Top 6 # Xem Nhiều Nhất Bản Đồ 7 Vùng Du Lịch Việt Nam Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tuvanduhocsing.com

Giới Thiệu Về Bản Đồ 7 Vùng Kinh Tế Việt Nam

Tổng quan về bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam

Dựa vào bản đồ Việt Nam trải dài từ Bắc xuống Nam bạn sẽ thấy các vùng kinh tế được phân biệt bằng các màu sắc khác nhau , bạn sẽ dễ dàng thấy được vị trí của cả 7 vùng kinh tế từ trên xuống dưới lần lượt gồm vùng Bắc Bộ, vùng Đồng Bằng sông Hồng, ở khu vực miền Bắc. Vùng Tây Nguyên, vùng Bắc Trung Bộ trải dài ở miền Trung với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ở phía Biển. Cuối cùng là vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng Bằng sông Cửu Long hay còn gọi là vùng Tây Nam Bộ ở miền Nam.

Trong đó, vùng Đồng Bằng châu thổ sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ đang là 2 vùng đầu tàu kinh tế của đất nước.

Đặc điểm các vùng kinh tế từ bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam

Điều kiện tự nhiên bao gồm điều kiện đất đai, điều kiện khí hậu, điều kiện địa hình sẽ quyết định đến điều kiện dân cư cũng như điều kiện kinh tế trong vùng. Tuy nhiên yếu tố kinh tế cũng phụ thuộc vào những chủ trương, chính sách quyết định của nhà nước về hướng đi phát triển kinh tế. Dựa vào bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam, chúng ta có thể quan sát được thông tin của các vùng kinh tế Việt Nam như sau. Bạn cũng có thể tham khảo riêng các mẫu bản đồ vùng miền tại website: http://bandohanhchinh.com/ . Với nhiều loại bản đồ riêng từng vùng miền, từng tỉnh thành sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn theo các vùng.

Vùng kinh tế trung du miền núi Bắc Bộ

Đây là vùng cực Bắc của Việt Nam với địa hình nhiều đồi núi và có nhiều tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú. Dù giao thông đã được nâng cấp khiến cho vùng này trở thành nơi giao lưu các vùng khác trong nước nhờ những tuyến đường quốc lộ được mở rộng nhưng dân cư trong vùng lại tập trung không đông, lao động có tay nghề, trình độ kỹ thuật lại thiếu. Từ đó, nền kinh tế chưa phát triển khả quan do thiếu thị trường và cơ sở vật chất cũng như lao động kỹ thuật so với các vùng khác.

Vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng

Đây là phần lãnh thổ nằm trên và lân cận khu vực đồng bằng sông Hồng, là trung tâm miền Bắc của Việt Nam. Vùng này vừa có diện tích đồng bằng được bồi đắp bởi sông Hồng nên thuận lợi phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải, phát triển dân cư, thương mại lại vừa có nhiều tài nguyên khoáng sản để phát triển khai khoáng.

Dân cư trong vùng tập trung đông đúc tại Hà Nội và những thành phố lân cận như Hải Phòng, Hải Dương với mật độ dân số cao, phát triển được đa dạng mọi ngành nghề. Có thể nói đây là vùng trung tâm kinh tế của cả khu vực Bắc Bộ.

Nền kinh tế của vùng còn bị trở ngại nhiều bởi mật độ dân số thưa thớt, hay bị thiên tai bão lũ nên làm các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài ít lựa chọn đầu tư.

Vùng kinh tế Tây Nguyên

Vùng Tây Nguyên với địa hình chủ yếu là đồi núi, địa hình trung bình cao nhất nước. Mặt ưu đãi của thiên nhiên là thuận lợi để phát triển các cây công nghiệp lâu năm, phát triển nông nghiệp và khai thác quặng, mỏ. Tuy nhiên, đây là vùng kinh tế kém phát triển bởi dân cư thưa thớt, đa số là lao động thiếu trình độ, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư nên không thể phát triển kinh tế đa dạng được.

