Đề Xuất 6/2023 # Phát Triển Nhiều Sản Phẩm, Dịch Vụ Du Lịch Ở Núi Cấm # Top 15 Like | Tuvanduhocsing.com

Đề Xuất 6/2023 # Phát Triển Nhiều Sản Phẩm, Dịch Vụ Du Lịch Ở Núi Cấm # Top 15 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phát Triển Nhiều Sản Phẩm, Dịch Vụ Du Lịch Ở Núi Cấm mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Với những tài nguyên hiện có, Núi Cấm – An Giang hướng tới mục tiêu phát triển thành Khu du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng trọng điểm không chỉ của tỉnh, mà còn của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước với nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch đa dạng và hấp dẫn.

Nhắc đến An Giang, ngoài Khu Di tích – Văn hóa – Lịch Sử và Du lịch quốc gia Núi Sam với Miếu Bà Chúa xứ nổi tiếng khắp trong nam ngoài bắc, du khách còn biết đến Khu du lịch Núi Cấm như một điểm đến du lịch tâm linh, hành hương nổi tiếng ở vùng Thất Sơn (Bảy Núi). 

Những ngôi chùa cổ kính, linh thiêng, những bảo tháp “chọc trời”, tượng phật Di Lặc, Quan Thế Âm ngự trên những đồi cao, vượt lên trên cánh rừng già đã tạo nên những giá trị văn hóa tín ngưỡng tâm linh về một Thất Sơn huyền bí.

Những toà tháp cao trên đỉnh Núi Cấm. Ảnh: chúng tôi mệnh danh là nóc nhà của miền Tây Nam Bộ với độ cao 716m, là ngọn núi cao nhất vùng Thất Sơn, phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng không khác gì “bồng lai tiên cảnh” nên Núi Cấm được ví như Đà Lạt của đồng bằng sông Cửu Long. 

Nhiệt độ trung bình trong ngày của Núi Cấm từ 20- 25 độ C, luôn mang đến cho du khách một không khí mát mẻ, trong lành. Nếu có dịp nghỉ đêm trên đỉnh núi cao nhất miền Tây này, du khách sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị và ấn tượng. 

Tuy chưa phải là nơi cao nhất của Núi Cấm, nhưng quanh hồ Thủy Liêm là các điểm tham quan, hành hương hấp dẫn và độc đáo. Nhất là tượng phật Di Lặc ngồi, cao 33,6m, toạ trên một đỉnh đồi cao hơn 500m so với mực nước biển, được xác lập kỷ lục Châu á. Vị Phật nở nụ cười rất hiền hoà, làm cho bất cứ ai nhìn thấy cũng được nhẹ lòng, thanh thản.

Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm bái. Ảnh: chúng tôi trái là Thiền viện Chùa Phật Lớn, một ngôi chùa hình thành trong dân gian, do các nghĩa sĩ yêu nước đến dựng lên, sống ẩn dật như những đạo sĩ để chờ ngày làm nên nghiệp lớn. 

Ngày nay, Thiền viện Chùa Phật Lớn được xây dựng mới khang trang, rất đẹp và nhiều tượng phật rất to để cho người dân và du khách đến tham quan, chiêm bái. 

Còn phía bên phải là Chùa Vạn Linh tựa lưng vào vách núi. Đây cũng là một ngôi chùa được du khách thập phương tin tưởng là rất linh thiêng bởi sự trang nghiêm và uy nghi của những bảo tháp “chọc trời”. Bất cứ ai, dù chỉ một lần đến Núi Cấm cũng đều cảm nhận được sự trang nghiêm và linh thiêng của nơi này.

Ảnh: chúng tôi những tài nguyên du lịch hiện có và theo quy hoạch, định hướng phát triển của tỉnh An Giang, Núi Cấm hoàn toàn có thể phát triển thành một khu du lịch hành hương, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái núi rừng đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ.

Để thực hiện được những mục tiêu trên, Núi Cấm đã từng bước khắc phục các trở ngại hiện có như dân cư, giao thông, sự thiếu thốn về mặt sản phẩm và dịch vụ du lịch…

Theo quy hoạch và định hướng phát triển của tỉnh, thời gian tới, sẽ phát triển khu du lịch Núi Cấm thành khu du lịch hành hương, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái rừng, tổ chức bảo vệ cảnh quan rừng nhiệt đới nhằm thu hút khách tham quan du lịch. 

