Cập nhật nội dung chi tiết về Phát Triển Du Lịch Ẩm Thực: Bài Toán Về Sự Khác Biệt mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Được bình chọn là điểm đến ẩm thực hàng đầu Châu Á năm 2019 bởi World Travel Award, Việt Nam đang được xem là một trong những thiên đường ẩm thực mới dành cho du khách. Với lợi thế về sự đa dạng, thân thiện với sức khoẻ, ẩm thực Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành yếu tố tiên phong làm động lực thu hút du khách. Tuy nhiên, để ẩm thực Việt Nam có thể trở thành một sản phẩm du lịch đích thực và có khả năng cạnh tranh với các điểm đến khác, còn rất nhiều thách thức đang chờ đợi.
Ẩm thực: Động lực mới của du lịch thế giới
Sự quan tâm của công chúng đối với ẩm thực trong những năm trở lại đây đã từng bước đưa du lịch ẩm thực (Food Tourism/Culinary Tourism/Gastronomie Tourism) trở thành xu hướng mới của ngành du lịch thế giới. Đặc biệt là sự quan tâm của du khách đối với du lịch ẩm thực còn được thúc đẩy nhờ vào sự phát triển của mạng xã hội – nơi cho phép công chúng dễ dàng tiếp cận với những trải nghiệm ẩm thực độc đáo ở khắp nơi trên thế giới, được chia sẻ bởi du khách.
Sự quan tâm của du khách dành cho ẩm thực ngày một lớn, từng bước đưa du lịch ẩm thực trở thành xu hướng mới của du lịch thế giới.
Nằm trong xu hướng chung của du lịch thế giới, khách du lịch Việt Nam cũng ngày càng quan tâm hơn về yếu tố ẩm thực trong hành trình du lịch của mình. Một nghiên cứu của Outbox Consulting trên đối tượng khách du lịch Việt Nam đi du lịch nước ngoài vào tháng 7.2019 cũng cho thấy có đến 84% du khách Việt Nam được hỏi mong muốn tìm kiếm các trải nghiệm ẩm thực tại các điểm đến và sẵn sàng dành khoảng 20% chi tiêu cho riêng các trải nghiệm ẩm thực, đưa ẩm thực trở thành khoản chi tiêu lớn nhất của du khách Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài, xếp trên cả các khoản chi tiêu cho lưu trú và mua sắm.
Ẩm thực Việt Nam đang được đánh giá rất cao bởi du khách quốc tế nhưng để du lịch ẩm thực trở thành động lực phát triển của du lịch Việt Nam và trước tiên là để có thể trở nên khác biệt so với các quốc gia trong khu vực, những nơi vốn cũng rất nổi tiếng bởi một nền ẩm thực đa dạng và đặc sắc, đòi hỏi một chiến lược rõ ràng và bài bản hơn từ các nhà quản lý.
Ẩm thực đường phố ở Sài Gòn là một trong những “điểm sáng” quan trọng, giúp thu hút và giữ chân du khách đến tham quan thành phố.
Làm thế nào để phát triển du lịch ẩm thực hiệu quả: Ăn ngon chưa đủ
Khác với các loại hình du lịch truyền thống khác, du lịch ẩm thực tập trung vào các trải nghiệm ẩm thực có nguồn gốc địa phương thay vì tham quan đơn thuần. Theo Liên minh Du lịch ẩm thực Ontario (OCTA), du lịch ẩm thực đề cập đến bất kì trải nghiệm du lịch nào mà du khách có thể tìm hiểu, khám phá hoặc thưởng thức các sản phẩm ẩm thực phản ánh các giá trị văn hoá, di sản, tinh hoa nghệ thuật truyền thống của địa phương. Khái niệm này cho phép chúng ta có thể hiểu rõ được một trong những bản chất cốt lõi của du lịch ẩm thực là gắn liền việc thưởng thức ẩm thực của du khách với các trải nghiệm văn hóa địa phương được phản ánh thông qua các giá trị ẩm thực. Điều này được xem là yếu tố hàng đầu để thu hút du khách của du lịch ẩm thực ở bất kì điểm đến nào.
