Đề Xuất 3/2023 # Tìm Giải Pháp Phát Triển Tiềm Năng, Thế Mạnh… # Top 5 Like | Tuvanduhocsing.com

Đề Xuất 3/2023 # Tìm Giải Pháp Phát Triển Tiềm Năng, Thế Mạnh… # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tìm Giải Pháp Phát Triển Tiềm Năng, Thế Mạnh… mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

​Tân Châu còn có nhiều mô hình phát triển kinh tế trang trại tổng hợp, vùng cây ăn quả, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung xã Vĩnh Hòa, vùng cây cảnh như Vườn mai vàng xã Phú Vĩnh… Để từng bước đưa lĩnh vực du lịch trở thành ngành mũi nhọn thị xã, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân,… đó cũng là mục tiêu mà lãnh đạo thị xã Tân Châu đã và đang đẩy mạnh quảng bá thực hiện. 

Tân Châu hiện có 11 di tích lịch sử văn hóa, trong đó đã có 02 di tích được xếp hạng. Trong các di tích được xếp hạng có nhiều di tích nổi tiếng, lưu giữ những trang sử hào hùng của dân tộc quê hương như: Chùa Giồng Thành được xếp hạng di tích thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh,… Ngoài ra, hầu hết các xã, phường ở Tân Châu đều có đình, chùa – nơi sinh hoạt văn hóa và tín ngưỡng của cộng đồng, có 10 ngôi nhà cổ còn bảo lưu được nhiều nét kiến trúc, giá trị lịch sử. Tân Châu còn có hệ thống di sản văn hóa phi vật thể khá phong phú để kết hợp với phát triển du lịch như: Hoạt động đờn ca tài tử rộng khắp, các hội cúng đình, chùa miếu hội, cúng thần nông,… Trong các lễ hội ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa được thể hiện qua nhân vật tưởng niệm, lễ nghi, phong tục, ẩm thực, cùng nhiều trò chơi, trò diễn dân gian đặc trưng rất thích hợp để gắn với việc phát triển du lịch. Những thắng cảnh, di sản và di tích nói trên là một lợi thế để phát triển du lịch của thị xã Tân châu, hình thành các tour du lịch trong địa bàn thị xã, và liên kết du lịch trong tỉnh và liên tỉnh.

Khách du lịch nước ngoài tham quan du lịch thị xã Tân Châu bằng xe lôi

Đến nay, hệ thống hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc trên địa bàn thị xã cơ bản thuận lợi, là tiềm năng để kết nối trong vùng nhằm hình thành các tour du lịch thắng cảnh, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh… Điều đặc biệt, du khách đến với Tân Châu, không chỉ tham quan cảnh sống nước hữu tình của dòng sông Tiền và sông Hậu, mà còn được trải nghiệm tour du lịch cộng đồng tham quan các làng nghề truyền thống như dệt lụa, dệt chiếu và dệt thổ cẩm. Theo báo cáo của ngành du lịch, hiện nay hàng tuần, cứ đến ngày thứ 2 – 4 – 6 -7 và chủ nhật, có khoảng trăm khách nước ngoài đến bằng tàu du lịch Cách Buồm Đông Dương tham quan làng nghề dệt lụa, dệt gấm, dệt chiếu UZU trên địa bàn thị xã; đến đây, du khách được tận mắt thấy, tận tay sờ những dải lụa mềm dệt bằng tơ tằm tự nhiên. Bề dày lịch sử của làng nghề trên trăm năm tuổi và tiếng tăm của chất lụa Tân Châu trên nhiều sàn diễn thời trang quốc tế đã thu hút sự chú ý của du khách.

Không riêng về làng nghề dệt lụa, Tân Châu còn có một làng nghề truyền thống gắn bó rất lâu đời với đồng bào Chăm, đó là nghề dệt thổ cẩm ở ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, những năm hưng thịnh có hơn 200 hộ tham gia, tuy nhiên giờ đây chỉ còn lại 3 hộ yêu thích nghề dệt thủ công của ông cha để bảo tồn nét văn hóa riêng của cộng đồng, phần lớn mặt hàng họ sản xuất ra chủ yếu bán cho khách du lịch đến tham quan tại cơ sở; sản phẩm thổ cẩm Chăm Châu Phong vẫn giữ được nét đặc trưng truyền thống như: Sà rông, khăn choàng, nón, áo khoác, túi xách luôn là những mặt hàng được khách hàng, nhất là du khách nước ngoài lựa chọn mua làm đồ lưu niệm trong mỗi chuyến du lịch ghé tham quan làng nghề.

