Cập nhật nội dung chi tiết về Tính Cách Đặc Trưng Của Người Hàn Quốc mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Người Hàn Quốc sống rất lạc quan. Khác với những bộ phim bi lụy của Hàn mà chúng ta thường xem, du khách sẽ thấy những tính cách rất thú vị và ngộ nghĩnh của người Hàn. Đó là tính cách sống hưởng thụ, xã hội Hàn ngày nay hiện đại và đời sống thoải mái hơn xưa rất nhiều, dân Hàn sống phóng khoáng hơn, ăn mặc trang điểm xinh đẹp hơn. Điều đáng chú ý, thanh niên Hàn đại đa số đều có đi phẫu thuật thẩm mỹ, họ cho rằng đẹp hơn thì sẽ thành công hơn trong cuộc sống và rất nhiều người phong cho đất nước này là “đất nước dao kéo”.
2. Họ siêng năng và trung thực trong công việc. Người Hàn Quốc thường là đến công ty sớm nhất và cũng về công ty sớm nhất, họ chỉ biết công việc và công việc, họ ưu tiên mọi thứ cho công việc, họ ghét sự lười biếng và đi muộn về sớm, họ luôn yêu cầu sự đúng giờ và trao đổi thông tin rõ ràng.
3. Người Hàn Quốc rất nồng hậu và đối xử chu đáo với người quen cũ, hiếu khách nhưng với người xa lạ thì ho không tử tế và không quan tâm. Tư duy hào hiệp và theo bề rộng. Họ có tính bài ngoại khá cao.
5. Họ đề cao tính khiêm tốn và có ít nhiều tư tưởng bè phái, chủ nghĩa địa phương, con cái hiếu thảo với cha mẹ, yêu nước và sẵn sàng hi sinh. Kính trọng người lớn tuổi.
6. Người Hàn Quốc cũng có một văn hóa gia đình rất vững chắc, và đôi khi coi trọng gia đình hơn bản thân. Đối với người Hàn, gia đình có ý nghĩa đặc biệt và là giá trị không thể thay thế trong tâm thức của họ. Các thành viên trong gia đình sống cùng trong một nhà, hoặc gần đó. Trong gia đình, một người đàn ông có vai trò lớn nhất, dẫn dắt và mọi người đều phải tôn trọng ý kiến. Phong tục này của người Hàn có nhiều nét tương đồng với phong tục người Việt Nam chúng ta, đó là: coi trọng gia đình, họ hàng, nhớ về nguồn gốc của mình. Thậm chí dù ở xa nhưng người Hàn Quốc vẫn luôn hướng về gia đình. Các gia đình vẫn họp mặt thường xuyên, đặc biệt là trong những dịp lễ hội lớn hàng năm như Chusok (dịp Trung thu), hay trong những sự kiện gia đình như lễ cưới và Tol (lễ thôi nôi).
7. Người Hàn Quốc cũng thích tụ tập. Ví dụ, họ thích gặp gỡ bạn bè và họ hàng để ăn uống, và thích tổ chức các cuộc tụ họp như vậy ở nhà. Khi người Hàn Quốc đến nhà hàng, rất hiếm khi mọi người góp tiền cùng thanh toán. Thường thì người già nhất sẽ trả tiền cho tất cả. Văn hoá đãi tiệc và ẩm thực của Hàn Quốc rất độc đáo, đặc biệt là văn hoá uống cùng đồng nghiệp và bạn bè rất phát triển.
9. Chủ nghĩa tập thể: người Hàn Quốc chú trọng khái niệm sinh hoạt tập thể “단체생활”, và họ cho rằng người sinh hoạt tập thể tốt nhất chính là người giỏi hòa đồng với xã hội và thành công. Thật khó khăn để bỏ một buổi liên hoan trong công ty hoặc sinh nhật của một đồng nghiệp. Họ hay tụ tập hát hò, đi du lịch chung với nhau, ca hát, nhảy múa.
10. Người Hàn Quốc có lòng đam mê lớn đối với giáo dục. Đa phần các bậc cha mẹ sẵn sàng hi sinh mọi thứ để tạo điều kiện học tập tốt nhất cho con cái. Hàn Quốc có tỷ lệ biết đọc biết viết cao cũng như tỷ lệ phần trăm những người học đại học lớn. Từ xa xưa, người Hàn Quốc đã luôn đề cao người có học vấn.