Mục tiêu của tỉnh An Giang đón 9,2 triệu lượt khách du lịch trong năm 2019 với doanh thu đạt 5.500 tỷ đồng. Để mở rộng và thu hút đầu tư du lịch, An Giang đã mời gọi đầu tư 10 dự án với tổng vốn đăng ký 7.271 tỷ đồng; đầu tư các dự án lĩnh vực hạ tầng giao thông, hạ tầng các khu du lịch hơn 3.826 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước. 

Đồng thời, đẩy mạnh đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch khu vực quản lý nhà nước, cộng đồng và doanh nghiệp kinh doanh du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới.

Theo nhandan.com.vn

Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Đặc Thù Vùng Miền Núi Phía Bắc

Nhóm sản phẩm du lịch chinh phục thiên nhiên và thể thao mạo hiểm Đi bộ, leo núi

Trải nghiệm đi bộ theo các cung đường, thưởng ngoạn cảnh quan, leo núi dã ngoại là hoạt động có thể tổ chức tại nhiều tỉnh vùng miền núi phía Bắc phục vụ nhóm khách có mục đích vận động, khám phá cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thưởng ngoạn khí hậu trong lành và có thể kết hợp lưu trú tại nhà dân.

Ở Lào Cai, nhiều tuyến đi bộ đã được và có thể tổ chức: dọc thung lũng Mường Hoa hay xuống bản Tả Phìn (Sapa); đi bộ theo các tuyến: Bắc Hà – Lầu Thí Ngài – Tả Văn Chư – Hoàng Thu Phố – Cốc Ly – Sông Chảy – Trung Đô (Bắc Hà). Các tuyến đi bộ quan trọng khác ở Lào Cai là tuyến Bát Xát: Lào Cai – Tả Phìn – Bát Xát – Mường Hum – Lào Cai; Si Ma Cai – Bắc Hà – Cán Cấu – Sín Chéng – Quan Thần Sán – Tả Van Chư – Bắc Hà. Ở Điện Biên, tuyến đi bộ leo núi phù hợp là tuyến Điện Biên Phủ – Mường Chà – Mường Nhé – A Pa Chải – Cột mốc số 0. Ở Sơn La, tuyến từ bản Hồng Ngài – huyện Bắc Yên. Ở Cao Bằng các tuyến đi bộ Hang Pắc Bó – suối Lê Nin, thác Bản Giốc – động Ngườm Ngao. Đây là tuyến đường đi bộ được tạp chí SkyScanner đánh giá là một trong 5 điểm đi bộ tuyệt vời nhất khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, tại nhiều địa phương khác cũng còn nhiều địa điểm có địa hình và cảnh quan tuyệt đẹp để tổ chức sản phẩm này.

Trải nghiệm, thử thách bản thân (chinh phục các cung đường đèo, đỉnh núi)