Trên thực tế, khoảng cách để ẩm thực trở thành một điểm thu hút khách tại điểm đến thay vì chỉ là một dịch vụ phục vụ nhu cầu ăn uống đơn thuần hàng ngày của du khách là rất gần nhau. Nếu phát triển du lịch ẩm thực chỉ đơn thuần dừng lại ở việc giới thiệu đến du khách danh sách các nhà hàng chất lượng với những món ăn ngon mà thiếu sự đầu tư vào việc xây dựng các trải nghiệm tương tác thì sẽ không phát huy hết được tiềm năng của ẩm thực trong du lịch. Theo WTA, du khách hiện nay tìm kiếm ở du lịch ẩm thực các trải nghiệm địa phương cho phép họ có thể nắm bắt được các câu chuyện văn hóa ẩm thực bản địa thông qua các hoạt động đề cao tính tương tác như các lớp học nấu ăn, các chương trình tour ẩm thực chuyên sâu (food tour), tham quan các chợ địa phương, tham quan các làng nghề, nghệ nhân ẩm thực và đặc biệt du khách mong muốn việc được giới thiệu những câu chuyện hay giá trị mang tính truyền thống địa phương đằng sau mỗi món ăn.
Du khách hiện nay tìm kiếm ở du lịch ẩm thực các trải nghiệm địa phương cho phép họ có thể nắm bắt được các câu chuyện văn hóa ẩm thực bản địa.
Kinh nghiệm từ các quốc gia hay điểm đến phát triển du lịch ẩm thực trên thế giới cho thấy những món ăn ngon có thể làm du khách hài lòng về chất lượng dịch vụ của điểm đến nhưng một trải nghiệm ẩm thực hấp dẫn có thể khiến du khách sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn và lưu trú lâu hơn để tham gia vào các hoạt động trải nghiệm khám phá những câu chuyện ẩm thực tại điểm đến.
Mỗi quốc gia, mỗi điểm đến đều có những đặc sản đặc trưng riêng của mình, được tạo nên bởi những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống riêng. Và do đó, ẩm thực của quốc gia, vùng miền nào là ngon hơn, là đặc sắc hơn phụ thuộc vào sở thích ẩm thực của mỗi du khách. Nhưng điều chúng ta có thể làm và làm tốt là kể cho du khách nghe một câu chuyện phía sau mỗi một món ăn của quê hương mình để du khách có thể hiểu hết được giá trị của ẩm thực Việt Nam; để mỗi khi đến Việt Nam du khách không chỉ có thể thưởng thức món Phở mà còn có thể tham gia vào hành trình tạo nên món Phở đó. Làm được như vậy thì ẩm thực mới có thể trở thành một động lực phát triển của du lịch Việt Nam như mục tiêu đề ra.
Điều chúng ta có thể làm và làm tốt là kể cho du khách nghe một câu chuyện phía sau mỗi một món ăn của quê hương mình để du khách có thể hiểu hết được giá trị của ẩm thực Việt Nam.
Chợ Lớn Food Story: Khi ẩm thực địa phương được thổi hồn
Trong bối cảnh đó, có thể nói dự án Chợ Lớn Food Story do Ủy ban Nhân dân Quận 5 chủ trì phối hợp cùng các đối tác triển khai trong thời gian qua là một ví dụ điển hình để thấy được tiềm năng của du lịch ẩm thực ở Việt Nam là rất lớn; và nếu có được một sự đầu tư đúng đắn thì không chỉ mỗi món ăn đều có thể trở thành một câu chuyện hấp dẫn chờ đón du khách trải nghiệm mà còn giúp cho ngành du lịch địa phương dễ dàng kêu gọi sự chung tay hỗ trợ từ các nguồn lực xã hội.
Mang trong mình bề dày lịch sử, văn hóa hơn 300 năm hình thành và phát triển, Quận 5 – Chợ Lớn là nơi hội tụ ẩm thực tinh hoa của chúng tôi với những quán ăn có tuổi tính bằng cả đời người. Ẩm thực nơi đây là sự hội tụ và dung hòa của phong vị người Việt và đặc trưng của người Hoa (Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam, Hẹ). Nét đặc trưng của ẩm thực Chợ Lớn còn nằm ở việc quy tụ vô số sạp hàng bình dân, xe bán đồ ăn trong hẻm nhỏ, nhưng cũng không thiếu các nhà hàng cao cấp với những đặc sản thượng lưu bổ dưỡng bậc nhất.