11. Người Hàn Quốc rất yêu thích thể thao và rèn luyện sức khỏe. Đến với đất nước Hàn Quốc, du khách sẽ thấy người dân đang tập đi bộ, trượt ván, đi xe đạp trong các công viên thành phố. Những môn thể thao phổ biến nhất ngày nay là bóng đá, bóng chày, cầu lông, võ thuật… Nhiều người yêu thích những bộ môn thể thao cổ truyền như bắn cung Gungdo và vẫn duy trì bộ môn này cho đến ngày nay.
12. Người Hàn Quốc có thiên kiến và thành kiến rất mạnh, với họ, ấn tượng ban đầu là vô cùng quan trọng. Người Hàn Quốc nhiều khi quyết định một việc chỉ bằng một cuộc gặp và chỉ cần một ấn tượng tốt ban đầu. Cũng có thể đây là câu trả lời tại sao người Hàn Quốc lại ăn mặc rất đẹp và chú trọng hình thức bề ngoài.
13. Người Hàn Quốc thích chĩa mũi nhọn vào thiếu sót của người khác nhưng cũng rất dè sẻn trong ca ngợi mặt tốt của người khác, nói một cách hay hơn thì người Hàn Quốc thường quá nhấn mạnh đến lý tưởng đạo đức.
14. Người Hàn Quốc chú trọng hình thức và sĩ diện mạnh, hay Chủ nghĩa hình thức thái quá. Họ coi trọng chủ nghĩa tự tôn và cái tôi của mình. Họ cố gắng làm ra vẻ ta đây giàu có, hiểu biết và hơn người vì sợ người khác coi thường, họ không muốn chịu thua và tính canh tranh khá cao. Họ hay chạy theo mốt, kể cả trong việc sử dụng ngôn ngữ, hay chơi chữ và lạm dụng từ nước ngoài để chứng tỏ mình sành điệu và hiểu biết.
15. Họ sùng bái học giả quá mức. Với họ, giáo viên, giảng viên giáo sư đại học là những tồn tại đáng kính. Họ tôn trọng chữ nghĩa quá mức cần thiết.
16. Người Hàn Quốc thường lẫn lộn giữa công và tư.
17. Tư tưởng bảo thủ thoái hóa. Người Hàn Quốc thường thiếu mềm dẻo trong suy nghĩ, cứng nhắc và họ ngại thay đổi dù là tốt hay xấu. Rất không dễ để khuyên một người Hàn Quốc thay đổi. Trong tiếng Hàn có một từ ngữ rất phổ biến nói về tính cách bảo thủ của người Hàn Quốc đó là “chủ nghĩa mỳ gói” (국수주의)
18. Người Hàn Quốc thiếu tính chính xác, chu đáo hay tìm sự dàn xếp chắp vá nhằm giải quyết việc ngay trước mắt. Họ cũng thiếu tính kiên nhẫn nên thường thất bại trong những cuộc đàm phán dài hạn và cần sự kiên trì.
Để hiểu thêm về con người nơi đây, du khách hãy thật sự hòa mình vào đời sống văn hóa, tinh thần của họ. Đất nước Hàn Quốc xinh đẹp với những con người nồng hậu, hiếu khách là điểm đến được nhiều sự quan tâm của các du khách quốc tế.
Đặc Trưng Của Tết Truyền Thống
Trong tất cả các ngày lễ Tết, Tết nguyên đán được coi là ngày Tết quan trọng và đặc biệt nhất của người dân Việt Nam. Dù ngày Tết có bận rộn, có nhiều thứ để lo toan đến đâu thì người Việt cứ mỗi hàng năm đều mong Tết đến. Trải qua hàng ngàn năm, cuộc sống đã có bao điều biến đổi, những phong tục, tập quán cũng đổi thay quá nhiều nhưng những phong tục đón Tết truyền thống của người Việt vẫn được lưu giữ không hề biến mất. Tiễn ông Công, ông Táo về trời
Theo tâm linh của người Việt, có 3 vị thần cai quản việc bếp núc hay còn gọi là 3 ông đầu rau cai quản mọi chuyện trong nhà. Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người Việt ta có lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời để báo cáo cho Ngọc Hoàng biết chuyện làm ăn của gia đình trong năm đó. Chạp ông Công, ông Táo là sự kiện đầu tiên báo hiệu cho một cái Tết đã đến thật gần.
Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo về trời
Ngày 23 tháng Chạp tiễn ông Táo, nhà nhà đều phải chuẩn bị lễ vật như hoa quả, mũ áo, vàng mã bằng giấy, cá chép còn sống với qua niệm rằng cá chép sẽ vượt vũ môn, hóa thành rồng để đưa ông Công, ông Táo lên chầu trời. Tiễn ông Táo đi hôm 23, đến ngày 29 hoặc 30 Tết người ta cũng không quên mời ông Táo về trước Giao thừa, để ông lại tiếp tục công việc cai quản công việc trong nhà.
Phong tục đoàn viên, sum họp trong dịp Tết
Ngày thường mải miết làm ăn, các thành viên trong gia đình thường không có mặt đông đủ. Chỉ có riêng dịp Tết cả gia đình mới có dịp quây quần, đoàn tụ bên nhau để tâm sự, sẻ chia những buồn vui trong suốt một năm qua.
Tết là dịp để đoàn viên, sum họp, gắn kết tình cảm gia đình
Tết là sự trở về, Tết là sum họp, Tết là đoàn viên. Suy nghĩ đó đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt, để ai dù có đi xa đến đâu, có ở trong nước hay ngoài nước thì cứ mỗi dịp Tết đến xuân về là cũng cố gắng trở về bên gia đình, để đón Tết cùng với ông bà, cha mẹ, anh em mình. Trở về để thấy mình không bị bơ vơ, lạc lõng giữa những tấp nập của dòng đời. Trở về để cùng ăn với nhau bữa cơm đoàn tụ, để tỏ lòng thành kính tổ tiên, ông bà, để gìn giữ truyền thống uống nước phải nhớ nguồn của dân tộc.
Phong tục gói bánh chưng, bánh Tét
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh
Từ thời vua Hùng dựng nước đến nay, đã qua lịch sử hơn 4 ngàn năm dựng nước, cũng qua bốn ngàn năm dân tộc Việt lưu truyền tục gói bánh chưng, vào dịp Tết. Sau này, miền đất phía Nam được mở rộng ra, người dân nơi đây lại có tục gói bánh Tét, nguyên liệu cũng chẳn khác gì bánh chưng nhưng hình dáng thì dài hình trụ chứ không vuông giống bánh chưng.
Chiếc bánh chưng, bánh tét xanh được làm nên từ những vật phẩm thân quen của nền văn minh lúa nước như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, lá chuối, lạt giang… Ở khắp mọi nhà, trên mọi miền quê của đất Việt, dù là giàu sang hay nghèo khó, thiếu thốn hay đủ đầy, đô thị hay nông thôn thì cứ đến Tết là có bánh chưng, bánh Tét trong nhà.
Gói bánh chưng, bánh tét là phong tục Tết riêng chỉ có ở Việt Nam
Bên nồi bánh chưng đang đỏ lửa, ông bà cha mẹ kể cho con cháu nghe về truyền thuyết Lang Liêu gói bánh chưng bánh giày dâng vua Hùng, kể về truyền thống gia đình, về ân đức tổ tiên, qua đó mà giáo dục con cháu về đạo lý uống nước nhớ nguồn, về lễ hiếu và cách gìn giữ trân trọng truyền thống.
Gói bánh chưng cũng cần sự tỉ mỉ và khéo léo, làm sao để chiếc bánh chưng vuông vắn, chiếc bánh tét được tròn đầy, để dâng cúng tổ tiên được chiếc bánh đẹp nhất. Cùng với bánh cặp bánh chưng hay đôi đòn bánh tét, trên bàn thờ tiên tổ còn bày biện nào mâm ngũ quả (mỗi miền 5 loại quả khác nhau), nào bánh mứt, nào hoa tươi, rượu, … Tất cả tạo nên một Tết Việt rất đậm đà, rất riêng biệt, không hề giống với bất cứ một đất nước nào.
Tục xông đất (hay xông nhà)
Theo quan niệm dân gian của người Việt, một năm mới bắt đầu từ mồng Một Tết, nếu ngày mồng Một mà mọi việc suôn sẻ, thuận lợi, may mắn thì cả năm cũng được tốt lành, thuận lợi. Chính vì thế mà người khách đến thăm nhà đầu tiên trong năm cũng rất quan trọng.
Tục xông đất năm mới để mang đến nhiều may mắn bình an cho gia đình
Gia đình thường để ý những người thân, họ hàng, bạn bè mình có ai có tuổi “tam hợp” với gia chủ hoặc là người có tính tình cởi mở, vui vẻ, rộng rãi, làm ăn phát đạt để nhờ xông đất đầu năm. Chính vì thế mà người được nhờ xông đất cũng cảm thấy được vui vẻ, tự hào.
