Top 8 # Xem Nhiều Nhất Du Lịch Chùa Hương Bằng Xe Máy Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tuvanduhocsing.com

Đi Chùa Hương Bằng Xe Máy

Nên đi chùa Hương vào thời gian nào?

Nếu bạn đi lễ thì khoảng thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch là thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương. Đây là mùa cao điểm ở chùa Hương, các khách du lịch trong và ngoài nước thi nhau đổ về đi trẩy hội.

Mùa hoa súng nở rực rỡ trên dòng suối Yến cùng những cánh đồng lau bất tận sẽ là không gian thơ mộng và hữu tình cho bạn vãn cảnh và chụp hình.

Dưới ánh nắng hắt hiu man mát của mùa thu, được thả mình lênh đênh trên những con thuyền xuôi theo dòng suối, thoải mái ngắm nhìn hoa súng khoe sắc tím hồng thơ mộng trên mặt nước.

Chùa Hương cách Hà Nội bao xa?

Chùa Hương nằm tại xã Hương Sơn, huyện Hoài Đức, đây là một huyện ngoại thành Hà Nội. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 75km. Để tìm đường đến chùa Hương không khó, và có phần khá dễ dàng đối với các bạn nào ở Hà Nội.

Có rất nhiều phương tiện cho bạn lựa chọn để đi du lịch chùa Hương. Bạn có thể đi chùa Hương bằng ô tô, đi chùa Hương bằng xe bus và có một phương tiện được rất nhiều người sử dụng đi lại đó là ĐI CHÙA HƯƠNG BẰNG XE MÁY.

Đi chùa Hương bằng xe máy

Với tuyến đường này bạn sẽ đi qua Quốc lộ 21B với khoảng 60 km và hết khoảng 1 giờ 50 phút.

Từ trung tâm Hà Nội, bạn xuất phát theo hướng đường Tôn Đức Thắng về phía Cát Linh. Sau đó, bạn lần lượt rẽ vào các đường Nguyễn Lương Bằng, Tây Sơn, Thái Hà, Chùa Bộc rồi tiếp tục qua cầu vượt Ngã tư Sở thì nhập vào đường Nguyễn Trãi. Từ đây, bạn tiếp tục đi thẳng rồi rẽ vào đường Trần Phú. Sau khi đi được 1.8 km thì bạn rẽ trái vào Phùng Hưng rồi đi vào đường Tô Hiệu.

Từ đường Tô Hiệu bạn tiếp tục lần lượt rẽ vào đường Bà Triệu, Hà Trì, Đa Sỹ, Lê Trọng Tấn Kéo Dài. Từ đây, bạn chạy xe theo hướng đường dẫn đến ĐT427B được 650 mét thì rẽ phải 4 km nữa rồi rẽ trái là tới Quốc lộ 21B. Từ đường Quốc lộ này, bạn đi khoảng 19.6 km nữa thì vào Tỉnh lộ 76. Đến đây, bạn cứ chạy thẳng đến vòng xuyến tại Đại Đồng thì đi theo lối ra thứ 4 vào Đại Nghĩa. Đi khoảng 10.7 km nữa là đến Hội Xá Hương Sơn. Từ đây, bạn phải gửi xe và di chuyển bằng thuyền để ghé qua chùa Hương.

Lưu ý khi đi chùa Hương bằng xe máy:

Các bạn nên đi chậm, không nên phóng nhanh vượt ẩu để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Hãy mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân. Xe máy phải trang bị đầy đủ gương xe, và mũ bảo hiểm.

Nên lái xe ở tốc độ nhanh vừa phải, chú ý quan sát đường đi để đảm bảo an toàn suốt chặng đường.

Không lái xe lúc buồn ngủ hay khi có men rượu.

Không nên đi một mình, nên đi từ 2 người trở lên.

Các điểm tham quan ở Chùa Hương

Chùa Hương là một quần thể kiến trúc trong thung lũng Suối Yến, có 4 tuyến hành hương chính ở nơi đây.

Tuyến Hương Tích:Tuyến Thanh Sơn:Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm. Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài. Bảng phí tham quan thắng cảnh và tuyến đò 2019 Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.

Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.

