Top 6 # Xem Nhiều Nhất Du Lịch Hành Hương Công Giáo Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Tuvanduhocsing.com

Du Lịch Hành Hương Công Giáo: Tour Đi Israel

Du lịch công giáo: xin giới thiệu tour du lịch hành hương công giáo Israel và Jordan với thời gian 12 ngày 11 đêm. Quý khách sẽ trải qua các điểm đến như Amman, Petra, Jerash, Núi Carmel, Megiddo, thung lũng Jezreel, Nazareth, Nhà thờ Cana, Tabgha, núi Bát Phúc, Nhà thờ thánh Phêrô, Sông Jordan, nhà thờ “kinh lạy Cha”, con đường Lễ Lá, nhà thờ Chúa Khóc Thương Thành Giêrusalem, Thánh Đường Giáng Sinh và Hang Giáng Sinh, Động Sữa, Cánh đồng chiên …Giá: từ 67.800.000 VNĐ Thời gian: 12 ngày 11 đêm Ngày khởi hành: Hàng tháng Ngày xuất phát: Hà Nội/ TP Hồ Chí Minh Ngày trở về: Hà Nội/ TP Hồ Chí Minh Đơ vị tổ chức: DULICHCONGGIAO.NET Điện thoại: 0423.246.247 Hotline: 01693869999

CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH HÀNH HƯƠNG ISRAEL – JORDAN

NGÀY 1: chúng tôi HÀ NỘI – AMMAN

Quý khách tập trung tại sân bay Tân Sơn Nhất/ Nội Bải đáp chuyến bay đi Amman. Qua đêm trên máy bay

Đến Amman, xe và HDV đưa Đoàn đi ăn tối, về khách sạn nhận phòng, nghỉ ngơi.

NGÀY 3: AMMAN – PETRA (Ăn ba bữa)

Ăn sáng tại khách sạn. Xe và HDV địa phương đưa Quý khách đi tham quan:

– Núi Nebo – nơi chôn cất Moses, vị Ngôn sứ Thánh đầu tiên của giáo hội Thiên Chúa, người có công dẫn dắt dân Israel thoát khỏi ách thống trị của người Ai Cập

– Thành cổ Petra -một trong những kỳ quan của thế giới. Quý khách sẽ được cưỡi ngựa 1 vòng đến SIQ, nơi có những rặng núi dẫn đến thành phố Ả rập Nabataean. Người Nabataean được xem như những chuyên gia về thủy lực. Những bức tường tại SIG được thiết kế như những con kênh để dẫn nước uống về thành phố và con đập nằm bên phải của cổng ra vào ngăn ngừa nước ngập lụt thành phố.

Ăn trưa tại nhà hàng địa phương, tiếp tục khám phá thành cổ. Quý khách đi đến Petra qua một khe núi hẹp dài 2km và tham quan các đền đài, lăng tẩm và cung điện được đẽo trong những vách đá cát kết hồng, tạo thành một khung cảnh tuyệt vời hòa trộn các truyền thống phương Đông với phong cách kiến trúc Hy Lạp – La Mã.

Ăn tối, về khách sạn nghỉ ngơi.

NGÀY 4: JERASH – NÚI CARMEN – MEGIDDO – ISRAEL (Ăn ba bữa)

Sau khi ăn sáng tại khách sạn, trả phòng. Khởi hành đi Israel. Quý khách tham quan:

– Jerash – thành phố bảo tồn tốt nhất các công trình kiến trúc ngoài nước Ý.

– Núi Carmel – nơi tiên tri Elia chiến thắng các thầy tế lễ của thần Baal.

– Megiddo, tham quan thung lũng Jezreel.

Quý khách tiếp tục đến Nazareth – thị trấn cổ của Israel, trung tâm hành hương của Kitô hữu, là nơi Chúa Giêsu trải qua thời niên thiếu. Đoàn tham quan:

– Nhà thờ Cana hay còn gọi là nhà thờ Tiệc Cưới, nơi Chúa làm phép lạ đầu tiên biến nước thành rượu.

Ăn tối và nghỉ ngơi tại Nazareth

NGÀY 5: TABGHA – NÚI BÁT PHÚC -CAPERNAUM (Ăn ba bữa)

Ăn sáng tại khách sạn, trả phòng. Đoàn khởi hành tham quan:

– Tabgha- khu vực nổi tiếng với nhà thờ “Bánh Hóa Nhiều”, nơi Chúa làm phép hóa bánh và cá ra nhiều, tham quan núi Bát Phúc (Tám Mối Phúc Thật), ngắm toàn cảnh hồ Ga-li-lê từ trên núi.

– Khởi hành đến Ca-phac-na-um tọa lạc bên bờ biển Ga-li-lê – địa danh gắn liền với kinh thánh Tân Ước, thành phố thừa tác vụ của Chúa Giêsu.

