm giác mạnh, những trò chơi thú vị với nước. Nơi đây có 1 bể tạo sóng có diện tích 3500m2, các máng trượt, vòng xoắc ốc dài, suối nhân tạo, hồ vô cực… và đặc biệt là khu vui chơi dành riêng trẻ em Amazon Kids đầy thú vị.

Giá vé:

Người lớn: 100.000đ.

Trẻ em: 50.000đ.

Vồ Bồ Hong (Đỉnh núi Cấm)

Vồ Bồ Hong là điểm cao nhất trên đỉnh núi Cấm. Nhiều người tưởng nhầm rằng khu vực trung tâm ở chùa Phật Lớn là đỉnh, tuy vậy bạn cần di chuyển gần 2km đường núi để lên đến đỉnh. Nơi đó có 1 tượng thờ Ngọc Hoàng Đại Đế. Bạn sẽ phải đi qua những đoạn đường dốc và những bậc cầu thang để lên đến đỉnh.

Đứng trên đỉnh Bồ Hong bạn có thể nhìn một phần khung cảnh chùa Phật Lớn và hồ Thủy Liêm. Nếu trời trong bạn có thể nhìn ra cả Hà Tiên (Mình nghe các chú xe ôm kể lại như thế).

Mẹo: Bạn có thể đi xe ôm khứ hồi ngay tại trung tâm đỉnh núi Cấm với mức giá 40.000đ. Hoặc lượt xuống với giá 20.000đ (Ngày cuối tuần đông khách giá có thể tăng lên 50.000đ).

Kinh nghiệm du lịch núi Cấm An Giang

Bạn có thể tiết kiệm được 20.000đ tiền vé tham quan nếu đi xe ôm từ chân núi lên đỉnh núi Cấm. Những người xe ôm sẽ đi vòng đường núi để tránh trạm soát vé.

Nếu bạn sắp xếp nghỉ lại ở đỉnh núi Cấm thì có thể trải nghiệm trekking đi bộ từ chân núi lên đỉnh núi (Thường mất khoảng 3-4 tiếng). Khi mệt bạn có thể dừng lại và nhờ người dân gọi xe ôm dùm (Đôi khi người dân gần đó cũng là tài xế xe ôm). Nhưng nếu bạn bị hạn chế thời gian, hãy sắp xếp đi cáp treo hoặc xe ôm 100% để tiết kiệm thời gian hơn.

Đặc sản núi Cấm là bánh xèo. Bánh xèo miền Tây khá rẻ và ngon luôn. Đặc biệt là rau rừng hái trên núi khá lạ và ngon. Nhiều quán bán dọc bên đường chính gần hồ Thủy Liêm. Giá khá là rẻ với 10.000đ/bánh xèo chay và 20.000đ/bánh xèo mặn.

NƠI NGỦ MIỄN PHÍ Ở NÚI CẤM: Nếu bạn xin ngủ lại chùa Phật Lớn sẽ tiết kiệm chi phí cho chuyến đi. Ở chùa Phật Lớn có sẳn chiếu, mùn cho khách thập phương xin ở lại (Bạn cần gửi Chứng minh nhân dân lại cho sư ở chùa). Bạn sẽ có khu vực riêng ở chung với mọi người. Tuy vậy khi ngủ sẽ có phần thiếu an tâm nếu bạn đem vật dụng đắt giá.

Thời điểm đẹp để du lịch núi Cấm An Giang

Sở dĩ núi Cấm có tên gọi là Đà Lạt của miền Tây là vì không khí quanh năm đều khá mát mẻ và trong lành. Theo định luật cứ lên cao 100 mét so với mặt nước biển thì nhiệt độ lại giảm 0,6 độ.

Với độ cao trên 700m thì nhiệt độ núi cấm sẽ giảm khoảng 4 độ so với chân núi.