Nét đặc trưng của ẩm thực Chợ Lớn còn nằm ở việc quy tụ vô số sạp hàng bình dân, xe bán đồ ăn trong hẻm nhỏ, nhưng cũng không thiếu các nhà hàng cao cấp.
Outbox Consulting(Ảnh: Shutterstock)
Cảng Tàu Quốc Tế Chuyên Biệt: Đáp Án Cho Bài Toán Phát Triển Du Lịch Biển
Cảng tàu quốc tế chuyên biệt: Đáp án cho bài toán phát triển du lịch biển
Cảng tàu quốc tế chuyên biệt: Đáp án cho bài toán phát triển du lịch biển
Du lịch đường biển sẽ tăng tốc nhờ “cú hích” này
Cảng tàu chuyên biệt: chìa khóa để du lịch biển bứt phá
Từ điểm sáng Quảng Ninh…
Chính thức hoạt động từ cuối 2018, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long – Cảng tàu chuyên biệt đầu tiên tại Việt Nam (dành riêng cho tàu du lịch) đã trở thành điểm nhấn quan trọng của du lịch Quảng Ninh, đặt những dấu ấn đầu tiên với ngành du lịch biển Việt Nam.
Theo đại diện Cảng, các tàu cập bến chủ yếu là tàu siêu sang xuất phát từ Hongkong và Singapore đã lựa chọn Hạ Long là điểm đến thuận lợi và hấp dẫn trong hải trình châu Á. Ngoài ra có không ít tàu lớn 5 sao đến từ các châu lục khác như tàu Columbus xuất phát từ Anh Quốc, hay Seven Seas Mariner khởi hành từ Sydney…Đây là nguồn cung mang lại doanh thu đáng kể cho du lịch Hạ Long.
Bến thủy nội địa – Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long mở ra cửa ngõ mới thăm vịnh Hạ Long
Bên cạnh bến cảng quốc tế, ngay trước thềm dịp lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, Cảng tàu khách Hạ Long đã mở cửa bến thủy nội địa – bến du thuyền để đón khách tham quan Vịnh Di sản. Là một phần của dự án Cảng tàu quy mô 1.100 tỷ đồng, công trình bến thủy nội địa được thiết kế với 4 cầu bến, sức chứa tối đa tới 300 tàu du lịch tham quan và lưu trú đi các tuyến thăm vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và bến Gia Luận (Cát Bà).
Cùng với hệ thống bến tàu, nhà ga Cảng do KTS lừng danh Bill Bensley thiết kế được đánh giá là yếu tố khác biệt giúp Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long đạt chuẩn mực của một Cảng du lịch, vượt tầm so với toàn bộ hệ thống cảng hiện nay tại Việt Nam.
Nhà ga cảng có quy mô 3 tầng với tổng diện tích 13.500 m2, sức chứa lên tới 2.000 người, gây ấn tượng bởi kiến trúc pha trộn tinh tế giữa văn hóa châu Âu và Việt Nam, sở hữu hệ thống phòng chờ tiện nghi, khu vực dịch vụ ăn uống, các cửa hàng miễn thuế và cửa hàng lưu niệm bày bán sản vật địa phương đa dạng…
Cảng tàu quốc tế Hạ Long sở hữu những dịch vụ tiện ích cao cấp
Với việc đưa bến thủy nội địa vào hoạt động, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long trở thành cảng tàu khách du lịch quốc tế chuyên biệt đầu tiên ở Việt Nam đủ năng lực đón cả khách nội địa và khách quốc tế. Đặc biệt với hiệu quả hoạt động lạc quan thời gian qua, đây sẽ là một động lực góp phần tạo đà tăng trưởng khách mới cho Quảng Ninh, giúp Quảng Ninh sớm đạt mục tiêu đón 16 triệu lượt khách vào năm 2020.
