Top 9 # Xem Nhiều Nhất Du Lịch Phú Thọ Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tuvanduhocsing.com

Du Lịch Bụi Phú Thọ

Tỉnh Phú Thọ nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông giáp huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình.

Mã vùng điện thoại: 0210

Biển số xe: 19

Tổ chức hành chính: Tỉnh Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố (thành phố Việt Trì), 1 thị xã (thị xã Phú Thọ) và 11 huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Sông Thao, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh).

Khí hậu Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 – 87%.

Diện tích: 3.533,4 km²

Dân số: Dân số tỉnh Phú Thọ năm 2011 là 1.326.000 người. Mật độ: 375 người/km².

Thành phần dân tộc: Tỉnh Phú Thọ có 21 dân tộc anh em sinh sống, trong đó người Kinh chiếm đa số (gần 1,1 triệu người), người Mường hơn 10 vạn, người Dao hơn 6.000 người, Cao Lan hơn 2.000…

Lịch sử Tỉnh Phú Thọ là một trong những chiếc nôi của loài người. Hàng nghìn năm qua, từ khi vua Hùng dựng nước Văn Lang cho đến ngày nay, địa bàn Phú Thọ đã trải qua biết bao đổi thay về địa danh và địa giới hành chính. Thời Hùng Vương, địa bàn Phú Thọ nằm trong bộ Văn Lang, trung tâm của nước Văn Lang. Thời Thục An Dương Vương với Nhà nước Âu Lạc, Phú Thọ nằm trong huyện Mê Linh. Dưới thời Bắc thuộc (từ năm 111 trước Công nguyên đến thế kỷ X), Phú Thọ nằm trong địa bàn quận Mê Linh, Tân Xương, Phong Châu. Đến thời kỳ phong kiến độc lập, đơn vị hành chính là các đạo (lộ, trấn, xứ, tỉnh), dưới là các phủ, châu, huyện, thay thế cho chế độ quận huyện thời Bắc thuộc, Phú Thọ thuộc lộ Tam Giang. Đầu triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, địa bàn Phú Thọ nằm trong hai tỉnh Hưng Hóa và Sơn Tây. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà vua đã tiến hành cải cách hành chính, đổi tất cả các trấn trong cả nước là tỉnh, điều chuyển một số huyện từ tỉnh nọ sang tỉnh kia, chia tách một số huyện lớn… Ở phạm vi hai tỉnh Hưng Hóa và Sơn Tây năm 1831 chuyển huyện Tam Nông thuộc tỉnh Sơn Tây về tỉnh Hưng Hóa, tách huyện Thanh Xuyên phủ Gia Hưng của tỉnh Hưng Hóa thành hai huyện Thanh Sơn và Thanh Thuỷ (1833). Sau khi đánh chiếm Bắc Kỳ, hoàn thành việc xâm lược toàn bộ Việt Nam, thực dân Pháp thi hành chính sách chia để trị, lập ra các tỉnh mới. Điều I của Nghị định toàn quyền Đông Dương ngày 8 tháng 9 năm 1891 về việc thành lập tỉnh Hưng Hóa ghi “Địa phận tỉnh Hưng Hóa sẽ được thành lập gồm: 1. Các huyện Tam Nông, Thanh Thuỷ. Huyện Thanh Thuỷ bỏ tổng Cự Thắng nhưng tăng thêm tổng Tinh Nhuệ của huyện Thanh Sơn. 2. Các huyện Sơn Vi, Thanh Ba và Phù Ninh của phủ Lâm Thao tỉnh Sơn Tây. Như vậy tỉnh Hưng Hóa mới thành lập chỉ có 5 huyện, trong đó hai huyện Tam Nông và Thanh Thuỷ là thuộc tỉnh Hưng Hóa cũ còn lại ba huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh là chuyển từ tỉnh Sơn Tây sang. Ngày 9 tháng 12 năm 1892, toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển huyện Cẩm Khê nằm trong địa bàn tiểu quân khu Yên Bái về tỉnh Hưng Hóa. Ngày 5 tháng 6 năm 1893, huyện Hạ Hòa tách khỏi tiểu quân khu Yên Bái về nhập vào tỉnh Hưng Hóa. Ngày 17 tháng 7 năm 1895, hai châu Thanh Sơn và Yên Lập thuộc khu quân sự Đồn Vàng chuyển về tỉnh Hưng Hóa. Ngày 24 tháng 8 năm 1895, hai huyện Hùng Quan và Ngọc Quan của phủ Đoan Hùng tách khỏi tiểu quân khu Tuyên Quang thuộc đạo quan binh 3 Yên Bái nhập vào tỉnh Hưng Hóa. Năm 1900 thành lập thêm huyện Hạc Trì. Ngày 5 tháng 5 năm 1903, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định chuyển tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Hóa lên làng Phú Thọ thuộc tổng Yên Phú huyện Sơn Vi và từ đây tỉnh Hưng Hóa đổi tên thành tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ năm 1903 có 10 huyện: Tam Nông, Thanh Thuỷ, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Hạc Trì, Hùng Quan, Ngọc Quan và hai châu là Thanh Sơn và Yên Lập. Từ năm 1903 (năm tỉnh có tên là Phú Thọ) đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, về cơ bản đơn vị hành chính trong tỉnh không có những thay đổi lớn, chỉ có thay đổi tên gọi một số phủ huyện và thêm một số làng xã mới… Ngày 22-10-1907 thành lập thị xã Phú Thọ và thị xã Việt Trì. Năm 1919 bỏ tên huyện Sơn Vi đổi gọi là phủ Lâm Thao. Cũng năm này, hai huyện Hùng Quan và Ngọc Quan hợp nhất thành phủ Đoan Hùng. Năm 1939, phủ Đoan Hùng chuyển gọi là châu Đoan Hùng vì là huyện miền núi. Cũng năm này, huyện Thanh Ba đưa lên thành phủ Thanh Ba. Đến năm 1940, tỉnh Phú Thọ bao gồm hai phủ: Lâm Thao, Thanh Ba; sáu huyện: Hạ Hòa, Cẩm Khê, Hạc Trì, Thanh Thuỷ, Tam Nông, Phù Ninh; ba châu: Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng; hai thị xã: Phú Thọ, Việt Trì và một số thị trấn Hưng Hóa. Toàn tỉnh có 66 tổng, 467 làng xã, 22 phố. Cách mạng tháng Tám thành công, về mặt hành chính, Nhà nước ta thống nhất gọi các phủ, châu, huyện là huyện, bỏ cấp tổng và tiến hành hợp nhất các làng nhỏ thành xã lớn. Đợt liên xã đầu tiên, thực hiện năm 1946, tỉnh Phú Thọ từ 467 làng cũ hợp nhất thành 106 xã mới. Nhưng vì xã mới quá lớn nên giữa năm 1947 lại điều chỉnh từ 106 lên 150 xã. Cũng năm 1947, 5 huyện hữu ngạn sông Thao là Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn và Yên Lập sáp nhập vào khu 14, không thuộc tỉnh Phú Thọ. Đến tháng 2 năm 1948, khu 14 hợp nhất với khu X thành Liên khu X, 5 huyện hữu ngạn sông Thao lại trở về tỉnh Phú Thọ. Thời kỳ cải cách ruộng đất và sửa sai (1955-1957), các xã lại có sự điều chỉnh, chia tách, từ 150 xã lên 271 xã. Từ năm 1957 trở đi, đơn vị xã cơ bản ổn định đến ngày nay, chỉ có thay đổi tên gọi một số xã vào cuối năm 1964. Thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), Bộ nội vụ ra quyết định thành lập 3 thị trấn là thị trấn nông trường Vân Hùng thuộc huyện Đoan Hùng, thị trấn nông trường Vân Lĩnh thuộc huyện Thanh Ba và thị trấn nông trường Phú Sơn thuộc huyện Thanh Sơn. Ngày 4 tháng 6 năm 1962, Hội dồng Chính phủ ra Quyết định số 65 thành lập thành phố Việt Trì. Ngày 26 tháng 1 năm 1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết 504, quyết định hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Thành phố Việt Trì là tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phú. Trong thời gian là tỉnh Vĩnh Phú, ngày 5 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 178 “Về việc hợp nhất các huyện trong tỉnh Vĩnh Phú”. Ở địa bàn Phú Thọ, chỉ có huyện Thanh Sơn là giữ nguyên, còn các huyện khác đều hợp nhất: Tam Nông hợp nhất với Thanh Thủy thành huyện Tam Thanh bao gồm 34 xã; Lâm Thao hợp nhất với Phù Ninh thành huyện Phong Châu gồm 34 xã; Cẩm Khê, Yên Lập và 10 xã hữu ngạn sông Thao của Hạ Hòa hợp nhất thành huyện Sông Thao gồm 58 xã; Thanh Ba, Đoan Hùng và các xã còn lại của Hạ Hòa cùng với 7 xã của Phù Ninh, hợp nhất thành huyện Sông Lô gồm 82 xã. Việc hợp nhất huyện này quá rộng gây ra nhiều khó khăn cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, không sát đối với cơ sở, nên chỉ hai năm sau, ngày 22 tháng 12 năm 1980, Hội đồng Chính phủ ra tiếp Quyết định số 377 “Về việc sửa đổi một số đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phú”. Theo quyết định, Sông Thao tách thành Sông Thao và Yên Lập; Sông Lô chia thành Thanh Hòa và Đoan Hùng. Năm 1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định thành lập thị trấn Phong Châu thuộc huyện Phong Châu. Tháng 10 năm 1995, 2 huyện Thanh Ba và Hạ Hòa tái lập; một tháng sau (11-1995), Chính phủ ra nghị định thành lập thị trấn Thanh Ba là huyện lỵ của huyện Thanh Ba và thị trấn Đoan Hùng. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Nghị quyết “về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”, trong đó có việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-1-1997. Sau khi tái lập, ngày 28-5-1997, Chính phủ ra Nghị định số 55 về việc thành lập 6 thị trấn: Thị trấn Yên Lập (Yên Lập); thị trấn Hạ Hòa (Hạ Hòa); thị trấn Hưng Hóa (Tam Thanh); thị trấn Lâm Thao và Phú Hộ (Phong Châu); thị trấn Thanh Sơn (Thanh Sơn). Tiếp đến ngày 24-7-1999, Chính phủ ra Nghị định số 59 chia tách nốt hai huyện cuối cùng của tỉnh Phú Thọ là Phong Châu và Tam Thanh để tái lập lại các huyện cũ là Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông và Thanh Thủy. Ngày 09/4/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới huyện Thanh Sơn để thành lập huyện Tân Sơn. Tỉnh Phú Thọ tái lập (1997) có diện tích tự nhiên 3.465km2, dân số 1.261.900 người, mật độ dân số trung bình 373 người/km2, gồm 21 dân tộc anh em sinh sống, trong đó người Kinh chiếm đa số (gần 1,1 triệu người), người Mường hơn 10 vạn, người Dao hơn 6.000 người, Cao Lan hơn 2.000…