Địa hình hiểm trở và đa dạng của vùng miền núi phía Bắc thách thức sức chinh phục của những người khách can đảm, đó là những đỉnh Fansipan, đỉnh Tây Côn Lĩnh, Bạch Mộc Lương Tử…, là những đường đèo ngoạn mục như Mã Pì Lèng, đèo Pha đin, đèo Khâu Phạ, đặc biệt, cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu với hệ thống núi đá vôi và những dạng địa hình đầy hiểm trở luôn thu hút những khách du lịch có lòng can đảm, muốn khám phá, trải nghiệm. Đây là sản phẩm du lịch đặc thù quan trọng của vùng miền núi phía Bắc, tuy nhiên khá kén chọn đối tượng khách. Khách phải có sức khỏe, có quyết tâm cao, yêu thiên nhiên, muốn khám phá thiên nhiên và thử thách bản thân. Các sản phẩm trong nhóm này gồm: trải nghiệm các cung đường (tổ chức cho khách thực hiện trải nghiệm các cung đường địa hình kết nối đầy hiểm trở vắt qua các sườn núi giữa phong cảnh hữu tình bằng ô tô, xe máy như đường QL 4, đường Tuần Giáo (Điện Biên) qua Lai Châu; các cung đường Hà Giang, đường QL 6 cổ qua Hòa Bình – Sơn La); trải nghiệm, chinh phục các đường đèo đẹp của Việt Nam (chinh phục những con đường đèo ngoạn mục bằng ô tô hay xe máy qua: đèo Mã Pì Lèng, dốc Chín Khoanh, Cua M (Hà Giang); đèo Pha Đin cũ (Lai Châu); đèo Khâu Phạ (Yên Bái); đèo Ô Quy Hồ (Lào Cai)); chinh phục các đỉnh núi cao (đỉnh Fansipan 3.143m (Lào Cai), đỉnh Pu Ta Leng 3.096m, đỉnh Pu Si Lung 3.076m, đỉnh Bạch Mộc Lương Tử 3.045m (Lai Châu), đỉnh Tà Xùa – Trạm Tấu 2.865m (Sơn La); chinh phục các điểm “cực của Tổ quốc” (cột cờ Lũng Cú, điểm Cột mốc số 0 A Pa Chải, Cột mốc số 92, Lũng Pô – Y Tý, Bát Xát); thể thao mạo hiểm (lượn dù, vượt thác) (tổ chức hoạt động dù lượn ở: Chí Đạo, Lạc Sơn (Hòa Bình); Chiềng Hặc, Yên Châu (Sơn La); Cao Phạ, Mù Căng Chải (Yên Bái); Ô Quý Hồ, Sa Pa (Lào Cai); Mia Xu, Mèo Vạc (Hà Giang); hoạt động bơi thuyền ngược sông Nho Quế, Mèo Vạc (Hà Giang).

Nhóm sản phẩm tìm hiểu và trải nghiệm cuộc sống cộng đồng dân tộc thiểu số

Vùng miền núi phía Bắc là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc giàu bản sắc văn hóa. Cuộc sống sinh hoạt, tập tục, truyền thống canh tác, lễ hội, ẩm thực, âm nhạc của các dân tộc nhiều nơi được gìn giữ nguyên vẹn là sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch.

Tham quan, tìm hiểu bản làng dân tộc thiểu số

Các hoạt động trải nghiệm cuộc sống cộng đồng các dân tộc thiểu số được tổ chức cả ở các vùng Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên nét đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc có sức hút riêng biệt, có tính đặc thù cao. Sản phẩm được tổ chức cho khách tham quan, tìm hiểu hoặc trải nghiệm cùng cuộc sống của cộng đồng, ngủ tại nhà dân, lên nương, làm bếp, dệt vải cùng dân.

Các hoạt động du lịch mang tính chất du lịch cộng đồng, đặc điểm trải nghiệm của mỗi sản phẩm lại khác nhau phụ thuộc vào bản làng và dân tộc cụ thể ở từng địa phương.

Tham gia các phiên chợ, lễ hội vùng cao: tham quan tìm hiểu, tham gia các hoạt động lễ hội, mua sắm. Nhiều địa phương có những hoạt động tiêu biểu mang tính đặc thù cao có sức hấp dẫn đối với du khách, đó là: Lào Cai (Tết Nhảy của người Dao đỏ, Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Lễ hội xuống đồng của người Giáy, chợ phiên Cốc Ly, chợ Bắc Hà, chợ Cán Cấu Si Ma Cai, đua ngựa Bắc Hà); Hà Giang (chợ tình Khâu Vai, lễ hội cấp sắc của người Dao, Lễ hội tam giác mạch); Yên Bái (Lễ hội lúa chín – Mù Căng Chải, Lễ hội cầu mưa của người Thái đen Mường Lò, Lễ hội đền Đông Cuông); Điện Biên (Lễ hội hoa Ban của người Thái, Lễ cúng Bản của người Cống); Lai Châu (Lễ hội cúng Bản của người Cống, Lễ cơm mới của người La Hủ, chợ Dào San, chợ Sìn Hồ); Sơn La (Lễ hội chọi trâu, Lễ hội đua thuyền, Lễ hội gội đầu của người Thái, Lễ hội Mợi của dân tộc Mường, Tết độc lập tại Mộc Châu (H’Mông)); Hòa Bình (Hội Cầu Phúc, Lễ hội đền Vua Bà, Lễ cơm mới của người Mường, Lễ hội cầu mưa của người Mường, của người Thái)