Đoàn dùng cơm trưa, Sau đó tiếp tục tham quan:

– Nhà thờ thánh Phêrô – đánh dấu nơi Chúa Giêsu hiện ra sau khi Ngài sống lại và giao cho Thánh Phêrô quyền đứng đầu giáo hội Công giáo. Chứng kiến di tích còn sót lại ngôi nhà nhỏ của Thánh Phêrô,

– Tàn tích Hội đường Do Thái xưa (nơi đây Chúa dạy về Bánh Hằng Sống).

– Quý khách đi thuyền trên hồ Ga-li-lê ngắm cảnh.

Ăn tối. Nghỉ đêm khách sạn tại Tiberias.

NGÀY 6: SÔNG JORDAN – GIÊRICÔ – YARDENIT – GIÊRUSALEM (Ăn ba bữa)

Sau khi ăn sáng tại khách sạn, trả phòng. Khởi hành tham quan :

– Sông Jordan “Yardenit” nơi mà bất cứ tín đồ Thiên Chúa nào cũng ao ước một lần được đặt chân đến, vì chính tại dòng sông này Chuá Giêsu đã chịu phép rửa từ Thánh Gioan Tẩy Giả.

– Tham quan thành phố La Mã cổ đại Beth Shean.

– Tiếp tục khởi hành đến Giêricô tham quan những tàn tích của thành phố cổ 7000 năm trước Công Nguyên.

Xe đưa đoàn về nhận phòng khách sạn. Ăn tối. Nghỉ đêm tại khách sạn.

NGÀY 7 : GIÊRUSALEM – BÊLEM (Ăn ba bữa)

Quý khách dùng điểm tâm tại khách sạn. Khởi hành đến ngọn núi Cây Dầu, chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt đẹp của thành Giêrusalem, viếng nhà nguyện Chúa Thăng Thiên – dấu tích bàn chân Chúa Giêsu, nhà thờ “kinh lạy Cha” (Pater Noster),đi vào thành Giêrusalem bằng con đường Lễ Lá, ngắm toàn cảnh Giêrusalem ở góc nhìn đẹp nhất: từ nhà thờ Chúa Khóc Thương Thành Giêrusalem,tiếp tục đến khu vườn Giệt-si-ma-ni, nơi Chúa Giêsu bị Giuđa phản bội: hang Giuđa phản bội, nhà thờ Các Dân Tộc. Sau bữa trưa, đoàn khởi hành đi Belem, viếng Thánh Đường Giáng Sinh và Hang Giáng Sinh, Động Sữa, Cánh đồng chiên

Xe đưa Quý khách về lại Giêrusalem ăn tối và nghỉ ngơi.

NGÀY 8: GIÊRUSALEM (Ăn ba bữa)

Sau khi ăn sáng, đoàn bắt đầu đi “Chặng Đàng Thánh Gía Chúa”, viếng nhà thờ Mộ Thánh – tập hợp rất nhiều nhà nguyện, đền thờ và thánh tích: tảng đá nơi Liệm xác Chúa, Núi Sọ: nơi Chúa bị đóng đinh và tháo xác xuống – Đức mẹ Sầu Bi, đền thờ Dấu Đinh Chúa, đền Đức Bà và thánh Gioan tông đồ, cuối cùng là mộ Thánh, nhà nguyện Thiên Thần – nơi thiên thần báo Chúa đã sống lại. Quý khách tham quan Bức Tường Than Khóc, viếng nhà nhờ Anna và hồ Chiên.

Ăn tối tại khách sạn. Nghỉ ngơi.

NGÀY 9: BIỂN CHẾT – MASSADA – QUMRAN (Ăn ba bữa)

Sau bữa điểm tâm, xe đưa đoàn đi Biển Chết, Quý khách có cơ hội ngâm mình và nổi bồng bềnh trên dòng nước đầy khoáng chất rất tốt để phục hồi sức khỏe. Tham quan tượng muối, nhắc nhở về câu chuyện của vợ ông Lót vì tham lam mà phải bị hoá thành tượng muối. Mua sắm các sản phẩm của Biển Chết tại nhà máy ” AHAVA”.

Đoàn tiếp tục đến với Qumran, tham quan tàn tích còn sót lại của hang động Qumran – nơi tìm ra những bản kinh cựu ước viết trên da dê.

Quý khách về Jerusalem nhận phòng, nghỉ ngơi.

NGÀY 10 : GIÊRUSALEM (Ăn ba bữa)

Sau khi ăn sáng tại khách sạn, quý kháh tham quan:

– Temple Mount – được xây dựng năm 691 sau CN, nổi tiếng với chiếc vòm bằng vàng phản chiếu ánh mặt trời trên 1.300 năm qua.