Tiềm Năng Du Lịch Phú Thọ

TIN BÀI KHÁC

Phát triển sản phẩm lưu niệm để quảng bá du lịch

30/12/2020

PTĐT – Sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch là một trong những yếu tố góp phần tăng sức hấp dẫn, khuyến khích chi tiêu và quảng bá hình ảnh du lịch hiệu quả.

Đặc sản góp phần phát triển du lịch

30/11/2020

PTĐT – Những năm gần đây, Phú Thọ đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ưu tiên xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng như: Bưởi Đoan Hùng, thịt chua, bánh chưng, cá thính…

Nón lá – sản phẩm du lịch độc đáo Đất Tổ

12/09/2020

PTĐT – Nếu như xứ Huế mộng mơ nổi tiếng với chiếc nón bài thơ mỏng manh, dịu dàng cùng tà áo dài tím thướt tha thì ở miền Trung du Đất Tổ – quê hương của rừng cọ đồi chè lại quen thuộc với những chiếc nón lá trang nhã, chắc khỏe mà bình dị gắn liền với hình ảnh thân thương trong cuộc sống hàng ngày của những người dân thôn quê. 

Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù – tạo điểm nhấn khi về Đất Tổ

24/08/2020

PTĐT – Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh về khâu đột phá phát triển du lịch, nhận thức của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về phát triển du lịch bền vững được nâng lên rõ rệt.

Để du lịch Hạ Hòa phát triển xứng tiềm năng

11/07/2020

PTĐT – Là huyện cửa ngõ phía Tây Bắc của tỉnh, Hạ Hòa được thiên nhiên ban tặng nhiều địa điểm có cảnh đẹp tự nhiên và lịch sử lâu đời của nhiều khu di tích, tạo tiềm năng, lợi thế phát triển về du lịch rất lớn.

Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng vườn Quốc gia Xuân Sơn

11/07/2020

PTĐT – Nằm ở phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, Vườn Quốc gia Xuân Sơn cách Hà Nội 120km, cách TP Việt Trì 80km, với diện tích rộng hơn 15.000ha, đứng thứ 12 trong số 15 vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam Vườn được ví là “lá phổi xanh”, là điểm du lịch hấp dẫn nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ. 

Điểm đến của du khách quốc tế

11/07/2020

PTĐT – Trong những năm qua, lượng khách du lịch quốc tế đến với Phú Thọ có chiều hướng tăng, tuy nhiên con số đó vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Để từng bước thu hút lượng khách quốc tế đến Phú Thọ, nhiều dịch vụ, sản phẩm du lịch được ngành du lịch và các đơn vị lữ hành triển khai.

Phấn đấu trở thành địa bàn trọng điểm du lịch vùng trung du, miền núi Bắc Bộ

11/07/2020

PTĐT – Cùng với xu thế phát triển du lịch của cả nước, Phú Thọ được Chính phủ xác định là địa bàn trọng điểm trong vùng du lịch trung du, miền núi Bắc Bộ, là cửa ngõ nối liền giữa các tỉnh Tây Bắc…

Địa Danh Du Lịch Phú Thọ

ĐỊA DANH DU LỊCH PHÚ THỌ – CÁC ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH PHÚ THỌ

MỎ NƯỚC KHOÁNG THANH THỦY – PHÚ THỌ

Khu mỏ nước khoáng nóng Thanh Thuỷ thuộc địa phận xã La Phù và xã Bảo Yên, huyện Thanh Thuỷ, cách thành phố Việt Trì 30 km, cách Xuân Sơn 60 km. Qua nghiên cứu cho thấy, mỏ nước khoáng này được phân bố trên diện tích chừng 1 km2, có hình dạng như một quả bầu nậm, kéo dài theo hướng sông Đà. Nhiệt độ trung bình của nước khoáng nóng từ 37oC đến 43oC, tổng trữ lượng là 19.710.000 m3, lưu lượng khai thác đạt 483 m3/ngày. Trong nước khoáng nóng có nhiều hàm chất vi lượng như natri, canxi, magiê, đặc biệt có chứa nhiều hàm chất radon – một loại nước radon quý hiếm lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam rất thích hợp cho việc tắm ngâm, phục hồi sức khoẻ và chữa bệnh.