Theo thống kê, năm 2017, trên địa bàn thị xã Tân Châu đã có gần 10,000 lượt khách đến tham quan, lưu trú. Trong đó, có trên 7.200 lượt khách quốc tế thông qua các Công ty du lịch lữ hành trên sông Mêkong và trên 2.600 lượt khách lưu trú tại các khách sạn. Ngoài ra, còn có trên 10.000 lượt khách nội địa đến tham quan ở các di tích Phù sơn tự Núi nổi, chùa Bửu sơn kỳ Hương… Về công tác quảng bá, trong năm đã tiếp nhận và hỗ trợ 10 đoàn quay phim trong nước và quốc tế đến ghi hình, phỏng vấn tại các điểm du lịch. Đặc biệt, nhân tháng Du lịch An Giang năm 2017, thị xã đã tiếp đón và hướng dẫn đoàn Famtrip gồm các đơn vị, công ty và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên cả nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu về các làng nghề như: lụa Tân Châu, dệt thổ cẩm, dệt chiếu Uzu và xem loại hình chọi gà tre nghệ thuật…, nhằm quảng bá hình ảnh của Tân Châu đến với người dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế.

Khu di tích lịch sử cách mạng Phù Sơn Tự – xã Tân Thạnh

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động; phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; huy động mọi nguồn lực, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và phát huy các giá trị tài nguyên phát triển du lịch mang tính bền vững, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thị xã khóa XI, nhiệm kỳ 2015 – 2020. Với mục tiêu là từng bước hình thành ngành du lịch thị xã Tân Châu và đưa du lịch trở thành một ngành kinh tết góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và đóng góp nguồn thu cho ngân sách địa phương. Trong đó, mục tiêu cụ thể là tăng cường tuyên truyền quảng bá hình thành du lịch Tân Châu trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch nhằm thu hút và đón du khách tham quan du lịch tại địa phương; đồng thời giải quyết cho 500 lao động có việc làm thu nhập từ du lịch. Tham gia có hiệu quả vào Chương trình phát triển du lịch tỉnh An  Giang giai đoạn năm 2015 -2016. Tập trung huy động mọi nguồn lực cho xây dựng quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng… phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn; bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng; khai thác, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù.

Để đạt được mục tiêu trên, thị xã đã đưa ra nhiều giải pháp, nhiệm vụ gắn sát với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Trong đó, tăng cường giới thiệu về du lịch thị xã trên các trang thông tin điện tử bằng hình ảnh và phóng sự giới thiệu về các làng nghề, các địa điểm có thể thu hút khách du lịch, các món ăn đặc sản như: cơ sở dệt chiếu UZU, dệt lụa, dệt gấm, dệt khăn choàng cổ của người Chăm, cồn Vĩnh Hòa, mắm cá mè Vinh, bánh bò Út Dứt, Lạp xưởng bò tung lò mò, cải bò của người Chăm… Quản lý tốt hoạt động Nhà Truyền thống khu di tích cấp quốc gia chùa Giồng Thành; Chùa Bửu Sơn Kỳ Hương. Đầu tư xây dựng, đặt tên, biển chỉ dẫn vào các điểm, các di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng; thiết kế tờ rơi tuyên truyền quảng bá về mảnh đất, con người Tân Châu. Mở rộng các câu lạc bộ đờn ca tài tử phục vụ nhu cầu văn nghệ cho khách, đồng thời giao lưu bàng hình thức dạy hát cho họ nếu có nhu cầu. Đẩy mạnh việc xây dựng các vùng sản xuất rau, hoa quả công nghệ cao, mô hình kinh tế trang trại để kết hợp với du lịch. Lập kế hoạch phát triển hệ thống nhà hàng, khách sạn; khu du lịch sinh thái – điểm dừng chân.  Nâng cấp cải tạo và sửa chữa các tuyến đường bị sụp lún gây khó khăn cho việc vận chuyển và đi lại của người dân cũng như cho khách du lịch đến tham quan. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thu hút đầu tư vào các khu, điểm du lịch, hệ thống khách sạn, nhà hàng… Kêu gọi đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích cấp Quốc gia; đầu tư khu du lịch sinh thái Cồn, sông nước.