Vì vậy, bạn chỉ cần tránh đi vào thời tiết mưa là ổn nhất. Tuy nhiên nếu muốn kết hợp tham quan các địa điểm khác như rừng tràm thì bạn nên đi vào tháng 9,10 hay 11. Thời điểm này là cao điểm của mùa mưa nhưng cũng là mùa nước nổi. Khi ấy rừng tràm sẽ có bèo phủ khắp mặt nước. Bạn cũng sẽ được thưởng thức nhiều hơn các đặc sản ở An Giang như cá linh, bông điên điển,…

Tips: Buổi sáng trời lạnh bạn có thể săn mây khá đẹp ở núi Cấm. Đặc biệt cho những ai đem flycam sẽ chụp khá đẹp.

Những câu chuyện huyền bí ở núi Cấm

Ý nghĩa của cái tên Núi Cấm ở An Giang

Núi Cấm hay còn gọi là núi Ông Cấm. Theo lịch sử trước đây Thầy Tây An (Đoàn Minh Huyên) từng ra lệnh cấm tín đồ của mình đặt chân đến núi Cấm lập am, miếu. Ông sợ rằng mọi người làm ô uế sự trong lành, linh thiêng của núi ngọn núi. Từ đó núi hay được gọi núi Ông Cấm, sau này rút gọn thành núi Cấm. Đây là lý do được xem xác thực nhất.

Một tích khác là khi chúa Nguyễn Ánh đến núi Cấm lẫn trốn quân Tây Sơn. Ông đã ra lệnh quân lính ngăn chặn không cho dân vào bên trong núi.

Một thuyết pháp khác do Giáo Sư Nguyễn Văn Hầu kể lại, nhưng ông cũng cho là không đúng:

Có người lại nói rằng sở dĩ tên núi Cấm được đặt ra là vì vùng núi này cao nhất, cây cối mọc tràn lan dày bịt, đá nằm ngang dọc gồ ghề, khi trước không thấy khoảng trống, chẳng có đường mòn, khó cho nhà chức trách đến mà khám xét được. Cảnh hoang vu tịch mịch đó rất thuận tiện cho những tay “Lương Sơn Bạc” tụ tập để gây rối cho xóm làng và các vùng phụ cận. Muốn giữ sự yên tịnh cho dân tình, nhà chức trách ở tỉnh đương thời mới đem ra lịnh cấm họ ở trong vùng này. Còn cái thuyết nói tướng cướp Đơn Hùng Tín – bị Sở Mật Thám Mỹ Tho hạ sát năm 1926 – cấm dân gian bén mảng đến vùng núi này, nơi hùng cứ của y, chắc là không đúng.

Giáo sư Nguyễn Văn Hầu.

Rắn ở núi Cấm An Giang

Năm 2019 một nhóm công nhân và kỹ sư người Ấn Độ đã trông thấy và bắt được 1 cặp rắn hổ mây nặng 60kg. Thân rắn to bằng cả 2 bàn tay chụp lại. Sau 1 thời gian chăm sóc cặp rắn này được thả lại vùng núi Cấm, nhưng cách xa khu dân cư và vùng khách du lịch thường ghé tham quan.

Anh Nguyễn Văn Long (Tài xế xe ôm) chia sẻ: “Cặp rắn vừa bắt ở núi Cấm cũng chỉ là cặp rắn bình thường thôi. Từ xưa, người ta đã thường trông thấy những con rắn nặng cả 100 kí. Rắn ở núi Cấm linh thiêng, vùng núi này lại ít được khai phá nên chúng cứ tự nhiên phát triển. Động vật ở đây con nào cũng lớn, có lần tôi còn thấy cả con trăn 200-300 trăm kí.”

Chị Trần Thị Hồng Nhung (Sinh sống ở khu vực dưới núi) nói: “Núi Cấm có nhiều câu chuyện li kỳ, huyền bí. Từ xưa ông bà hay kể ở đó có nhiều con vật thành tinh. Chúng tu luyện ở các vùng hang sâu trong núi. Vì thành tinh nên chúng cũng thông linh hiểu chuyện. Nơi vùng con người đến thì chúng không xâm phạm mà sống riêng lãnh thổ lâu năm của mình.”