– Bảo tàng Yad Vashem – nằm trên một ngọn đồi ở Jerusalem rộng 4.000 m2, được xây theo hình tam giác bằng vật liệu hiện đại. Bảo tàng có đến 10 phòng trưng bày từng thời kỳ lịch sử của người Do Thái, phòng tranh, phòng tưởng niệm, một thung lũng tưởng niệm ngoài trời. Đây là bảo tàng chứng tích về tội ác dã man của Đức quốc xã đối với dân tộc Do Thái.

– Garden Tomb – Vườn Mộ là một cái mộ trong vườn bên ngoài thành Giê-ru-sa-lem và gần cổng Damascus (Damascus gate). Mộ này cũng được gọi là Đồi Calvary Gordon (Gordon’s Calvary). Mộ này được nhiều người cho là nơi Chúa Giê-su được chôn và sống lại.

Trở về khách sạn, ăn tối. Nghỉ đêm tại Giêrusalem.

NGÀY 11: GIÊRUSALEM – EIN KEREM – JAFFA – chúng tôi (Ăn ba bữa)

Quý khách dùng điểm tâm, trả phòng. Xe đưa đoàn khời hành tham quan Ein Kerem- nơi sinh của Thánh Gioan Tẩy Giả, người làm phép rửa tội cho Chúa Jesus tại sông Jordan, viếng Thánh Đường Thăm Viếng – nơi Đức mẹ Maria đến thăm bà Elisabeth, đi bộ tham quan xung quanh các đường phố Ein Karem.

Sau khi ăn trưa, đoàn ra sân bay, đáp chuyến bay về Việt Nam. Qua đêm trên máy bay

NGÀY 12: TP. HỒ CHÍ MINH/ HÀ NỘI

Đến sân bay Tân Sơn Nhất/ Nội Bài, kết thúc chuyến tham quan và chào tạm biệt.

(Giá áp dụng cho đoàn 15 khách trở lên)

– Vé máy bay khứ hồi (đi và về cùng nhau).

– Thuế phi trường, phí an ninh, phí xăng dầu của hàng không:10.000.000VNĐ (có thể thay đồi lúc xuất vé).

– Visa nhập cảnh Israel.

– Khách sạn 3 sao (phòng đôi hoặc phòng ba vì lý do giới tính)

– 2 đêm tại Amman: Larsa hoặc tương đương

– 1 đêm tại Nazaret & 1 đêm tại Tiberias: Prima hoặc tương đương

– 5 đêm tại Jerusalem: Park hoặc tương đương

– Ăn uống, tham quan, vận chuyển như chương trình

– Hướng dẫn viên suốt tuyến

– Tiền tip cho hướng dẫn viên và tài xế địa phương.

– Quà tặng của du lịch công giáo: nón, túi du lịch, bao da hộ chiếu

– Hộ chiếu (còn giá trị ít nhất 06 tháng tính từ ngày khởi hành)

– Tham quan ngoài chương trình, chi phí cá nhân, chi phí hành lý quá cước, điện thọai, giặt ủi…

– Phụ thu phòng đơn: 9.240.000VNĐ

– Phụ thu phí xăng dầu tăng tại thời điểm xuất vé (nếu có).

– Đối với khách Việt Kiều visa Việt Nam (01 lần) phải làm visa nhập cảnh lại Việt Nam (lấy tại cửa khẩu Tân Sơn Nhất có giá trị 01tháng/01lần)

– Do chi phí xăng dầu có thể tăng vào thời điểm xuất vé mà không được báo trước. Chúng tôi sẽ xuất trình công văn của hàng không về việc tăng phụ thu (nếu có) và xin đề nghị khách cho tăng giá tương ứng.

● Trình tự các điểm tham quan trong chương trình có thể thay đổi tùy theo thời điểm khởi hành.

● Qúy khách vui lòng xác nhận ngày khởi hành để du lịch công giáo đặt dịch vụ. Báo giá có thể thay đổi nếu giá vé máy bay thay đổi.

Tổng Hợp Một Số Địa Điểm Hành Hương Công Giáo Bạn Nên Bắt Đầu “Tour”

Tổng hợp một số địa điểm hành hương công giáo bạn nên bắt đầu “tour”

Thời gian gần đây chúng ta nghe nói đến những cuộc Hành Hương, và chính chúng ta cũng đã tổ chức những cuộc Hành Hương. Hành hương là một hình thức tỏ bày lòng khát vọng đạo đức, muốn phong phú hóa cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống tinh thần, nên đi tìm kiếm một sức mạnh mới từ thế giới siêu nhiên. Hầu như các Tôn Giáo lớn có truyền thống hành hương: Tín hữu Phật giáo đến chùa, Ấn độ giáo đến Sông Ganges, Hồi giáo đến Mekka ( Mecque), Do thái giáo đến đền thánh Jerusalem. Còn Giáo Hội Công giáo thì sao?.