Với đặc điểm gần Hà Nội, tiếp giáp Hà Tây – mảnh đất nhiều điểm du lịch nổi tiếng cả nước, hơn nữa còn khá nhiều cảnh quan thuộc các xã xung quanh La Phù trên địa bàn huyện Thanh Thủy nên chắc chắn đây sẽ là một sự lựa chọn mới cho du khách khi đến với Phú Thọ!

LÀNG NGHỀ PHÚ THỌ

Làng Nghề Phú thọ: Phú Thọ là một vùng đất cổ, nơi phát tích của dân tộc Việt Nam . Kế thừa những truyền thống tốt đẹp, người Phú Thọ qua bao đời còn lưu giữ nhiều tính cách đặc trưng của con người Việt Nam . Không chỉ giàu sáng tạo trong lao động, giàu khí phách trong đấu tranh, giàu nhân ái trong cuộc sống, con người nơi đây còn có óc thẩm mỹ và bàn tay tài hoa của người nghệ sỹ. Sản phẩm làng nghề Phú Thọ là một trong những bằng chứng cho nhận định đó. Mặc dù không phải là đất nghề nhưng nghề thủ công ở Phú Thọ lại tồn tại và phát triển khá bền vững theo thời gian. Và đến nay, các sản phẩm đó chưa hẳn đã đem lại giá trị kinh tế cao nhưng mỗi sản phẩm lại gửi gắm trong đó tâm hồn, tính cách của những người con Đất Tổ.

Đa dạng các làng nghề ở Phú Thọ

Trong những năm gần đây sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại để làm cho các sản phẩm của làng nghề ngày càng tinh xảo, hiện đại hơn, năng suất lao động cũng được nâng cao. Tính đến hết năm 2010, số làng nghề trên địa bàn được UBND tỉnh công nhận là (làng nghề chè Đá Hen – Cẩm Khê; Dốc Đen – Thanh Ba; làng nghề chè Khuân – Thanh Sơn; làng nghề chè Phú Thịnh, Chu Hưng, Phú ích, Lê Lợi – Hạ Hoà, làng nghề chè Chùa Tà – Phù Ninh; làng nghề chè Vân Hùng – Đoan Hùng); sản xuất nón (làng nghề Sơn Nga, Sai Nga – Cẩm Khê; Gia Thanh – Phù Ninh). Những năm gần đây có các làng nghề mới như làng nghề trồng hoa (làng Thượng – Phù Ninh), làng nghề chăn nuôi và chế biến rắn (x* Tứ X* – 37 làng nghề với đa dạng các loại ngành nghề khác nhau nhưng tập trung chủ yếu là các nhóm nghề như: Nghề mộc (Làng nghề Dư Ba – Cẩm Khê; Minh Đức – Tam Nông…); nghề đan lát mây tre ( Làng nghề Ngô Xá, Tùng Khê – Cẩm Khê; Minh Hoà – Hạ Hoà …); chế biến chè Lâm Thao), làng nghề sản xuất cá chép đỏ (Thuỷ Trầm – Cẩm Khê). Việc phát triển các làng nghề với những ngành nghề mới cho thấy các làng nghề để quan tâm đến nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Các làng nghề với những ngành nghề mới nhưng phát triển rất mạnh và bền vững, có tác dụng rõ rệt đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu nông thôn, góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Qua đó cho thấy các làng nghề trên địa bàn tỉnh đang dần phát triển trở lại và đem lại hiệu quả kinh tế. Các lĩnh vực ngành nghề đa dạng để tác động tích cực tới đời sống nhân dân ở các vùng nông thôn. Chất lượng hoạt động của các làng nghề được nâng lên, có tính phát triển ổn định và bền vững. Sự lan toả của các làng nghề để thu hút được nhiều lao động và kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề khác nhau.

KHU DU LICH BẾN GIÓT – PHÚ THỌ

Khu du lịch Bến Giót nằm tại Ngã ba Hạc thuộc hai phường Bạch Hạc và Bến Gót, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Khu du lịch có diện tích khoảng 100ha, được chia thành 2 phần ở bờ Bắc và bờ Nam sông Lô, phần phía Bắc thuộc phường Bến Gót đây là phần chủ yếu, còn phần phía Nam thuộc phường Bạch Hạc.

Tương truyền, đây là nơi Lạc Long Quân lập đàn tế trời và đã được tiên ông từ trên trời xuống, ngồi trên tảng đá này, đặt tên, phân định anh em cho một trăm người con do Âu Cơ sinh ra, sau nơi đây buôn bán kinh doanh sầm uất, trên bến dưới thuyền mới có tên là Bến Gót, Đình Bạch Hạc còn có tên là đình thôn Việt Trì là nơi thờ các vua Hùng, Đền Lang Đài là nơi hai chàng Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đấu võ, Miếu Hà Thần là nơi thờ thần Sông đã có công giúp vua Trần Minh Tông đánh Man Đà Giang dẹp yên bờ cõi, Đền Bạch Hạc là nơi thờ thổ lệnh có tên huý là Trần Lan và em là Thạch Khanh tên huý là Trần Bảo có phép thuật thần y, chữa được bách bệnh cho nhân dân, sau hoá thần ở Tam Thanh Quán bên bờ sông Bạch Hạc, được phong làm thần thiêng ở ngã ba sông Hạc….

Ngoài ra trên mảnh đất này còn tồn tại rất nhiều sự tích ly kỳ, nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như: Hội bơi chải, Hội giã bánh dầy,… nói lên sự hình thành tên làng, tên xóm, tên sông, những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của của nhân dân ta gắn liền với nền văn minh sông Hồng và nền văn minh lúa nước.