Vùng kinh tế Đông Nam Bộ

Đây chính là vùng kinh tế đầu tàu của cả nước với địa hình bằng phẳng nhất, tập trung dân cư đông đúc nhất, mạng lưới giao thông và cơ sở hạ tầng phát triển tốt nhất. Về nguồn lao động thì vùng này tập trung đầy đủ tất cả lực lượng lao động đủ mọi ngành nghề, có cả những nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Do đó, vùng này phát triển đủ mọi ngành nghề và thu hút mọi nguồn lực kinh tế, nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Vùng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long

Đây là vùng kinh tế cuối cùng trên bản đồ khu vực kinh tế Việt Nam, tại điểm cực Nam của tổ quốc. Vùng Tây Nam Bộ là vùng đồng bằng lớn nhất cả nước do được hệ thống sông Cửu Long bồi đắp. Điều kiện tự nhiên của vùng vô cùng thích hợp để trồng trọt lúa nước, cây nông nghiệp, cây ăn trái, khai thác và nuôi thủy hải sản,… mang lại nguồn lợi rất lớn dù không có nhiều tài nguyên khoáng sản. Đây là vùng kinh tế nông nghiệp hiệu quả nhất cả nước dù vẫn còn những hạn chế về thiên tai, lũ lụt.

Bạn có thể tìm hiểu thêm tại các bài viết:

Vị trí Vĩ tuyên 17 trên bản đồ Việt NamBản Đồ Việt Nam Các Tỉnh ThànhBản đồ Miền Bắc Việt Nam

Qua bài viết này, tôi cũng muốn giới thiệu đến các bạn cửa hàng Map Design chuyên cung cấp bản đồ khổ lớn, để mua bản đồ các vùng kinh tế Việt Nam bạn hãy liên hệ với nhân viên tư vấn, để nhận được hướng dẫn lựa chọn kích thước phù hợp cho công việc và mục đích sử dụng của bạn.

7 Vùng Du Lịch Việt Nam

Vùng du lịch là các tiêu chí được đặt ra nhằm phân loại các khu vực nhằm phát triển du lịch dựa trên những đặc điểm tương đồng về tuyến hay điểm du lịch trong khu vực đó. Trước đây các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong ngành du lịch phân ra 3 vùng. Tuy nhiên để có thể phát triển sâu rộng và tối ưu hơn trong việc quản lí, Việt Nam nay đã được chia ra làm 7 vùng du lịch với chiến lược phát triển tới năm 2020.

Các tiêu chí để phân loại vùng du lịch

Loại hình sản phẩn

Điều kiện môi trường tự nhiên

Điều kiện môi trường nhân văn

Định hướng phát triển kinh tế – xã hội

Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

7 Vùng du lịch – 24 trọng điểm du lịch

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030″ ngày 22/1/2013 xác định rõ Việt Nam có 7 vùng du lịch với 24 trung tâm du lịch như sau:

Bao gồm 14 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang.

Vùng này có 5 trọng điểm du lịch là:

Sơn La – Điện Biên: gắn với Mộc Châu, hồ Sơn La, cửa khẩu quốc tế Tây Trang, di tích lịch sử Điện Biên Phủ và Mường Phăng.

Lào Cai gắn với cửa khẩu quốc tế Lào Cai, khu nghỉ mát Sa Pa, Phan Xi Phăng và vườn quốc gia Hoàng Liên.

Phú Thọ gắn với lễ hội Đền Hùng và hệ thống di tích thời đại Hùng Vương, du lịch hồ Thác Bà.

Thái Nguyên – Lạng Sơn gắn với hồ Núi Cốc, di tích ATK Định Hóa, Tân Trào, khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, khu nghỉ mát Mẫu Sơn.

Hà Giang gắn với công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, cảnh quan Mèo Vạc, Mã Pí Lèng, Na Hang…

Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

Gồm Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh,

Gồm 3 trọng điểm du lịch là:

Thủ đô Hà Nội gắn với hệ thống di tích lịch sử văn hóa nội thành và các cảnh quan tự nhiên vùng phụ cận.