Về kết nối, xây dựng các tour, tuyến du lịch. Hiện tại, ngành du lịch thị xã Tân Châu đã xây dựng kế hoạch cụ thể, đưa ra kết nối theo 2 tuyến du lịch, để dẫn đến các điểm dừng chân du lịch gắn với các điểm di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thị xã. Cụ thể, đối với tuyến 1 là tham quan bằng đường thủy đi từ phường Long Châu đến xã Phú Vĩnh và xã Châu Phong. Tại phường Long Châu tham quan cơ sở dệt gấm Hồng Ngọc, dệt chiếu UZU, tiếp đến tham quan vườn mai vàng Phú Vĩnh tại xã Phú Vĩnh, sau đó dừng chân tại Trung tâm du lịch cộng đồng dân tộc Chăm xã Châu Phong tham quan các cơ sở dệt thổ cẩm, dệt khăn choàng cổ, khăn chùm đầu của người Chăm và thưởng thức các món ăn đặc sản của người Chăm. Đối với tuyến 2, là tham quan các điểm di tích lịch sử và các ngôi nhà cổ gồm: Tham quan chùa Bửu Sơn kỳ hương xã Vĩnh Xương, rồi đến tham quan di tích lịch sử cách mạng (Phù sơn tự – Giồng Trà Dênh, nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên) thuộc xã Tân Thạnh, sau đó tham quan ngôi nhà cổ xã Long An, nhà cổ phường Long Thạnh (trong thời gian tham quan có phục vụ nhu cầu đờn ca tài tử nhằm góp phần tôn vinh vẻ đẹp của các ngôi nhà cổ cũng như truyền thống ca hát của quê hương); rồi đến tham quan di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia (chùa Giồng Thành – Nhà truyền thống cụ Nguyễn Sinh Sắc) thuộc phường Long Sơn, su đó đến tham quan di tích lịch sử cấp quốc gia (Thánh đường Mubarak Muhammadiyah xã Châu Phong).

Hội thi chọi gà tre nghệ thuật thu hút nhiều người đến tham quan

Để làm được điều đó, thị xã sẽ tổ chức tuyên truyền quảng bá và xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch khi có nhu cầu tham quan 2 tuyến trên của khách du lịch. Mở rộng mối quan hệ với các huyện trong tỉnh và Huyện Hồng Ngự – Tỉnh Đồng Tháp để chia sẻ và giới thiệu tour du lịch trên địa bàn thị xã; nhất là khai thác các tuyến du lịch xuyên dòng sông Mêkông thông qua cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương; du lịch sông nước gắn với nghỉ dưỡng, tắm cồn các xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương,… Hy vọng rằng, với nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái và du lịch văn hóa như: Cồn bãi, sông nước, các cơ sở dệt thổ cẩm, dệt lụa, dệt gấm, dệt chiếu UZU,… sẽ từng bước sớm đưa ngành du lịch thị xã trẻ đầu nguồn biên giới Tân Châu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là điểm dừng chân lý tưởng cho khách du lịch đến tham quan và mua sắm trong thời gian tới. 

Bài, ảnh: Văn Phô

Bến Tre Khai Thác Tiềm Năng, Thế Mạnh Để Phát Triển Du Lịch

Du lịch đang là một nhu cầu tất yếu trong nhịp sống hiện đại. Đây là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và có tính xã hội hóa cao đóng góp một phần không nhỏ cho mức tăng trưởng GDP.

Bến Tre với nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, việc xác định điểm mạnh, điểm yếu của từng vùng để phát triển du lịch cần có chiều sâu, theo quy hoạch, triển khai các dự án du lịch cần phải được thường xuyên đánh giá hiệu quả. Bến Tre với những đặc thù riêng nên việc phát triển du lịch cần được tập trung khai thác trên nhiều mặt.

Khai thác tiềm năng du lịch

Với lợi thế có điều kiện thiên nhiên ưu đãi, khí hậu mát mẻ, miệt vườn trù phú, nhiều di tích văn hóa- lịch sử, làng nghề truyền thống, lễ hội đa dạng, con người nhân hậu và mến khách đã làm cho Bến Tre đã và đang trở thành điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước. Nhằm tiếp tục đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Bến Tre đã không ngừng xây dựng điểm đến du lịch hấp dẫn, an toàn.

Theo thống kê của Hiệp hội du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (MDTA) năm 2014 ngành du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có mức tăng trưởng khá, có trên 20 triệu lượt khách đến tham quan du lịch, tăng 8,27% so với năm 2013;trong đó, khách quốc tế đạt gần 2 triệu lượt, tăng 10,21%. Doanh thu du lịch đạt 6.360 tỷ đồng, tăng 23%. Riêng Bến Tre, năm 2014 có 904.000 lượt khách du lịch, trong đó có 393.700 lượt khách quốc tế, 510.300 lượt khách nội địa tăng bình quân 13%/năm, doanh thu đạt 562 tỉ đồng.

