Top 8 # Xem Nhiều Nhất Du Lịch Bạc Liêu Trong Ngày Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Tuvanduhocsing.com

Bạc Liêu 1 Ngày Giá Tốt Nhất

Nằm trong vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long, chứa đựng dấu vết của văn hoá Khmer độc đáo, Sóc Trăng – Bạc Liêu là hai địa danh nổi bật trong những tour du lịch Miền Tây của Thám Hiểm MeKong.

Tour Miền Tây: Sóc Trăng – Bạc Liêu 1 ngày được nhiều du khách yêu thích và lựa chọn vì có nhiều điểm tham quan hấp dẫn, vừa giá cả hợp lý vừa chất lượng dịch vụ đạt chuẩn.

Những trải nghiệm thú vị trong chương trình Tour Sóc Trăng – Bạc Liêu 1 ngày:

Tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Khmer qua các ngôi chùa độc đáo ở Sóc Trăng: Chùa Chén Kiểu, Chùa Dơi, Chùa Som Rong.

Thăm vùng đất Bạc Liêu chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của Nhà Công Tử Bạc Liêu nghe Giai Thoại Công Tử Bạc Liêu một thời nổi tiếng giàu có và ăn chơi.

Tham quan chụp hình ở cánh đồng điện gió Bạc Liêu.

Tìm hiểu nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ tại khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu.

Thưởng thức các món ăn dân dã đậm chất Miền Tây.

Liên lạc để được tư vấn và hỗ trợ:

Điện thoại: 0292 3819 219  / 0292 6265 888  hoặc 0932 886 008 (Ms Chi) 

GIÁ TOUR TRỌN GÓI Giá tour VNĐ cho mỗi khách Người lớnTrẻ emĐẶT TOUR

890,000 ₫

445,000 ₫

BẢNG GIÁ TOUR CẦN THƠ – SÓC TRĂNG – BẠC LIÊU Nhóm khách 3 khách 4 -5 khách 6-7 khách Giá/khách

1.290

1.060

890

Nhóm khách

8-9 khách

10-11 khách

12 khách+

Giá/khách

790

720

670

Hành trình & Giới thiệu

Khởi hành: Từ Cần Thơ

Thời gian: 1 ngày

Sáng

Du Lịch Thám Hiểm Mekong đón Quý khách tại điểm hẹn Cần Thơ. Đoàn trở lên xe khởi hành đi tham quan:

Cánh Đồng Điện Gió Bạc Liêu: Với cánh đồng quạt gió khổng lồ quay trên nền trời xanh thẳm là điểm nhấn ấn tượng để du khách muốn đến ngay với Bạc Liêu. Khung cảnh cánh đồng rộng lớn với hàng chục tua-bin gió khổng lồ luôn khiến du khách nghĩ về đất nước Hà Lan xa xôi hay bầu trời phương Tây lãng đãng, yên bình.

Chùa Xiêm Cán: là một trong những ngôi chùa Khmer lớn và đẹp lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam bộ. Sự uy nghi và kiến trúc tuyệt đẹp của chùa Xiêm Cán luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách. Chính vì vậy, đây là một trong những địa điểm đặc sắc của du lịch Bạc Liêu.

Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu – Một công trình khái quát về thân thế, sự nghiệp của cố nhạc sĩ Cao Văn lầu, ghi nhận công lao và tôn vinh những đóng góp to lớn của ông cho nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và là người sản sinh ra bản Dạ cổ Hoài lang bất hủ – Tiền thân của bài vọng cổ trên sân khấu cải lương ngày nay.

Quảng Trường Hùng Vương: là một trong những quảng trường đẹp nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Quý khách đến chụp hình lưu niệm tại biểu tượng cây đờn kìm cách điệu có tổng chiều cao 18,6m là cây đàn lớn nhất Việt Nam. Tận mắt ngắm nhìn công trình nhà hát Cao Văn Lầu có kiến trúc ấn tượng.

Trưa Qúy khách dùng cơm trưa với các món ăn địa phương. Chiều

Tham quan Nhà Công Tử Bạc Liêu, người nổi tiếng giàu có ăn chơi đất Sài Gòn và Miền Nam những năm 1930, 1940. Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1919, do kĩ sư người Pháp thiết kế, ngôi biệt thự khoát lên mình một vẻ Tây Âu hiện đại và sang trọng. 

Đến Sóc Trăng, du khách viếng một trong những ngôi chùa cổ mang đậm dấu ấn Khmer như:

Chùa Chén Kiểu: hay còn gọi là chùa Sa Lôn có phong cách kiến trúc “độc nhất vô nhị” tường của ngôi chùa này được ốp bởi những mảnh chén, dĩa, sành sứ nhìn rất lạ mắt nhưng vô cùng thẩm mỹ.