Núi Cấm là vùng núi cao nhất trong dãy núi Thất Sơn ở An Giang. Nơi đây từng nhiều hòa thượng, đạo sĩ tu luyện. Những câu chuyện li kỳ, huyền bí thỉnh thoảng vẫn được lan truyền khắp dân gian trong vùng. Đôi khi những câu chuyện về rắn hổ mây ở núi Cấm cũng trở nên bình thường ở đây.

Sự tích thần Bạch Hổ núi ông Cấm

Truyện kể về những thế kỷ 19, vùng đất núi Cấm có ông Đạo Điền tu luyện, biết nhiều phép thuật. Gần đó có 1 con Bạch Hổ to lớn, hung tợn. Nó thường giết hại những động vật xung quanh để làm thức ăn, kể cả người lạc vào cũng bị nó ăn thịt, oán khí ngập trời. Lúc ấy làm kinh động đến ông Đạo Điền tu luyện gần đó, bằng phép thuật ông đã thu phục được con Bạch Hỗ hung tợn.

Sau đó ông đưa nó về cùng tu hành. Hàng ngày ông đọc kinh, giảng dạy đạo lý cho Bạch Hổ. Dần dần oán khí của con thú dữ dần biến mất, thiện tính dần xuất hiện. Tuy vậy những người và con vật chết oan ngày trước thấy Bạch Hổ an lành tu hành, khiến chúng không cam tâm. Oán khí biến chúng thành những con ma xó lảng vảng dương gian. Chúng lập mưu ám hại Bạch Hổ để trả thù.

Một ngày nọ có hàng chục người tay cầm vũ khí bén nhọn tiến đến nơi ông Đạo Điền tu luyện. Họ đòi ông giao ra Bạch Hổ để giết chết nó. Chúng đe dọa nếu không giao ra sẽ giết chết cả ông. Ông nhìn họ bình thản không nói gì mà chỉ tụng niệm tiếp. Một người nhào đến muốn đâm ông Đạo Điền, Bạch Hổ thấy vậy từ trong nhào ra đỡ lấy. Khi ấy mọi người mới chịu rút khỏi.

Ông Đạo Điền thương tiếc chôn cất Bạch Hổ. Khi đó ông nhẩm tính thì biết là do các con ma quỷ quấy phá kích động thù hằn của mọi người. Ông cho đệ tử dán các lúa bùa trấn quỷ khắp nơi, trừ hại nhân gian. Tuy vậy ma quỷ luôn rất khó diệt trừ.

Một buổi tối, khi đang nghỉ ngơi thì ông mơ thấy Bạch Hổ xuất hiện cùng những con hổ trong bầy của mình. Bạch Hổ lại nằm sát bên bàn thờ vong, những con hổ khác thì nhảy múa quanh bàn thờ. Những con ma từ xa trông thấy mà kinh sợ không dám lại gần. Sáng hôm sau ông Đạo Điền thỉnh nanh Bạch Hổ lên lập bàn thờ. Từ đó lũ ma quỷ dần bị tiêu diệt và không dám quấy phá như trước nữa.

Sau này trên đường lên núi Cấm bạn sẽ bắt gặp 1 điện Ông Hổ. Đó là nơi tu luyện của ông Đạo Điền xưa và bàn thờ Bạch Hổ được lập ngay nơi này.

Thất sơn huyền bí

Tu Phật Phú Yên, tu Tiên bảy núi

Câu nói lưu truyền xa xưa và vẫn nổi tiếng đến ngày nay. Nếu nhìn lại lịch sử nhiều đạo thống như Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Dừa, Cao Đài,… đều có hình bóng của những nhà tu đạo trên đỉnh núi Thất Sơn. Tuy vậy cũng khá dễ hiểu vì cả vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng chỉ có An Giang là có vùng núi cao. Những nhà tu đạo lánh xa trần thế và tu luyện những khu vực thiên nhiên trong lành cũng chỉ có thể lên đây.