Từ thời xa xưa, hành hương là một tập tục gắn liền với đời sống Công giáo, Chính thống giáo và Anh Giáo. Giáo Hội Tin lành không thích Hành Hương. Hành hương Công giáo là một cuộc du hành đến những nơi có những thánh tích đặc biệt của Chúa, Đức Mẹ và các thánh.Khi ta hành hương về một trung tâm là để phong phú, củng cố thêm cho cuộc sống đức tin của chúng ta hay cho những người khác, ngay cho Quê hương, cho Giáo Hội. Chúng ta cầu xin, chúng ta cảm tạ, chúng ta hi sinh, đền tội với các cộng đoàn hành hương, những người cũng mang những khao khát, những thao thức đến với Chúa, Mẹ Maria và các thánh như chúng ta. Chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống đạo tươi trẻ hơn, lạc quan hơn, chúng ta biết thêm về Giáo Hội hoàn vũ hơn

Trung Tâm Hành Hương Công Giáo JM xin liệt kê một vài địa điểm hành hương công giáo mà các bạn có thể bắt đầu “tour” khi thực sự cảm thấy cần thiết:

1 Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang:

2 Đức mẹ Tà Pao

Tượng Đức Mẹ trên núi Tà Pao nằm ở xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Tượng Đức Mẹ này đúc bằng xi măng trắng cao 3m, đặt trên một bệ vuông cao 2m.

Đặc biệt là ngày 13 mỗi tháng, tại Nhà thờ Tánh linh cách núi Tàpao 7km có thánh lễ đồng tế do Đức Giám Mục Giáo phận chủ sự. Nhiều linh mục đến giải tội và dâng lễ. Ngày 13 hàng tháng có 3000-5000 người, riêng ngày 13.5 và 13.10 có hơn 10.000 người đến kính Mẹ.

3 Đức Mẹ Trà Kiệu

Đức Mẹ Trà Kiệu là tên gọi mà người công giáo Việt Nam dùng để gọi Đức Maria trong đền thờ được xây dựng năm 1898, trên Ðồi Bửu Châu, phía đông Trà Kiệu, thuộc Xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam. Ðền thờ được dâng kính Ðức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu, với mục đích ghi nhớ sự kiện Ðức Mẹ phù hộ cho giáo hữu nơi đây trong cuộc chiến chống lại Phong trào Cần Vương năm 1885

Cùng với phong trào di dân từ Miền Bắc và Miền Trung vào phía Nam, vùng đất Trà Kiệu trở thành nơi dừng chân của nhiều đoàn người di dân. Làng công giáo Trà Kiệu đã được dựng lên vào khoảng năm 1628.

Từ năm 1883, sau khi Vua Tự Ðức băng hà nổi lên Phong Trào Cần Vương nhằm đánh đuổi quân Pháp và tàn sát người Công giáo. Ngày 1 tháng 9 năm 1885, quân lính Văn Thân kéo đến vây làng Trà Kiệu, trong khi linh mục Bruyère (thuộc Hội Thừa sai Paris) và giáo dân không kịp chuẩn bị.

Cuộc giao tranh giữa làng công giáo Trà Kiệu và quân lính văn thân kéo dài trong nhiều ngày. Tương quan lực lượng chênh lệch, phe Văn Thân mạnh hơn cả về nhân lực và vũ khí nên những người công giáo đã bày tượng Ðức Mẹ trên bàn thờ để cầu nguyện. Trong khi thanh niên lâm chiến, thì người già và trẻ con tập trung đọc kinh trước ảnh Đức Mẹ. Khi xong trận, họ lại quay về tạ ơn Mẹ. Khẩu hiệu tiến quân của giáo dân là 3 tên thánh: Giêsu, Maria, Giuse. Mỗi khi quân Văn thân tiến đến giáp lũy tre phóng thủ, thì đồng loạt tất cả giáo dân hô to khẩu hiệu và ào ra giao chiến.

Sau đó quân Vân Thân tăng viện thêm đại bác. Họ đặt đại bác trên Ðồi Kim Sơn và Bửu Châu để bắn vào nhà thờ, nơi được xem như là trung tâm xuất phát các trận phản công, đồng thời là biểu tượng của tinh thần kháng chiến của giáo hữu. Nhà thờ bị trúng đạn 1 lần nhưng tổn thất không đáng kể. Một khẩu đại bác đặt cách nhà thờ chừng 100 thước nhưng không sao bắn trúng được nhà thờ. Theo truyền tục thì võ quan chỉ huy đã thú nhận rằng ông ta cố tình nhắm bắn thì thấy “một người đàn bà xinh đẹp, bận áo trắng, đứng trên nóc nhà thờ nên không thể nào nhắm trúng được”. Thông tin này đã khiến quân lính trong phe Văn Thân xôn xao.