Chùa Dơi hay chùa Mã Tộc, chùa Mahatup là quần thể kiến trúc tiêu biểu trong tín ngưỡng của đồng bào Khmer. Đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo, diễm lệ của ngôi chùa cổ hơn 400 tuổi, mà còn được hòa mình vào thiên nhiên huyền bí với những bầy dơi treo mình trên khắp những tán cây trong khuôn viên chùa.

Chùa Som Rong: có tên đầy đủ là chùa Botum Vong Sa Som Rong. Kiến trúc chùa là của người Khmer nhưng được kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Đặc biệt đây là ngôi chùa có Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn lớn nhất Việt Nam.

Ghé tham quan và mua sắm và tìm hiểu quy trình sản xuất đặc sản bánh Pía Sóc Trăng. Khởi hành về Cần Thơ. Chia tay – Kết thúc chương trình tour.

Nhóm từ 12 khách trở lên vui lòng liên hệ về 0961.73.68.68 để có giá tốt hơn !

Giá tour đã bao gồm:

Xe tham quan du lịch đời mới, máy lạnh suốt chương trình.

Hướng dẫn viên Tiếng Việt chuyên tour suốt tuyến.

Vé tham quan các điểm trong chương trình.

Các bữa ăn trong chương trình:

01 bữa chính: 130.000 đồng/ khách/ bữa

Nước suối: 01 chai/ 01 khách/ 01 ngày.

Khăn lạnh: 01 cái/ 01 khách/ 01 ngày.

Nón du lịch: 01 cái /khách/chương trình.

Bảo hiểm du lịch, mức bồi thường tối đa: 20.000.000 vnđ/ khách/ vụ.

Giá tour chưa bao gồm:

Hóa đơn GTGT

Chi phí ăn uống ngoài chương trình: bia, rượu, nước ngọt…

Chi phí cá nhân, chi phí tham quan các điểm ngoài chương trình.

Giá tour trẻ em:

Trẻ em dưới 5 tuổi: miễn phí.

Trẻ em từ 06 tuổi đến 10 tuổi: 50% giá tour.

Trẻ em từ 11 tuổi trở lên: 100% giá tour.

Nên mang theo gì?

Kính mát

Máy quay phim, chụp hình

Lưu ý:

TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY CÙNG THỔ ĐỊA

MỖI HÀNH TRÌNH LÀ MỘT TRẢI NGHIỆM !

CÔNG TY TNHH DU LỊCH THÁM HIỂM VÀ SỰ KIỆN ĐỒNG BẰNG MEKONG Trụ sở: Số 58, Đường Trần Bình Trọng, chúng tôi Phú, chúng tôi Kiều, Tp.Cần Thơ. Điện thoại: 0292 3 819 219 – Fax: 0292 3 819 219 – Hotline: 0919 44 45 45 Email: contact@mekongdeltaexplorer.vn/thamhiemmekong@gmail.com Website: www.thamhiemmekong.com

Phát Triển Du Lịch Bạc Liêu Trong Tình Hình Mới

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, ngành du lịch đã có bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thu hút đầu tư; tạo nhiều việc làm; xóa đói giảm nghèo; nâng cao dân trí; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc; xây dựng và quảng bá hình ảnh đất, văn hóa, con người Bạc Liêu năng động, hiếu khách, thân thiện trọng nghĩa, trọng tình. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu như tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Bạc Liêu thu nhập xã hội từ du lịch, tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch trong GDP của tỉnh và năng lực cạnh tranh của du lịch còn thấp so với các tỉnh trong khu vực. Bên cạnh đó nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng du lịch còn thấp. Mặt khác, nhận thức về phát triển du lịch ở một số nơi còn hạn chế; sự phối hợp liên ngành chưa hiệu quả; vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành chưa phát huy đầy đủ; hiệu quả hoạt động xúc tiến quảng bá chưa cao, nguồn nhân lực du lịch và hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; đầu tư cho du lịch chưa tương xứng; một số chính sách thúc đẩy phát triển du lịch còn bất cập, chưa tháo gỡ kịp thời; tình hình an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường tại một số điểm đến chưa được duy trì thường xuyên có hiệu quả.

Để khai thác, phát huy hiệu quả các nguồn lực, tài nguyên du lịch của tỉnh nhà, tận dụng cơ hội thuận lợi trong nước, tạo bước phát triển đột phá cho ngành du lịch trong thời kỳ mới đưa ngành du lịch Bạc Liêu phát triển nhanh, hiệu quả trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có tính chất động lực. Vai trò của Ngành VHTTDL cùng với các cấp, các ngành cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, đem lại hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế – xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo; tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm môi trường cho phát triển du lịch.

Tại các địa phương trọng điểm về du lịch như trung tâm thành phố Bạc Liêu, huyện Giá Rai tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, vận động nhân dân tự giác và tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; tăng cường thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự, tôn trọng pháp luật; xây dựng phong trào ứng xử văn minh, có thái độ cởi mở, chân thành đối với khách du lịch.