Giá vé du lịch khi đi chùa Hương bằng xe máy

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Kinh Nghiệm Phượt Chùa Hương 1 Ngày Bằng Xe Máy

Kinh nghiệm phượt chùa Hương 1 ngày bằng xe máy

Từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch là mùa hội chùa Hương, trong dịp đầu xuân này người khắp chốn hành hương về đây thắp nén nhang thơm cầu phúc đầu năm. Và khoảng thời gian này chùa Hương rất đông vì vậy nếu bạn muốn ngắm cảnh nơi đây thì bạn nên tránh thời gian mùa trẩy hội. Và bạn có thể vi vu bằng xe máy để khám phá cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp nơi đây cũng như tận hưởng những giây phút tĩnh lặng, thư giãn của miền đất thánh.

Kinh nghiệm phượt chùa Hương 1 ngày bằng xe máy

1.Cung đường phượt chùa Hương 1 ngày bằng xe máy từ Hà Nội:

Chùa Hương hay còn có tên gọi khác là chùa Hương Sơn là 1 quần thể chùa nằm tại xã Hương Sơn, Mỹ Đức-Tp Hà Nội là một trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng và phong cảnh hữu tình thu hút đông đảo du khách đển vãn cảnh chùa và chiêm bái.

Từ Hà Nội có 2 con đường đến chùa Hương:

Cung đường 1: Nguyễn Trãi-Hà Đông-Ngã 3 Ba La-Rẽ trái theo hướng Vân Đình- Tế Tiêu-Chùa Hương.

-Cung đường 2: Bạn cs thể di chuyển theo hướng QL1A cũ hướng đi Thanh Trì.

Đi du lịch Chùa Hương bạn hoàn toàn có thể phượt chùa Hương 1 ngày bằng xe máy để chủ động thời gian cũng như lịch trình khám phá.

2.Thời gian lý tưởng đi du lịch chùa Hương:

+Đi hội chùa Hương:

Hội chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch, chính hội từ rằm tháng giêng đến 18/2 âm lịch đây là lễ hội lớn nhất của Hà Nội. Lễ hội chùa Hương diễn ra vào dịp đầu năm mới nên số lượng người đi bái phật khá đông vì vậy lượng khách du lịch đổ về chùa Hương vô cùng lớn các dịch vụ dễ bị chặt chém và có thể diễn ra tình trang chen lẫn.Tuy nhiên nếu bạn đi du lịch chùa Hương vào dịp lễ hội bạn lại có thể hòa mình vào không khí tưng bừng đâu năm cũng như tham gia các hoạt động văn hóa của lễ hội chùa Hương như leo núi, chèo thuyền, hát văn, hát chèo…

+ Đi du lịch chùa Hương:

3.Những địa điểm không thể bỏ qua khi đi du lịch chùa Hương :

Khi đến chùa Hương bạn sẽ phải ngồi đò khoảng 1 tiếng đi vào và 1 tiếng đi ra đây cũng là cơ hội để bạn có thể ngắm nhìn cảnh chùa với non nước hữu tình trong đó phải kể đến suối Yến. Để thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp của suối Yến bạn có thể đến đây vào mùa thu để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những bông hoa súng tím biếc nở khắp quãng đường đi.

Tour du lịch Đền Bà Chúa Thác Bờ Thung Nai 1 ngày Giá Rẻ

Khi cập bến bạn đi bộ 1 đoạn để đến chùa Thiên Trù sau đó leo lên núi cao đến động Hương Tích, mỗi bước đi sẽ là một thử thách đối với những người hành hương để vừa đi vừa ngắm cảnh 2 bên đường. Hoặc bạn cũng có thể đi cáp treo để tiết kiệm thời gian cũng như sức lực để vừa có thể ngắm cảnh chùa từ trên cao sẽ mang lại cho bạn những cảm giác vô cùng mới lạ và hấp dẫn.

-Gía vé thắng cảnh chùa Hương :

Theo phượt chùa Hương 1 ngày thì giá vé thắng cảnh ở chùa Hương như sau :

+ Gía vé thông thường : 40 000 đồng/1 người vé đò và 50 000/vé thắng cảnh.

Nếu bạn đi du lịch chùa Hương theo đoàn đông bạn có thể thuê thuyền to khoảng 15-20 người.

+Gía vé cáp treo 120 000 VND/2 chiều và 80 000/1 vé 1 chiều.

4.Đặc sản chùa Hương :

Khi đi phượt chùa Hương 1 ngày bạn có thể thưởng thức các đặc sản chùa Hương như :bánh rau sắng, chè lam,rượu mơ, thịt tê tê, thịt nhím, thịt bò rừng, thịt ngựa được chế biến đa phong cách phù hợp với lựa chọn của bạn.