Theo ông Trần Duy Phương- Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre cho biết:” Ngành du lịch Bến Tre đang thực hiện quy hoạch phát triển du lịch theo hướng có trọng tâm, trọng điểm và chất lượng. Năm 2015, Bến Tre phấn đấu thu hút 440 ngàn lượt khách quốc tế và 560 ngàn lượt khách nội địa đến tham quan du lịch tại tỉnh. Phấn đấu đạt doanh thu du lịch ước đạt 700 tỉ đồng và đến năm 2020, thu hút 1,6 triệu lượt khách du lịch nội địa và quốc tế, doanh thu đạt 1.900 tỉ đồng”. Để đạt mục tiêu này, các ngành chức năng của tỉnh đang xây dựng nhiều giải pháp đồng bộ khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch. Trong đó, ưu tiên đầu tư các dự án hạ tầng xã hội có tác động trực tiếp đến phát triển du lịch, quy hoạch các vùng du lịch để tạo động lực thu hút và thực hiện các dự án cơ sở vật chất, kỹ thuật, gắn du lịch với cộng đồng.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh ta có gần 20 doanh nghiệp, đơn vị hoạt động kinh doanh lĩnh vực lữ hành du lịch, trong đó có 05 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 68 điểm du lịch sinh thái miệt vườn tập trung ở các huyện Châu Thành, thành phố Bến Tre, Giồng Trôm, Chợ Lách, hàng chục điểm du lịch homestay (Ngủ tại nhà dân), 68 cơ sở lưu trú du lịch, với tổng số phòng là 1360 phòng. Trong đó, có một số cơ sở lưu trú chất lượng, dịch vụ cao đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, được xếp hạng từ 1 đến 4 sao như:Khách sạn Dừa (Coconut Hotel), Khách sạn Việt Úc, Khách sạn Hàm Luông, Khu nghỉ dưỡng cao cấp Forever Green Resort. Ngoài ra, một số các khách sạn như:Nhà khách Bến Tre, nhà khách Hùng Vương, khách sạn Sao Mai (1 sao),khách sạn Đại An (1 sao), khách sạn Bến Tre,…cũng góp phần phục vụ du khách với chất lượng ngày càng được nâng cao. Hoạt động kinh doanh vận tải cũng đáp ứng được một phần không nhỏ trong việc đi lại của khách du lịch.

Hiện nay, các doanh nghiệp lữ hành tại Bến Tre tập trung khai thác ở nhiều loại hình du lịch như:Du lịch sinh thái sông nước miệt vườn, homestay, du lịch làng nghề kết hợp tham quan di tích văn hóa-lịch sử. Trong đó, một số doanh nghiệp lữ hành thực hiện chương trình kích cầu du lịch nhằm thu hút du khách, giảm giá dịch vụ nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch như:Công ty Du lịch Hàm Luông, Công ty Cổ phần Du lịch Bến Tre, công ty Du lịch miền Tây, Công ty Du lịch Cồn Phụng,…Đẩy mạnh khai thác thị phần khách quốc tế đến từ các nước như:Thụy Sĩ, Đức, Ý, Đài Loan, Anh, Pháp Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,…Điều này khẳng định, du lịch Bến Tre ngày càng có sức hút lớn đối với du khách đặc biệt là du khách quốc tế.

Chỉ thị 09/CT- TU đã chỉ rõ:”Du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đóng góp vào GDP của tỉnh hàng năm. Phấn đấu doanh thu du lịch tăng bình quân 20%/ năm, lượng khách du lịch đến Bến Tre tăng 12%/ năm, phấn đấu đến năm 2015 Bến Tre đón khoảng 1 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt 700 tỉ đồng”. Vì vậy, tỉnh đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi, cơ chế, chính sách khuyến khích để doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Ông Lê Văn Luông- Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre cho biết:” Trong năm qua, Trung tâm đã phối hợp cùng các doanh nghiệp du lịch tham gia các sự kiện du lịch quốc tế và khu vực, các cuộc liên hoan ẩm thực, hội thảo, hội nghị nhằm giới thiệu đến du khách tiềm năng, thế mạnh, các loại hình du lịch chủ yếu tại Bến Tre cũng như xúc tiến mời gọi các dự án đầu tư về du lịch với nhiều chính sách ưu đãi thiết thực cho nhà đầu tư:Miễn tiền thuê đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông, phối hợp cùng các đoàn phim ghi hình ảnh phóng sự về du lịch của tỉnh được giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và đã đem lại nhiều kết quả nhất định. Bên cạnh đó, Bến Tre thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ bàn, lễ tân khách sạn, thuyền viên du lịch cho các điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao trình độ nguồn nhân lực phục vụ trong các điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch nhằm đưa ngành du lịch Bến Tre ngày càng phát triển bền vững”.