Thưởng thức ẩm thực địa phương

Thưởng thức các món ẩm thực địa phương là nội dung quan trọng của sản phẩm du lịch tìm hiểu cuộc sống cộng đồng. Du khách có thể kết hợp với việc tham quan, tìm hiểu hoặc trải nghiệm cuộc sống trong bản với thưởng thức các món ẩm thực các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao. Bên cạnh đó, các loại sản vật địa phương, đặc sản núi rừng như mật ong, măng… cũng hấp dẫn nhiều du khách. Hầu như địa phương nào cũng có nền ẩm thực dân tộc phong phú, trong đó quan trọng nhất là ẩm thực tại các tỉnh: Hòa Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Sơn La.

Nhóm sản phẩm du lịch sinh thái núi và trải nghiệm thiên nhiên hùng vĩ Thưởng ngoạn khí hậu núi cao

Với địa hình núi cao, nhiều khu vực có khí hậu ôn hòa rất thích hợp với du lịch nghỉ dưỡng như Sapa, Mộc Châu, Mẫu Sơn, Phia Đén, Hoàng Su Phì, vùng miền núi phía Bắc có lợi thế về nghỉ dưỡng núi, đây sẽ là sản phẩm du lịch quan trọng trong thời gian tới. Nhiều khu du lịch đã có sẵn cơ sở vật chật kỹ thuật phù hợp được xây dựng từ thời Pháp nhưng cần được cải tạo, tổ chức tốt các hoạt động để phù hợp với nhu cầu nghỉ dưỡng cao cấp hiện nay như Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn (Lạng Sơn); Sapa (Lào Cai); Khu du lịch quốc gia Cao nguyên Mộc Châu (Sơn La); Hoàng Su Phì, Yên Minh (Hà Giang); Phia Đén (Cao Bằng); Sìn Hồ (Lai Châu).

Ngắm cảnh theo mùa nông nghiệp (các mùa hoa, ruộng bậc thang)

Khí hậu núi cao cũng tạo cho vùng miền núi phía Bắc nhiều giá trị sản vật và cảnh quan nông nghiệp như những mùa hoa đào, hoa mận, hoa tam giác mạch; những vườn cam quýt, vườn hồng, vườn đào, vườn mận; những ruộng bậc thang óng ả xếp tầng tầng đẹp như tranh vẽ như Mù Căng Chải, Hoàng Su Phì, Y Tý, Sin Súi Hồ với sự đa dạng, phong phú, sự khác biệt về phong cảnh trải đều qua các mùa trong năm. Sản phẩm đặc thù với lợi thế về khí hậu, địa hình và phương pháp canh tác tạo nên những nét hấp dẫn lớn đối với du khách.

Tháng 2: ngắm hoa đào, hoa mận (Sơn La, Hà Giang); thu hoạch cam Cao Phong (Hòa Bình)

Tháng 3: ngắm hoa cải (Sơn La), ngắm hoa Ban (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu)

Tháng 4: hái đào, mận (Sơn La, Sapa)

Tháng 5: hái vải (Bắc Giang), xem ruộng bậc thang mùa tưới nước (Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Hà Giang)

Tháng 7-8: thu hoạch lê (Sapa)

Tháng 8: tìm hiểu, trải nghiệm phương thức thu hoạch na (Lạng Sơn)

Tháng 9: ngắm ruộng bậc thang mùa lúa chín Hoàng Su Phì (Hà Giang), ruộng bậc thang Mù Căng Chải (Yên Bái)

Tháng 10 – 11: ngắm hoa tam giác mạch (Hà Giang) hoa dã quỳ (Lai Châu)

Tháng 12 đến tháng 2: ngắm hoa anh đào (Sapa), thăm hồ Pá Khoang (Điện Biên); thu hoạch cam chanh, cam sành (Hà Giang, Hàm Yên – Tuyên Quang), quýt (Bắc Sơn – Lạng Sơn); trải nghiệm mùa băng tuyết (Lào Cai, Lai Châu)

Ngoài ra, có thể phát triển một số trang trại hoa, phong lan, ươm giống khu vực Mộc Châu (Sơn La) và Sapa (Lào Cai) để làm phong phú hơn sản phẩm trải nghiệm ngắm hoa.