Vị linh mục và giáo dân nghe vậy đều nghĩ rằng phép lạ Ðức Mẹ làm, cũng mong được nhìn thấy, nhưng không ai trông thấy ngoại trừ một người đàn bà, tên là Chỉnh. Ðồng thời phe Văn thân còn thấy nhiều trẻ nhỏ mặc áo đỏ áo trắng từ trên không trung bay xuống qua lũy tre xanh, tay cầm gươm bạc sáng ngời vả đánh giúp giáo dân.

Ngày 21 tháng 9 năm 1885, phe giáo dân chiếm lại bộ chỉ huy của Văn Thân đặt trên Ðồi Bửu Châu. Trà Kiệu được giải vây từ đó. Ðêm đến, mọi người họp nhau trong nhà thờ sốt sắng tạ ơn Thiên Chúa, nhất là Thánh Mẫu Maria.

4 Đức Mẹ Sao Biển Đà Nẵng

Đức Mẹ Sao Biển là một tước hiệu cổ xưa dành cho Maria, mẹ của Chúa Giêsu. Từ Sao Biển xuất phát từ phiên âm tiếng Latinh của tước hiệu Stella Maris.

Tước hiệu này được sử dụng để nhấn mạnh vai trò của Đức Mẹ như là một dấu hiệu của niềm hy vọng và là một ngôi sao dẫn đường cho các Kitô hữu, đặc biệt là người ngoại đạo, những người mà Kinh Thánh Cựu Ước gọi ẩn dụ là biển. Dưới tước hiệu này, Maria được cho là người hướng dẫn và bảo vệ của những người đi trên biển.

Khía cạnh này của Đức Trinh Nữ đã dẫn đến “Đức Mẹ Sao Biển” được đặt là bổn mạng của các Giáo đoàn đi biển, những người làm nghề biển, và nhiều nhà thờ ven biển được đặt tên là Stella Maris hoặc Mẹ Maria Sao Biển. Hiện nay tước hiệu cổ xưa này được sử dụng rộng rãi để tôn kính Đức Maria trong toàn thế giới Công giáo.

5 Cha Trương Bửu Diệp

Ai đã từng đến du lịch ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có lẽ sẽ không thể bỏ qua một điểm hành hương nổi tiếng: Tắc Sậy. Từ những năm của thập niên 1980 trở đi, hằng năm cứ vào ngày 11–12/3 dòng người lương giáo từ các nơi tuôn về Tắc Sậy, trên nhiều chiếc xe đò chở khách người ta còn có thể thấy hình một vi linh mục mặt vuông chữ điền rất dễ mến. Họ đến Tắc Sậy để làm gì vậy? Thưa để kỷ niệm lễ giỗ của một vị linh mục có tên là Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và xin ơn qua sự bầu cử của Ngài.

Đôi dòng tiểu sử

* Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 1-1-1897, được Cha Giuse Sớm rửa tội ngày 2-2-1897 tại họ đạo Cồn Phước, làng Tấn Ðức, nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Luông, Chợ Mới, Tỉnh An Giang. * Cha ngài là Micae Trương Văn Đặng (1860-1935), mẹ ngài là Lucia Lê Thị Thanh. Gia đình sinh sống tại họ đạo Cồn Phước. * Năm 1904, lúc ngài lên 7 tuổi thì mẹ mất. Theo cha, gia đình dời lên Battambang, Campuchia, sinh sống bằng nghề thợ mộc. Tại đây, thân phụ ngài tục huyền với bà Maria Nguyễn thị Phước, sinh năm 1890, quê quán họ Mỹ Luông, Chợ Mới, An Giang. Kế mẫu đã sinh cho ngài người em gái tên là Trương thị Thìn (1913), hiện còn sống tại họ đạo Bến Dinh, xã Tân Hoà, huyện Thanh Bình, tỉnh Ðồng Tháp. * Năm 1909, cha Phêrô Lê Huỳnh Tiền cho ngài vào tiểu chủng viện Cù lao Giêng, xã Tấn Mỹ, Chợ Mới An Giang. Mãn tiểu chủng viện, ngài lên đại chủng viện Nam Vang, Campuchia (lúc đó các họ đạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long trực thuộc giáo phận Phnom Penh, Campuchia). * Năm 1924, sau thời gian tu học, ngài được thụ phong linh mục tại Nam Vang, thời Ðức cha GB. Chabalier. Lễ vinh quy và mở tay được tổ chức tại nhà người cô ruột là bà Sáu Nhiều, tại họ đạo Cồn Phước. * Năm 1924-1927, được bề trên bổ nhiệm làm cha phó họ đạo Hố Trư, một họ đạo của người Việt Nam sinh sống tại tỉnh Kandal, Campuchia. * Năm 1927-1929, ngài về làm giáo sư tại tiểu chủng viện Cù lao Giêng.

