Top 10 # Xem Nhiều Nhất Du Lich Ninh Binh Youtube Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tuvanduhocsing.com

Tour Du Lich Binh Ba, Du Lịch Bình Ba

Phương tiện: xe ô tô giường nằm

Cùng du lịch Hoàng Gia khám phá Đảo Bình Ba – Hòn đảo được mệnh danh vương quốc tôm hùm. Đến với Bình Ba, bạn sẽ được ngắm cảnh thiên nhiên tươi đẹp và yên bình , thưởng thức bữa tiệc bar trên biển, thưởng thức những món hải sản tươi ngon và hấp dẫn,… Ngoài ra còn nhiều điều thú vị khác đang chờ bạn khám phá.

Phương tiện: Xe chất lượng cao

Gía tour du lịch chỉ từ: 1.713.000 VNĐ – 2.105.000 VNĐ.

Bạn đang dự tính làm cuộc hành trình đến với vùng biển nắng vàng rực rỡ, nơi của những bãi cát dài trắng mịn cùng làn nước trong xanh mát mắt. Công ty Du lịch Quốc tế Hoàng Gia xin giới thiệu với các bạn tour tham quan đến Đảo Bình Ba. Chắc chắn khi đến với vùng đất này sẽ không làm bạn thất vọng với những điều vô cùng thú vị và mới lạ đang chờ đón bạn.

Phương Tiện: Xe tham quan

Nếu bạn yêu thích bãi biển hoang sơ nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu du lịch cơ bản thì Bình Ba là điếm đến không thể bỏ qua. Tour du lịch Bình Ba 2 ngày 2 đêm mang đến cho bạn hành trình thoải mái nhất, giá cạnh tranh nhất.

Phương Tiện: Xe tham quan đời mới

Phương Tiện: Xe tham quan đời mới

Du Lịch Bình Ba – Quý khách sẽ ngay lập tức bị thu hút bởi vẻ đẹp hoang sơ đến không muốn rời đi. Thu hút du khách không chỉ có vẻ đẹp của các bãi biển trên hòn đảo, mà còn là vẻ đẹp của sự thân thiện, hiền hòa của người dân nơi đây, các món ăn đắc sắc, đặc biệt là tôm hùm. Tôm hùm được người dân ở đây nuôi nhiều và cực ngon được chế biến thành nhiều món ăn phong phú. Vì vậy mà hòn đảo này còn có một cái tên rất đặc trưng là ” đảo tôm hùm “.

Phương Tiện: Xe tham quan đời mới

Dự Án Ana Mandara Ninh Binh

Dự án Ana Mandara Ninh Bình, tọa lạc trong quần thể khu du lịch sinh thái Vân Long tại thôn Tập Ninh, xã Gia Vân, huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình.

Nằm trong chuỗi công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long của tỉnh Ninh Bình và ngành du lịch cả nước, Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Ana Mandara Ninh Binh được xây dựng tại thôn Tập Ninh, Xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Với diện tích 16,2 hecta và số vốn đầu tư 15 triệu USD dự án được chia làm 2 khu chính: khu nghỉ dưỡng và khu dịch vụ giải trí. Khu nghỉ dưỡng bao gôm 52 villa với 172 phòng ngủ. Khu vực này được chia thành từng cụm nhỏ từ 4-5 villa quây quần với nhau tạo thành 1 xóm nhỏ, tạo nên khung cảnh thân quen của làng quê đồng bằng Bắc bộ.

Mỗi căn nhà đều được thiết kế trau chuốt từ mái ngói mũi hài đỏ tươi đến tường nhà trát đất. Phía trước cửa chính quay vào nhau là mọt không gian sinh hoạt cộng đồng với bể bơi, vườn hoa, hàng rào, cây mít, cây cau… Phía sau mỗi nhà là không gian hết sức riêng tư dành cho du khách.

Bên ngoài là vậy, nhưng khi bước chân vào trong nhà là cả một hệ thống dịch vụ với đầy đủ tiện nghi hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn 5 sao. Khu dịch vụ giải trí gồm nhà hàng, hồ bới trong nhà và ngoài trời, bar, sân tennis; đặc biêt, có khu làng nghề mang đậm dấu ấn văn hóa bản địa và vùng đất Kinh Bắc.