Thực trạng hiện nay Bạc Liêu là một trong những tỉnh có sản phẩm thương hiệu văn hóa du lịch đặc trưng nhiều nhất trong vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL khá sinh động theo các dòng sản phẩm như sản phẩm văn hóa lịch sử, tâm linh tín ngưỡng, nghệ thuật đờn ca tài tử, Công tử Bạc Liêu, sinh thái rừng biển, Điện gió, các công trình nghệ thuật kiến trúc lâu đời và hiện đại chính điều đó chúng ta cần quan tâm nhiều hơn về chất lượng để chẳng những được duy trì mà còn phát huy được hiệu quả. Chiến lược chất lượng thể hiện ở từng chi tiết sản phẩm, từng phân khúc trong chuổi dịch vụ và trong tổng thể điểm đến. Chất lượng dịch vụ phải được đo bằng sự hài lòng của khách, chất lượng điểm đến chỉ có thể đánh giá bằng giá trị trãi nghiệm mà du khách tiếp nhận được. Như vậy nhu cầu và sự kỳ vọng của du khách là tối thượng phải được đáp ứng thỏa mãn trong môi trường luôn luôn biến đổi. Du khách là trung tâm thì mục tiêu phát triển bền vững phải đảm bảo sự cân đối giữa việc làm hài lòng khách với lợi ích của điểm đến trong đó chính quyền, doanh nghiệp và người dân đều có vai trò quyết định tạo điều kiện thuận lợi nhất tháo gỡ những rào cản tạo môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp, nâng cao nhận thức và chung tay cải thiện môi trường du lịch văn minh, thân thiện, an toàn…Chiến lược phát triển tư duy các sản phẩm được chuyển hóa thành chiến lược hành động trong từng lĩnh vực. Về thị trường phân đoạn theo mục đích, động cơ du lịch nhắm tới thị trường khách nghĩ dưỡng dài ngày, do đó cần nghiên cứu những sản phẩm tương ứng với những phân đoạn thị trường mục tiêu hướng tới đáp ứng nhu cầu đa dạng, khác biệt huy động mọi người cùng tham gia cung ứng dịch vụ. Bên cạnh đó cần quan tâm quản lý quy hoạch đúng theo định hướng phát triển khu, điểm du lịch tôn trọng tính đa dạng văn hóa, đa dạng sinh học và không gian khác biệt, nhưng đòi hỏi có sự kết nối tinh tế đặc biệt coi trọng các yếu tố bản địa và cuộc sống của cộng đồng dân cư. Đồng thời tập trung phát triển nguồn nhân lực lấy kỷ năng chuyên nghiệp làm trọng trong tương tác với du khách, quản trị liên kết kỷ năng nghề làm nền tảng, tập trung phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất kỷ thuật kết hợp với các yếu tố truyền thống với các yếu tố hiện đại lồng ghép hài hòa với các yếu tố vùng, địa phương trong tỉnh nhằm nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong cùng một sản phẩm.

Thực trạng tình hình du lịch tỉnh Bạc Liêu trong những năm gần đây xác định rõ du lịch Bạc Liêu “Điểm hẹn văn hóa” do vậy các ngành chức năng cần tiếp tục nghiên cứu nội hàm sản phẩm nhằm hướng tới bảo tồn sức mạnh văn hóa nội sinh. Đồng thời cải tạo nâng cấp hoàn thiện các công trình dự án, chỉnh trang diện mạo văn minh đô thị, văn hóa nông thôn, kích thích đầu tư phát triển sản phẩm ngành nghề gắn liền với tăng cường đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hiện đại hóa các cơ sở vật chất kỷ thuật đáp ứng thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách, tạo ra sức lan tỏa có tầm ảnh hưởng sâu rộng bởi những sản phẩm văn hóa đặc trưng khác biệt làm cho du khách cứ mỗi lần quay lại chiêm ngưỡng và hưởng thụ thấy được chiều sâu của sự tinh tế sáng tạo mới lạ luôn luôn hấp dẫn.

Bài: Minh Huấn

Du Lịch Bạc Liêu

Đi du lịch Bạc Liêu ở đâu đẹp

Nhà máy điện gió Bạc Liêu

Nhà máy điện gió Bạc Liêu là một công trình hiện đại được xây dựng tân dụng năng lượng gió để tạo điện. Mục đích ban đầu nó chỉ để tạo dựng một nguồn năng lượng thân thiện môi trường. Nhưng về sau, du khách càng đến tấp nập hơn để tham quan. Dần dần nó trở thành một điểm du lịch khá hút khách du lịch ở Bạc Liêu.

Đến với Nhà máy điện gió Bạc Liêu, bạn sẽ được chứng kiến một cánh đồng quạt gió hoành tráng. Nơi những tuabin gió khổng lồ hướng ra mặt biển đông. Những cánh quạt xoay chiều tạo những dòng điện truyền tải vào lưới điện.

Bạn sẽ được chụp hình với phông nền là những cánh quạt gió tuyệt vời. Chắc chắn sẽ có người tưởng rằng đó là một Hà Lan – xứ sở của quạt gió.