Khu du lịch Bến Gót có đặc trưng điển hình của vùng trung du Bắc Bộ, với địa hình nhấp nhô, phần đất phía Bắc có vị thế như một bán đảo quay về hướng Đông Nam, tạo nên hình ảnh về bến nước, dòng sông. Đặc biệt là sự gắn kết hài hoà giữa đồi núi, cây cối, sông nước tạo nên phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, thích hợp để xây dựng khu du lịch nghỉ ngơi, thư giãn, vọng cảnh. Khu du lịch bao gồm các khu vui chơi giải trí, thể thao, nhà vườn, cắm trại, khách sạn, nhà nghỉ, câu cá, trại sáng tác, lầu bình thơ,… được tổ chức tạo thành trục chủ đạo đi từ cổng chính đến khu lầu tưởng niệm và vọng cảnh phía bờ sông, kết thúc là Lầu Bạch Hạc. Lầu Bạch Hạc được xây dựng theo hướng vươn cao vừa tượng trưng cho đàn tế trời vừa là nơi du khách có thể ngắm cảnh xa xa, dưới tầng lầu có bia tưởng niệm 100 người con của Lạc Long Quân – Âu Cơ, giúp cho du khách hiểu rõ hơn nguồn gốc của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Bên cạnh Lầu Bạch Hạc được tái dựng tảng đá lưu vết chân và hình dáng tiên ông phân định ngôi thứ, mở đầu cho sự hưng thịnh, đoàn kết, thương yêu, đùm bọc của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Phần đất phía Nam chủ yếu dành cho các di tích lịch sử và thể thao nước truyền thống, một phần dành cho các nhà nghỉ nhỏ dưới dạng vườn nông thôn, vườn sinh thái,…

BẢO TÀNG HÙNG VƯƠNG – PHÚ THỌ

Bảo Tàng Hùng Vương Phú Thọ: Nhà bảo tàng Hùng Vương hai tầng, cao trên ba chục mét, hình vuông. Nhìn từ xa nhà bảo tàng giống như một khối hộp lập phương, cao vút nằm trên đỉnh một quả đồi ngay sát đền chính. Bảo tàng Hùng Vương là một ngôi nhà có hình thức đậm chắc mà trang nhã, bề thế mà lại rất thanh thoát, bắt đầu được khai móng năm 1986, với tổng số vốn đầu tư trển tỷ đồng, các nhà xây dựng đã cấu thành một ngôi nhà hoàn hảo hiện đại mà dân tộc. Hiện đại ở sự bề thế của quy mô xây dựng, tường ốp đá xẻ bao quanh với diện tích mặt bằng gần 1.000m2. Còn dân tộc vì đây là một chiếc nhà sàn, bốn bề có cột chống trụ. Đứng từ đỉnh núi Hùng nhìn xuống, nhà bảo tàng Hùng Vương như một chiếc bánh chưng vuông khổng lồ. Sự khổng lồ ấy được các nhà thiết kế giải thích dó là biểu hiện tượng trưng của quả đất theo quan niệm người xưa: Đất vuông trời tròn. Ở giữa nhà Bảo Tàng là một vùng trần thủng có khoảng trời nghiêng xuống lồng trong một khuôn trăng đầy đặn. Tổng thể sự hiện diện trời tròn đất vuông ấy là ý tưởng của người kiến trúc sư muốn khắc hoạ lại huyền thoại lịch sử: sự tích bánh dày, bánh chưng, mà ở đây, huyền thoại ấy chắc rằng mỗi người chúng ta nếu không thuộc lòng thí chí ít cũng đã một lần được nghe bà kể chuyện về hoàng tử Lang Liêu làm bánh dày, bánh chưng dâng tiến vua cha. Câu chuyện cổ tích ấy đã phần nào nói lên được quan niệm vũ trụ của con người Việt Nam cổ đại, đồng thời còn nói lên được quan niệm vuông tròn trong tiềm thức, trong ước lệ, đó còn là triết lý nhân văn, triết lý toàn vẹn của con người Việt Nam. Sức người bằng sức lao động sáng tạo, lộc trời bằng hạt gạo, hoa đất bằng hương vị cây lá thiên nhiên đã cấu thành sản phẩm vật chất duy trì sự sinh tồn của đất nước qua nhiều thế hệ.

Ý đồ nổi bật trong trưng bày bảo tàng Hùng Vương về nội dung và giải pháp kỹ thuật, mỹ thuật là việc giải quyết đề tài trưng bày mối quan hệ hữu cơ giữa văn hoá Hùng Vương, văn minh sông Hồng với lịch sử phát triển dân tộc Việt Nam. Mục đích của ý đồ trưng bày nhằm làm rõ tầm quan trọng của khu di tích lịch sử Đền Hùng, Bộ Văn Lang và địa thế dựng nước của các Vua Hùng. Trưng bày bảo tàng Hùng Vương đã cố gắng đảm bảo sự tuân thủ những nguyên tắc của phương pháp luận sử học Mác Xít và nguyên tắc bảo tàng học, trên đài trưng bày có 5 trọng tâm- 5 mốc lịch sử quan trọng trong quá trình hình thành con người Việt Nam, 5 trọng tâm ấy được nhân dân ở 5 vị trí trang trọng: – Đất nước, con người một thời nguyên thuỷ – Bắt đầu dựng nước. – Sự nghiệp xây dựng nước Văn Lang của các Vua Hùng – Khu di tích Đền Hùng và việc thờ cúng Vua Hùng trên thềm đất cổ Phong Châu – Tình cảm của nhân dân, sự quan tâm của các chế độ trước đến Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng ngày nay với Đền Hùng.

Dọc theo 5 trọng tâm có 5 điểm phim tài liệu, khoa học phù trợ với nội dung lịch sử: Giỗ Tổ Hùng Vương, Vua Hùng dạy nhân dân cấy lúa, lễ hội Làng He, trò Trám và sự tích rước lúa thần, hát xoan và sự tích làm bánh chưng bánh dày, Vua Hùng đi săn. Trưng bày Bảo Tàng Hùng Vương hướng tới chiều sâu. Tìm về cuội nguồn. Mục đích của giải pháp này nhằm làm rõ giai đoạn văn hoá Hùng Vương và thời đại Hùng Vương dựng nước.Phòng 1: giới thiệu chung nội dung trọng tâm thứ nhất: Đất nước, con người một thời nguyên thuỷ. Với số lượng hiện vật gồm 1 sa bàn, 1 hộp hình, 2 bức tranh sơn mãi cỡ lớn, 18 mẫu động thực vật, 12 mẫu khoáng sản, 20 công cụ đá Sơn Vi và một số ảnh chụp cùng những hiện vật khác đã khái lược hình thế thiên nhiên và sức sống buổi bình minh lịch sử của con người Việt Nam. Một vùng đất hợp lưu nơi ngã ba sông Hồng, Đà, Lô giàu đẹp và thuận lợi từ hàng vạn năm xa xưa đã trở thành môi trường tụ cư sinh sống cho các loại động, thực vật và cho con người. Lớp trầm tích tìm được và hộp hình cùng những ảnh chụp hang Ngựa (Thu Cúc- Thanh Sơn) là di chỉ xa xưa đầu tiên có dấu vết cư trú của con người cách nay trên 4 vạn năm. Dấu vết hoá thạch của các xương lợn rừng, hươu nai là dấu vết minh chứng cho sự vận động của con người chinh phục thiên nhiên để duy trì sự sinh tồn ở thời kỳ xa xưa ấy. Trong tiến trình phát triển lịch sử xã hội, con người Việt Nam thời thượng cổ đã trải qua 5 giai đoạn văn hoá: Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn, 5 giai đoạn phát triển văn hoá là 5 bước tiến dài vạn dặm trong lịch sử phát triển của dân tộc. Hơn 100 địa điểm văn hoá Sơn Vi có độ tuổi từ 1 vạn rưỡi đến 2 vạn năm với những công cụ cuộc ghè đập là chứng tích sinh tồn của người nguyên thuỷ trên đất Vĩnh Phú- Văn Lang, đất bản bộ của các Vua Hùng.