Hướng đến phát triển bền vững

Du lịch Bến Tre đã có nhiều khởi sắc, phân khúc thị trường khách du lịch đã có bước chuyển khá rõ rệt, ngày càng thu hút nhiều du khách quốc tế, hạ tầng được quan tâm đầu tư nhiều hơn;nhiều cơ sở kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn tăng lên, được đầu tư trang thiết bị vật chất kĩ thuật hiện đại, chất lượng phục vụ không ngừng được nâng cao. Các sự kiện lễ hội chính của tỉnh như:lễ hội Dừa, lễ hội cây trái ngon, an toàn huyện Chợ Lách hằng năm đã tạo nên một điểm nhấn chính, góp phần thu hút du khách. Tuy nhiên, ngành kinh tế du lịch Bến Tre vẫn phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng, tổng doanh thu về du lịch và các dịch vụ phụ trợ khác chưa cao. Qui mô ngành du lịch còn nhỏ, đầu tư chưa lớn, doanh nghiệp tầm cỡ đủ sức cạnh tranh với các tỉnh trong khu vực chưa nhiều. Chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch chưa thật sự hấp dẫn, yếu tố chuyên nghiệp chưa bền vững. Các dịch vụ vui chơi, giải trí chưa thu hút được nhiều du khách.

Vậy, các cấp, ngành hữu quan, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, cộng đồng cần chung tay phối hợp có những giải pháp cụ thể, thiết thực để tạo bước đột phá mới cho du lịch Bến Tre. Ngành du lịch, doanh nghiệp cần tiếp tục rà soát, tháo gỡ khó khăn và đề xuất, kiến nghị giải pháp hỗ trợ;lưu ý xây dựng các điểm dừng chân du khách, nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, quan tâm du lịch nghỉ dưỡng, tiếp tục mời gọi các dự án đầu tư về du lịch nhằm tạo sự bức phá lớn cho ngành trong những năm tiếp theo.

Thực hiện nghị quyết 92/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trong tình hình mới. Đồng thời, liên tiếp trong các phiên họp thường kỳ tháng 3, 4, 5, 6 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết trong đó đề cập những nội dung, giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 39/NQ-CP và Nghị quyết 46/NQ-CP về việc miễn thị thực có thời hạn đối với công dân 6 nước Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia và Belarus. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 14/CT-TTg về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch. Đây là những giải pháp căn cơ nhằm định hướng cho ngành du lịch phát triển đúng hướng,có trọng tâm, trọng điểm. Ngành du lịch Bến Tre cần bám sát từng bước triển khai các nội dung của Nghị quyết 92/NQ-CP, giúp ngành du lịch tỉnh nhà vượt qua những khó khăn, nắm bắt cơ hội để tạo bước đột phá và phát triển bền vững trong giai đoạn mới.

Bến Tre đẩy mạnh kêu gọi các doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng, khách sạn, các khu, điểm du lịch thực hiện chương trình kích cầu du lịch do Tổng cục Du lịch Việt Nam phát động, với những giải pháp cụ thể như:Giảm giá dịch vụ, chương trình ưu đãi, nâng cao chất lượng dịch vụ, nghiên cứu xây dựng các tour du lịch hấp dẫn, phong cách phục vụ chuyên nghiệp để thu hút du khách về Bến Tre, đặc biệt là khách quốc tế. Chú trọng công tác bồi dưỡng tập huấn nâng cao kiến thức về du lịch cho các học viên ở các điểm, khu du lịch, chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, gắn du lịch có trách nhiệm với bảo vệ môi trường, phát huy giá trị di sản văn hóa Bến Tre để khai thác có hiệu quả loại hình du lịch văn hóa- lịch sử.

Ưu tiên phát triển loại hình du lịch làng nghề, tập trung khai thác tối đa những thế mạnh vốn có của làng nghề để phát triển du lịch, đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho các nghệ nhân tham gia làm nghề, tuyên truyền nâng cao nhận thức, văn hóa ứng xử cho cộng đồng nơi có làng nghề, tạo sự đa dạng hóa sản phẩm làng nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm và có những chính sách hỗ trợ cần thiết cho làng nghề.

Các doanh nghiệp du lịch Bến Tre cần bình tĩnh và chủ động lựa chọn các đối tượng khách phù hợp với phân khúc sản phẩm dịch vụ của mình để có giải pháp kinh doanh hiệu quả, tránh chạy theo các xu hướng đám đông chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro. Mặt khác, du lịch là ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, dễ bị tổn thương trước các biến động về kinh tế- xã hội;do vậy việc tháo gỡ khó khăn hiện nay nếu chỉ riêng một mình ngành du lịch thì không thể giải quyết được, mà cần phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn xã hội, sự đoàn kết, thống nhất cao của những người làm du lịch.

Hoàng Việt

Du Lịch Tiền Giang: Tìm Giải Pháp Phát Triển

Đó là nội dung Hội thảo Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Tiền Giang do Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND huyện Gò Công Đông tổ chức vào ngày 24-6. Hội thảo có sự tham dự của ông Trần Thanh Đức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh; lãnh đạo UBND các huyện, thị, thành; Sở VH-TT&DL TP. Hồ Chí Minh; các chuyên gia đến từ các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiên cứu, đào tạo về du lịch của TP. Hồ Chí Minh; các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh và TP. Hồ Chí Minh.