Bà Nguyễn Vân Hương, Tổng giám đốc công ty du lịch Tân Phú cho biết, dự án nằm trong vùng sinh thái ngập nước bảo tồn quốc gia Vân Long, đây là khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước lớn nhất Đồng bằng Bắc bộ, có nhiều động vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ thế giới. Ngoài đặc thù sinh thái, Vân Long còn rất gần các địa điểm du lịch thiên nhiên và địa danh văn hóa, lịch sử nổi tiếng khác của Ninh Bình như Cố Đô Hoa Lư, Nhà Thờ Đá Phát Diệm, Chùa Bái Đính…

Cũng theo bà Hương cho biết, mới đây, tại Hà Nội, CTCP Bất động sản du lịch Ninh Vân Bay (Ninh Vân Bay) đã đạt được thỏa thuận sở hữu 51% cổ phần Dự Án Ana Mandara Ninh Bình với CTCP Du lịch Tân Phú. Tổng vốn đầu tư của Ninh Vân Bay vào Dự án tương đương 76 tỷ tương đương sở hữu 7,6 triệu cổ phần của Tân Phú.

Được biết, Ninh Vân Bay đã chốt danh sách cổ đông để lưu ký vào ngày 14/4/2010 và sẽ niêm yết trên HOSE với 50,5 triệu cổ phiếu mã NVT. Năm 2010, Ninh Vân Bay đặt kế hoạch doanh thu đạt 872 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 121 tỷ đồng, EPS bình quân đạt 2.004 đồng.

Duy Khánh

Kỳ Sơn Hòa Bình,Ky Son Hoa Binh, Du Lich Tay Bac

Kỳ Sơn – Hòa Bình

Kỳ Sơn là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hòa Bình, Việt Nam. Kỳ Sơn có huyện lỵ là thị trấn Kỳ Sơn, nằm chính giữa rìa phía Tây huyện, trên bờ sông Đà. Ngoài ra còn có các xã Hợp Thịnh, Hợp Thành, Phú Minh, Phúc Tiến, Dân Hòa, Mông Hóa, Dân Hạ, Độc Lập, Yên Quang (từ Lương Sơn chuyển sang vào ngày 14/7/2009).

Du Lịch Tây Bắc Thưởng Thức Những Món Ăn Ngon

Kỳ Sơn – Hòa Bình

Kỳ Sơn là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hòa Bình, Việt Nam. Kỳ Sơn có huyện lỵ là thị trấn Kỳ Sơn, nằm chính giữa rìa phía Tây huyện, trên bờ sông Đà. Ngoài ra còn có các xã Hợp Thịnh, Hợp Thành, Phú Minh, Phúc Tiến, Dân Hòa, Mông Hóa, Dân Hạ, Độc Lập, Yên Quang (từ Lương Sơn chuyển sang vào ngày 14/7/2009).

Địa lý

Huyện Kỳ Sơn rộng 210,76 km2, nằm ở vị trí 22o07′ – 26o00′ vĩ bắc, 105o48′ – 106o25′ kinh đông. Phía Tây và Tây Nam giáp thành phố Hòa Bình, phía Đông Nam giáp huyện Kim Bôi, phía Đông giáp huyện Lương Sơn, đều thuộc tỉnh Hòa Bình. Phía Bắc và Đông Bắc Kỳ Sơn giáp huyện Ba Vì và huyện Thạch Thất của thành phố Hà Nội. Phía Tây Bắc giáp các huyện của tỉnh Phú Thọ, kể từ bắc xuống nam là: Thanh Thủy (góc Tây Bắc), Thanh Sơn (mặt Tây Tây Bắc).

Kỳ Sơn là một huyện miền núi, nằm bên bờ hữu ngạn sông Đà, một con sông lớn của hệ thống sông Hồng, ở về phía hạ du của thủy điện Hòa Bình. Nửa phía bắc huyện là phần Nam của dãy núi Ba Vì, trên đó có một phần của vườn quốc gia Ba Vì. Điểm cực tây bắc của huyện, nằm trên bờ sông Đà, thuộc xã Hợp Thịnh, là ngã ba ranh giới của huyện (và của cả tỉnh) với thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ. Sông Đà ở đây, chảy ngược từ Nam lên Bắc tạo thành ranh giới tự nhiên phía Tây của huyện với tỉnh Phú Thọ và một phần với thành phố Hòa Bình.