Sống chết vì đoàn chiên

Tháng 3 năm 1930, ngài về nhậm họ đạo Tắc Sậy. Trong những năm làm cha sở, ngài quan hệ, giúp đỡ, thành lập nhiều họ đạo vùng phụ cận như: Bà Ðốc, Cam Bô, An Hải, Ðầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Ðồng Gò, Rạch Rắn.

Theo lời kể của ông Giacôbê Huỳnh Văn Lập 76t, ngày xưa là chú bé giúp lễ ở với cha (ông Ba Lập hiện vẫn còn sống ở tại Tắc Sậy) thì cha Diệp rất hiền nhưng khi giảng thì có lúc giọng cha rất hùng hồn mạnh mẽ, có lúc lại rất êm đềm. Cha cũng rất thương người nghèo: ông còn nhớ khi có những người nghèo đói bất kể lương giáo hay người lỡ đường cha đều kêu vào rồi mở lẫm lúa cho họ lấy lúa đem ra xay giã lấy gạo (vì lúc đó không có nhà máy xay lúa như bây giờ).

Hoàn cảnh xã hội nhiễu nhương vì chiến tranh giữa Nhật và Pháp, dân chúng nhiều người di tản. Cha bề trên địa phận Phêrô Trần Minh Ký ở Bạc Liêu kêu gọi ngài lánh mặt; người Pháp 3 lần đem xe đến rước, khuyên ngài tạm lánh khi nào tình hình yên ổn thì trở về họ đạo, nhưng ngài trả lời: “Tôi sống giữa đoàn chiên và nếu có chết cũng giữa đoàn chiên. Tôi không đi đâu hết.”

Ngày 12-3-1946, ngài bị Nhật bắt cùng với trên 70 người giáo dân tại họ Tắc Sậy, tất cả bị lùa đi và nhốt chung tại lẫm lúa của ông giáo Sự ở Cây Dừa. Cũng theo lời kể của ông Ba Lập thì họ chất rơm chung quanh tính đốt tất cả, nhưng cha Diệp đứng ra tranh đấu cho dân, đồng thời an ủi những người cùng bị giam. Cha khuyên giáo dân ăn năn tội và giải tội cho họ. Cha bị mời đi làm việc 3 lần và lần thứ ba thì không thấy trở về nữa. Sau khi cha bị mời đi lần thứ ba bổn đạo thấy cửa lẫm để mở ngỏ và họ đã trốn thoát.

Sau đó vài ngày giáo dân đã tìm thấy xác ngài từ một cái ao của ông giáo Sự, với vết chém sau ót ngang mang tai và thân xác trần trụi như Chúa Giêsu trên thập giá

Du Lịch Hành Hương Với Sự Phát Triển Giữa Tôn Giáo Và Kinh Tế

Mỗi năm đều có một lượng lớn người hành hương đến thành phố hoặc quốc gia khác với mục đích tôn giáo, điều này mở ra một ngưỡng phát triển mới cho du lịch hành hương. Vậy đầu tư vào loại hình du lịch này cần những gì và nó có thể mang lại những lợi ích gì?

“Du lịch hành hương” là gì?

Du lịch hành hương là một nhánh của loại hình du lịch tôn giáo, trong đó người hành hương thực hiện một chuyến đi vì mục đích tôn giáo hoặc tâm linh để đạt được các giá trị và thực hành tôn giáo chứ không chỉ đơn thuần là tham quan, đến thăm các di tích và hiện vật tôn giáo. Hành hương là một trong những mục tiêu chính trong việc đi lại thời xưa và có thể xem như đây là tiền thân của du lịch hiện đại ngày nay.

Được xem là một tiền thân của du lịch, việc hành hương đã được thực hiện từ thời cổ đại và trong một số tôn giáo trên thế giới. Điển hình là đại hội tôn giáo lớn nhất thế giới diễn ra tại Kumbh Mela của Ấn Độ thu hút hơn 120 triệu người hành hương. Ngoài ra cũng có các cuộc hành hương lớn khác như cuộc hành hương Hajj đến Mecca diễn ra hàng năm – một thủ tục người Hồi giáo nhất định phải tuân theo ít nhất một lần trong đời.

Tại sao các quốc gia nên đầu tư cho du lịch hành hương?

Hiện tại, tất cả các quốc gia trên thế giới đều đang quyết tâm phát triển loại hình du lịch hành hương này với quy mô lớn, theo nghiên cứu của Hiệp hội Địa lý Hoa Kỳ. UNWTO ước tính rằng mỗi năm có khoảng 300 đến 330 triệu khách du lịch đến thăm các địa điểm tôn giáo trọng điểm của thế giới, trong đó có khoảng 600 triệu chuyến đi tôn giáo cả trong lẫn ngoài nước. Với tiềm năng như vậy, các quốc gia có nền văn hóa và tôn giáo đa dạng nên khai thác nguồn tài nguyên phong phú này của mình để thúc đẩy du lịch hành hương.