Với những kinh nghiệm phượt chùa Hương 1 ngày mà LEAD TRAVEL chia sẻ ở trên chắc hẳn đã mang lại cho bạn đọc những thông tin bổ ích nhất giúp bạn chuẩn bị cho chuyến phượt chùa Hương sắp tới của mình an toàn, trọn vẹn nhất.

Du Lịch Chùa Hương, Kinh Nghiệm Phượt Bụi Chùa Hương

Nên tới Chùa Hương khi nào

Hàng năm Lễ Hội Chùa Hương tổ chức từ 6 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Nếu bạn mong muốn đi thưởng lãm phong cảnh và thư giãn thì nên đi vào các thời gian còn lại trong năm.

Các ngày không phải lễ hội Chùa Hương vẫn đón khách bình thường, các dịch vụ Cáp treo, thuyền đò, bán vé thắng cảnh vẫn hoạt động.

Ngoài ra Chùa Hương còn được các bạn yêu nhiếp ảnh tới đây vào mỗi dịp mùa Hoa Súng. Hoa nở đẹp ở dọc 2 bên dòng suối Yến, giai đoạn từ tháng 10 – 11 dương lịch là thời điểm thích hợp nhất để bạn có những bức ảnh đẹp về Suối Yến.

Đi đến Chùa Hương

Có nhiều cách để tới Chùa Hương, nhưng do thắng cảnh Chùa Hương không nằm trên các con quốc lộ lớn nên xe khách không có nhiều. Sẽ có 2 tuyến đường chính đi tới Chùa Hương là đi theo quốc lộ 1A (Pháp Vân Cầu Giẽ), đường này dành cho ô tô, xe máy không được đi. Đi xe máy bạn đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì, tới thị trấn Đồng Văn thì rẽ vào quốc 38, rồi rẽ tiếp vào tỉnh lộ 74.

Hai là đi theo đường Nguyễn Trãi tới Ba La, bạn rẽ trái đi Vân Đình, rồi tới Chùa Hương. Đường này thì xe máy và xe bus công cộng đi được. Ngày hội đường này khá đông và hay tắc đường. Về phương tiện thì có các phương tiện sau :

Xe bus đi Chùa Hương

Nhiều bạn sinh viên hay chọn cách đi bằng xe buýt. Đây là cách đi tiết kiệm nhất, nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn đi các phương tiện khác.

Xe bus số 78, lịch trình chạy: Bến Xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung – Quốc lộ 6 – Ngã ba Ba La – Quốc lộ 21 B – Tế Tiêu ( Thị trấn Đại Nghĩa). Như vậy là bạn có thể bắt xe từ đầu tuyến tại Bến Xe Mỹ Đình, hoặc đi xe bus số 1 hoặc 2 qua Nguyễn Trãi dừng ở bến xe Hà Đông cũ để bắt xe số 78 này. Từ Tế Tiêu bạn đi thêm khoảng 11km tới Bến suối Yến (đi xe ôm hoặc taxi).

Ngoài ra còn có xe 75 đi từ bến xe Yên Nghĩa đi thẳng tới bến xe Hương Sơn. Từ bến xe Hương Sơn bạn đi bộ khoảng 300m là tới Suối Yến. Gần hơn đi xe 78, nhưng bạn phải xuống tận bến xe Yên Nghĩa (bạn có thể bắt xe bus số 01 và 02 để tới bến xe Yên Nghĩa).

Để thuận tiện thì bạn có thể đi xe 78 tới Tế Tiêu rồi lại bắt xe 75 đi bến xe Hương Sơn.

Đi xe Máy tới Chùa hương

Du lịch Chùa Hương

Chùa Hương tấp nập đông du khách vào mùa lễ hội. Nếu đi bộ hành hương lên Hương Tích thì sẽ khá vất vả để chen chân, cáp treo cũng đông khách mua vé đi cáp. Nhưng trong không khí Xuân và lòng thành kính đi lễ Phật thì đó sẽ không phải vấn đề quá quan trọng.

Du lịch Chùa Hương được chia ra làm các tuyến thăm quan chính như sau, tùy vào số ngày đi nhiều hay ít mà các bạn có thể thăm quan được nhiều tuyến.

Các tuyến thăm quan thắng cảnh Hương Sơn

Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng. (tuyến chính), đi trong 1 ngày từ và về lại Hà Nội.

Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài

Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm (tuyến nên đi thứ 3)

Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn (tuyến nên đi thứ 2)

Với tuyến 1 thì bạn có thể đi trong ngày từ Hà Nội, nếu đi 2 ngày thì ngày 2 đi thêm tuyến Tuyết Sơn hoặc Long Vân. Các tour du lịch hay đi tuyến (tuyến chính), với 2 điểm thăm quan là chùa Thiên Trù và động Hương Tích.