Giá vé vào điện gió Bạc Liêu

Giá vé vào cổng: 20.000đ/người.

Tiền giữ xe máy: 3.000đ/xe.

Địa chỉ điện gió Bạc Liêu

Địa chỉ: Đê biển, Vĩnh Trach Đông, Bạc Liêu, Việt Nam.

Nhà công tử Bạc Liêu

Công tử Bạc Liêu là một truyền kỳ xứ sở này. Sự chịu chơi của ông đã để lại những giai thoại và sự tích thú vị. Tìm về nhà của công tử Bạc Liêu, bạn sẽ được chiêm ngưỡng ngôi nhà được định giá hơn 40 tỷ của ông. Bạn còn được nghe những giai thoại thú vị về người đàn ông này.

Ngôi nhà công tử Bạc Liêu với kiến trúc nhà cổ kết hợp văn hóa Đông Tây khá đặc trưng. Ngôi nhà còn giữ nguyên vẹn nhiều hiện vật từ xưa như lư đồng, tivi, bộ chén dĩa, bàn ghế và những vật dụng thường ngày đến giá trị cao.

Mức giá vé vào cổng nhà công tử Bạc Liêu

Giá vé: 20.000đ/vé. Vé bao gồm phí vào cổng và nghe thuyết minh miễn phí.

Địa chỉ Nhà công tử Bạc Liêu

Địa chỉ: 13 Điện Biên Phủ, Phường 3, Bạc Liêu, Việt Nam

Nhà mát Bạc Liêu

Khu du lịch ở đây khi được xây dựng lên được trông chờ trở thành một Suối Tiên mới ở miền Tây. Tuy vậy, sau khi khánh thành, nó không quá hoành tráng như trên thiết kế. Tuy là một khu vui chơi nữa vời. Nhưng với không gian hướng ra biển cũng khá thoải mái để bạn dừng chân.

Hải sản ở đây được đánh giá khá mắc so với bên ngoài. Nhưng cũng khá tươi sống. Ngoài ra, nếu mang theo trẻ em bạn có thể để chúng ra khu vui chơi với nhiều trò chơi khác nhau.

Địa chỉ Nhà mát Bạc Liêu

Địa chỉ: Bạch Đằng, Phường Nhà Mát, Bạc Liêu, Việt Nam.

Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer lớn và đẹp nhất trong hệ thống chùa Khmer Nam bộ. Mọi kiến trúc ở đây đều thể hiện đầy đủ nét văn hóa của một chùa chiềng người Khmer. Chùa được xây từ thế kỷ 19 và được trùng tu nâng cấp đến ngày nay. Diện tích của chùa lên đến 500.000m2.

Chùa có nhiều tượng Phật lớn thể hiện nhiều dáng của đức Phật. Từ ngồi thiền, nằm nghỉ đến đứng. Không khí của chùa cũng khá yên tĩnh và thanh bình. Nơi đây vẫn chưa phải là điểm du lịch quá đông người đến.

Địa chỉ chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Địa chỉ: ĐT31, Vĩnh Trach Đông, Bạc Liêu, Việt Nam.

Bạc Liêu ngày nay clip từ kênh Zai Tri

Mẹ Nam Hải Bạc Liêu

Mẹ Nam Hải được xây dựng từ năm 1973. Đây là tượng Quan Âm lớn và nơi tín ngưỡng linh thiêng của Bạc Liêu. Ngoài miếu bà chúa Xứ ở An Giang thì mẹ Nam Hải là nơi tín ngưỡng linh thiêng nhất ở miền Tây.

Tượng mẹ Nam Hải trước đây là một tượng Quan Âm nằm lẻ loi giữa rừng hoang sơ. Với độ cao 11m mặt hướng ra biển. Tượng Quan Âm hiền từ được nhiều người dân đến cúng bái, cầu phước lành mỗi khi nhà có người thân ra biển.

Sau này, sự linh thiêng của tượng bà Quan Âm lan truyền. Nhiều nhà hảo tâm đã quyên góp tiền của xây dựng một ngôi chùa lớn. Sau này nhiều người không còn gọi là tượng bà Quan Âm nữa mà gọi với cái tên thân thương mẹ Nam Hải.

Nơi đây, ngoài tượng mẹ Nam Hải cao 11m to lớn, thì còn hàng chục tượng phật bà Quan Âm khác nằm trong khuôn viên chùa. Những tượng Quan Âm được điêu khắc với nhiều hình thái khác nhau vô cùng tinh xảo.

Địa chỉ mẹ Nam Hải

Địa chỉ: Đê Biển, Phường Nhà Mát, Bạc Liêu, Việt Nam.