Tục chúc Tết, mừng tuổi đầu năm
Ngày mồng Một Tết, các thành viên trong gia đình thường sum vầy, tụ họp đầy đủ tại nhà ông bà, cha mẹ để làm lễ cúng lạy tổ tiên, mừng tuổi các cụ cao niên và con trẻ. Người ta chúc nhau những điều may mắn, tốt lành nhất sẽ đến trong năm mới, chúc cho ông bà, cha mẹ mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi, như cây cao bóng cả tỏa bóng mát che chở cho con cháu. Người lớn thì mừng tuổi cho trẻ em những phong bao lì xì đỏ tươi cùng những lời chúc để ngoan ngoãn, hay ăn chóng lớn…
Con cháu chúc sức khỏe bố mẹ, ông bà và ông bà cha mẹ mừng tuổi cho con cháu Xuất hành, du xuân đầu năm
Người ta quan niệm rằng hướng đi đầu tiên trong năm cũng rất quan trọng, hướng đi này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của người đó trong cả năm sắp tới. Người ta thường xem sách vở, học những kinh nghiệm dân gian rồi xem sách lịch để chọn ra hướng xuất hành cho mình để năm mới mọi việc được may mắn, thuận lợi nhất.
Sau những giây phút đoàn tụ ấm cúng bên gia đình, dịp Tết người ta thường xuất hành đi lễ chùa, đi tới những danh lam thắng cảnh để cầu bình an, cầu tài, cầu lộc, cầu may mắn cho một năm mới.
Du xuân đầu năm để cầu mong may mắn, bình an tài lộc cho cả năm
Khắp ba miền Bắc Trung Nam ở nước ta, đâu đâu cũng có những di tích, những đền, đài, chùa miếu, những danh lam thắng cảnh để du xuân. Đến đó, người ta thường cầu mong cho gia đình yên ấm, được dồi dào sức khỏe, năm mới làm ăn phát đạt, thành công.
Ngày nay, những chuyến du xuân xa hơn, nhiều hơn và phổ biến hơn khi biến thành những chuyến du lịch trong và ngoài nước. Người ta không chỉ đi đến những thắng cảnh, di tích ở quê hương mình mà còn đến những vùng đất mới để tham gia những lễ hội, khám phá nét đẹp trong phong tục tập quán và chiêm ngưỡng cảnh đẹp của thiên nhiên…
Trải qua ngàn đời, Tết Việt vẫn giữ được hồn riêng, vẫn là ngày lễ quan trọng nhất, ấm áp nhất, đủ đầy nhất của cả dân tộc. Mỗi mùa xuân về, mỗi dịp Tết đến là mỗi lần truyền thống được khơi dậy, tôn vinh và lan tỏa tới tất cả mọi thế hệ cũng là dịp tuyệt vời nhất để phong tục Việt được lưu truyền cho tới mãi mai sau.
Nhanh tay đặt vé xe về quê ăn tết, sum vầy cùng gia đình Tại đây!
Có Thể Bạn Chưa Biết Những Đặc Điểm Này Trong Tính Cách Người Nga
Mặc dù là một quốc gia rộng lớn, Liên bang Nga lại mang trong mình nét truyền thống và văn hóa độc đáo, ít bị pha tạp trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Chính điều này đã làm nên những điểm đặc biệt trong tính cách người Nga, dễ dàng nhận biết và để lại ấn tượng mạnh đối với những ai đã từng tiếp xúc.
Một số đặc điểm về tính cách người Nga
Lãng mạn và yêu cái đẹp
Văn hóa và lối sống của người Nga khá lãng mạn và đề cao cảm xúc. Có lẽ vì vậy mà rất nhiều bài hát được sáng tác viết về tình yêu đôi lứa, về chàng trai cố gắng có được tình yêu của cô gái với sự có mặt của các nhạc cụ tình yêu như violon và guitar.
Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà họ thích đọc những tiểu thuyết và thơ ca như của Pushkin hoặc Tolstoy. Hay đến những nhà hát để xem các vở opera, bản nhạc giao hưởng, nhạc kịch, ba lê,… Nhà hát và bảo tàng ở khắp mọi nơi trong thành phố. Không thiếu những người khách viếng thăm.