Trải nghiệm cảnh quan hùng vĩ (núi, sông, thác, ghềnh)

Với địa hình hết sức đa dạng, vùng miền núi phía Bắc có có hệ thống hang động, sông, suối, thác nước, hồ lớn như hồ Pá Khoang, hồ sông Đà, hồ Thác Bà, hồ Na Hang, hồ Núi Cốc, hồ Ba Bể; những thác nước hùng vĩ như thác Bản Giốc, thác Dải Yếm; các hang động quan trọng như hang Pắc Pó, động Ngườm Ngao… Tham quan, trải nghiệm, đi bộ, đi thuyền, lội suối… là những hoạt động hấp dẫn trong nhóm sản phẩm trải nghiệm cảnh quan hùng vĩ khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc.

Nhóm sản phẩm du lịch về nguồn

Miền núi phía Bắc là nơi chứa đựng những giá trị hào hùng về lịch sử. Âm vang Điện Biên nhắc tới chiến công lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, sự hiển hách của lịch sử cách mạng gắn với các cuộc kháng chiến khởi nghĩa và tiền khởi nghĩa như Pắc Bó, Tân Trào, ATK Định Hóa, Bắc Mê… có giá trị đặc biệt hấp dẫn du lịch và giáo dục truyền thống cách mạng. Các giá trị lịch sử có thể được khai thác trong các sản phẩm du lịch như:

Tìm hiểu chiến khu Việt Bắc (tham quan, tìm hiểu di tích cách mạng, giáo dục truyền thống cách mạng ở ATK Định Hóa (Thái Nguyên), ATK Kim Quan (Tuyên Quang), ATK Bằng Lũng (Bắc Kạn); hang Pắc Bó (Cao Bằng); thăm lại chiến trường xưa (tham quan quần thể khu di tích Điện Biên Phủ – Mường Phăng; thăm Pháo đài Đồng Đăng, Ải Chi Lăng (Lạng Sơn); thăm quan Nhà tù Sơn La); tìm về cuội nguồn (tham quan đền Hùng; tìm hiểu, tham gia Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương).

Nhóm sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp

Vùng trung du của miền núi phía Bắc có nhiều đồi chè trải dài xanh ngát, những trang trại bò sữa trên thảo nguyên có thể cung cấp các giá trị trải nghiệm du lịch sinh thái nông nghiệp vô cùng hấp dẫn. Các sản phẩm du lịch tìm hiểu giá trị sinh thái nông nghiệp đặc thù của vùng cao nguyên, trung du miền núi phía Bắc cung cấp cho khách nhiều hoạt động như tham quan, tìm hiểu đơn giản hoặc tham gia trải nghiệm các quy trình vắt sữa, quy trình chế biến và đóng gói các sản phẩm sữa, quy trình hái chè, chế biến chè. Những địa điểm có thể tổ chức sản phẩm du lịch này là khu vực trang trại bò sữa (Mộc Châu – Sơn La); các nông trường chè (Mộc Châu – Sơn La, Thái Nguyên, Phia Đén – Cao Bằng); các trang trại hoa, phong lan (Sapa và Mộc Châu); các trang trại cá hồi (Sapa – Lào Cai, Phia Đén – Cao Bằng); trang trại thuốc Nam (Sìn Hồ – Lai Châu); trang trại dược liệu (Quản Bạ – Hà Giang).

Miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng và lợi thế để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù. Trong quá trình đầu tư phát triển, cần coi trọng các giá trị làm nên tính đặc thù này để có định hướng phù hợp.

TS. Đỗ Cẩm Thơ

(Tạp chí Du lịch)

Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Đặc Thù Ở Bến Tre

Sản phẩm trải nghiệm

Bến Tre có hệ thống kênh rạch chằng chịt đặc trưng của vùng sông nước và những khu vườn trù phú với cảnh quan đặc sắc có giá trị thu hút cao đối với du khách. Hoạt động của du khách khi đến với dòng sản phẩm này là tham quan và trải nghiệm cuộc sống người dân sông nước miệt vườn. Không gian tiêu biểu của nhóm sản phẩm du lịch trải nghiệm giá trị sông nước miệt vườn là các điểm du lịch sinh thái miệt vườn trên địa bàn toàn tỉnh. Nhóm sản phẩm du lịch trải nghiệm đời sống người dân địa phương ở Bến Tre bao gồm các hoạt động như: tìm hiểu, trải nghiệm sinh hoạt truyền thống của cộng đồng qua đời sống thường ngày của người dân ở các làng quê ven sông, trên các cù lao; khám phá sự trù phú về nông sản của vùng đất Bến Tre, trong đó, du lịch miệt vườn là loại hình đặc trưng và có thế mạnh của Bến Tre.