…đến khát vọng nâng tầm du lịch tàu biển Việt Nam
Mô hình hoạt động của các cảng biển tại Việt Nam trước nay đồng thời gồng gánh 2 trách nhiệm là vừa đón tàu hàng, vừa kết hợp đón tàu chở khách. Trong đó, chức năng du lịch luôn được xem là thứ yếu bởi thông thường các hợp đồng tàu hàng đã ký kín lịch từ 3-6 tháng và doanh nghiệp vận hành cảng cũng luôn ưu tiên nguồn thu từ việc sử dụng dịch vụ sau cảng như: bốc xếp, vận chuyển, lưu kho.
Thực trạng trên được xem là căn bệnh kinh niên kìm hãm sự phát triển du lịch tàu biển. Trong con mắt của chuyên gia du lịch, thực trạng này cũng dẫn đến nhiều câu chuyện bất cập như việc năm 2018 tàu Ovation of The Seas mang 4.000 du khách và 1.600 thủy thủ đoàn cập cảng Phú Mỹ (TP.HCM) nhưng phải lênh đênh ngoài biển vì lý do tàu hàng đã lấp đầy cảng hay chuyến tàu Voyager of the Seas buộc phải hủy kế hoạch tới chúng tôi vì không có chỗ neo đậu….
Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là cảng tàu khách chuyên biệt duy nhất ở Việt Nam
Đó chỉ là một trong số những ví dụ được TS Hà Bích Liên, cố vấn Công ty Royal Caribbean Cruises Ltd tại Việt Nam chia sẻ để chỉ rõ nút thắt của du lịch tàu biển Việt Nam mà hậu quả nhãn tiền là rất nhiều công ty lữ hành mất khách. Người dân, dịch vụ, thành phố bỏ lỡ nguồn thu lớn.
Tại hội thảo quốc tế về phát triển du lịch tàu biển do Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL) tổ chức cuối 2018, chuyên gia và đại diện các hãng tàu biển đã đánh giá, sự hạn chế của hoạt động du lịch tàu biển Việt Nam có nguyên nhân lớn đến từ hệ thống hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu.
Trong khi Việt Nam loay hoay tìm lối đi thì du lịch tàu biển từ lâu là lĩnh vực kinh doanh “hái ra tiền” ở nhiều quốc gia trên thế giới. Và với lợi thế đường bờ biển dài hơn 3.260km, hơn 3.000 đảo lớn nhỏ, cảnh quan thiện nhiên ấn tượng, đã đến lúc, du lịch Việt cần nhìn nhận đúng tiềm năng của du lịch tàu biển để đầu tư đúng mức.
Giải pháp nâng tầm du lịch biển sẽ bắt đầu từ những cảng tàu khách chuyên biệt và đẳng cấp, đó là ấn tượng và tiền đề cơ bản đầu tiên để Việt Nam đón nhiều hơn chuyến tàu siêu sang trên khắp thế giới.
Cảng tàu chuyên biệt mở ra cơ hội cho phát triển du lịch biển Việt Nam
Chính Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) Nguyễn Công Bằng từng phát biểu rằng “Chỉ khi các thành phần kinh tế cùng tham gia mới có thể gia tăng số lượng cảng chuyên dụng cho du lịch tàu biển trong thời gian gần”. Ông kêu gọi các địa phương có cảng cần quảng bá, khuyến khích và có các hình thức ưu đãi đối với doanh nghiệp để đầu tư các bến cảng chuyên dụng tiếp nhận tàu khách du lịch quốc tế.
Trên bản đồ du lịch tàu biển thế giới, châu Á là điểm đến hấp dẫn với 288 điểm được lựa chọn trở thành chốn dừng chân của các hãng du thuyền. Trong đó, Việt Nam đứng thứ 4, sau Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan. Từ sự bứt phá của Quảng Ninh với việc kêu gọi doanh nghiệp tư nhân đầu tư Cảng tàu chuyên biệt đẳng cấp hiện đại đầu tiên tại Việt Nam, du lịch tàu biển kỳ vọng có bước tiến mạnh mẽ trong thời gian tới để khai thác triệt để “miếng bánh” du lịch cao cấp này.