Thiếu đầu tư, chậm đổi mới

Ngay trong phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Ngọc Minh, Giám đốc Sở VH-TT&DL Tiền Giang nêu rõ mục đích của hội thảo là nhằm giới thiệu và cung cấp những thông tin về du lịch (DL) Tiền Giang. Hội thảo cũng là diễn đàn để các nhà quản lý, các chuyên gia và các doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm, đóng góp ý kiến để tìm ra những giải pháp nhằm xây dựng những chương trình DL phù hợp phục vụ khách DL trong và ngoài nước; đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển DL Tiền Giang.

Tiền Giang là tỉnh nằm dọc theo sông Tiền nên có nhiều lợi thế phát triển loại hình DL sông nước, miệt vườn.

Nhiều ý kiến của các đại biểu cho rằng: DL Tiền Giang vốn hình thành và phát triển từ rất sớm, hơn 40 năm qua. Theo đó, Tiền Giang có những ưu thế và thuận lợi cho hoạt động DL, tạo sức hấp dẫn và thu hút du khách theo hướng DL sinh thái, DL tham quan miệt vườn, sông nước, DL cộng đồng và DL văn hóa – lịch sử. Tuy nhiên, DL Tiền Giang vẫn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

Riêng đại diện các doanh nghiệp kinh doanh DL đến từ TP. Hồ Chí Minh đều có chung nhận định: DL Tiền Giang thiếu đầu tư về cơ sở hạ tầng phục vụ DL và chậm đổi mới trong việc thiết kế, tạo ra nhiều sản phẩm DL mới. Họ đã dẫn chứng cụ thể từ khu DL Thới Sơn (TP. Mỹ Tho), một thương hiệu DL có tiếng của Tiền Giang, do thiếu đầu tư, quản lý và hoạt động DL ở khu DL này chủ yếu là tự phát nên hàng chục năm qua sản phẩm DL chẳng có gì mới, chủ yếu là chèo thuyền, ăn trái cây, nghe đờn ca tài tử…

Còn trang thiết bị phục vụ DL thì khá nghèo nàn, cũ kỹ, nhất là về xuồng chèo và trang phục của những nghệ nhân biểu diễn đờn ca tài tử. Do đó, chưa thật sự hấp dẫn, mời gọi du khách. Theo đại diện các doanh nghiệp này, hơn bao giờ hết DL Tiền Giang cần có sự đầu tư và đổi mới.

Nhiều ý kiến, tham luận của các đại biểu còn phân tích sâu các chỉ số so sánh về doanh thu và lượng khách đến qua các năm so với tiềm năng DL phong phú của địa phương. Qua đó, cho thấy hiệu quả của việc khai thác nguồn thu của ngành DL tỉnh nhà chưa cao. Lý do là sản phẩm DL Tiền Giang còn quá đơn điệu, chưa đáp ứng nhu cầu vui chơi của du khách; chưa tạo được điều kiện hấp dẫn giữ chân du khách nhằm khai thác nguồn thu.

Ngoài ra, một lý do nữa cũng cần đề cập, đó là lượng khách đến Tiền Giang tuy nhiều, nhưng đa phần là “ăn theo” các tour do các công ty lữ hành từ TP. Hồ Chí Minh điều phối, Tiền Giang chỉ hưởng phần “ngọn” và khách gần như không biết mua sắm, chi xài gì khi đến Tiền Giang nên hiệu quả rất hạn chế và không bền vững. Đây là bài toán nan giải nhiều năm qua mà ngành DL Tiền Giang đang nỗ lực tìm kiếm lời giải đáp.

Ông Nguyễn Tấn Phong, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Tiền Giang cũng đã thẳng thắn nhìn nhận những mặt hạn chế trong hoạt động DL của Tiền Giang trong thời gian qua. Đó là, đầu tư phát triển DL của địa phương chưa đi vào trọng tâm, trọng điểm. Cơ sở hạ tầng phát triển DL chưa được đầu tư tương xứng, để phát triển kịp nhu cầu phát triển DL.

Việc mời gọi đầu tư các dự án phát triển DL gặp nhiều khó khăn. Sản phẩm DL vẫn còn trùng lắp. Các doanh nghiệp khai thác kinh doanh DL cạnh tranh thiếu lành mạnh. Tình trạng “cò mồi” chèo kéo khách DL vẫn còn diễn ra làm ảnh hưởng đến hình ảnh và hiệu quả hoạt động DL Tiền Giang…

Chèo xuồng và tát mương bắt cá là các sản phẩm DL của Tiền Giang đang thu hút du khách.