Vùng Thất Sơn trước đây đến ngày nay cũng là nơi sinh sống của nhiều người Khmer. Nếu tìm hiểu về văn hóa sâu hơn, bạn dễ dàng những câu chuyện bùa chú đều xuất phát từ người Khmer. Dân tộc nổi tiếng ếm, ngải đầy sắc thái truyền kỳ. Đến vùng Thất Sơn ai cũng phải lễ phép, lịch sự vì sợ nói bậy thì bị bỏ bùa. Nếu ăn bậy, phá bậy thì về không thầy lang nào cứu nổi, chỉ có đạo sĩ cao tay ấn mới mong chữa hết. Năm 2019 từng có bộ phim nói về đề tài này (Nhưng thất vọng là nó chưa lột tả đúng nét huyền bí thật sự).

Những điều thú vị về núi Cấm An Giang

Núi Cấm là 1 trong 7 ngọn núi Thất Sơn của An Giang

Thất Sơn (Bảy Núi) là cái tên gắn liền nhiều huyền thoại ở An Giang. Năm 1882 dãy núi này lần được được ghi nhận chính thức vào sử sách trong cuốn Đại Nam Nhất Thống Chí (Được biên soạn thời vua Tự Đức). Cuốn sách biên soạn hoàn toàn bằng tiếng Hán và có ghi nhận 7 cái tên:

Tượng, Tô, Cấm, Ốc Nhẫm, Nam Vi (南為山), Tà Biệt và Nhân Hòa (人和山)

Hiện nay, Thất Sơn bao gồm 7 ngọn núi:

Núi Cấm (禁山) (Thiên Cấm Sơn) với độ cao 705m.

Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn) với độ cao 265m.

Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) với độ cao 614m.

Núi Dài (Ngọa Long Sơn) với độ cao 580m.

Núi Tượng (象山) (Liên Hoa Sơn) với độ cao 145m.

Núi Két (Anh Vũ Sơn) với độ cao 225m.

Núi Nước (Thủy Đài Sơn) với độ cao 54m.

Thất Sơn thuộc địa phận của huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên.

Theo quy định Liên Hợp Quốc hiện nay độ cao thấp nhất khi gọi là núi phải từ 300m trở lên. Tuy vậy trước đây Thất Sơn hình thành từ dân gian và ghi sử sách trước cả khi Liên Hợp Quốc hình thành. Sở dĩ như vậy có 2 nguyên nhân chính là vì Đồng Bằng Sông Cửu Long có địa hình bằng phẳng, rất hiếm có những vùng núi cao. Nên nhiều mảnh đất nhô lên tuy nhỏ nhưng vẫn được dân gian gọi là núi. Lý do thứ 2 là vì Thất (7) gắn liền với con số phong thủy nhất định. Nên người xưa thường tìm đủ 7 vùng cao gom đủ thành 7 ngọn núi khác nhau.

Núi Cấm cao bao nhiêu?

Núi cấm cao 705m. Núi cấm là ngọn núi cao nhất trong hệ thống 7 núi ở An Giang. Nó cũng là ngọn núi cao nhất ở miền Tây.

Núi Cấm thuộc huyện tỉnh nào?

Núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Nó nằm cách thành phố Châu Đốc khoảng 35km, cách thành phố Long Xuyên khoảng 90km.

5 chóp cao nhất trên đỉnh núi Cấm

5 chóp đồi cao nằm trên đỉnh núi Cấm:

Ngoài ra núi Cấm còn rất nhiều chóp cao khác như: Chư Thần, Cây Vôi, Mồ Côi, Đá Dựng, Pháo Bình, Bạch Tượng,…

Theo Wikipedia

Những nhà nghỉ, khách sạn và resort gần núi Cấm An Giang

Ngoài ra trên đường lên đỉnh núi Cấm khá nhiều nhà trọ, nhà nghỉ nhỏ lẻ khác. Đôi khi chỉ lót võng và có khu vực ngủ nghỉ tại chỗ. Bạn cũng có thể xin ngủ lại chùa Phật Lớn miễn phí.

Tìm hiểu thêm về điểm du lịch nổi tiếng ở An Giang: Rừng tràm Trà Sư.

Châu Đốc – Núi Cấm

Hân Hạnh Là Người Bạn Đồng Hành Tin Cậy Trên Mọi Nẻo Đường Đất Nước

Thời gian: 4 ngày 3 đêm – Phương tiện: Xe du lịch, tàu cao tốc

Ngày thứ 1. 

