Bãi Ba Động nằm ở xã Trường Long Hà, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Đây là điểm đến hấp dẫn không chỉ du khách trong nước mà còn nhiều du khách nước ngoài.
Mang trong mình vẻ hoang sơ, khí hậu khá trong lành và những triền cát dài thơ mộng, bãi biển là một nơi tránh nóng lý tưởng của người Trà Vinh nói riêng và những người dân khu vực Tây Nam Bộ nói chung.
Những triền cát nhấp nhô, những rặng phi lao xanh xanh đung đưa trước gió sẽ khiến bạn không thể quên được bãi biển độc đáo này.
Một ngày đẹp trời, đến với bãi biển, bạn không chỉ được trải nghiệm tắm biển mà còn được thả mình trên chiếc võng đu đưa ở những rừng phi lao và dạo bước trên những bãi cát phẳng lì trải dài ngút ngàn về phía biển cả.
Những ưu tư, phiền muộn dường như tan biến hết khi bạn đến với biển Ba Động và thả vào không gian xanh nơi đây.
TRÀ VINH CÓ GÌ? – HỆ THỐNG ĐỀN CHÙA
Chùa Hang – TRÀ VINH CÓ GÌ?
Chùa Hang thuộc khóm 3, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành.
Gọi là chùa Hang bởi có kiến trúc cổng chùa rất giống cái hang. Khuôn viên chùa khá rộng với một nửa diện tích là rừng tự nhiên có nhiều cây cổ thụ đồng thời cũng là nơi sinh sống của nhiều loài chim.
Chùa Hang là chùa không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Khmer ở Trà Vinh nói riêng và cộng đồng người Khmer nói chung.
Đây là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của người Miên – cách gọi khác của người Khmer (Thái).
Trong chùa còn có một trường học dành cho trẻ em ở Trà Vinh và con em dân chúng ở Tây Nam Bộ.
Chùa Âng nằm trong khuôn viên ao Bà Om – nằm ở phường 8 – thành phố Trà Vinh, là ngôi chùa cổ nhất trong hệ thống chùa của người Khmer.
Địa chỉ: ấp Tà Cú – xã Nguyệt Hóa – huyện Châu Thành.
Điều đầu tiên thu hút bạn khi đến với ao này là hàng trăm cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm tuổi bao năm qua nằm trên các gò cát mấp mô trùng điệp.
Những cây cổ thụ chủ yếu là cây sao, cây dầu,… Với hình thù thú vị được tạo từ những bộ rễ lớn trồi cả lên mặt đất.
Nằm tại vị trí đắc địa nên ao Bà Om thu hút khách du lịch quanh năm. Đối diện với ao là chùa Âng – chùa cổ kính nhất Khmer với tuổi đời 150 năm.
Địa chỉ: Chùa Cò nằm ở ấp Giồng Lớn, xã Đại An, huyện Trà Cú.
Được xây dựng vào năm 1677 và là ngôi chùa có quy mô lớn nhất và kiến trúc đặc sắc bậc nhất ở Trà Vinh.
Địa chỉ: Chùa Vàm Ray ở ấp cùng tên, thuộc xã Hàm Thuận, huyện Trà Cú.
Nằm trong quần thể chùa của người Khmer, chùa Vàm Rây đã tạo nên diện mạo rất mới cho Trà Vinh.
Sở dĩ vậy vì chùa được trang hoàng lộng lẫy với tông chủ đạo là Vàng tươi rực rỡ, sáng bừng không gian và hòa quyện cùng màu nắng của Tây Nam Bộ tạo nên vẻ đẹp tuyệt vời.
TRÀ VINH CÓ GÌ? – HỆ SINH THÁI VÀ CÁC CÙ LAO
Hệ sinh thái Cù Lao Long Trị
Với địa hình nằm giữa dòng sông Cổ Chiên hiền hòa, phù sa bồi đắp nên cù lao Long Trì được xem là tiêu biểu cho hệ sinh thái vùng nước lợ của tỉnh Trà Vinh. Đây là vùng chuyên cây ăn trái nước ngọt như nhãn, xoài, cam sành, bưởi… xen lẫn là những chủng loài thực vật bị xâm nhập mặn như bần, dừa nước cùng nhiều loài chim, cò…
Đến với nơi đây, bạn sẽ được trải nghiệm một cảm giác yên bình, thư thái đến tuyệt đối bởi khung cảnh thiên nhiên cực thơ mộng và yên ả.
Không chỉ thả hồn mình lênh đênh sóng nước hay vắt vẻo trên những chiếc võng vắt ngang, bạn còn có thể tham quan những vườn cây ăn trái trĩu quả và có thể thưởng thức ngay tại vườn.
Cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 45km về phía Tây Bắc, cù lao Tân Quy thuộc địa phận xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
Cũng như những cù lao khác, cù lao này có những vườn cây trĩu quả mà Cù Lao Tân Bình còn được mệnh danh là “Cù Lao Xanh” với một màu xanh đặc trưng của mây – nước – trời hòa vào làm một.
Đến với cù lao Tân Quy, du khách còn có cơ hội tham gia nhiều trò chơi thú vị như:
Đi xe đạp dạo quanh đường làng
Tắm sông
Chèo thuyền ngắm sông nước,…
Cũng nằm ở huyện Duyên Hải với biển Ba Động, Khu du lịch sinh thái Rừng Đước là một khu rừng đước rộng hơn 200.000m vuông.
Mặc dù mới có tuổi đời trên 20 năm nhưng đây là nơi bảo tồn của nhiều loài quý hiếm trong đó có nhiều chim muông, thú rừng và các nguồn thủy hải sản có nguy cơ cạn kiệt.
© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!