Cánh đồng muối Bạc Liêu

Cánh đồng muối Bạc Liêu luôn là một trong những cảnh quan tuyệt vời với những nhà nhiếp ảnh. Nơi đây luôn cho ra đời nhiều bức tranh đoạt giải thưởng trong ngoài nước. Mặt nước đặc biết được ánh sáng chiếu long lanh xuyên qua như một bức tranh hoàn mỹ. Mỗi hạt muối đều kết tinh thành những ô sáng. Tất cả gom thành một núi nhỏ tinh khiết tuyệt vời.

Mùa vụ muối thu hoạch được diễn ra vào tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Những người nông dân thu hoạch muối, gom thành từng ô muối nhỏ khác nhau. Mỗi ô nhỏ có nhiều ụ muối khác nhau.

Kinh nghiệm chụp hình cánh đồng muối là bạn nên xin phép người dân trước. Vào buổi trưa muối sẽ bốc hơi tạo thành hơi nước thấm vào cơ thể dễ gây bệnh. Bạn nên cẩn thận khi đi vào buổi trưa nóng. Bạn cũng nên mang ủng hoặc giày khi vào đây, tránh tiếp xúc trực tiếp cùng muối đang phơi.

Địa chỉ cánh đồng muối Bạc Liêu

Cánh đồng muối Bạc Liêu không có địa chỉ cụ thể. Nhưng bạn có thể đến địa chỉ sau và hỏi những người đân ở đây nơi thu hoạch muối.

Địa chỉ: Vĩnh Mỹ A, Hoà Bình, Bạc Liêu, Việt Nam.

Vườn nhãn cổ Bạc Liêu

Vườn nhãn cổ ở Bạc Liêu có tuổi đời hơn 100 năm tuổi là địa điểm đặc biệt tiếp thôi Huynh Hieu Travel xin giới thiệu cho bạn. Vườn nhãn có diện tích trên 230 ha, là một niềm tự hào của những người làm vườn Bạc Liêu.

Đất ở Bạc Liêu khó trồng trọt, vì vị trì gần biển nên đa phần nhiễm mặn khá nhiều. Người dân Bạc Liêu trước đây phải đắp đất, lấn biển chống chọi sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Đặc biệt, nơi đây có một số cây nhãn cổ thụ trăm năm tuổi với gốc cây tay người ôm không xuể.

Đến vườn nhãn cổ Bạc Liêu du lịch vừa khám phá sự thanh bình miệt vườn. Bạn vừa chứng kiến lịch sử 100 năm một nhà vườn, được xây dựng từ bao đời. Ngoài ra, vườn nhãn ở đây cũng phục vụ một số loại hình giải trí như ca hát, nhảy múa. Thông thường mùa nhãn sẽ được diễn ra vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 hàng năm.

Địa chỉ vườn nhãn cổ Bạc Liêu

Địa chỉ: TL 31, Vĩnh Trach Đông, Bạc Liêu, Việt Nam.

Hướng dẫn đi Bạc Liêu du lịch

Tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đi Bạc Liêu du lịch thích hợp nhất.

Đi du lịch Bạc Liêu từ Hà Nội, Đà Nẵng

Để đi du lịch Bạc Liêu phương tiện tốt nhất di chuyển là máy bay. Bạn nên đặt mua vé máy bay từ các hãng Vietjet Air, Vietnam Airlines và Jetstar Airways. Tuyến bay đến tỉnh miền Tây gần nhất là Cần Thơ. Giá vé thông thường từ 800.000đ – 3.000.000đ tùy vào hãng bay và thời gian đặt vé máy bay.

Mẹo đặt giá rẻ là bạn nên đặt vé khoảng thời gian cách chuyến bay từ 3 tháng đến 1 tháng. Giá thời điểm đó sẽ rẻ hơn.

Đi du lịch Bạc Liêu từ Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh)

Phương tiện du lịch Bạc Liêu tốt nhất từ Sài Gòn là xe bus. Bạn nên đặt xe bus hai hãng xe Phương Trang và Thành Bưởi. Thời gian di chuyển khoảng 5 tiếng. Giá vé khoảng 120.000đ – 180.000đ/vé.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng xe hơi hoặc xe máy để di chuyển thẳng đến Bạc Liêu. Nhưng đoạn đường sẽ khá xa.

Đi du lịch Bạc Liêu từ Cần Thơ

Du lịch Bạc Liêu từ Cần Thơ bạn có thể chọn phương pháp đi xe máy. Nhưng khoảng cách cũng khá là xa. Bạn có thể dùng xe bus đi đến Sóc Trăng rồi thuê xe máy tham quan hết thành phố này và di chuyển thẳng đến Bạc Liêu.

Tour du lịch Bạc Liêu 1 ngày

Bạn không nên chỉ du lịch Bạc Liêu trong 1 ngày. Bạn có thể kết hợp du lịch Sóc Trăng và Bạc Liêu cùng một ngày. Đây là hai tuyến điểm du lịch kết hợp với nhau khá hay. Tour du lịch mà tôi giới thiệu bạn sẽ đưa bạn tham quan 3 ngôi chùa nổi tiếng ở Sóc Trăng là chùa Dơi, chùa Đất Sét, chùa Chén Kiểu. Sau đó bạn sẽ được tham quan nhà công tử Bạc Liêu và Điện gió Bạc Liêu.