Phòng 2: Bắt đầu thời dựng nước

Bằng những hiện vật gốc có chọn lựa phong phú từ ba nền văn hoá: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun… có nhiều tài liệu khoa học phụ mô tả từng mảng cuộc sống sinh hoạt của con người vận động hợp quy luật biến thiên của lịch sử. Công cụ đá mài từ giản đơn đến phức tạp, từ thô ráp đến tinh xảo: rìu có vai, rìu mài tứ diện, cuốc đá, chày nghiền, đồ trang sức (vòng tay đá, khuyên đá…) vô cùng phong phú bên cạnh những sưu tập gốm đa dạng: nồi, vò, bình gốm, bát gốm, dọc xe chỉ, chài lưới… được trưng bày nhằm giới thiệu cho người xem thấy được nghề sống chính của cư dân nguyên thuỷ nước ta là làm nông nghiệp, trồng lúa nước, săn bắt và hái lượm. Qua từng bước biến thiên của lịch sử, con người từ chỗ sống bằng săn bắt, hái lượm đã biết đấu tranh cải tạo thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cuộc sống con người. Nền kinh tế nông nghiệp một ngày phát triển. Cuộc sống con người dần no đủ, có tích luỹ của cải, có sự phân chia người nghèo, kẻ giàu có sự hình thành giai cấp. Những Nha chương bằng đá tìm được ở Gia Thanh, Thanh Đình(Phong Châu) là vật chứng điển hình chứng minh cho sự hình thành các tộc người, sự tập trung uy quyền vào người đứng đầu bộ tộc. Khi công cụ bằng đồng xuất hiện, những mùi cày đồng (Vạn Thắng), lưỡi liền đồng (Gò De), lưỡi rìu đồng (Làng Cả) được ra đời và ngày càng đa dạng, phong phú. Đó là dấu tích chứng minh cho sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp buổi ban đầu.

Những mũi lao, mũi tên đồng, lưỡi câu đồng là vật chứng không chỉ chứng minh cho sự phát triển trí tuệ và khả năng chinh phục thiên nhiên phục vụ cuộc sống con người. Đó còn là dấu hiệu khả năng tự vệ của con người trong sự đấu tranh giai cấp, đấu tranh sinh tồn giữa các tộc người trong xã hội có sự phân chia đẳng cấp.

Dấu tích sự ra đời của hạt lúa đã đánh dấu bước tiến dài trong lịch sử kinh tế nông nghiệp. Đó là hiện vật gốc chứng minh cho thành tựu lớn lao của con người chinh phục tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ cuộc sống con người.

Phòng 3: Sự nghiệp dựng nước Văn Lang của các Vua Hùng

Bên cạnh trống đồng Đền Hùng là trống đồng Tân Long. Đây là một trong những chiếc trống có đường kính lớn nhất so với toàn bộ trống đồng tìm thấy ở Việt Nam (trống đồng có đường kính mặt 108 cm).

Bộ hiện vật điển hình thứ 2 là sưu tập vũ khí bằng đồng, lưỡi cày đồng, thuổng đồng, rìu đồng, dao găm đồng, mũi tên đồng, lao đồng…đa dạng và phong phú. Đó là dấu hiệu phản ánh giai đoạn văn hoá Đông Sơn phát triển rực rỡ, có sự phân diện rộng rãi từ biên giới phía bắc tới các tỉnh miền trung nước ta bây giờ. Công cụ đồng xuất hiện ngày càng đa dạng, phong phú và điêu luyện, cục diện kinh tế ngày càng phát triển đã đưa trình độ xã hội phát triển cao hơn. Các thủ lĩnh họ Hùng với cương vị đứng đầu bộ lạc văn lang từ nền tảng kinh tế lạc hậu thời kỳ đá mới qua giai đoạn sơ kỳ đồng thau đã vượt lên mở rộng địa bàn, đẩy mạnh sự phát triển văn minh và xã hội tới bước phát triển cực thịnh trong gia đoạn văn hoá công cụ đồng thau – sắt sớm. Từ sự liên minh bộ lạc đến sự áp phục 15 bộ lạc gần xa để trở thành thủ lĩnh liên minh bộ lạc rồi quân chủ quốc gia: Hùng Vương ở thiên niên kỷ 11 trước công nguyên. Bộ Văn Lang của các thủ lĩnh họ Hùng đã trở thành địa bàn gốc của nước Văn Lang. Một nhà nước xã hội kiểu ” phương thức sản xuất Châu A” ra đời, nhà nước đầu tiên của xã hội Việt Nam. Đó là thành tựu, là công lao vĩ đại không gì sánh nổi của các vua Hùng. Nền văn hoá mang sắc thái riêng và cốt cách riêng của dân tộc bắt đầu được hình thành và phát triển. Một giai đoạnh lịch sử, một thời đại mới ra đời: Thời đại xây dựng đất nước của các vua Hùng.

Phòng 4 và 5: giới thiệu khi di tích lịch sử Đền Hùng, vịêc thờ cúng vua Hùng trên thềm đất cổ Phong Châu, tình cảm của nhân dân, sự quan tâm của các chế độ xã hội tới Đền Hùng.

Cho tới nay qua kiểm kê di tích lịch sử văn hoá, trên đất Vĩnh Phú có 587 nơi thờ Hùng Vương, vợ con và tướng lĩnh các vua Hùng. Bên cạnh những dấu tích vật chất còn có những trang huyền thoại kỳ diệu phản ánh sự hào hùng, sự bay bổng kỳ diệu của những nhân thần, người anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và bảo vệ đất nước. Các ngôi đình làng: Hùng Lô, Đào Xá, Hương Nộn, Lâu Thượng, Cổ Tích…là những công trình kiến trúc hoàn hảo ở mọi góc độ được nhân dân lập nên để thờ cúng vua Hùng nhưng đó lại là di tích quan trọng vào bậc nhất. Ơ đó di tích không chỉ mang tính tưởng niệm trong các ngôi đền do dân đời sau lập nên mà ở đây dấu tích lưu niệm của các vua Hùng vẫn còn phảng phất trong những pho huyền thoại lịch sử.

Còn nhiều nữa hình ảnh các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước thăm viếng Đền Hùng xem xét quy hoạch tổng thể di tích Đền Hùng xây dựng nhà bảo tàng Hùng Vương…. Bên cạnh một số hình ảnh các đoàn khách quốc tế thăm Đền Hùng đều phản ánh tấm lòng của dân tộc và bè bạn với Tổ tiên dân tộc Việt Nam.

Trong nhà bảo tàng còn có 1 phòng chiếu video với sức chứa trên 50 người xem một lượt các bộ phim về lễ hội Đền Hùng xưa, nay, phim về một số tích trò dân gian theo thuyền thoại, lịch sử được chiếu phục vụ khách tham quan. Đó là những tài liệu hình ảnh sống động mô phỏng sự tích lịch sử đã cung cấp cho người xem nhiều tư liệu khoa học và một số lượng thông tin lớn về lịch sử Việt Nam, dân tộc Việt Nam, xã hội Việt Nam, văn hoá Việt Nam thời vua Hùng dựng nước.

Nhà bảo tàng Hùng Vương ra đời đã phần nào đáp ứng lòng mong đợi của đồng bào cả nước, của người Việt Nam sống xa Tổ quốc, của các nhà khoa học và của bè bạn Quốc tế. Thăm viếng Đền Hùng và tham quan nhà bảo tàng Hùng Vương người Việt Nam có được một dịp ôn lại truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, hiểu sâu sắc hơn về thời đại các vua Hùng dựng nước và tấm lòng toàn dân tộc với Đền Hùng. Còn đối với khách Quốc tế thăm Đền Hùng và bảo tàng Hùng Vương sẽ có dịp hiểu được ngọn nguồn dân tộc Việt Nam, văn hoá Việt Nam, truyền thống Việt Nam và đạo lý của con người Việt Nam.

