Cập nhật nội dung chi tiết về Quy Hoạch Khu Du Lịch Sinh Thái Thác Bụt, Giếng Tiên mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(Quang Binh Portal) – Ngày 08/8/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2359/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch Khu du lịch sinh thái Thác Bụt, Giếng Tiên. Theo đó, Quyết định có những nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch
Khu vực lập quy hoạch thuộc các xã: Hồng Hóa, Yên Hóa, huyện Minh Hóa, có vị trí tương đối được giới hạn như sau:
– Phía Bắc giáp nhánh Khe Roòn, thôn Quảng Hóa, xã Hồng Hóa (cách cầu tràn 150m), cách điểm Thác Bụt 350m;
– Phía Tây cách đường Quốc lộ 12A (Lèn Ông Ngoi) khoảng 50m;
– Phía Đông cách khe Roòn khoảng 150m;
– Phía Nam giáp núi cao, cách giếng Tiên, thôn Tân Lợi xã Yên Hóa khoảng 350m.
2. Quy mô diện tích: Khu đất lập quy hoạch có diện tích 137,0ha.
3. Nội dung lập quy hoạch: Quy hoạch khu du lịch sinh thái trên cơ sở khai thác giá trị văn hoá tâm linh bản địa và cảnh quan tự nhiên, tổ chức các dịch vụ về văn hoá tâm linh, dịch vụ nghỉ ngơi, giải trí sinh thái, ẩm thực, công viên, khám phá cảnh quan cũng như tìm hiểu văn hoá bản địa.
4. Quy hoạch sử dụng đất: Các chức năng và chỉ tiêu quy hoạch được quy định như sau:
TT
Ký hiệu
Chức năng sử dụng đất
Diện tích (ha)
1.
ĐT
Khu đón tiếp
2,99
2.
TB
Khu tâm linh thác bụt
1,97
3.
NV-HS
Khu nhà vườn home stay
10,55
4.
AT-ST
Khu ẩm thực sinh thái
2,02
5.
TL-NT
Khu triển lãm và trưng bày nghệ thuật
0,98
6.
BĐ-KS
Khu bãi đá và khe suối mặt nước
18,98
7.
HM-DL
Khu trồng hoa màu kết hợp du lịch
4,85
8.
CLN
Khu trồng cây lưu niệm
0,89
9.
BĐ-CT
Khu trồng cây bản địa và chòi tắm suối
4,14
10.
CVN
Khu công viên trò chơi nước
4,73
11.
CV-TH
Khu dịch vụ tổng hợp
4,30
12.
GT
Khu giếng tiên (bảo vệ khai thác hạn chế )
0,21
13.
DCC
Khu dân cư cũ
3,11
14.
BTDL
Khu đặt biểu tượng du lịch-chòi vọng cảnh
0,37
15.
RST
Khu rừng nguyên sinh
64,37
16.
CT-LT
Khu vực cắm trại và lưu trú di động
1,80
17.
TN
Khu xây dựng trạm nghỉ – kiểm soát
0,16
18.
VC-GK
Khu xây dựng chòi vọng cảnh + dịch vụ giải khát
0,25
19.
GT-ĐK
đất giao thông và đất khác
10,33
Tổng diện tích
137,0
5. Tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan
Xây dựng khu du lịch sinh thái trên cơ sở khai thác du lịch hai điểm văn hóa chính là Thác Bụt và Giếng Tiên, tổ chức kết nối và bố trí các chức năng du lịch sinh thái phù hợp với cảnh quan tự nhiên dọc theo khe suối Thác Bụt, hạn chế tối đa các can thiệp làm thay đổi diện mạo tự nhiên khu vực, cụ thể:
– Khu vực tổ chức các loại hình dịch vụ du lịch động được bố trí tại phía Bắc khu du lịch, có các chức năng phục vụ du khách như: Khu tiếp đón, khu ẩm thực sinh thái, khu trưng bày nghệ thuật- lễ hội, khu công viên nước. Các công trình xây dựng chủ yếu một tầng, có mái phù hợp với cảnh quan thiên nhiên hiện có, ưu tiên sử dụng vật liệu địa phương và thân thiện với môi trường.
– Khu vực tổ chức các loại hình dịch vụ du lịch tĩnh được bố trí tại trung tâm khu du lịch, có các chức năng phục vụ du khách mang nét riêng biệt của du lịch sinh thái như: Công viên tâm linh, khu vực Thác Bụt, công viên sinh thái ven khe đá, khu Giếng Tiên.