Phát Triển Du Lịch Ẩm Thực Việt Nam
Du khách quốc tế trải nghiệm gói bánh chưng Việt Nam. Ảnh: Hồng Lĩnh
Trong xu thế phát triển ngày càng đa dạng về nhu cầu du lịch, ẩm thực không chỉ đóng vai trò là yếu tố phục vụ khâu ăn uống đơn thuần của du khách, mà còn được xác định là một trong những mục đích chính của các chuyến du lịch.
Theo báo cáo toàn cầu về du lịch ẩm thực của Tổ chức Du lịch thế giới, du khách thường chi trung bình 1/3 ngân sách chuyến đi cho ẩm thực. Ðồng thời, có tới hơn 80% số đơn vị, tổ chức du lịch khi được điều tra đều xác định du lịch ẩm thực là yếu tố chiến lược đối với điểm đến, là động lực quan trọng cho phát triển du lịch. Bên cạnh việc thưởng thức, mang đến những trải nghiệm vị giác khác lạ, ẩm thực còn giúp du khách cảm nhận được nét văn hóa bản địa đặc sắc của từng vùng, miền, địa phương, từ đó tăng cường ấn tượng về điểm đến. Với những quốc gia có nền ẩm thực đa dạng, hấp dẫn, nếu bỏ qua việc tận dụng lợi thế về ẩm thực có nghĩa là đã bỏ qua cả “mỏ vàng” để phát triển du lịch. Du lịch ẩm thực chính là cơ hội lớn để thúc đẩy kinh tế địa phương và đất nước, tạo điều kiện gia tăng chuỗi giá trị trong nông nghiệp, sản xuất chế biến thực phẩm, đồng thời giữ gìn và quảng bá văn hóa quốc gia ra thế giới… Những năm qua, di sản văn hóa ẩm thực được hình thành qua hàng ngàn năm của Việt Nam đã làm say lòng bao khách du lịch nước ngoài khi đến thăm dải đất hình chữ S. Hàng chục món ăn nổi tiếng của Việt Nam như phở, bún chả, bánh mì, nem… đã được các tổ chức thế giới, tạp chí ẩm thực, kênh truyền thông quốc tế uy tín vinh danh. Không chỉ đa dạng, hài hòa, tinh tế, dễ thưởng thức, ẩm thực nước ta còn chứa đựng tính nghệ thuật cao, thể hiện sự khéo léo, tinh tế, nhân văn trong chế biến. Ðiều này cho thấy, Việt Nam có đầy đủ điều kiện và thế mạnh để phát triển thương hiệu du lịch quốc gia một cách bền vững thông qua ẩm thực.
Nhằm khai thác lợi thế của ẩm thực trong phát triển du lịch, thời gian gần đây, một số công ty du lịch trong nước đã bắt đầu xây dựng những tua khám phá ẩm thực cho du khách, như đưa khách đi cùng đầu bếp ra chợ để chọn thực phẩm, cùng tham gia vào quá trình chế biến; hay tổ chức các lớp học nấu ăn (kéo dài nửa ngày, một ngày) với sự hướng dẫn của các đầu bếp nổi tiếng; hoặc dẫn khách tới những khách sạn lớn trải nghiệm món ăn theo yêu cầu… Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thường Quân, Chủ tịch Hội Ðầu bếp Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam), du lịch ẩm thực mới chỉ bắt đầu được phát huy ở một số địa phương là trọng điểm du lịch như Hà Nội, Hội An (Quảng Nam), Ðà Nẵng, TP Hồ Chí Minh…; các địa phương còn lại dù giàu tiềm năng vẫn lúng túng và gặp khó khăn trong phát triển du lịch ẩm thực. Nhiều người làm du lịch còn hạn chế về kiến thức ẩm thực nên cũng khó để xây dựng những sản phẩm thật sự hấp dẫn. Ðối với hình thức du lịch này, đòi hỏi từ người xây dựng tua tới người dẫn tua, hướng dẫn viên đều phải am hiểu về ẩm thực và văn hóa ẩm thực mới có thể mang đến những trải nghiệm giá trị cho du khách.