Nhìn tổng thể nội dung và ý đồ trưng bày bảo tàng Hùng Vương là hướng người xem vào chiều sâu tư tưởng, nhận được dung mạo con người Việt Nam: Quá khứ – Hiện tại – Tương lai. Mặt khác nội dung trưng bày bảo tàng Hùng Vương phản ánh được mối quan hệ giữa vua Hùng – Đền Hùng và thời đại Hùng Vương dựng nước.

Bảo tàng Hùng Vương đã trở thành di sản văn hoá mọi thời đại. Đó là một thiết chế văn hoá quan trọng của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tưởng niệm công lao của các vua Hùng đã có công dựng nước.

Phú Thọ là nơi có các đình, đền, miếu để thờ các vua Hùng và các tướng lĩnh của vua Hùng nhiều nhất Việt Nam. Cho nên, lễ hội quan trọng và đáng kể nhất nơi đây phải nói đến đó là lễ hội giỗ tổ Hùng Vương- lễ hội đã được nhà nước công nhận là Quốc Lễ. Toàn tỉnh có 700 điểm thờ, tập trung nhiều nhất ở Lâm Thao, huyện Tam Nông, thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh, huyện Thanh Thủy, huyện Cẩm Khê. Các đền thờ này chủ yếu thờ các bài vị sắc phong của các vua Hùng và tướng lĩnh.

Phường Bạch Hạc, phường Bến Gót nằm ở phía Nam thành phố Việt Trì, cửa ngõ nối liền giữa Phú Thọ và các tỉnh miền núi phía Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Ngã ba Hạc từ lâu đã nổi tiếng bởi vùng sông nước hữu tình, nơi tụ nhân, tụ thuỷ, tụ khí, buôn bán kinh doanh sầm uất. Trên mảnh đất này còn tồn tại nhiều di tích lịch sử văn hoá, gắn liền với vùng “địa linh, hào khí”, bên cạnh đó là những sự tích từ thời vua Hùng dựng nước Văn Lang. Cho đến ngày nay, vùng ngã ba Hạc vẫn còn tồn tại nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị, có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như thể thao, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí….

Ngã ba Hạc hợp lưu bởi sông Thao, sông Đà, sông Lô, tạo nên dòng trong, dòng đục, nước sông rộng mênh mông như biển cả, xa xa tả có Tam Đảo, hữu có Ba Vì, hai bên bờ là các làng mạc, ruộng vườn tươi tốt, bến sông thuyền bè tấp nập vào ra…. tất cả những phong cảnh đó đã tạo cho ngã ba Hạc có cảnh trí vừa thơ mộng, vừa hữu tình. Bạch Hạc – Bến Gót ngày nay thuộc phủ Tam Đới xưa, còn tồn tại rất nhiều di tích lịch sử văn hoá, các truyền thuyết, chuyện kể về quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta như: “Hoa Long Thiền Tự” xưa ở bến sông Thông, cạnh chùa có một tảng đá ven sông, trên mặt còn hằn vết gót chân. Tương truyền, đây là nơi Lạc Long Quân lập đàn tế trời và đã được tiên ông từ trên trời xuống, ngồi trên tảng đá này, đặt tên, phân định anh em cho một trăm người con do Âu Cơ sinh ra, sau nơi đây buôn bán kinh doanh sầm uất, trên bến dưới thuyền mới có tên là Bến Gót, Đình Bạch Hạc còn có tên là đình thôn Việt Trì là nơi thờ các vua Hùng, Đền Lang Đài là nơi hai chàng Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đấu võ, Miếu Hà Thần là nơi thờ thần Sông đã có công giúp vua Trần Minh Tông đánh Man Đà Giang dẹp yên bờ cõi, Đền Bạch Hạc là nơi thờ thổ lệnh có tên huý là Trần Lan và em là Thạch Khanh tên huý là Trần Bảo có phép thuật thần y, chữa được bách bệnh cho nhân dân, sau hoá thần ở Tam Thanh Quán bên bờ sông Bạch Hạc, được phong làm thần thiêng ở ngã ba sông Hạc….. Ngoài ra trên mảnh đất này còn tồn tại rất nhiều sự tích ly kỳ, nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như: Hội bơi chải, Hội giã bánh dầy,… nói lên sự hình thành tên làng, tên xóm, tên sông, những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của của nhân dân ta gắn liền với nền văn minh sông Hồng và nền văn minh lúa nước.

Với diện tích 100 ha, khu Du lịch Bến Gót được chia thành 2 phần ở bờ Bắc và bờ Nam sông Lô, trong đó phần lãnh thổ phía Bắc (thuộc phường Bến Gót) là chủ yếu. Khu du lịch có đặc trưng điển hình của vùng trung du Bắc Bộ, với địa hình nhấp nhô, phần đất phía Bắc có vị thế như một bán đảo quay về hướng Đông Nam, tạo nên hình ảnh về bến nước, dòng sông. Đặc biệt là sự gắn kết hài hoà giữa đồi núi, cây cối, sông nước tạo nên phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, thích hợp để xây dựng khu du lịch nghỉ ngơi, thư giãn, vọng cảnh. Khu du lịch Bến Gót bao gồm những thành phần chủ yếu như: vui chơi giải trí, thể thao, nhà vườn, cắm trại, khách sạn, nhà nghỉ, câu cá, trại sáng tác, lầu bình thơ,… được tổ chức tạo thành trục chủ đạo đi từ cổng chính đến khu lầu tưởng niệm và vọng cảnh phía bờ sông, kết thúc là Lầu Bạch Hạc. Lầu Bạch Hạc được xây dựng theo hướng vươn cao vừa tượng trưng cho đàn tế trời vừa là nơi du khách có thể ngắm cảnh xa xa, dưới tầng lầu có bia tưởng niệm 100 người con của Lạc Long Quân – Âu Cơ, giúp cho du khách hiểu rõ hơn nguồn gốc của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Bên cạnh Lầu Bạch Hạc được tái dựng tảng đá lưu vết chân và hình dáng tiên ông phân định ngôi thứ, mở đầu cho sự hưng thịnh, đoàn kết, thương yêu, đùm bọc của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Phần đất phía Nam chủ yếu dành cho các di tích lịch sử và thể thao nước truyền thống, một phần dành cho các nhà nghỉ nhỏ dưới dạng vườn nông thôn, vườn sinh thái,… Việc phân khu chức năng trên cơ sở địa hình của khu vực quy hoạch và các di tích lịch sử, truyền thuyết sẵn có của khu vực, tạo nên hệ thống không gian sinh động, gây ấn tượng mạnh mẽ, có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch.