Huyện Kỳ Sơn có địa hình đồi núi thấp, ít núi cao nhưng độ dốc lớn, từ 30 – 40o, theo hướng thấp dần từ đông nam đến tây bắc, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200 – 300 m,.

Kỳ Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh, khô và ít mưa, mùa hè nóng và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21,8oC- 24,7oC, nhiệt độ cao nhất là 40 °C, nhiệt độ thấp nhất là 20 °C, lượng mưa trung bình 1.800 – 2.200 mm. Các ngọn núi cao có khí hậu mát mẻ, mùa hè có thể làm khu điều dưỡng, nghỉ ngơi.

Vùng đất Kỳ Sơn có cấu tạo địa chất tương đối phức tạp. Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng năm 1974, Kỳ Sơn có hai nhóm đất chính: đất đồi núi chiếm 78%, đất ruộng chiếm 22%. Ngoài ra còn các loại đất phù sa không được bồi, đất phù sa sông Đà được bồi.

Huyện Kỳ Sơn có nguồn tài nguyên nước dồi dào với 20 km sông Đà chảy qua thị trấn Kỳ Sơn và các xã Dân Hạ, Hợp Thành, Hợp Thịnh, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trên địa bàn huyện còn có nhiều con suối lớn nhỏ có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Trước kia, do quá trình điều tiết dòng chảy, sông Đà thường gây ra lũ lụt làm hai bên bờ bị xói lở mạnh. Đập nhà máy thủy điện Hòa Bình hoàn thành đã chủ động được trong việc điều tiết dòng chảy, hạn chế được lũ lụt và hạn hán.

Thảm rừng Kỳ Sơn khá phong phú, cung cấp rất nhiều loài gỗ quý như lim, lát… các loại cây dược liệu như sa nhân, hoài sơn, thổ phục linh, ngũ gia bì,… và nhiều loại lâm sản như măng, mộc nhĩ, nấm hương… Tuy nhiên, việc khai thác bừa bãi của con người đã làm cho diện tích và trữ lượng các thảm rừng bị suy thoái nghiêm trọng, cần phát huy phong trào trồng mới, bảo vệ rừng.

Ở Kỳ Sơn có mỏ đất sét khoảng 2 triệu m3 và các mỏ cát ở Hợp Thành, Hợp Thịnh, rất thuận lợi cho việc sản xuất nguyên vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những nguồn tài nguyên quý đó chưa được khai thác phục vụ cho cuộc sống.

Du lịch

Địa hình Kỳ Sơn núi non trùng điệp, rừng quốc gia đan xen rừng nguyên sinh với các rặng núi đá vôi, Sông Đà chảy qua tạo bức tranh sơn thủy hữu tình, là sự hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư du lịch cũng như khách du lịch trong nước và quốc tế. Với vị trí địa lý tự nhiên lại kề cận Thủ đô, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc và có văn hóa cộng đồng đa dạng, Kỳ Sơn có tiềm năng du lịch lớn. Trong đó, Thác Thăng Thiên, Suối Bùi, Hồ Đồng Bến, Hồ Suối Chọi, Hồ Rợn, tổ hợp “Kỳ Sơn xanh”, cùng với Sân gôn Phượng Hoàng… là ưu thế của Kỳ Sơn, tạo điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, câu cá hồ, suối, đi bộ, đi xe thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên, phục vụ các kỳ nghỉ cuối tuần:

Khu biệt thự sinh thái Melody Suối Bùi, tọa lạc tại xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn là một quần thể sinh thái, biệt thự, khách sạn nghỉ dưỡng nổi tiếng – Một sản phẩm nghỉ dưỡng được Tập đoàn Đất nhà vườn – INT Group đầu tư công phu với khái niệm mới lấy thiên nhiên là trung tâm, con người là một bộ phận không thể tách rời. Vị trí địa lý thuận lợi, INT đã tạo ra một tuyệt phẩm thiên nhiên với Khu biệt thự nghỉ dưỡng tựa núi Melody và Khu biệt thử nghỉ dưỡng nhìn ra bờ suối Melody. Ngoài ra, INT còn xây dựng hệ thống sân tennis đất nện, bể bơi, nhà hàng, phòng nghỉ khép kín và khách sạn phục vụ cho nhu cầu vui chơi của khách du lịch. Một nhà văn nổi tiếng khi bước chân tới nơi này đã nhận xét như sau: “Gió núi, thảm cỏ, rừng cây yên bình trong ánh trăng dịu dàng e ấp. Du khách chân trần, chăn mỏng thưởng thức tiệc vườn với đèn nến, cây rừng, giữa thiên nhiên bao la… Vợ hiền, con thơ, người thân, bạn quý… chuyện trò lan man bất tận trong khúc biến tấu êm đềm của tự nhiên, đưa con người trở về tắm mình trong dòng sông hồi ức – Một thời trẻ trung, một thời trong sáng, một thời thơ ngây…”