Kết Hợp đi Chùa Hương và Hồ Quan Sơn

Nếu bạn có dự định đi 2 ngày Chùa Hương thì bạn có thể đi Chùa Hương ngày đầu tiên, ngày thứ 2 bạn đi Hồ Quan Sơn. Đây là 1 thắng cảnh đẹp ở gần Chùa Hương, nơi bạn có thể ngồi thuyền thưởng lãm phong cảnh đẹp. Hanoi trip sẽ giới thiệu về điểm thăm quan này trong 1 bài viết khác.

Giá vé thắng cảnh Chùa Hương

Giá thông thường là 40.000/người cho vé đò và 50.000/người vé thắng cảnh. Nếu bạn đi đoàn đông có thể thuê thuyền to khoảng 15 – 20 người ngồi. Ngoài ra có cả dịch vụ xuồng máy nữa đấy. Giá cáp treo là 140.000 cho 2 chiều và 90.000 cho 1 chiều.

Ăn gì ở Chùa Hương

Khi đi vào mùa lễ hội thì vấn đề này khá dễ dàng với nhiều hàng quán dọc 2 bên đường từ Bến Trò lên tới tận động Hương Tích. Một số quán ăn ngon và phục vụ chu đáo thường nằm ngay dưới chân núi, gần chùa Thiên Trù. Đây cũng là điểm thuận lợi về ăn uống khi đi , vì bạn có thể thăm Hương tích xong thì xuống ăn. Gợi ý nhà hàng Mai Lâm, phụ vụ quanh năm, ngay cả vào thời điểm không lễ hội nhà hàng vẫn phục vụ ăn uống cho các đoàn tour.

Lưu ý khi đi Chùa Hương

Vào các ngày lễ hội thì tình trạng chặt chém và chèo kéo khách khá phổ biến. Do vậy các bạn đi nên chuẩn bị tinh thần trước để không bị bỡ ngỡ và bực mình. Một số ví dụ có thể gặp phải như:

Xe ôm bám theo xe ô tô từ tận Hà Đông để mời đi đò. Họ hỏi bạn cứ trả lời bình thường, họ có thể bám theo, nhưng ko vấn đề gì

Giá cả ăn uống tăng cao gấp đôi (ko tính giá đò và vé thắng cảnh)

Nạn xin tiền bo của lái đò khi đi thuyền

Lễ hội đông nên các bạn nhớ bỏ rác đúng nơi qui đình

Hạn chế đặt tiền lễ quá nhiều, chỉ cần đặt công đức ở 1 số hòm là ok

Tour du lịch Chùa Hương

Hàng ngày vẫn có tour Du lich Chua Huong đi từ Hà Nội, các tour thường đi trong ngày, thăm quan 2 điểm chính là chùa Thiên Trù và Động Hương Tích (chùa chính), có thể đi cáp treo hoặc đi bộ lên. Giá tour giao động từ 550.000 đ – 650.000 đ / khách, tùy thời điểm. Bạn có thể tham khảo lịch trình tour Du lịch Chùa Hương

Hướng Dẫn Du Lịch Chùa Hương, Tìm Hiểu Về Chùa Hương

Khu Du lịch thắng cảnh chùa Hương bao gồm phân giới hành chính của 4 xã Hương Sơn, An Phú thuộc Mỹ Đức, Hà Nội. Khu du lịch Chùa Hương nằm trong toạ độ địa lý từ 20 độ 29′ đến 20 độ 24′ vĩ độ Bắc và 105 độ 41′ kinh độ Đông. Phía Nam sát tỉnh Hà Nam, phía Bắc và Đông thuộc tỉnh Hà Tây, phía Tây giáp Hoà Bình.

H1. Hình ảnh vị trí địa lý Chùa Hương trên bản đồ. Đăng Bởi: Binh Nguyen

Cách trung tâm thủ đô thành phố Hà Nội 62km về phía tây nam ,thuộc địa bàn xã Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội .Chùa Hương đựợc biết đến với di tích lịch sử ,văn hóa cũng như danh thắng . Mỗi năm thu hút hàng triệu du khách trong nước và quốc tế tới thăm quan chiêm bái – Từ Hà Nội về Hà Đông tới Ba La quý khách đi theo quốc lộ 21B tới thị trấn Tế Tiêu rẽ trái đi khoảng 12km thì tới địa phận Chùa Hương – Quý khách từ phía Nam đi ra, tới Phủ Lý thuộc tỉnh Hà Nam, qua cầu Hồng Phú rẽ tay phải qua Thị trấn Quế đi tới Chợ Dầu rẽ trái đi khoảng 4 km tới địa phận Hương Sơn.