Lý giải nguyên nhân của các vấn đề trên, theo Sở VH-TT&DL Tiền Giang, là do công tác quản lý Nhà nước về DL còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, nên có nhiều hoạt động dịch vụ tự phát làm phá vỡ cảnh quan, môi trường DL, không phù hợp với quy hoạch phát triển DL của tỉnh. Trong khi các dự án trong quy hoạch phát triển DL của Tiền Giang không có quỹ đất công mà chủ yếu là đất của dân; vì thế gặp nhiều khó khăn trong thỏa thuận đền bù, giải tỏa.

Việc huy động vốn, kêu gọi đầu tư trên lĩnh vực DL chưa tốt. Sự phối hợp giữa các ban, ngành và địa phương có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, nên chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp trong phát triển DL. Toàn tỉnh có 49 đơn vị kinh doanh lữ hành nhưng chủ yếu là liên kết với các nhà vườn, điểm DL để đưa khách đến tham quan nên chưa góp phần đầu tư thêm các sản phẩm DL tạo dấu ấn riêng…

Các giải pháp thúc đẩy phát triển DL Tiền Giang

Tại hội thảo đã có nhiều tham luận, ý kiến, đóng góp tâm huyết, thẳng thắn, khách quan của các địa phương, doanh nghiệp, chuyên gia và nhà đầu tư về thực trạng hoạt động DL, phát triển sản phẩm DL và về chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện đầu tư của tỉnh; đồng thời có những đề xuất về chủ trương, định hướng và giải pháp nhằm phát triển DL Tiền Giang trong thời gian tới.

Trong đó, các ý kiến tập trung đề xuất cơ chế, chính sách để thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc thu hút đầu tư; đề xuất mô hình, cơ chế hợp tác, liên kết, phát huy lợi thế của DL Tiền Giang; phát triển các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm bổ trợ, sản phẩm chuyên biệt, không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ DL, góp phần cải thiện khả năng cạnh tranh, sức hấp dẫn thu hút khách DL trong nước và quốc tế.

Theo Sở VH-TT&DL, dự kiến năm 2015, Tiền Giang sẽ đón 1,5 triệu khách du lịch, trong đó có 600 ngàn lượt khách quốc tế và đến năm 2020 dự kiến đón 2,2 triệu lượt khách, trong đó có 900 ngàn lượt khách quốc tế. Mặt khác, UBND tỉnh cũng đang xúc tiến mời gọi đầu tư vào lĩnh vực DL Tiền Giang; đồng thời ban hành chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, hỗ trợ đào tạo nghề… để các doanh nghiệp tiếp cận cơ hội đầu tư 22 dự án DL, với tổng vốn đầu tư 8.360 tỷ đồng trong Quy hoạch phát triển DL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt năm 2013.

Khai thác lợi thế về tiềm năng DL để phát triển, tạo thế bền vững là vấn đề đang được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Tuy nhiên, để đầu tư phát triển sản phẩm DL mang nét đặc trưng riêng, tạo được bước đột phá phát triển du lịch ở Tiền Giang, theo Sở VH-TT&DL Tiền Giang là rất cần những giải pháp mang tính đồng bộ và khả thi như:

Có cơ chế và chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào các dự án DL; tăng cường huy động nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế cũng như nguồn lực trong nhân dân, bảo đảm nguồn vốn cho đầu tư DL;

Có chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đến các khu DL; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá DL Tiền Giang;

Tăng cường liên kết, hợp tác phát triển DL để xây dựng tuyến DL liên kết, phát triển sản phẩm đặc trưng dựa trên lợi thế về tài nguyên DL, văn hóa của mỗi địa phương, bảo tồn môi trường sinh thái và văn hóa, bảo đảm phát triển DL bền vững.

Để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách đến tham quan, sản phẩm DL không ngừng gia tăng, ông Nguyễn Ngọc Minh cho biết: “Tiền Giang đang thực hiện chiến lược định vị sản phẩm DL sinh thái, sông nước miệt vườn và gắn kết với cộng đồng, dựa trên những lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý và nguồn tài nguyên DL nổi trội để tập trung phát triển sản phẩm DL đặc trưng, có chất lượng, mang thương hiệu riêng và hạn chế sự trùng lắp với các địa phương trong vùng”.

Có thể thấy bức tranh DL Tiền Giang hiện vẫn còn dang dở và để hoàn thiện nó, cần có thời gian gia công với nhiều “nét cọ” mang tính đột phá. Quy hoạch phát triển DL Tiền Giang đến năm 2020 đã được phê duyệt, với định hướng DL là ngành kinh tế tổng hợp, có tính chất đa ngành và xã hội hóa cao.