Bên cạnh đó, các làng nghề truyền thống của người dân Bến Tre cũng chứa đựng những tiềm năng du lịch rất lớn. Các hoạt động chủ yếu của du khách là tham quan tìm hiểu làng nghề và mua sắm. Nổi bật là làng nghề sản xuất những sản phẩm từ dừa như: làng nghề làm kẹo dừa, làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc… Du khách đến tham quan các làng nghề để tìm hiểu quy trình sản xuất của những người thợ và thưởng thức các sản phẩm mới ra lò. Các sản phẩm từ dừa của các làng nghề thủ công mỹ nghệ rất được du khách ưa chuộng và việc khai thác giá trị của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vào hoạt động du lịch đang chứa đựng nhiều tiềm năng lớn.

Du lịch về nguồn

Các di tích lịch sử – văn hóa trở thành những sản phẩm du lịch đặc thù, là đối tượng khai thác để phát triển du lịch tại Bến Tre. Những điểm du lịch về nguồn ở Bến Tre được du khách quan tâm như: Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định – mộ và khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu, Di tích Căn cứ Khu ủy Sài Gòn – Gia Định, Di tích quốc gia đặc biệt Đồng Khởi, Nhà cổ Huỳnh Phủ…

Một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở Bến Tre

Đối với sản phẩm ẩm thực, cần xây dựng sản phẩm du lịch ẩm thực đặc trưng, xây dựng ấn phẩm về các món đặc sản địa phương, trong đó thể hiện đầy đủ các thông tin cơ bản: danh sách món đặc sản, địa chỉ, thời gian bán, giá cả… Đồng thời, phát hành ấn phẩm rộng rãi tại cơ sở kinh doanh du lịch địa phương: cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống, vận chuyển… để du khách dễ tiếp cận; giới thiệu quảng bá sản phẩm du lịch ẩm thực đặc trưng địa phương thông qua các sự kiện du lịch bằng cách giới thiệu ấn phẩm, mời dùng thử và bán hàng tại chỗ… Bên cạnh đó, cần quảng bá các giá trị văn hóa ẩm thực qua hoạt động du lịch như cách thức chế biến và thưởng thức món ăn.

Bến Tre cần tiếp tục có chính sách khôi phục, bảo tồn, hỗ trợ đầu tư phát triển làng nghề truyền thống; đồng thời, gắn kết giữa du lịch với hoạt động làng nghề, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch, các hộ dân của làng nghề cùng phối hợp, tham gia phát triển du lịch, thông qua thiết kế các tour sinh thái, kết hợp tham quan làng nghề, xây dựng các cửa hàng trưng bày và bán trực tiếp cho du khách. Phát triển du lịch sinh thái sông nước miệt vườn gắn với du lịch văn hóa nhằm phát huy khai thác kết hợp bảo tồn nguồn tiềm năng đa dạng, phong phú, góp phần xây dựng thành công thương hiệu Du lịch Bến Tre.

Đối với du lịch về nguồn: cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh của Du lịch Bến Tre nói chung và đặc biệt là các di tích lịch sử văn hóa, khai thác tốt loại hình du lịch tâm linh thông qua kết nối các lễ hội truyền thống trong tỉnh; liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp du lịch của tỉnh với doanh nghiệp du lịch của các địa phương trong cả nước nhằm hình thành sản phẩm đặc thù từ khai thác di tích lịch sử văn hóa của Bến Tre; xây dựng những chương trình du lịch theo chuyên đề văn hóa, lịch sử tạo nên tính du lịch liên vùng, hấp dẫn du khách; tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo chào bán cho khách du lịch, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh sẵn có của tỉnh và các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trong điều kiện sản phẩm du lịch vừa thiếu, vừa chậm được đổi mới thì phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở Bến Tre gắn với các sản phẩm dừa phải được xem là định hướng chiến lược để thu hút khách, nhất là khách quốc tế.