Ăn gì ở Bạc Liêu

Bánh củ cải

Bánh củ cải là một loại bánh đơn giản hay bày bán ở chợ. Bánh này ăn vặt khá ngon lại chắc bụng. Nguyên liệu chính là bột mì tinh pha với củ cải nghiền nát. Nhân bánh thường là nhân thịt, tép bạc, đậu xanh được trộn chung và nghiền nát với nhau.

Khi ăn kèm với rau sống, chấm nước mắm nêm. Nước mắm nêm được làm tùy theo khẩu vị và tay nghề người làm. Nó là thứ khá quan trọng khi ăn. Nước mắm được pha cùng chanh, đường, tỏi và ớt với công thức riêng mỗi người.

Bạn có thể tìm loại bánh này ở các hàng ăn vặt hoặc chợ một cách dễ dàng.

Bánh tằm bì Ngan Dừa

Ngan Dừa là một địa danh nằm trong tỉnh Bạc Liêu nhưng không phải là một điểm du lịch nổi tiếng. Nhưng bánh tằm ở đây thì ngon số một Bạc Liêu. Nhiều nơi cũng đã chế biến theo công thức bánh tằm bì ở đây.

Bánh tằm bì Ngàn Dừa có loại bánh khá đặc biệt. Độ dày của nó to hơn rất nhiều so với bún, khi ăn hàm lượng bột cũng cao hơn nhiều. Nguyên liệu chính thường chỉ là bì và thịt luộc mà thôi. Khi ăn sẽ rắc một ít mỡ hành lên bên trên kèm theo dưa chua.

Đặc biệt là món nước chấm để chan cùng phải là hai loại. Một là nước mắm nêm vị chua chua ngọt ngọt. Hai là nước cốt dừa béo ngậy dễ ăn. Hai vị này trộn chung bổ trợ cho nhau vừa béo lại vừa ăn không bị ngấy. Đôi khi người ta cũng cho thêm đậu phộng rang giã nhuyễn và xíu mại vào tô bánh tằm để tặng chất lượng tô bún hơn.

Món ăn này thường dùng để ăn sáng là tốt nhất. Bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy nó ở nhiều khu chợ khác nhau.

Ba khía

Món ba khía này có nguồn gốc từ người Khmer. Ba khía là một con cùng họ với cua đồng và có hình dáng tương tự nhưng nhỏ hơn. Sau khi làm chín ba khía, người ta xé nhỏ nó ra và trộn với các loại gia vị khác nhau.

Gia vị thường là đường, tỏi, ớt, bột ngọt, nước mắm,… Để gia vị ngấm vào ba khía từ từ. Khi ăn vị ngọt ngọt, chua chua hòa quyện cùng hương vị của thịt ba khía làm chúng ta nhớ mãi món ăn dân dã này.

Dưa chua bồn bồn

Bồn bồn là một loại cây chỉ có nhiều ở một số vùng miền ở Bạc Liêu, Cà Mau. Bồn bồn khi ăn sống có vị thanh, giòn giòn. Để ngâm chua bồn bồn, ta lựa cây non và ngâm như món dưa chua thông thường. Khi ăn rất ngon, thấm hương vị dân dã miền Tây mà không nơi khác có được.

Kinh nghiệm du lịch Bạc Liêu

Bạn nên kết hợp hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu lại trong hành trình du lịch của mình. Bạn có thể tham khảo chi tiết Du lịch Sóc Trăng ở đây: https://huynhhieutravel.com/du-lich-soc-trang

Bạc Liêu là một trong những tỉnh thành có cái nắng khá là gay gắt. Đặc biệt vị trí gần biển nữa, nên bạn cần mang theo áo khoác, mũ và cả khẩu trang nếu muốn tránh nắng.

Lễ hội ở Bạc Liêu

Bạc Liêu ngoài những điểm du lịch thú vị thì lễ hội cũng là một phần đắc sắc nơi đây. Đặc biệt với vị trí gần biển và nhiều dân tộc sinh sống nên màu sắc lễ hội ở đây cũng khá đa dạng. Nó thể hiện rõ nét những đặc trưng văn hoá vùng miền Bạc Liêu.

Lễ hội Nghinh Ông Bạc Liêu

Dường như bất kỳ ở tỉnh nào giáp biển Đông đều có một lễ hội Nghinh Ông riêng biệt. Nó thể hiện rõ nét văn hoá đặc sắc của ngư dân vùng biển miền Tây. Thời gian tổ chức lễ hội Nghinh Ông ở Bạc Liêu vào ngày 9 và ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Lễ Nghinh Ông cũng là lễ nói lên sự thành kính của người ngư dân ở đây với thần cá Ông. Tương truyền mỗi khi người dân đi biển gặp nạn, cá Ông thường giúp đỡ họ và mang vào bờ. Vì thế, cá Ông luôn là một loài vật vô cùng linh thiêng với những người ngư dân miền biển.