Khu du lịch sinh thái thác Thăng Thiên cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 53 km về phía Tây Nam trên trục đường Quốc lộ 6, nằm ở dãy núi Viên Nam với diện tích hơn 350ha trong quần thể hệ sinh thái rừng tự nhiên đa dạng và phong phú. Nơi đây có dòng suối Anh nước trong xanh mát lành, dọc theo con suối có 4 thác nước từ độ cao vài chục mét đến hàng trăm mét đổ xuống ào ào tung bọt trắng xóa. Cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ kỳ vĩ khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm hấp dẫn du khách tới tham quan và nghỉ dưỡng.

Ngoài ra, huyện Kỳ Sơn còn nhiều núi đá, hang động, hồ nước, rừng thông khá hấp dẫn và nhiều danh thắng đẹp có thể phát triển du lịch như hồ Ngọc, hồ Đồng Bãi, hồ Đồng Bến, động Can (xã Độc Lập)…

Chính quyền huyện Kỳ Sơn cũng đang triển khai việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Mường, xây dựng làng, bản văn hóa gắn với nông thôn mới. Hiện, 9/10 xã, thị trấn có đội cồng chiêng với 18 đội được tổ chức thường xuyên tham gia biểu diễn trong các dịp lễ tết, đón khách đặc biệt. Có nhiều gia đình, mọi thành viên đều biết sử dụng các nhạc cụ truyền thống, hát dân ca Mường. Có nhiều xóm, bản nếu được đầu tư về hạ tầng cơ sở và tổ chức dịch vụ du lịch tốt, có thể tổ chức du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tới lưu trú, tham quan tìm hiểu văn hóa dân tộc ít người.

Kinh tế

Theo ông Đinh Đăng Điện- Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn: “Trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Kỳ Sơn đạt 12,4%, trong đó: Nông – lâm nghiệp chiếm 28,5%; công nghiệp – xây dựng 36,9%, Dịch vụ 34,6%; thu nhập bình quân 25,1 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,27% theo tiêu chuẩn mới”.

Giao thông

Đường bộ có quốc lộ 6 chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, từ huyện Lương Sơn, cắt ngang huyện, qua thị trấn Kỳ Sơn, rồi men theo bờ sông Đà sang thành phố Hòa Bình.

Tỉnh lộ 446 nối quốc lộ 21A và quốc lộ 6 có điểm đầu gần cầu Vai Réo thuộc địa phận xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội và điểm cuối tại ngã ba Bãi Nai thuộc địa phận xã Mông Hóa.

Tháng 3 năm 2010, Đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình được khởi công. Dự án có tổng mức đầu tư 9.940 tỷ đồng dự kiến hoàn thành sau 36 tháng sẽ cắt địa bàn huyện qua các xã Yên Quang, Phúc Tiến, Dân Hạ, Mông Hóa và thị trấn Kỳ Sơn.

Tháng 4 năm 2014, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo về việc đầu tư xây dựng dự án đường Hòa Lạc – Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 (QL) đoạn Xuân Mai – Hòa Bình theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT).

Tháng 4 năm 2014, Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc – Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai – Hòa Bình theo hình thức BOT. Dự kiến, việc nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 6 sẽ được khởi công từ tháng 5/2014; hoàn thành và thu phí từ năm 2015. Đường Hòa Lạc – Hòa Bình dự kiến khởi công từ đầu năm 2015; hoàn thành và bắt đầu thu phí từ năm 2017.

Nguồn Wikipedia.