Du lịch ẩm thực không chỉ đơn giản là để du khách được thưởng thức những món ăn, đồ uống ngon, độc đáo, mà còn là cung cấp những trải nghiệm, khám phá về bản sắc văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của điểm đến gắn với từng món ăn, đồ uống đó. Nên theo các chuyên gia, việc xây dựng những sản phẩm du lịch ẩm thực cần tính tới khả năng liên kết theo mô hình từ trang trại đến bàn ăn để khách du lịch có được những trải nghiệm thực tế sinh động. Không chỉ dừng lại ở cung cấp món ăn ngon, trải nghiệm, những người làm du lịch cần quan tâm chia sẻ với du khách về không gian ăn, hay những văn hóa ứng xử trong khi ăn theo truyền thống của người Việt, từ đó nâng hành trình khám phá du lịch ẩm thực lên một tầm cao mới, cũng là để quảng bá những nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Một trong những rào cản lớn nhất để phát triển du lịch ẩm thực hiện nay chính là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là khi Việt Nam nổi tiếng với văn hóa ẩm thực đường phố và phần lớn du khách khi đến nước ta đều muốn khám phá nét văn hóa này. Sản phẩm có hấp dẫn đến mấy mà gây ra sự cố về vệ sinh thực phẩm thì mọi nỗ lực cũng vô nghĩa. Do đó, bảo đảm vệ sinh, an toàn trong lựa chọn, chế biến, cung cấp thực phẩm là yếu tố hàng đầu để phát triển du lịch ẩm thực. Và để thực hiện điều này cần sự phối hợp của nhiều cấp, ngành liên quan. Bên cạnh đó, không thể quên vai trò của khâu quảng bá, xúc tiến du lịch ẩm thực. Trên cơ sở rà soát, hệ thống hóa những món ăn tiêu biểu, đặc trưng của các vùng, miền có khả năng tích hợp, đưa vào xây dựng sản phẩm du lịch, ngành du lịch cần có chiến dịch quảng bá rộng rãi về văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới thông qua những sự kiện quốc tế được tổ chức trong nước và ngoài nước, nhất là ở những quốc gia là thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam và những khu vực có đông cộng đồng người Việt sinh sống, học tập. Ðây cũng là cách để Việt Nam từng bước khai thác thành công chuỗi giá trị từ sự kết hợp giữa du lịch, văn hóa và ẩm thực.
Để Du Lịch Ẩm Thực Cao Bằng Phát Triển
Du lịch ẩm thực (food tourism) là loại hình du lịch kết hợp giữa nhu cầu trải nghiệm việc thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương và tham quan các địa danh du lịch trên hành trình khám phá các điểm đến của du khách. Ẩm thực không chỉ đóng vai trò là yếu tố phục vụ khâu ăn uống đơn thuần của du khách, mà còn được xác định là một trong những mục đích chính của các chuyến du lịch.
Theo báo cáo toàn cầu về du lịch ẩm thực của Tổ chức Du lịch thế giới, du khách thường chi trung bình 1/3 ngân sách chuyến đi cho ẩm thực. Đồng thời, hơn 80% số đơn vị, tổ chức du lịch khi được điều tra đều xác định du lịch ẩm thực là yếu tố chiến lược đối với điểm đến, là động lực quan trọng cho phát triển du lịch.
Bên cạnh việc mang đến những trải nghiệm vị giác khác lạ, ẩm thực còn giúp du khách cảm nhận được nét văn hóa bản địa đặc sắc của từng vùng, miền, địa phương, từ đó tăng cường ấn tượng về điểm đến. Du lịch ẩm thực là cơ hội lớn để thúc đẩy kinh tế địa phương và đất nước, tạo điều kiện gia tăng chuỗi giá trị trong nông nghiệp, sản xuất chế biến thực phẩm, đồng thời giữ gìn và quảng bá văn hóa quốc gia ra thế giới…
Những năm qua, nền ẩm thực truyền thống của các dân tộc tỉnh Cao Bằng đã làm say lòng bao khách du lịch trong và ngoài nước. Nhiều món ăn, đồ uống nổi tiếng của Cao Bằng như: bánh cuốn, bánh khẩu sli, bánh khảo, bánh áp chao, lợn sữa quay, vịt quay bảy vị, lạp sườn hun khói, xôi trám đen, xôi ngũ sắc, thạch đen sương sáo, thạch trắng mác púp, chè Phja Đén, rượu táp ná,… đã được các tạp chí du lịch, ẩm thực, kênh truyền thông trong nước khen ngợi. Không chỉ đa dạng, hài hòa, mang đặc trưng miền núi, dễ thưởng thức mà ẩm thực Cao Bằng còn chứa đựng tính nghệ thuật cao, thể hiện sự khéo léo, tinh tế trong chế biến.