Cùng với đó là chương trình mục tiêu phát triển DL đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các ban, ngành trong tỉnh, hy vọng tất cả sẽ hợp thành động lực đưa DL trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

HỮU NGHỊ

Tiềm Năng, Thế Mạnh Du Lịch An Giang

Núi Cấm. Ảnh: T.T

An Giang hiện có 15 khu, điểm du lịch, đặc biệt Khu du lịch (KDL) núi Sam (TP. Châu Đốc) và KDL cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên) đã được Chính phủ xác định là khu, điểm DL cấp quốc gia theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt.

Là tỉnh đa dân tộc, đa tôn giáo, với 4 dân tộc cùng chung sống lâu đời, góp phần tạo ra những giá trị văn hóa phong phú, đa dạng, thể hiện qua các lễ hội văn hóa dân tộc, các làng nghề thủ công truyền thống, công trình kiến trúc văn hóa độc đáo.

Có tín ngưỡng thờ mẫu nổi tiếng khắp cả nước – Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (diễn ra vào tháng 4 (âm lịch) hàng năm) là một trong những lễ hội lớn, thu hút hàng triệu du khách đến chiêm bái, tạ lễ mỗi năm.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Ảnh: T.T

Một góc dự án Khu du lịch văn hóa tâm linh Bà Chúa Xứ – cáp treo núi Sam Ảnh: THANH HÙNG

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Để cụ thể hóa nghị quyết, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1954, kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động UBND tỉnh về kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang (giai đoạn 2016-2020), định hướng đến năm 2025. Tỉnh phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 1 KDL văn hóa tâm linh hỗn hợp quy mô lớn; có nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn 3 – 4 sao; có các khu vui chơi, giải trí quy mô vừa; có các trung tâm mua sắm hiện đại; có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông hiện đại; có mạng wifi được phủ sóng tại các khu, điểm du lịch trung tâm để phục vụ du khách.

Đến 2025, có thêm ít nhất 1 KDL văn hóa tâm linh hỗn hợp quy mô lớn; có nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn 5 sao; có các khu vui chơi, giải trí quy mô lớn tại các KDL trọng điểm và các thành phố lớn như: Long Xuyên, Châu Đốc.

Lễ hội đua bò Bảy Núi Ảnh: T.H

Tỉnh đã xác định việc xây dựng hạ tầng du lịch phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Đồng thời, đảm bảo khai thác lợi thế vùng, gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đảm bảo quốc phòng- an ninh. Chú trọng áp dụng hình thức xã hội hóa đầu tư theo đối tác công – tư (PPP) trong đầu tư hạ tầng du lịch.

Việc thu hút vốn phát triển du lịch theo hướng “du lịch văn hóa tâm linh” kết hợp du lịch sinh thái nông nghiệp để khai thác tối đa các tiềm năng của tỉnh. Trong đó, chú trọng thu hút đầu tư các dự án khu vui chơi, giải trí, nhà hàng, khách sạn… để “giữ chân du khách”.

Việc thu hút vốn đầu tư nhằm phát triển du lịch bền vững, có trọng tâm; chú trọng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch trên cơ sở gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Hồ ông Thoại (Thoại Sơn) Ảnh: THANH HÙNG

Với những tiềm năng sẵn có, cùng sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt, nỗ lực của các cấp, ngành đã góp phần thu hút khách du lịch đến An Giang. Nếu năm 2010 có 4,5 triệu lượt khách (khách quốc tế 48.000 lượt) thì đến năm 2018 có khoảng 8,5 triệu lượt khách đến An Giang. Ngành du lịch đã đóng góp rất lớn vào GRDP năm 2018 của tỉnh, với doanh thu 4.800 tỷ đồng (tăng 29,73% so năm 2017).

Nghị quyết số 19, ngày 19-7-2018 của HĐND tỉnh ban hành quy định chính sách hỗ trợ, đầu tư, phát triển du lịch tỉnh An Giang. Theo đó, hỗ trợ thực hiện các dự án đầu tư phát triển dịch vụ du lịch, như: được hỗ trợ từ 40 triệu đồng/phòng ngủ đến 60 triệu đồng/phòng ngủ khi xây dựng cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 3 – 5 sao; hỗ trợ tối đa 500 triệu đồng/dự án khi xây dựng nhà hàng kết hợp bán đặc sản An Giang đạt chuẩn phục vụ du lịch; hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng/dự án khi xây dựng khu mua sắm đạt chuẩn phục vụ du lịch; hỗ trợ tối đa 2 tỷ đồng/dự án đầu tư khai thác du lịch sông nước. Đối với các dự án phát triển du lịch cộng đồng, sẽ hỗ trợ từ 50 – 80 triệu đồng/dự án kinh doanh loại hình nhà có phòng cho khách du lịch thuê.

THU THẢO

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tìm Giải Pháp Phát Triển Tiềm Năng, Thế Mạnh… trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!