Ai đã từng đi du lịch chùa Hương chắc đều biết muốn vào được khu danh thắng chùa Hương phải đi qua dòng suối Yến. Suối Yến chùa Hương có chiều dài khoảng hơn 4000m bắt nguồn từ đồng Lỗ Rừng Vài chảy qua nhiều đồng lầy và chày qua ba làng Yừn Vĩ, Hội Xá, Đục Khê rồi chảy ra hòa mình vào dòng sông Đáy. Sở dĩ người ta gọi như vậy là vì dòng suối mang hình dáng của đuôi con chim yến khi đang xòe rộng.

H2. Hình ảnh cây Hoa gạo 1 biểu tượng tâm linh mà bất kì ngôi chùa nào cũng có. Đăng bởi: Binh Nguyen

Bạn đã thử đến chùa Hương vào mùa không lễ hội? Có lẽ mùa Hè là sự lựa chọn không tồi. Vào những ngày cuối xuân đầu những cây gạo nở hoa đỏ rực báo hiệu mùa hè sắp đến. Ngồi trên thuyền du khách có thể ngắm nhìn cảnh non xanh nước biếc, thỉnh thoảng bắt gặp những chùm hoa gạo đỏ rực như những đốm lửa giữa trời và thưởng thức tiếng chim hót du dương.

H3. Hình ảnh đền Trình tại chùa Hương. Đăng bởi: Binhh Nguyen

được xây dụng theo lối kiến trúc thời Lê gồm có hậu cung, đại bái và tiền đường. Với những bức cốn đầu dư được trạm trổ hết sức tinh xảo. Đây cũng chính là điểm đến mà bạn không thể bỏ qua khi đến chùa Hương.

Chùa Thiên Trù nằm trên thềm núi Lão , được xây dựng từ đời Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) Theo một số sử ký thì có chuyện kể rằng trong một cuộc đi tuần thú phương nam lần hai , Vua Lê Thánh Tông cùng tướng sĩ qua vùng núi Hương Sơn nghỉ lại ở dưới chân núi Lão và ông đã cho quân lính thổi cơm ăn. Trong lúc ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên, Vua đọc sách thiên văn thấy vùng này ở vào vị trí của sao Thiên Trù (có nghĩa là bếp trời một chòm sao chủ về ăn uống) nên nhân đấy nhà Vua liền đặt tên cho thung lũng này là Thiên Trù.

H4. Hình ảnh Chùa Thiên Trù qua ống kinh. Đăng bởi: Binh Nguyen

hay chùa Hương nằm trong Chùa Hương Tích Hà Nội động Hương Tích còn có tên gọi khác là chùa Trong là nơi lớn nhất thờ Phật trong chùa . Nơi đây được mệnh danh là ” Nam thiên đệ nhất động” với lối kiến trúc cổ độc đáo, mang đậm phong cách kiến trúc thời Lê. Hàng năm, nơi đây thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch tới dâng hương bái Phật.

H5. Hình ảnh bên trong động Hương Tích. Đăng bởi: Binh Nguyen

Bên ngoài trông động Hương Tích như một con rồng đang há miệng. Tạo nên một hình dáng vô cùng lạ và đẹp mắt. Bên trong động là những khối nhũ đá lấp lánh với đủ kích cỡ, hình thù kỳ lạ như: Đụn Gạo, Đụn Tiền, Bầu Sữa Mẹ, Cây Vàng, Cây Bạc, Núi Cô,….

Ngoài những địa điểm du lịch hấp dẫn thì việc lựa chọn một nhà hàng tốt cũng được ưu tiên hàng đầu. Chắc các bạn cũng biết ở đâu có những điểm du lịch thì ở đó mọc lên rất nhiều các dịch vụ như: ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi. Tuy nhiên để lựa chọn được một địa điểm ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, có chất lượng thì không phải là việc dễ dàng. Dọc hai bên chùa Hương có rất nhiều nhà hàng có đầy đủ dịch vụ nhưng vẫn là sự lựa chọn đầu tiên cho du khách. Đây là một nhà hàng có chất lượng phục vụ ăn uống tốt nhất, giá cả vô cùng hợp lý.