Bên cạnh đó, Cao Bằng đã và đang chú trọng phát triển loại hình du lịch cộng đồng với các cơ sở dịch vụ homestay, đây là loại hình du lịch có mối quan hệ tương hỗ, gắn kết với du lịch ẩm thực vùng miền, địa phương. Bởi thế, Cao Bằng cần phát huy những điều kiện này để phát triển thương hiệu du lịch “Non nước Cao Bằng” một cách bền vững trong thời gian tới.
Tuy nhiên, hiện nay, du lịch ẩm thực mới chỉ bắt đầu được phát huy ở một số địa phương là trọng điểm du lịch như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hội An (Quảng Nam),… Tỉnh Cao Bằng dù giàu tiềm năng vẫn lúng túng và gặp khó khăn trong phát triển du lịch ẩm thực. Nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch còn hạn chế về kiến thức ẩm thực nên cũng khó để xây dựng được những sản phẩm thật sự hấp dẫn. Các công ty du lịch trên địa bàn tỉnh chưa xây dựng tour khám phá ẩm thực cho du khách (chẳng hạn như: đưa khách đi cùng đầu bếp hoặc dân bản địa ra chợ, đến các nông trại để chọn thực phẩm, cùng tham gia vào quá trình chế biến; tổ chức các lớp học nấu ăn ngắn hạn với sự hướng dẫn của các đầu bếp hoặc dẫn khách tới những khách sạn, nhà hàng lớn trải nghiệm món ăn theo yêu cầu…)
Ðối với hình thức du lịch này, đòi hỏi từ người xây dựng tour tới người dẫn tour, hướng dẫn viên đều phải am hiểu về ẩm thực và văn hóa ẩm thực mới có thể mang đến những trải nghiệm giá trị cho du khách.
Du lịch ẩm thực không chỉ đơn giản là để du khách được thưởng thức những món ăn, đồ uống ngon, độc đáo, mà còn cung cấp những trải nghiệm, khám phá về bản sắc văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của điểm đến gắn với từng món ăn, đồ uống đó. Bởi vậy, việc xây dựng những sản phẩm du lịch ẩm thực có thể liên kết theo mô hình từ trang trại đến bàn ăn để khách du lịch có được những trải nghiệm thực tế sinh động. Không chỉ dừng lại ở đó, những người làm du lịch cần quan tâm chia sẻ với du khách về không gian, văn hóa ứng xử trong ẩm thực theo truyền thống của người dân bản địa, từ đó nâng hành trình khám phá du lịch ẩm thực lên một tầm cao mới, cũng là để quảng bá nét đẹp văn hóa ẩm thực Non nước Cao Bằng.
Bên cạnh đó, khâu quảng bá, xúc tiến du lịch ẩm thực có vai trò đặc biệt quan trọng. Trên cơ sở rà soát, hệ thống hóa những món ăn tiêu biểu, đặc trưng có khả năng tích hợp đưa vào xây dựng sản phẩm du lịch, ngành du lịch tỉnh cần có chiến dịch quảng bá rộng rãi về văn hóa ẩm thực địa phương đến với các tỉnh bạn và thế giới thông qua những sự kiện du lịch, văn hóa ẩm thực được tổ chức trong và ngoài nước. Ðây cũng là cách để Cao Bằng từng bước khai thác thành công chuỗi giá trị từ sự kết hợp giữa du lịch, văn hóa và ẩm thực./.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phát Triển Du Lịch Ẩm Thực: Bài Toán Về Sự Khác Biệt trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!