Lễ hội sẽ tổ chức cúng viếng từ các đình thần gần đó. Người dân sẽ tổ chức đoàn diễu hành với lân sư rồng múa phía trước. Sau đó hàng trăm ghe tàu của ngư dân tiến ra biển Đông. Sau khi làm lễ khấn vái xong mọi người sẽ quay lại đất liền và tổ chức tiệc tùng linh đình.

Lễ hội Dạ Cổ Hoài Lang

Đây là một lễ hoài nhằm tôn vinh ca khúc truyền kỳ Dạ Cổ Hoài Lang do cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác. Đây là một ca khúc bất hủ, đầy tự hào của xứ sở Bạc Liêu. Lễ hội này được đưa vào lễ hội cấp tỉnh của Bạc Liêu vào năm 2008. Từ đó đến nay thời gian lễ hội Dạ Cổ Hoài Lang diễn ra 2 năm 1 lần vào ngày 15 tháng 8 âm lịch.

Chương trình lễ hội Dạ Cổ Hoài Lang bao gồm tổ chức giao lưu văn nghệ, đờn ca tài tử với những khúc hát vọng cổ bất hủ. Thêm vào đó sẽ có lễ cúng đình với những lễ nghi đầy đủ. Sau đó sẽ là kết hợp các gian hàng hội chợ, trưng bày những vật lưu niệm về sân khấu, đờn ca tài tử.

Vườn Nhãn Cổ Bạc Liêu

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là xứ sở của vườn cây ăn trái, trong đó nhãn là loại cây được trồng nhiều nhất. Riêng tại Bạc Liêu, nếu có dịp đi qua vùng đất này mà không ghé qua khu vườn nhãn cổ thụ hơn trăm tuổi thì có thể coi như chưa đến Bạc Liêu.

Vườn nhãn cổ Bạc Liêu nằm cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 6km về hướng biển. Vườn rộng khoảng 230 ha, chạy dài trên 11km đi qua hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông, thuộc thị xã Bạc Liêu.

Theo lời kể của những người dân nơi đây, vườn nhãn Bạc Liêu đã đuợc trồng trên trăm năm trước. Ngày trước, vùng này là đất giồng cát được hình thành qua quá trình bồi lắng của thiên nhiên và do con người đắp đê lấn biển. Đây là loại đất có độ thoát thủy tốt, mực thủy cấp sâu, tầng canh tác dày… được đánh giá khá thích hợp cho việc trồng cây ăn trái và các loại hoa màu. Theo truyền thuyết, ông Trương Hưng là người đầu tiên mang 2 giống nhãn Su-bíc và Tu-huýt từ Trung Quốc sang trồng trên đất giồng cát Bạc Liêu. Giống Su-bíc cho trái to, vỏ mỏng, cơm dày, rất thơm và ngọt. Còn giống Tu-huýt trái nhỏ, hạt nhỏ, nhưng cơm dày, vị ngọt. Cả 2 giống nhãn đều thích nghi và phát triển rất tốt trên đất giồng cát, nhất là giống Su-bíc được nhiều người ưa chuộng. Thế là nhiều người nhân rộng diện tích nhãn Su-bíc. Từ Hiệp Thành qua Vĩnh Trạch Đông nơi nào có đất giồng cát là có nhãn mọc lên. Chưa hết, người dân xứ biển Vĩnh Châu (Sóc Trăng) thấy giống nhãn này thơm ngon, nên cũng qua tìm giống mang về Vĩnh Châu trồng thử.

Ở vùng đất này, vườn nhãn cổ nhất có thể nói đến khu vườn của gia đình ông Trương Kiết (hậu duệ đời thứ 3 của ông Trương Hưng) tại ấp Chòm Xoài, xã Hiệp Thành. Khu vườn do các cụ đời trước trồng để lại, đến nay tuổi thọ đã trên trăm năm. Tại đây có một cây nhãn do cụ Trương Hưng trồng đầu tiên, giờ trở thành cây nhãn cổ thụ gốc to 2 người ôm không xuể.

Vườn nhãn Bạc Liêu đã đuợc trồng trên trăm năm trước (Ảnh: TL)

Trước đây, do lệ thuộc nhiều vào tự nhiên nên mỗi năm nhãn chỉ ra hoa và kết trái một lần từ tháng 5 đến tháng 9. Nhưng từ năm 1965 đến nay, người dân Hiệp Thành làm được hệ thống nước tưới bằng giếng khoan, chủ động lịch thời vụ cho nhãn ra trái sớm hơn.