– Khu vực dịch vụ du lịch bản địa là khu vực du khách trải nghiệm không gian sinh hoạt, văn hóa, sản xuất của người dân địa phương, lấy cộng đồng dân cư đang sống ở đây để phát triển các dịch vụ du lịch, tổ chức các chức năng dịch vụ nghỉ dưỡng gắn kết với hoạt động sản xuất như.
– Khu vực bảo tồn thiên nhiên sinh thái là không gian cảnh quan tự nhiên được tổ chức bảo tồn xung quanh khu du lịch với các chức năng như: Đất rừng nguyên sinh, đất sông suối,… Bảo tồn phát triển các nguồn động vật quý hiếm, khuyến khích trồng rừng chọn cây bản địa như: cây lội, cây mưng,…
6. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
a. San nền: Tổ chức san gạt cục bộ tại khu vực các bãi đỗ xe nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức giao thông. Các khu vực xây dựng công trình chỉ san gạt cục bộ tại khu vực xây dựng, hạn chế tối đa việc san đắp trên diện rộng. Các khu vực còn lại giữ nguyên địa hình tự nhiên.
b. Giao thông:
– Tuyến đường Quốc lộ 12A có mặt cắt ngang đường rộng 12,0m nằm phía Tây khu vực. Mở rộng tuyến đường lâm nghiệp cũ chạy dọc theo đường bao phía Đông của khu vực quy hoạch có mặt cắt ngang đường rộng 9,0 m. Quy hoạch mới tuyến đường có mặt cắt ngang đường rộng 7,0m kết nối từ tuyến đường quy hoạch rộng 9,0m vào khu du lịch.
– Tổ chức các tuyến đường nội bộ phục vụ các phương tiện giao thông nhỏ, không gây ô nhiễm môi trường, chủ yếu phục vụ du khách đi bộ, đi dạo, mặt đường tự nhiên (đá lát, đá chẻ, đá xếp…) rộng từ 2m đến 3m, uốn lượn theo địa hình tự nhiên.
c. Cấp điện:
– Nguồn điện cung cấp cho khu quy hoạch được lấy từ đường dây 22 KV hiện có chạy ngang qua khu vực lập quy hoạch.
– Xây dựng tuyến cáp ngầm 22kV dọc theo các trục đường và 02 trạm biến áp 22/0,4KV có tổng công suất 430KVA để cấp điện cho các khu chức năng, chiếu sáng công cộng, nhà ở homestay và khu xử lý trong khu vực.
– Từ các trạm biến áp, bố trí các tuyến cáp ngầm hạ thế 0,4KV đi dọc theo các tuyến đường để cấp điện đến các công trình, nhà ở homestay và cấp điện chiếu sáng. Toàn bộ hệ thống đường dây cấp điện sinh hoạt và chiếu sáng được thiết kế đi ngầm nhằm đảm bảo an toàn và mỹ quan cho khu vực quy hoạch
d. Cấp nước: Nguồn nước lấy từ Khe suối cấp lên trạm xử lý nước, nước sau khi xử lý được dẫn lên tháp nước từ đó cấp nước đến các công trình.
e. Thoát nước và vệ sinh môi trường:
– Nước mưa: Thoát chủ yếu bằng hình thức tự thấm và chảy tự nhiên theo địa hình, hướng thoát nước thoát vào suối Thác Bụt
– Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt của các khu chức năng sau khi được xử lý qua hệ thống bể tự hoại, bể xử lý nước thải… thoát ra hệ thống trạm xử lý nước thải công suất 50m3/ng.đêm ở phía Bắc khu quy hoạch.
– Rác thải: Tổ chức thu gom rác thải bằng các thùng rác công cộng bố trí trên các tuyết đường nội bộ, từ đó thu gom phân loại sơ bộ tập trung về bãi xử lý chất thải rắn tập trung của huyện.