UNWTO thể hiện rõ sự khuyến khích của mình đối với du lịch tôn giáo, rõ ràng nhất là việc Tổng thư ký Taleb Rifai khuyến nghị rằng “du lịch tôn giáo có thể là một trong những công cụ hiệu quả nhất để thúc đẩy phát triển toàn diện và bền vững”. Do đó, các hoạt động trong du lịch hành hương cũng nên được chú trọng phát triển vì loại hình du lịch này vừa có thể giúp nâng cao nhận thức của người dân nói chung về di sản của toàn nhân loại, vừa cung cấp các nguồn lực để bảo tồn các giá trị và sản phẩm tôn giáo, đóng góp vào sự phát triển của địa phương cũng như xây dựng nền tảng hiểu biết về văn hóa. Loại hình du lịch này giúp các quốc gia và nền văn minh đặc biệt trở nên dễ được thông cảm và chấp nhận hơn. Tương tự, loại hình này cũng sẽ giúp ích trong việc bảo tồn các di tích và hình thức văn hóa đã bị mai một.

Bên cạnh việc mang lại lợi ích cho các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau trên toàn thế giới, du lịch hành hương còn mang đến những cơ hội tuyệt vời giúp điểm đến hoặc đất nước tạo ra doanh thu, rõ ràng nhất là thống kê đã chỉ ra du lịch hành hương có thể giúp các quốc gia trên thế giới thu được 3,5 nghìn tỷ đôla. Hơn nữa, du lịch hành hương cũng sẽ giúp đóng góp ngoại hối và tạo ra việc làm cho quốc gia hoặc điểm đến tôn giáo.

Hành hương Tây Ninh có những địa điểm nào? 

Cùng với hành trình khám phá Tây Ninh, thì trong những năm gần đây. Tây Ninh đang thu hút nhiều du khách thập phương đến du lịch tâm linh.

Lễ hội ngày Tết trên Núi Bà Đen

Núi Bà Đen – Huyền tích Linh Sơn Thánh Mẫu: Nếu nhắc tới Tây Ninh như một trong những điểm đến tâm linh hàng đầu cả nước, thì núi Bà Đen với quần thể chùa Bà khoảng 300 năm tuổi, gắn liền vị Linh Sơn Thánh Mẫu được mọi người trang trọng thờ phụng, được coi là trái tim của miền đất này.

Tượng Phật Chùa Thiền Lâm (Gò Kén,Tây Ninh)

Chùa Thiền Lâm: Nằm ở xã Long Thành Trung, huyện Hòa Thành với khuôn viên rộng hơn 6.000 m2, chùa Thiền Lâm là một trong những ngôi chùa mà bạn không nên bỏ qua trong hành trình khám phá Tây Ninh. Chùa Thiền Lâm (chùa Gò Kén), là ngôi chùa có tuổi đời hơn 100 năm, nơi ngự tọa hai pho tượng Phật khổng lồ: tượng Bồ tát Quán Thế Âm cao 25 m đứng trên con rồng cao 7 m và tượng Phật nhập niết bàn dài 25 m.

Tòa thành Tây Ninh

Tòa thánh Tây Ninh: Nằm cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 5 km, Tòa thánh là công trình tôn giáo của đạo Cao Đài – một tôn giáo riêng có tại địa phương này, là sự giao thoa và tổng hòa của Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Hồi giáo, Cơ Đốc giáo, Thần Đạo và cả một số tôn giáo đa thần thời cổ đại.

Nhiều tín đồ khi tới Tòa thánh Tây Ninh đã tìm thấy sự đồng điệu và gần gũi. Vào các khung 0h, 6h, 12h, 18h hàng ngày, các đồng đạo tụ hội trong trang phục áo dài trắng truyền thống của đạo, cùng làm lễ và nguyện cầu tại Tòa thánh. Du khách ngoại đạo vẫn được phép đứng trước cửa nơi làm lễ để tìm hiểu về các nghi thức và nét văn hóa đặc sắc này. Ngoài ra, mỗi năm nơi đây sẽ diễn ra hai lễ lớn: Đại lễ Đức Chí Tôn vào ngày mùng 9 tháng Giêng và Lễ hội yến du trì cung (hội bàn đào) vào ngày rằm tháng 8.

Tạm kết

Đến nay, những chuyến du lịch với lý do tâm linh, gắn với các “tượng đài tôn giáo” như thế này vẫn còn quan trọng và ở một số quốc gia như Ý, Israel, Ấn Độ, Pháp,… điều này rõ ràng hơn hẳn. Như vậy, du lịch hành hương là một yếu tố quan trọng và xuất hiện thường xuyên trong ngành du lịch. Nhiều ấn phẩm chuyên sâu về ngành cũng đã đề cập đến du lịch tôn giáo nói chung và du lịch hành hương nói riêng như một “phân khúc đang phát triển nhanh chóng trong ngành du lịch” và các quốc gia cũng như các điểm đến nên xem xét tiềm năng tôn giáo của mình để làm nền tảng phát triển loại hình du lịch hành hương này.