Tài liệu tham khảo

1. UBND tỉnh Bến Tre (2008), Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch.

2. UBND tỉnh Bến Tre (2016), Chương trình Phát triển hạ tầng và sản phẩm du lịch đặc thù Bến Tre đến năm 2020.

3. Sở KH&CN Bến Tre (2010), Tiềm năng du lịch sinh thái vườn Bến Tre, Thông tin từ website của Sở KH&CN Bến Tre

4. Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Tiền Giang, (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011 ngành du lịch Tiền Giang; Khách du lịch đến với Tiền Giang phân theo khu vực từ năm 2005 đến năm 2011…

ThS. Trần Thanh Thảo Uyên

Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Lý Sơn

Phát triển sản phẩm du lịch Lý Sơn

Đảo Lý Sơn nơi được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh đẹp, hoang sơ và sự kiến tạo Lý Sơn là nơi có nhiều thắng cảnh đẹp nổi tiếng, đang là điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Vì vậy phát triển du lịch sẽ cần bảo đảm tính bền vững, cần phát triển sản phẩm riêng có của Lý Sơn, đồng thời bảo tồn di tích, di sản văn hóa. Phát triển du lịch phải mở ra sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân huyện đảo Lý Sơn.

Sản phẩm du lịch đặc thù ở Quảng Ngãi

Đảo nơi nàynơi được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh đẹp, hoang sơ và sự kiến tạo nơi đâylà nơi có nhiều thắng cảnh đẹp nổi tiếng, đang là điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Vì vậy phát triển du lịch sẽ cần bảo đảm tính bền vững, cần phát triển sản phẩm riêng có của Lý Sơn, đồng thời bảo tồn di tích, di sản văn hóa. Phát triển du lịch phải mở ra sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân huyện đảo Lý Sơn.

Việc phát triển du lịch biển đảo trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tại huyện đảo tiền tiêu tỉnh Quảng Ngãi. vùng này không chỉ có hành và tỏi. mảnh đất nàyđược hình thành từ núi lửa phun trào, có nhiều di sản thiên nhiên độc đáo và các di sản văn hóa gắn liền với quá trình bảo vệ đất nước của cha ông, nếu cụ thể hóa và có chiến lược phát triển phù hợp, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện đảo.

Tiềm năng và thực tế phát triển du lịch của đảo Lý Sơn thuộc một trong các địa phương dẫn đầu tỉnh và trở thành một điểm du lịch biển đảo hút khách tại miền Trung, từ sau khi nơi nàycó điện lưới quốc gia thì tăng trưởng đột biến, gần như theo hình thẳng đứng.

Các dịch vụ du lịch huyện đảo ngày càng phát triển, có đến 109 cơ sở dịch vụ lưu trú đang hoạt động, các cơ sở ăn uống tăng về cả số lượng và chất lượng. Mỗi ngày, hòn đảo đón tới 3.000 lượt du khách.

Trong 2 năm trở lại đây, đảo nơi đâybị “bê tông hóa” khi các khách sạn, nhà nghỉ và công trình cao tầng cấp tập mọc lên. Điều này khiến nhiều ý kiến lo ngại vùng này dần mất đi vẻ nguyên sơ, là điểm quyến rũ du khách, đồng thời xâm phạm đến cảnh quan, môi trường và các di sản thiên nhiên.

mảnh đất nàycó thế mạnh về tài nguyên du lịch địa chất – địa mạo, núi lửa, biển và văn hóa biển đảo. Thế mạnh vượt trội này là cơ sở để tạo nên sự khác biệt của du lịch đảo Lý Sơn đối với cả nước và quốc tế.

Vậy để chương trình phát triển bền vững, huyện đảo cần thận trọng trong việc đầu tư các công trình, nhất là giao thông, đồng thời phải làm quy hoạch chi tiết về phát triển du lịch. Bên cạnh việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, Lý Sơn còn phát triển hình thức du lịch cộng đồng để người dân được hưởng lợi du lịch.

Phát triển sản phẩm du lịch Lý Sơn

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phát Triển Nhiều Sản Phẩm, Dịch Vụ Du Lịch Ở Núi Cấm trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!