Mặc dù ở hiện tại, với sự phát triển của xã hội, có suy nghĩ thực tế (đôi chút thực dụng) là một điều khá phổ biến. Tuy nhiên, việc đó không có nghĩa là trong thâm tâm họ không mong muốn một thứ gì đó thật lãng mạn xảy tới.
Thông minh
Người Nga rất coi trọng giáo dục và đầu tư vào chất lượng giáo dục ở mức cao. Có hàng trăm trường đại học ở xứ sở bạch dương. Có những trường đại học danh tiếng hàng đầu là nơi thu hút du học sinh nước ngoài.
Từ suốt trong quá khứ, Nga đã đóng góp rất nhiều phát minh cho nhân loại. Đặc biệt là trong lĩnh vực vũ trụ và quân sự.
Chú trọng vẻ bề ngoài
Người Nga rất chú trọng vẻ bề ngoài. Điều này thể hiện rất rõ trong cuộc sống của họ.
Khi họ ra phố mua đồ hay đi ra ngoài, quần áo của họ rất tươm tất. Phụ nữ Nga thì cực kỳ thích diện những món đồ đẹp, bất kể thời tiết như thế nào.
Nghiêm túc
Một trong những tính cách người Nga khá nổi bật đó là họ rất nghiêm túc. Họ thường không hay đùa giỡn và đôi khi bị đánh giá là không có khiếu hài hước.
Bạn có thể thấy điều này qua khuôn mặt cực kỳ “nghiêm trọng” của họ khi ở nơi công cộng. Sẽ là bất lịch sự nếu một người Nga thể hiện cảm xúc thái quá đối với một người lạ.
Ở Việt Nam, nụ cười là biểu hiện của sự thân thiện và niềm nở. Nhưng ở Nga, hầu hết mọi người sẽ không cười. Đúng vậy, họ chỉ mỉm cười với những người bạn hoặc người thân khi đi trên đường. Hoặc họ mỉm cười nếu có một điều đó thực sự tốt đẹp xảy ra. Người Nga không làm điều này mà không có một lý do thật sự. Ngay cả khi ai đó giữ cửa cho bạn để bước vào, anh ta có thể làm điều đó mà không có bất kỳ biểu hiện của cảm xúc hay lời nói nào trên khuôn mặt. Đừng quá tỏ ra ngạc nhiên nếu một người bán hàng không mỉm cười khi bạn mua đồ. Người đó sẽ nói cám ơn bạn nhưng không phải lúc nào cũng kèm theo nụ cười.
Người Nga rất ít khi pha trò, nhưng một khi đã pha trò, họ sẽ pha trò về mọi thứ có thể. Đôi khi sẽ là những công kích cá nhân. Và điều đó không có nghĩa rằng họ đối xử tệ với bạn.
Uống rượu
Hầu hết người Nga đều uống rượu. Đặc biệt là trong mùa đông. Tuy không đến mức nghiện rượu nhưng có rất nhiều lý do để việc uống rượu của họ xảy ra thường xuyên hơn người nước ngoài. Sự thật thì… các lý do đó đều do họ tự nghĩ ra hoặc (họ cho rằng) hoàn cảnh xô đẩy họ phải làm vậy.
Quà tặng
Người Nga đánh giá rất cao việc tặng quà trong những dịp gặp mặt. Quan hệ càng thân thiết và dài lâu thì món quà lại càng phải được tỉ mỉ và kỳ công, không nhất thiết phải là một món quà đắt tiền. Hoa luôn là lựa chọn thích hợp trong mọi tình huống. Và họ thường chọn số bông lẻ.
Quyết tâm
Người Nga không để tâm đến những thiệt hại về vật chất. Đôi khi họ làm mấy trò “nghịch ngợm” gây thiệt hại rất lớn và hậu quả khá đáng kể. Tuy nhiên họ khá dửng dưng. Chỉ là một khi họ thích, thì họ sẽ làm.
Chính những tư duy “bất cần đời” này khiến cho họ trở nên thật đặc biệt và người ta thường gọi là “Nga ngố”.
Những Sản Phẩm Du Lịch Đặc Trưng Của Phú Quốc, Kiên Giang
(VOV5) – Phú Quốc, Kiên Giang không chỉ đẹp về phong cảnh hữu tình mà còn có nhiều sản phẩm đặc trưng như nước mắm, tiêu, rượu, siro sim…Chính những sản phẩm mang thương hiệu của Phú Quốc này đã góp phần thu hút khách du lịch đến với hòn đảo xinh đẹp này.