Quảng Ninh – Hải Phòng gắn với cảnh quan biển đảo Đông Bắc đặc biệt là Hạ Long – Cát Bà, Vân Đồn, Đồ Sơn.

Ninh Bình gắn với Tam Cốc – Bích Động, Hoa Lư, Tràng An, Vân Long, Cúc Phương, Tam Chúc – Ba Sao và quần thể di tích, cảnh quan vùng phụ cận.

Vùng Bắc Trung Bộ

Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.

Vùng này có 4 địa bàn trọng điểm du lịch là:

Thanh Hóa và phụ cận gắn với điểm du lịch quốc gia Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Bến En và đô thị du lịch Sầm Sơn.

Nam Nghệ An – Bắc Hà Tĩnh gắn với Cửa Lò, Kim Liên, Đồng Lộc, cửa khẩu Cầu Treo, núi Hồng – sông Lam, Xuân Thành…

Quảng Bình – Quảng Trị gắn với Phong Nha – Kẻ Bàng, biển Cửa Tùng – Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, cửa khẩu Lao Bảo và hệ thống di tích chiến tranh chống Mỹ.

Thừa Thiên Huế

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Gồm các tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Vùng này có 3 địa bàn trọng điểm du lịch là:

Đà Nẵng – Quảng Nam gắn với Sơn Trà, Hải Vân, Hội An, Mỹ Sơn…

Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa gắn với các bãi biển Phương Mai, Đầm Ô Loan, vịnh Nha Trang, Cam Ranh…

Bình Thuận gắn với biển Mũi Né, đảo Phú Quý…

Vùng Tây Nguyên

Gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Vùng này có 3 trọng điểm du lịch là:

Thành phố Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, Đan Kia – Suối Vàng.

Đắk Lắk gắn với vườn quốc gia Yokđôn và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Gia Lai – Kon Tum gắn với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Măng Đen, Yaly.

Vùng Đông Nam Bộ

Gồm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Vùng này có 3 trọng điểm du lịch:

Thành phố Hồ Chí Minh gắn với khu rừng sác Cần Giờ và hệ thống di tích lịch sử văn hóa nội thành.

Tây Ninh gắn với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, núi bà Đen, hồ Dầu Tiếng.

Thành phố Vũng Tàu gắn với Long Hải, Phước Hải, Côn Đảo.

Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và TP. Cần Thơ. Vùng này có 4 trọng điểm du lịch:

Tiền Giang – Bến Tre gắn với du lịch miệt vườn Thới Sơn.

Cần Thơ – Kiên Giang gắn với biển đảo Phú Quốc, Hà Tiên.

Đồng Tháp – An Giang gắn với Tứ giác Long Xuyên, vườn quốc gia Tràm Chim.

Cà Mau gắn với U Minh – Năm Căn – mũi Cà Mau.

Chiến lược phát triển các vùng du lịch

Định hướng phát triển 7 vùng du lịch

Vùng Trung du miền núi phía Bắc phát triển theo hướng du lịch sinh thái và tìm hiểu văn hóa các dân tộc thiểu số

Vùng đồng bằng Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc gắn liền với các sản phẩm là di sản thiên nhiên thế giới và nền văn minh sông Hồng

Vùng Bắc Trung Bộ tập trung phát triển sản phẩm du lịch là di sản thiên nhiên, di sản văn hóa thế giới, di tích lịch sử cách mạng Việt Nam

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ gắn liền với du lịch biển đảo

Vùng Tây Nguyên sẽ tập trung phát triển và khai thác du lịch văn hóa Tây Nguyên và sinh thái cao nguyên đất đỏ

Vùng Đông Nam Bộ gắn với du lịch MICE, du lịch đô thị, tìm hiểu lịch sử cách mạng Việt Nam

Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long gắn với du lịch sông nước, miệt vườn

Với những định hướng phát triển dựa trên lợi thế, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, dân cư có sẵn. Mục đích được đặt ra chính là định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế, phát triển du lịch bền vững, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo được cảnh quan, văn hóa, môi trường, bản sắc. Tầm nhìn đến năm 2030 sẽ hoàn thành 4 dòng sản phẩm du lịch, có thương hiệu và sức cạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á cũng như trên quốc tế.