TP. HỒ CHÍ MINH -  CHÂU ĐỐC – HÀ TIÊN

Sáng:  Xe và Hướng Dẫn Viên đón khách tại điểm hẹn, khởi hành đi Châu Đốc – An Giang. 

Trên đường dùng điểm tâm sáng tại Trung Lương. Tiếp tục lộ trình, qua ngõ bắc Vàm Cống. Dùng cơm trưa tại Long Xuyên.   

Chiều: Đến Châu Đốc, xe đưa khách viếng Miếu Bà sau đó tiếp tục đến chân núi Cấm – Tịnh Biên, du khách chuyển xe nhỏ để lên núi Thiên Cấm Sơn. Viếng Phật Di Lạc, Tiếp tục viếng chùa Vạn Linh, ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng, thanh thóat trên đỉnh Cấm Sơn. 

Du khách xuống núi. Tiếp tục lộ trình đến Hà Tiên. Dùng cơm chiều. Nhận phòng khách sạn

Tối:

 Du khách sinh hoạt tự do.

Ngày thứ 2.

HÀ TIÊN – ĐẢO NGỌC  PHÚ QUỐC

Sáng:

Điểm tâm sáng. Xe đưa khách tham quan thắng “Hà Tiên Thập Cảnh” của tao đàn Chiêu Anh Các: Núi Đá Dựng ( Châu Nham Lạc Lộ ). 

Trả phòng khách sạn. Dùng cơm trưa. Sau đó  xe đưa khách ra cảng Hà Tiên. Khởi  hành đi Phú Quốc trên tàu cao tốc chuyến 13h35. 

Chiều:  Đến Phú Quốc, xe đón và đưa khách đi Đông Đảo và  lần lượt tham quan: 

Làng chài Hàm Ninh 

  Viếng Dinh Cậu –

 Tham quan cơ sở sản xuất nước mắm đặc sản của Phú Quốc và đi chợ mua hải sản khô, quà  lưu niệm tại chợ Dương Đông. 

Sau đó nhận phòng khách sạn. Dùng cơm chiều.

Tối:    Du khách tự do dạo chợ đêm Phú Quốc 

 

Ngày thứ 3:      THAM QUAN ĐẢO NGỌC PHÚ QUỐC

Sáng:

 Điểm tâm sáng. Khởi hành đi Nam Đảo. tham quan  khu du lịch Sunword Hòn Thơm bằng cáp treo  ( chi phí cáp treo tự túc )  

Trưa 

: Cáp treo đưa khách về đất liền.  Dùng cơm trưa Du khách tắm biển tự do tại Bãi Sao. 

Chiều:  Trở về Dương Đông, trên đường  xe đưa khách  đến Chùa hộ quốc.

Tối:     Du khách tự do dạo chợ đêm Phú Quốc, mua sắm hàng mỹ nghệ, hải sản hoặc thưởng thức món ăn đặc sản

Ngày thứ 4:      PHÚ QUỐC – RẠCH GIÁ -  TP. HỒ CHÍ MINH

Sáng:  Điểm tâm sáng. Trả phòng khách sạn. Xe đưa khách ra cảng An Thới. Khởi hành về cảng Rạch Giá trên tàu cao tốc chuyến 08h00

Xe đón khách tại cảng Rạch Giá. Khởi hành về TP. Hồ Chí Minh qua ngõ bắc Vàm Cống. Trên đường lần lượt dừng chân dùng cơm trưa tại Long Xuyên, mua quà đặc sản miệt Sa Đéc: nem nổi tiếng cơ sở Út Thẳng, bánh tráng sữa, trái cây.

Chiều:  Tiếp tục lộ trình về đến TP. Hồ Chí Minh. Xe và hướng dẫn viên tiễn khách tại điểm hẹn. Kết thúc tour, chào tạm biệt và hẹn gặp lại./.