Những thùng gỗ làm mắm ở Phú Quốc
Đến Phú Quốc ngoài những cảnh đẹp của biển thì nhà thùng nước mắm cũng là địa điểm thu hút du khách. Sản xuất nước mắm ở huyện đảo Phú Quốc là nghề truyền thống, hình thành cách đây khoảng 200 năm. Sản phẩm nước mắm Phú Quốc chất lượng thơm ngon, nổi tiếng trong và ngoài nước. Những chiếc thùng gỗ khổng lồ xếp thẳng hàng đem lại cho khách tham quan sự choáng ngợp. Du khách thích thú tận mắt chứng kiến quy mô của cơ sở sản xuất nước mắm và cả một quy trình tạo thành những giọt nước mắm hảo hạng. Muối và Cá cơm là hai nguyên liệu chính để làm nước mắm. Cá cơm có nhiều chủng loại như : Sọc Tiêu, Cơm Ðỏ và Cơm Than, cho chất lượng nước mắm ngon. Bà Hồ Kim Liên, chủ hãng nước mắm Khải Hoàn, Phú Quốc, cho biết: “Nước mắm Phú Quốc làm theo quy trình truyền thống. Nếu tính giá trị và vòng quay kinh tế thì so với du lịch thì hiệu quả kinh tế không cao nhưng đó là làng nghề truyền thống của ông cha để lại. Bản thân tôi rất tự hào để phát huy làng nghề truyền thống này mặc dù lợi nhuận kinh tế không cao. Khải Hoàn luôn nâng cao chất lượng sản phẩm mục đích để phục vụ cho người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đặc biệt là khách du lịch đến đây để cảm nhận được nước mắm truyền thống chính hiệu, đó là niềm tự hào của người dân Phú Quốc”.
Một nhà thùng làm nước mắm
Tiêu ra trái từng chum, được hái xuống, đem phơi khô dưới nắng. Trái tiêu từ màu đỏ ối đổi sang màu đen đậm. Tiêu được phơi ít nhất mười hôm rồi mới sàng sẩy cho sạch bụi. Tiêu được người dân Phú Quốc thu hoạch từng đợt và hoàn toàn làm thủ công. Họ chọn lựa những quả chín riêng tách nhau ra thành 3 loại: tiêu đỏ, tiêu sọ và tiêu đen. Ông Ruffino, du khách người Pháp tỏ ra thích thú khi chứng kiến các công đoạn làm tiêu: “Tôi rất may mắn tới đây và biết được tiêu xanh, vàng chín và tiêu đen và tận mắt nhìn thấy chủ vườn tiêu lựa chọn tiêu. Bản thân tôi rất thích vị của tiêu và vô đây không chỉ nhìn thấy được các màu sắc của tiêu, các loại tiêu mà còn biết được người ta dùng tiêu để chế biến thành nhiều món rất đặc biệt”.
Cùng với nước mắm, hồ tiêu thì các mặt hàng làm từ quả sim ở Phú Quốc trở thành món quà đặc biệt, khiến du khách đến đây đều muốn được thưởng thức. Và trong hành trình đến với Phú Quốc, du khách rất thích đến thăm các vườn sim và tìm hiểu quy trình sản xuất các sản phầm làm từ sim. Ông Nguyễn Thanh Sơn, chủ vườn sim ở Phú Quốc, cho biết: “Hiện nay, những sản phẩm làm từ sim cũng là thế mạnh và đặc sản du lịch sau hồ tiêu, nước mắm và hải sản khác. Sim hiện nay làm rất nhiều sản phẩm về rượu như rượu vang, trà, siro, mứt…rất nhiều sản phẩm sạch. Sản phẩm này được người tiêu dùng đón nhận rất tốt. Cây sim là cây rừng nên tuyệt đối sạch và những sản phẩm từ sim và có giá trị dinh dưỡng. Trước nay cây sim mọc trên rừng năng suất không cao và không ổn định nên hiện nay chúng tôi nghiên cứu giống và xây dựng quy trình sản xuất sau đó chuyển giao cho người dân để bà con trồng trong vườn nhà”.
Chia tay Phú Quốc, du khách không khỏi quyến luyến khi tạm rời xa những bãi cát trắng mịn, nước biển xanh ngắt, những món ăn lạ miệng. Trong hành lý trở về nhà của mỗi du khách đều có ít nhiều một vài sản phẩm du lịch chỉ có ở Phú Quốc.
Lan Anh
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tính Cách Đặc Trưng Của Người Hàn Quốc trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!