ĐỀN GIẾNG – PHÚ THỌ

Đền Giếng Phú Thọ: Kiến trúc có vào khoảng thế kỷ XVIII. Đền Giếng nằm dưới chân núi Hùng gồm ba lớp nhà và hai nhà oản hai bên. Tương truyền khi theo cha đi kính lý qua vùng này, hai nàng Tiên Dung- Ngọc Hoa con gái Vua Hùng Vương thứ 18 thường đến đây soi gương chải tóc. Hai nàng đã có công cùng chồng khẩn hoang, trị thuỷ, dạy dân trồng lúa xây dựng cuộc sống. Theo truyền thuyết nàng Tiên Dung xinh đẹp, đến tuổi trăng tròn có nhiều người tài giỏi đến cầu hôn. Nàng Tiên Dung không muốn lấy chồng, để được thường xuyên đi du ngoạn núi rừng. Một lần Tiên Dung bơi dọc sông hồng về xuôi, tới vùng dạ trạch (khoái châu-hải hưng) Tiên Dung nghỉ, tắm trên bãi cát. Không ngờ gặp Không ngờ gặp Chữ Đồng Tử, chàng trai nghèo khổ vì mẹ mất sớm, cha gà trống nuôi con, hai cha con nghèo có mỗi chiếc khố che thân, một năm cha chết nốt, Chữ Đồng Tử không nỡ bó chiếu chôn cha ở trần, còn cái khố cuối cùng nhường cha. Thấy thuyền của tiên dung neo bên bến cát, Chữ Đồng Tử không có quần áo đang ngâm mình đánh dậm dưới đầm, liền vùi mình trong cát. Vô hình nàng tiên dung quây màn tắm đúng chỗ Chữ Đồng Tử dấu mình, nước chảy cát trôi Chữ Đồng Tử bị lộ. Chàng trình bày gia cảnh vất vả xin nàng tha tội. Tiên dung thấy chàng là người hiếu nghĩa nên xin cha cho lấy. Nàng theo chồng về vùng dạ trạch, cùng chồng khẩn hoang, dạy dân trồng lúa. Còn ngọc hoa xinh đẹp vua cho dựng lầu kén rể, hai chàng trai giỏi sơn tinh- thủy tinh cùng đến cầu hôn, thi tài. Cuối cùng sơn tinh thắng cuộc lấy được nàng ngọc hoa, hai vợ chồng về vùng núi tản quê hương của sơn tinh cùng dân làng trị thủy sông, trồng lúa nước, xây dựng cuộc sống. Thủy tinh thua cuộc hàng năm ôm hận, cứ đến mùa tháng 6, tháng 7 ( âm lịch), lại dâng nước làm lũ lụt lội đòi lại người yêu. Tại đền giếng chiều ngày 18/9/1945, bác hồ đã về nghỉ ở đây, hôm sau 19/9/1945, bác đã gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản thủ đô. Lời bác dặn đã trở thành chân lý:

” các vua hùng đã có công dựng nước bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Ngày xa xưa, núi nghĩa lĩnh là nơi thờ thần tự nhiên trước khi các vua Hùng. Tục truyền rằng hùng vương và các quan tướng thường đến đây làm lễ tế trời thờ lúa, cầu mong cho giống nòi sinh sôi nảy nở, mùa màng tốt tưới, cộng đồng no đủ. Do đó cho đến nay đền thượng vẫn còn có tên gọi kính thên lĩnh điện (tức điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh), là nơi cấm địa (đất cấm). Đồng bào địa phương còn kể chuyện lại rằng: trước đấy gần một thế kỷ vẫn có thờ hạt lúa thần. Đó là hình tượng hạt thóc làm bằng đá to như cái thuyền ba cẵng được thờ tại đền thượng. Phía sau núi nghĩa lĩnh còn có núi thứ hai cao gần bằng nghĩa lĩnh đó là núi trọc, còn có hòn cối xay hay là hòn đá ông đá bà( tục truyền là nghi thức thờ sinh lực khí). Như vậy từ xa xưa, cư dân ở đây đã có những tín ngưỡng phồn thực nông nghiệp tôn thờ những thế lực huyền bí của tự nhiên, mong được những thế lực đó phù hộ cuộc sống của con người. Khi con người chưa chế ngự khắc phục nổi tự nhiên, thì việc thờ các thần tự nhiên là lẽ tất nhiên. Về sau vào thời phong kiến độc lập tự chủ, khoảng thế kỉ XIII-XIV, với ý thức ” uống nước nhớ nguồn”, nhớ ơn tổ tiên dựng nước, ngườ việt xây dựng các ngôi đến thờ hùng vương trên núi nghĩa lĩnh. Ba ngôi đền : đền thượng, đền trung, đền hạ đều thờ 18 đời vua Hùng cùng các vị thần núi. Trong ba ngôi đền đều gồm 4 cỗ long ngai, 3 cỗ ngai chính diện bài vị thờ : Đột ngột cao sơn cổ việt hùng, thị thập bát thế thánh vương thánh vị (thần núi cao, 18 đời hùng vương thánh vương thánh vị). – Ất sơn thánh vương thánh vị (thần núi gần thánh vương thánh vị). – Viễn sơn thánh vương thánh vị (thần núi xa thánh vương thánh vị ). Đó là tục thờ thần núi (tam sơn cấm địa – 3 ngọn núi cấm) của cư dân vùng cao và cả 18 đời Hùng Vương. Như vậy vào khoảng thế kỷ VIII-XIV trên núi Nghĩa Lĩnh đã có tín ngưỡng thờ nhân thần (vua Hùng tổ tiên người Việt) bên cạnh các thiên thần. – Cỗ long ngai thứ 4 lùi xuống phía bên trái của đền không bài vị thờ con gái vua Hùng. Trong truyền thuyết và văn tế đền hùng ngày xưa là thờ hai nàng Tiên Dung – Ngọc Hoa. – Ngôi chùa thiền quang thờ phật – Đền giếng thờ hai nàng công chúa tiên dung – ngọc hoa. Như vậy không kể một chùa và đền giếng thì các ngôi đền trên núi hùng ở ban cấp khác nhau, thờ giống nhau. Nguyên do là sự phát triển phân chia làng xã ở khu vực. Trước thế kỷ XIV, làng trẹo là cư dân duy nhất ở vùng này, làm đền giữa núi hùng để thờ tổ tiên (bây giờ là đền trung). Làng Trẹo về sau đông con cháu, mới tách làm hai làng. Làng mới đi vào Lũng Cỏ lập làng Cả là tiền thân của làng Cổ Tích sau này. Thế kỷ XV giặc ngoại xâm đã tàn phá Đền Trung và Làng Cả. Hoà bình trở lại, những người còn sống sót của cư dân làng Cả và một vài nơi khác đến ngụ cư tại chân núi Hùng, làng Cô Tích có từ đó. Làng Cổ Tích dựng đền Thượng, Chùa và Gác Chuông. Cùng thời gian đó làng Trẹo dựng lại Đền Trung trên nền đền cũ ở lưng chừng núi, kiến thiết cột gỗ lớn có thớt đá kê, mái lợp ngói. Thế kỷ XVII làng Trẹo tách một dân nữa, làng mới này là làng Vi (nay thuộc xã Chu Hoá- huyện Phong Châu), làng Vi dựng Đền Hạ còn làng Trẹo và Cổ Tích thuộc xã Hy Cương- huyện Phong Châu. Vốn nguồn gốc cùng một cư dân, cùng thờ một vị thần nên khi tách làng xã các thần vẫn thờ giống nhau ở các đền khác nhau trên núi Nghĩa Lĩnh. Dân làng Cổ Tích quản lý và trông coi Đền Thượng, Chùa và Gác Chuông, Đền Giếng, làng Trẹo trông coi Đền Trung, Làng Vi trông coi Đền Hạ. Thường ngày xưa có hai ngày cầu chính vào tháng giêng và tháng tám. Tháng ba cùng nhau mở cửa đền làm hội. Cư dân xã Hy Cương vào thời nhà Lê được nhận làm “con trưởng tạo lệ”, trong cuốn “Ngọc Phả” do trực hoạ Nguyễn Cố soạn năm 1470 có đoạn viết: “Phụng ban hương Trung Nghĩa (Cổ Tích) làm dân trưởng tạo lễ, cấp 500 mẫu ruộng tại xã Hy Cương, lại cho thu thuế ruộng của một vùng trên từ Tuyên Quang, Hưng Hoá, dưới Việt Trì làm hương hoả phụng thờ”.Hàng năm con trưởng chỉ có nghĩa vụ đi lính, còn được miễn thuế khoá, tiền thuết và ruộng chỉ làm đèn nhang cúng lễ Đền Hùng. Thời xưa việc cúng Tổ vào ngày 12 tháng 3 âm lịch hàng năm, thường khi con cháu ở những miền xa về làm giỗ trước một ngày vào ngày 11 tháng 3 âm lịch. Cuốn Ngọc Phả Hùng Vương chép thời Hồng Đức hậu Lê còn có đoạn “Từ đời nhà Đinh, nhà Lê, Nhà Lý, nhà Trần rồi đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa (Cổ Tích). Ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công lao của đấng thánh tổ xưa…” Đền thời nhà Nguyễn định lệ 5 năm mở hội lớn một lần (vào các năm thứ 5 và 10 của thập kỷ) có quan triều đình về cúng tế cùng quan hàng tỉnh và ông chủ tế địa phương cúng vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, để những ngày sau cho nhân dân mọi miền về làm lễ hội. Do đó ngày giỗ tổ sau này mới là ngày 10/3 âm lịch hàng năm:

” Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Như vậy trong thời đại phong kiến, các vương triều luôn luôn coi trọng việc tế lễ Vua Hùng và xem đó như một việc hệ trọng của cả nước. Từ khi có Cách Mạng Tháng Tám thành công đến nay. Chính phủ nước Việt Nam đều tổ chức dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm theo nghi thức nhà nước. Vào ngày lễ hội, lá cờ thần được treo trên đỉnh núi Hùng, có 41 làng xã thuộc đất Vĩnh Phú (riêng huyện Phong Châu là 38 làng xã) rước kiệu dâng lễ về lễ tổ. Trên các cỗ kiệu có bày lễ vật, đi kèm có phường bát âm tấu nhạc, cờ quạt bát bửu, lọng che cùng chiêng trống. Những làng ở xa thường phải rước 2-3 ngày mới tới. Lại có những hoạt động văn hoá mang đậm sắc thái dân gian truyền thống, trí thông minh và tinh thần thượng võ của người Việt như: Đu quay, đấu vật, chọi gà, kéo co, kéo lửa, nấu cơm thi, đánh cờ tướng, hát xoan, hát ví ghẹo… cờ tướng ở hội Hùng xưa không thể thiếu được, thường các năm tướng bà bao giờ cũng là người đẹp của đất Phong Châu, còn tướng ông có thể từ các vùng khác đến: hội xưa thường mở từ mùng 7 đến mùng 10/3 âm lịch, các cuộc cờ tướng cũng được tổ chức suốt mấy ngày hội. Đã không ít hội xưa, sau ba ngày hội, tướng bà theo tướng ông về xuôi, bất chấp cả luật lệ phong kiến hà khắc khi chưa cưới hỏi. Hội Hùng là một lễ hội đặc biệt của dân tộc Việt Nam, người Việt về giỗ tổ tỏ lòng kính hiếu tôn trọng tổ tiên, nhưng cũng là để nhân thêm tình yêu thương con người, xứ sở, niềm tin vào cộng đồng của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng cùng ngày giỗ tổ giành cho tất cả mọi người Việt Nam, từ các Nguyên thủ quốc gia đến người dân nước Việt, tất cả các số phận, các cuộc đời, các ngành giới không kể tông giáo, miền ngược hay miền xuôi, trải qua bao thế kỷ người Việt vẫn về kính viếng tổ tiên. Tín ngưỡng cả nước thờ chung một ông tổ có lẽ trên thế giới này chỉ có ở Việt Nam, điều đó đã trở thành truyền thống, lẽ tự nhiên của dân tộc Việt.

LĂNG TỔ – PHÚ THỌ

Lăng Tổ Phú Thọ: Lăng Tổ Được xây dựng vào thời gian nào không ai nhớ rõ. Xưa có thể là mộ đất có mái che, sau tới năm 1874, được xây dựng kiểu dáng như ngày nay. Tương truyền phần mộ là của Vua Hùng thứ 6, theo lời dặn của Người: hãy chôn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu. Cạnh Đền Thượng còn có một cột đá, người xưa truyền lại khi Thục Phán được Vua Hùng nhường ngôi, đã dựng cột đá trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thề nguyện muôn đời bảo vệ giang sơn gấm vóc mà Vua Hùng trao lại và đời đời hương khói tại miều Vua Hùng. Đứng ở đỉnh cao Nghĩa Lĩnh nhìn quay lên hướng bắc, những quả đồi lớn nhấp nhô nối nhau thấp dần về Nam giống như đàn voi phục. Truyền thuyết kể rằng: đã có một trăm voi khi nghe tin Hùng Vương chọn đất đóng đô đã chầu về đất Tổ. Trong đàn voi có 99 con cùng quay đầu một hướng, có một con quay ngược lại hướng đàn, đã bị nàng Bầu (con gái cả của Hùng Vương thứ nhất) vâng lệnh cha chém chết con voi bất nghĩa. Ngày nay vẫn thấy cách đền Hùng Vương khảong 10km về phía Bắc (thuộc xã Phú Lộc) vẫn còn một quả đồi giống con voi quay ngược bị trừng trị vì tội phản phúc. Ngày 19.9.1954 chủ tịch Hồ Chí Minh thăm đền Thượng, xem bài minh chuông của quả chuông đền Thượng treo trên cây đại cổ thụ trước đền. Ngày 19.8.1962 Bác Hồ về thăm Đền Hùng lần thứ hai và nghỉ lại tại cửa ngách đông nam của Đền Thượng.

Nguồn: saigontoserco

Công Ty Tnhh Du Lịch Phú Thọ Xanh

* Lưu ý:  Các thông tin trên chỉ mang tính tham khảo! Thông tin CÔNG TY TNHH DU LỊCH PHÚ THỌ XANH hiện có thể đã thay đổi!   Để liên hệ với CÔNG TY TNHH DU LỊCH PHÚ THỌ XANH ở Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh, quý khách vui lòng đến trực tiếp địa chỉ 166/12A Thích Quảng Đức, Phường 04, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.   Ngoài ra, quý khách có thể liên hệ với ông/bà Huỳnh Trần Minh Tuấn tại địa chỉ -. để được hỗ trợ.

  Thông tin trên được cập nhật tự động từ Tổng cục thuế bởi chúng tôi – website tra cứu thông tin doanh nghiệp, tra cứu thông tin công ty, tra cứu mã số thuế nhanh chóng và chính xác nhất!