Tour Tây Sơn Huyền Thoại: Quy Nhơn

07h30: Xe và HDV đón khách tại điểm tập trung, khởi hành đi du lịch Tây Sơn Bình Định:

Đàn Tế Trời Đất – tương truyền nơi đây xưa kia Nguyễn Nhạc được trời đất ban cho Ấn Tín để từ một nông dân áo vải của ba anh em nhà Tây Sơn, trong đó 2 người trở thành vua và 01 người trở thành Vương đó là điều kỳ lạ chưa từng xảy ra với giai cấp nông dân trong lịch sử.

Quý khách thưởng thức Show diễn võ thuật và trống trận tại Bảo Tàng Quang Trung

Quý khách đến với Khu du lịch sinh thái Hầm Hô – Đi thuyền trên kênh Lộc Giang tới dòng sông Kút với Khúc Sông Trời Lấp được ví như “Vịnh Hạ Long” thu nhỏ, hoà mình với thiên nhiên hoang sơ, cây cỏ non nước. Tự do tham gia các hoạt động vui chơi giải trí: Bơi thuyền Kayak trên sông, đạp vịt, câu cá thư giãn…Quý khách dùng cơm trưa tại nhà hàng Hoa Lộc Vừng.

Ăn trưa tại Nhà hàng ở Tây Sơn với món ăn đặc sản địa phương hấp dẫn

Chả cá thác lác

Chim mía đặc sản

Tôm chiên tỏi

Cá bóp kho

Gà kho rừng

Rau luộc

Canh bò lá giang

Cơm, trà đá, tráng miệng

14h30: Khởi hành về lại Quy Nhơn, trên đường quý khách viếng thăm:

Quý khách tham quan Chùa Thiên Hưng – Một trong những ngôi chùa đặc biệt và nổi tiếng nhất tỉnh Bình Định với lối kiến trúc độc đáo và phong cảnh tuyệt vời. Điều đặc biệt không chỉ là về vẻ đẹp kiến trúc tinh tế mà nơi đây hiện đang lưu giữ Ngọc Xá Lợi của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni.

Trở về lại Quy Nhơn, trên đường Quý Khách dừng chân thưởng thức và mua đặc sản: Nem Chợ Huyện, Tré, rượu Bàu Đá…về làm quà cho gia đình và người thân.

Tiếp tục tham quan Tháp Đôi – cụm tháp với 02 ngọn tháp cổ có lối kiến trúc Angkor, được xây dựng từ thế kỷ thứ XII nằm trên bình diện phẳng ngay trong lòng thành phố Quy Nhơn

Xe chở Quý khách về Khách Sạn nghỉ ngơi thư giản.

Kết thúc chương trình tham quan Tây Sơn Bình Định! Chia tay và hẹn gặp lại!

Xe vận chuyển du lịch chất lượng tốt phục vụ theo chương trình.

01 bữa ăn trưa (uống trà đá).

Vé các điểm thăm quan 01 lần có trong chương trình.

Thuyền thăm quan KDL Hầm Hô.

Hướng dẫn viên nhiệt tình, kinh nghiệm.

Nước suối 2 chai /khách/ngày, khăn lạnh phục vụ trên xe.

Bảo hiểm du lịch: 20.000.000 vnd/ trường hợp.

KHÔNG BAO GỒM:

Chi phí cá nhân, phí trò chơi cá nhân và tham quan ngoài chương trình.

Ăn, Uống không có trong chương trình.

Vé xem Show diễn võ thuật và trống trận tại Bảo Tàng Quang Trung

Hóa đơn VAT

Chính sách trẻ em:

Dưới 5 tuổi: không tính phí, bố mẹ tự thanh toán chi phí phát sinh

Từ 5 – dưới 11 tuổi : 50% giá tour người lớn

Từ 11 tuổi trở lên tính như người lớn

Ghi chú:

Thứ tự các điểm tham quan trong chương trình có thể thay đổi, tuy nhiên vẫn đảm bảo theo chương trình.

Cung cấp danh sách đoàn gồm đầy đủ các chi tiết về: Họ tên, giới tính, năm sinh, số điện thoại liên lạc…, để chuẩn bị hồ sơ đoàn tham quan.

Nhận giá ưu đãi

Bạn đang đọc nội dung bài viết Núi Cấm Và Huyền Thoại trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!