[alert-success]

SĂN VÉ MÁY BAY NỘI ĐỊA – QUỐC TẾ GIÁ RẺ TẠI MINH QUÂN NHẬN ƯU ĐÃI LỚN

” MIỄN PHÍ XIN VISA THỊ THỰC

” MIỄN PHÍ ĐÓN TAXI TẠI SÂN BAY

” MIỄN PHÍ TÍCH ĐIỂM ĐỔI QUÀ

” MIỄN PHÍ CANH, SĂN VÉ GIÁ RẺ

MINH QUÂN – ĐẠI LÝ VÉ MÁY BAY CẤP 1 TRÒN 18 NĂM TUỔI

HOTLINE: 0904 004 004

WEBSITE: VEMAYBAYTRUCTUYEN.COM.VN

[/alert-success]

Bản Đồ Tỉnh Khánh Hòa 【Bản Đồ Việt Nam】

Khánh Hòa – tên gọi một vùng đất đầy tiềm năng và khát vọng, chính là sự gửi gắm ước mơ của các bậc tiền nhân từng mang gươm đi mở nước, khai sơn phá thạch, lập nên một vùng đất mới vào những năm giữa thế kỷ 17. Vùng đất được khai sinh trong hành trình dựng nước ấy chính là sử sở Trầm Hương, xứ sở của những con người hiền hòa, trung hậu. Nơi tiềm ẩn bao khởi sắc của thiên nhiên

Ngày nay Khánh Hòa đã trở thành một vùng đất giàu đẹp, đúng với tên gọi của nó

back to menu ↑

🏆 Danh Sách Các Đơn Vị hành Chính Tỉnh Khánh Hòa:

Tỉnh Khánh Hòa có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 6 huyện với 140 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 35 phường, 6 thì trấn và 99 xã. Cụ thể như sau:

back to menu ↑

🏆 Vị Trí Đia Lý Bản Đồ Tỉnh Khánh Hòa:

Khánh Hòa là một trong những tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Ở hướng tây Bắc giáp với tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk, tỉnh Lâm Đồng về hướng Tây Nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng Nam, và biển Đông về hướng đông. Quần đảo Trường Sa nằm dưới sự quản lý của tỉnh Khánh Hòa, nhưng bị tránh chấp về chủ quyền bởi một số quốc gia khác

Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là thành phố Nha Trang

back to menu ↑

🏆 Bản Đồ Tỉnh Khánh Hòa Chi Tiết Và Đầy Đủ Nhất:

back to menu ↑

🏆 Bản Đồ Tỉnh Khánh Hòa Chi Tiết Trên Googlemaps:

back to menu ↑

🏆 Những Địa Điểm Thú Vị Về Tỉnh Khánh Hòa:

Khánh Hòa là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của nước ta và cả thế giới. Việc sở hữu khí hậu dễ chịu và có nhiều cảnh quan đẹp cho nên bạn có thể tham quan địa điểm này bất kì mùa nào trong năm.

1/ Khu du lịch Vinpearl Land:

Vinpearl Land là một khu du lịch nổi tiếng thuộc tập đoàn Vin Group, một ông lớn của nước ta. Tại khu du lịch sang trọng này thu hút rất nhiều du khách ở trong nước và ngoài nước

Nếu bạn yêu thích những bộ xương hóa thạch của những sinh vật dưới biển hay trên đất liền qua các thời kỳ, thì đây chính là khu du lịch hấp dẫn và hùng vĩ nhất tại tỉnh Khánh Hòa