Xác định vườn nhãn là một lợi thế để khai thác du lịch sinh thái nên thời gian qua, tỉnh Bạc Liêu đã kéo điện lưới quốc gia, đầu tư làm lộ nhựa chạy dọc về các khu vườn nhãn… Đi trên hương lộ nằm dọc theo vườn nhãn, du khách sẽ được thấy một bên là những ngôi biệt thự cổ kính nằm lẩn khuất trong vườn nhãn, một bên là cánh đồng rau màu chạy dài thẳng tắp hàng chục cây số. Người dân thành phố Bạc Liêu từ lâu đã xem vườn nhãn là một địa điểm đi chơi lý thú. Chiều chiều, họ chở vợ con hoặc trai gái đèo nhau ra đây đổi gió. Đông nhất là thứ bảy, chủ nhật. Đặc biệt là ngày rằm tháng 7-8 Âm lịch và lễ Quốc khánh 2-9, có thể nói là những dịp đại lễ ở vườn nhãn, giồng nhãn đón hàng chục ngàn du khách gần xa.

Những năm gần đây, trước sự biến động của giá cả thị trường và sự cạnh tranh của nhiều giống nhãn mới, vườn nhãn cổ thụ Bạc Liêu đã thu hẹp dần diện tích. Đầu năm 2009, diện tích vườn nhãn chỉ còn khoảng 100ha. Tuy nhiên, trong từng gốc nhãn cổ thụ ở Bạc Liêu ẩn chứa nhiều yếu tố văn hóa mà không nơi nào có được. Nó minh chứng cho lịch sử hình thành của đất giồng Bạc Liêu, sự gắn bó của 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer trong quá trình phát triển. Sự liên kết bền lâu đó đã tạo nên bề dày văn hóa đất giồng. Bởi vậy, vườn nhãn cổ thụ Bạc Liêu không chỉ đơn thuần là hái trái mang ra chợ bán, mà là ẩn chứa giá trị lịch sử.

Năm 2007, thị xã Bạc Liêu cùng Sở Du lịch tỉnh đã mời các công ty, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đến khảo sát để tính toán khả năng đầu tư, quy hoạch lại số diện tích vườn nhãn còn lại. Ngành du lịch cũng thiết kế một tam giác du lịch là vườn chim – vườn nhãn – biển Nhà Mát. Mục tiêu chính của dự án là quyết tâm bảo tồn và phát triển vườn nhãn cổ gắn với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer cùng sinh sống tại vườn nhãn, đây được xem là nét đặc thù riêng của khu du lịch. Theo đó, người ta sẽ tiến hành quy hoạch lại khu vườn nhãn cổ thụ, có thể loại bỏ một số cây già cỗi bị nhiễm bệnh, cho năng suất thấp. Thay thế vào đó là các loại nhãn khác hoặc xen canh cùng xoài, sa pô, mãng cầu, cam, bưởi… và bố trí thêm cây cảnh, hoa kiểng tạo cảnh quan đẹp hơn. Về lâu dài, tại đây sẽ là nơi tổ chức các hội thi cây cảnh, cá cảnh, chim thú… vừa làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho người dân, vừa thu hút khách tham quan đến nhiều hơn. Đặc biệt, khu du lịch vườn nhãn còn là nơi tổ chức nhiều hoạt động văn hoá dân gian truyền thống. Tại đây sẽ xây dựng nhà trưng bày những hình ảnh, hiện vật tóm lược lịch sử hình thành và phát triển của 3 dân tộc (Kinh, Hoa, Khmer) từ ngày đầu về cư ngụ đến nay. Riêng các vườn nhãn sẽ xây dựng thêm nhà lá khung gỗ của người Kinh, nhà ngói ba gian của người Hoa, nhà sàn mái cong của người Khmer. Vừa là nhà mẫu truyền thống của dân tộc vừa là nơi phục vụ du khách nghỉ ngơi…

Tuy nhiên, cho đến cuối tháng 08-2009, Khu Du lịch Vườn nhãn Bạc Liêu vẫn còn nằm trên giấy. Tại khu vực này chỉ có các quán ăn uống nằm dọc theo hai bên đường do người dân tự phát dựng lên buôn bán. Một số chủ vườn đã tự chuyển hướng kinh doanh vườn nhãn thành dịch vụ du lịch. Họ giữ lại vườn nhãn cổ thụ để làm bóng mát và mắc võng cho du khách vào quán giải khát. Một số chủ vườn khác đã đốn bỏ các gốc nhãn cổ hàng trăm năm tuổi để trồng trồng xen các loại nhãn hoặc cây ăn trái khác.

Hiện nay, lượng khách đến thăm vườn nhãn ngày càng nhiều do không khí thoáng mát cùng với hương thơm của nhãn. Đến vườn nhãn, khách tham quan có thể nghỉ ngơi dưới những tán cây rợp bóng, hít thở bầu không khí trong lành của một vùng quê yên tĩnh. Đến đây vào mùa nhãn chín, khách tham quan còn có thể thưởng thức những trái nhãn thơm ngon, đậm chất miệt vườn. Hương vị thơm ngon của từng trái nhãn khiến cho người ăn không thể nào quên….

Hoài Nam