Những Địa Danh Thắng Cảnh Kỳ Thú Nổi Tiếng Ở Ninh Bình. Ninh Binh

Tỉnh Ninh Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú và nổi tiếng bởi nhiều công trình kiến trúc. Đặc biệt, đây là vùng đất địa linh nhân kiệt vì có Hoa Lư – kinh đô của triều Đinh và Tiền Lê…

Ngay từ lúc vừa xuống xe, khách đã được những “hướng dẫn viên nghiệp dư” nhỏ tuổi dẫn đường vào đền. Vừa đi, các em vừa kể vanh vách với du khách những sự kiện gắn với triều đại Đinh – Lê vừa thuyết minh những công trình kiến trúc tại Ninh Bình.

Đền thờ Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình có diện tích khoảng 5ha được xây dựng vào thế kỷ 17. Lớp ngoài là Ngọ môn quan có 3 gian lợp ngói, lớp thứ hai là Nghi môn với 3 gian dựng bằng gỗ lim. Đi vài chục mét hết con đường chính, qua hai cột trụ lớn, khách sẽ đến sân rồng xưa. Trong tầm mắt du khách có 2 con nghê được làm bằng đá xanh nguyên khối tinh xảo. Qua sân rồng, khách sẽ vào đến bái đường và đến thiêu hương- là nơi thờ tứ trụ triều đình nhà Đinh với những kiểu kiến trúc truyền thống. Vào sâu hơn nữa là chính cung, nơi thờ tượng vua Đinh đúc bằng đồng đặt trên bệ thờ bằng đá nguyên khối, hai bên là hai con rồng bằng đá. Gần đó là nơi thờ 3 con trai của ông. Đền vua Đinh nằm giữa các tán cây đại thụ, các vườn cây ăn quả, cây cảnh đan xen nhau tạo nên vẻ bề thế và tôn nghiêm của ngôi đền.

Gần đó đền vua Lê soi bóng xuống sông Hoàng Long Ninh Bình . Trước mặt là núi Đèn, sau lưng là núi Đìa. Tại ngôi đền này khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều hòn non bộ với những hình thù khác nhau. Trước hết là hòn non bộ có hình chim phượng múa cao 3 mét, hai cánh như đang bay, hòn non bộ “hổ phục” với gốc cây duối thân to có 9 múi, tuổi thọ trên 300 năm, bên trái là hòn non bộ có dáng “voi quỳ” có khắc hai chữ Hán “bất di”. Đền thờ vua Lê thờ vua Lê Đại hành, bên phải là tượng bà Dương Vân Nga, bên trái là tượng Lê Long Đĩnh.

Đền thờ Đinh – Lê là những kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ và đá đạt đến trình độ điêu luyện tinh xảo của các nghệ nhân dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17-19. Tại đền thờ vua Đinh, du khách có thể chọn mua sách, ảnh gắn với lịch sử và truyền thuyết về hai vị vua này và vùng đất thiêng Ninh Bình.

Cách đền thờ Đinh- Lê khoảng 30 cây số là nhà thờ Phát Diệm thuộc huyện Kim Sơn- đến nay vẫn được coi là một công trình kiến trúc hoàn hảo của Việt Nam. Nhà thờ Phát Diệm được xây dựng vào những năm 1875- 1899 hoàn toàn bằng đá và gỗ lim là một địa chỉ tham quan không thể bỏ qua khi du lịch Ninh Bình.

Nhà thờ đá Ninh Bình hay còn gọi là nhà thờ “dâng kính trái tim Đức Mẹ” là khu trung tâm của cụm nhà thờ Phát Diệm hoàn toàn được làm bằng đá. Tuy nhiên, các bức phù điêu hoa lá cỏ cây và các loại thú linh làm những khối đá vừa tránh được vẻ nặng nề vừa toát lên vẻ uyển chuyển, sống động.

Ninh Bình còn rất nhiều điểm tham quan hấp dẫn khác như Tam Cốc- Bích Động, rừng quốc gia Cúc Phương, động Hoa Sơn, núi Non Nước, núi Ngọc Mỹ Nhân… Mỗi địa danh là một cảnh đẹp gắn với lịch sử- địa lý và văn hóa của miền đất cố đô đang chờ du khách khám phá và chiêm ngưỡng.

Theo dulichvn * Nếu bài viết này hữu ích với bạn, hãy “tiếp lửa” cho Tâm Học bằng cách bấm Like, Google +1, Tweet hoặc Chia Sẻ, Gửi….cho bạn bè , người thân. Chân thành cảm ơn!