Đ.Chiến Nguồn: Quyết định số 2359/QĐ-UBND ngày 08/8/2016
Kon Tum: Quy Hoạch Khu Du Lịch Sinh Thái Kon Tu Rằng
Tên tài liệu: Lĩnh vực:
Theo quy hoạch, vùng Trung tâm được xem là vùng lõi, vị trí nằm tại khu vực thôn Kon Tu Rằng. Nơi đây sẽ tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch chủ yếu của Khu du lịch sinh thái Kon Tu Rằng: Du lịch văn hóa; du lịch tham quan, du lịch trải nghiệm; Khai thác triệt để quỹ đất dọc tuyến đường liên khu vực để tạo lập các không gian dịch vụ du lịch, không gian công cộng; Tôn tạo, bảo tồn làng văn hóa du lịch Kon Tu Rằng theo mô hình truyền thống, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng dân cư tham gia và hưởng lợi từ hoạt động du lịch, bảo vệ môi trường để tạo sự hấp dẫn du lịch.
Vùng phía Bắc sẽ hình thành trung tâm du lịch dã ngoại, du lịch rừng, du lịch văn hóa tâm linh, vị trí trải dài hai bên trục đường liên khu vực. Định hướng phát triển là: Tôn tạo, bảo tồn các khu rừng, rừng thông để khai thác kinh doanh du lịch trong rừng (dã ngoại, khám phá…); có xây dựng các khu lều trại trong rừng, xây dựng điểm du lịch văn hóa tâm linh; hình thành các khu rừng để chăn thả động vật hoang dã hoặc nuôi thú để tổ chức du lịch săn bắt thú hoặc tham quan; Tổ chức vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi và ẩm thực tại vị trí trên trục đường chính khu vực, kết nối với trục liên khu vực và tuyến đường đối ngoại ĐH 34; Quy hoạch Hồ cảnh quan vừa tạo không gian mặt nước – rừng, vừa phục vụ nhu cầu giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp.
Vùng phía Nam được xem như cửa ngõ của Khu du lịch sinh thái Kon Tu Rằng. Vị trí tại khu vực ngã ba đường ĐH 34 và đường vào thôn Kon Tu Rằng 2, kết nối với bờ sông – bãi sông Đăk SNghé, với định hướng phát triển: Tổ chức các dịch vụ đón tiếp, hướng dẫn, mua sắm của khu du lịch sinh thái Kon Tu Rằng cùng các hoạt động vui chơi giải trí trong nhà; Ga đón cáp treo; Tôn tạo bảo tồn làng văn hóa, thôn Kon Tu Rằng 2, gắn tổ chức du lịch trải nghiệm và phát triển nông nghiệp dưới tán rừng (trồng nấm, cây dược liệu…). Tổ chức điểm vui chơi giải trí và du lịch tham quan sông nước, rừng trên cơ sở khai thác không gian mặt nước sông Đăk SNghé và rừng tự nhiên hai bờ sông cùng với không gian sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tiếp đến, vùng phía Tây và phần đất vùng trung tâm chủ yếu là khu vực Dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp VinEco Kon Tum – Măng Đen sẽ để tổ chức phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kết hợp du lịch tham quan.
Với mô hình phát triển Khu du lịch sinh thái Kon Tu Rằng dạng hỗn hợp với hạ tầng du lịch cơ bản nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu đa dạng, đa đẳng cấp. Bên cạnh đó, đảm bảo khai thác và phát triển tối đa các tiềm năng sản phẩm du lịch sinh thái trên cơ sở kết nối các tour tham quan rừng nguyên sinh, sông, suối, thác nước theo tuyến với các tour du lịch tại làng Kon Tu Rằng, du lịch nông trại và các điểm du lịch vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng và ẩm thực, cùng các loại hình du lịch tham quan, du lịch cuối tuần…
Theo dự kiến đến năm 2030, Kon Tu Rằng sẽ trở thành Khu du lịch sinh thái hấp dẫn, giàu bản sắc, đa phong cách, đa đẳng cấp trong vùng du lịch sinh thái Măng Đen.
Lan Anh
Quy Hoạch Côn Đảo Thành Khu Du Lịch Sinh Thái Biển Đảo Đặc Sắc
Quy hoạch Côn Đảo thành khu du lịch sinh thái biển đảo đặc sắc
Hiện tại Côn Đảo sẽ tập trung khai thác thị trường khách du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa – tâm linh, giáo dục truyền thống lịch sử – cách mạng.
Du lịch biển đảo dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Hiện tại Côn Đảo sẽ tập trung khai thác thị trường khách du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa – tâm linh, giáo dục truyền thống lịch sử – cách mạng.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển khu chương trình, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nơi nàysẽ trở thành khu du lịch sinh thái biển đảo và văn hóa – lịch sử – tâm linh chất lượng cao, đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc tế với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại vào năm 2030.