Nguồn: Destination Review

Du Lịch Hành Hương: Paris

Thời gian: 09 Ngày 08 Đêm

Giá từ: 75.990.000 VNĐ

Giá KM: 69.990.000 VNĐ

Lịch khởi hành: 07/05

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH HƯƠNG – KỶ NIỆM 100 NĂM ĐỨC MẸ HIỆN RA HÀ NỘI – PARIS – LỘ ĐỨC – FATIMA – HÀ NỘI Thời gian: 09 ngày – 08 đêm – Khởi hành: 07/05/2017

Fatima là ngôi làng nhỏ, cách thủ đô Lisbon của Bồ Đào nha chừng 70 dặm đường, nơi Đức Mẹ đã hiện ra với ba trẻ Lucia, Francisco và Jacinta De Marto. Qua các em, Mẹ nhắn nhủ nhân loại siêng năng cầu nguyện, lần chuỗi Mân Côi và thống hối ăn năn. Mẹ đã trao cho ba trẻ nhiều bí mật và căn dặn các em sống thánh để cầu nguyện cho những kẻ có tội và cứu vãn thế giới. Trải qua nhiều năm, Fatima đã thu hút biết bao khách hành hương đến tôn vinh Mẹ Rất Thánh Mân Côi, trong đó có các Đức Giáo Hoàng Piô XII, Phaolô VI và Gioan Phaolô II.

GIÁ TOUR TRỌN GÓI: VNĐ/KHÁCH

– Vé máy bay khứ hồi: HÀ NỘI – PARIS

– Phí an ninh sân bay, phí xăng dầu, thuế phi trường (có thể thay đổi lúc xuất vé). – Vé tàu TGV: Paris – Lộ Đức – Vé máy bay nội địa Châu Âu: TOULOUSE- LISBON – Lệ phí visa châu Âu. – Khách sạn 4 sao (tiêu chuẩn phòng đôi hoặc phòng ba vì lý do giới tính). – Tham quan ngoài chương trình, chi phí cá nhân, hành lý quá cước, giặt ủi, điện thoại… – Nước uống theo chương trình tham quan mỗi ngày. – Phụ thu phòng đơn: 17.500.000 VNĐ/khách. – Đối với khách Việt Kiều Visa Việt Nam (01 lần) phải làm visa nhập cảnh lại Việt Nam 1.155.000VNĐ/khách (lấy tại cửa khẩu Tân Sơn Nhất có giá trị 01 tháng/01 lần). – Phụ thu tiền phí xăng dầu tăng tại thời điểm xuất vé (nếu có). – Tiền tip cho hướng dẫn viên và tài xế địa phương (160.000VNĐ/ngày/khách).

* Trong trường hợp bị từ chối visa, Quý khách vẫn phải nộp tổng lệ phí visa, dịch vụ, thư mời là 6.000.000 VNĐ/khách. * Trình tự các điểm tham quan trong chương trình có thể thay đổi tùy theo thời điểm khởi hành. – Bảo hiểm du lịch quốc tế. Mức bồi thường tối đa: 1.050.000.000 VNĐ/ trường hợp – Bữa ăn, tham quan, vận chuyển như chương trình. – Hướng dẫn viên kinh nghiệm, nhiệt tình. – Quà tặng của du lịch Hanoi Travel. – Tiền thuế du lịch tại Pháp 4 ngày theo quy định.

Hỗ trợ tư vấn các tour

– Ms Hạnh – Phụ trách tour Nhật Bản, Hàn Quốc, Nha Trang,Đà Nẵng, Phú Quốc.- Ms Linh – Phụ trách tour Singapore Malaysia, Nội địa trong nước khách đoàn, khách lẻ.- Ms Yến – Phụ trách tour Đài Loan, Dubai, Hong Kong, voucher dịch vụ – Ms Thủy – Phụ trách tour Mỹ, Châu Âu, Đông Âu, Úc, visa Mỹ…+ 0944.45.88.00 – Mr Phi – Phụ trách Tour đoàn riêng, đoàn đi các nước, các tour có hành trình phức tạp, tour kết hợp công việc.. 0919.84.00.88 – Mr Hưng – Phụ trách tour Thái Lan ( Khách Đoàn + Lẻ),Nga, Lào, Camphuchia, Myanmar, Trung Quốc. 0944.544.289 09444.936.99 0911.194.900 0944.43.80.99 0911.194.900 + + + + + + – Ms Phạm Hòa – Phụ trách tour Nga, Trung Quốc đường bộ, Thái Lan