Bạn muốn ngắm khung cảnh biển rộng mênh mông và với sinh vật đa dạng bậc nhất tại Việt Nam. Không chỉ hấp dẫn bởi bãi tắm biển t rong vắt, xanh ngắt, với bờ cát trắng trải dài, những vách đá cheo leo, hoang sơ chứa đầy tổ yến mà còn thu hút du khách bởi quán bar nổi trên mặt biển, dịch vụ thăm quan lòng biển bằng tàu đá kính và lặn biển kháp phá rạn san hô lộng lẫy

Đại Lãnh là một trong những bãi biển đẹp nhất miền Trung với dải cát dài trắng mịn và những hàng phi lao chạy dài.

Cám ơn các bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi ngày hôm nay!

Bản Đồ Tỉnh Thừa Thiên Huế【Bản Đồ Việt Nam】

Tỉnh Thừa Thiên – Huế với lợi thế có bờ biển dài hệ sinh thái đa dạng cùng hệ thống sông suối phong phú tạo thành một tiệm năm lớn cho loại hình phát triển sinh thái. Đặc điểm trong những dịp hè thì những cảnh quan của Huế cũng được đẹp hơn, trở thành điểm đến không thể bỏ qua cho những du khách ở trong và cũng như ngoài nước. Một khi đến với các thị xã, huyện của tỉnh Thừa Thiên – Huế các bạn sẽ được hòa mình vào không khí trong lành của cây xanh, hay các suối thác mát mẻ hoặc có thể tự mình đạp xe về các miền quê để có thể tìm hiểu cuộc sống đời thường của người dân địa phương

back to menu ↑

🏆 Danh Sách Các Đơn Vị Hành Chính Tỉnh Thừa Thiên – Huế:

back to menu ↑

🏆 Vị Trí Địa Lý Bản Đồ Tỉnh Thừa Thiên – Huế:

Tỉnh Thừa Thiên – Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất liệ và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất liền Thừa Thiên – Huế có tọa độ địa lý như sau:

Điểm cực Bắc: 16°44′ 30″ vĩ Bắc và 107° 23′ 48″ kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.

Điểm cực Nam: 15° 59′ 30″ vĩ Bắc và 107° 41′ 52″ kinh Đông ở đỉnh núi cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.

Điểm cực Tây: 16° 22′ 45″ vĩ Bắc và 107° 00′ 56″ kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới.

Điểm cực Đông: 16° 13′ 18″ vĩ Bắc và 108° 12′ 57″ kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

Theo số liệu wikipedia

back to menu ↑

🏆 Bản Đồ Tỉnh Thừa Thiên Huế Chi Tiết Và Đẩy Đủ Nhất:

back to menu ↑

🏆 Những Địa Điểm Thú Vị Về Tỉnh Thừa Thiên Huế:

1/ Đại Nội Huế:

Nếu bận yêu thích những công trình lịch sử và yêu thích văn hóa của đất nước Việt Nam thì quần thể di tích kinh thành Huế là một địa điểm không thể bỏ qua được. Được UNESSCO công nhận là di tích văn hóa thế giới, khi các bạn đến đây sẽ được sống lại và hồi tưởng lại một thời kỳ hào hùng của nhà Nguyễn.

2/ Vườn Quốc Gia Bạch Mã:

Hòa mình vào thiên nhiên, sống suối và hít thở một không khí trong lành chính là một trong những điều tuyệt vời nhất mà vườn quốc gia Bạch Mã đem đến cho bạn. Đây chính là địa điểm du lịch hot nhất trong những năm trở lại đây.

3/ Cầu Gỗ Lim:

Với việc được xây dựng vào cuối năm 2018 với kinh phí lên đến 118 tỷ đồng, thì cầu gỗ lim đã và đang nổi lên như một hiện tượng. Tại đây bạn có thể quan sát được 1 phần của sống Hương và biểu tượng của thành phố Huế đó chính là cầu Trường Tiền.

4/ Phá Tam Giang:

Cám ởn các bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi bài viết này của chúng tôi.