Du lịch nơi đâysẽ có thương hiệu, sức cạnh tranh cao, mang đậm đặc trưng văn hóa truyền thống gắn liền với phát huy các giá trị của khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Côn Đảo.
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, vùng này đón được khoảng 300.000 lượt khách du lịch, trong đó khoảng 120.000 lượt khách quốc tế, chiếm 40%. Tổng thu từ khách du lịch (theo giá hiện hành) đến năm 2030 đạt khoảng 2.800 tỷ đồng…
Để đạt được các mục tiêu trên, Quy hoạch đã vạch ra các định hướng phát triển chủ yếu. Cụ thể, về thị trường khách du lịch, mảnh đất nàysẽ tập trung khai thác thị trường khách du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa – tâm linh, giáo dục truyền thống lịch sử – cách mạng; thị trường khách đến từ các thành phố, trung tâm du lịch lớn như: Hà Nội, chúng tôi Cần Thơ, Đà Nẵng…); chú trọng thu hút thị trường khách quốc tế đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Úc, New Zealand và một số nước trong khu vực Đông Nam Á, tập trung vào nhóm đối tượng khách du lịch chi tiêu cao, lưu trú dài ngày và các phân khúc thị trường du lịch nghỉ dưỡng, khám phá tự nhiên và duy trì đối tượng khách du lịch tìm hiểu văn hóa – lịch sử.
Về tuyến du lịch, phát triển các tuyến du lịch nội đảo xuất phát từ thị trấn Côn Sơn (hoặc vườn quốc gia Côn Đảo) đi các điểm tham quan: Mũi Chim Chim – Cỏ Ống – vịnh Đầm Tre; Bãi Ông Đụng – Bãi Ông Câu – núi Thánh giá, mũi Cá Mập – vịnh Bến Đầm.
Hình thành các tuyến du lịch liên vùng (đường không và đường biển) kết nối Côn Đảo với thành phố Vũng Tàu, chúng tôi Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, đảo Phú Quốc… để tăng cường thu hút du khách.
Công Bố Quy Hoạch Xây Dựng Khu Du Lịch Thác Bản Giốc
Công bố Quy hoạch xây dựng Khu du lịch Thác Bản Giốc
(VTR) – Ngày 17/8/2017, tại tỉnh Cao Bằng, UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Công bố Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Thác Bản Giốc và Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm du lịch Thác Bản Giốc.
Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Thác Bản Giốc (tỷ lệ 1/5.000) và Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm du lịch Thác Bản Giốc (tỷ lệ 1/500) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 485/QĐ-TTg ngày 13/4/2017. Trong đó, phạm vi quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Thác Bản Giốc có quy mô 1.000ha; phạm vi Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm du lịch Thác Bản Giốc có quy mô 156,7ha. Khu du lịch Thác Bản Giốc được định hướng đầu tư xây dựng trên cơ sở gắn với bảo vệ, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên: tuân thủ việc xây dựng các công trình theo luật biên giới quốc gia và hiệp định biên giới đất liền giữa Việt Nam – Trung Quốc; tăng cường liên kết với các khu, điểm du lịch quốc gia khác trong vùng hình thành các tour, tuyến du lịch liên hoàn… Phấn đấu đến năm 2020, đưa Khu du lịch Thác Bản Giốc – động Ngườm Ngao thành khu du lịch quốc gia, đón khoảng 750.000 lượt khách; tổng số buồng, phòng phục vụ nhu cầu lưu trú khoảng 1.010 phòng. Đến năm 2030 đón khoảng 1.200.000 lượt khách; tổng nhu cầu buồng, phòng phục vụ nhu cầu lưu trú khoảng 1.750 phòng.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh khẳng định: Việc công bố Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Thác Bản Giốc và Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm du lịch Thác Bản Giốc là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Cao Bằng. Trên cơ sở Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Thác Bản Giốc và Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm du lịch Thác Bản Giốc, Cao Bằng sẽ quản lý tốt đầu tư xây dựng tại khu vực thác Bản Giốc; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, giá trị truyền thống dân tộc; bảo vệ thiên nhiên và môi trường; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm, an sinh xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Cụ thể hóa việc triển khai Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch Thác Bản Giốc đã được ký kết giữa Chính phủ 2 nước Việt Nam – Trung Quốc.
MT
Bạn đang đọc nội dung bài viết Quy Hoạch Khu Du Lịch Sinh Thái Thác Bụt, Giếng Tiên trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!