Top 11 # Xem Nhiều Nhất Gioi Thieu Du Lich Cu Lao Cham Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tuvanduhocsing.com

Giới Thiệu Tây Bắc,Gioi Thieu Tay Bac

Giới thiệu Tây Bắc,gioi thieu tay bac

Địa lý vùng Tây Bắc Việt Nam

Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000 m. Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (còn gọi là địa máng sông Đà). Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mã. Trong địa máng sông Đà còn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Cũng có các lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh.

Lịch sử hình thành vùng Tây Bắc bắt đầu từ cách đây 500 triệu năm và đến bây giờ vẫn tiếp tục. Thuở ban đầu, vùng này là biển và chỉ có một số đỉnh ở dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Sông Mã là nổi lên trên mặt biển. Biển liên tục rút ra xa rồi lại lấn vào suốt hàng trăm triệu năm. Trong quá trình ấy, đã có những sự sụt lún mạnh, góp phần hình thành các tầng đá phiến và đá vôi. Vào cuối đại Cổ sinh (cách đây chừng 300 triệu năm), dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Sông Mã đã được nâng hẳn lên. Địa máng sông Đà lúc đó vẫn chìm dưới biển. Cho đến cách đây 150 triệu năm, chu kỳ tạo núi Indochina làm cho hai bờ địa máng từ từ tiến lại gần nhau, khiến cho trầm tích trong địa máng uốn lên thành những nếp uốn khổng lồ, đồng thời làm cho tầng đá vôi có tuổi cổ hơn lại trồi lên trên tầng đá phiến, tạo thành những cao nguyên đá vôi ngày nay. Trong quá trình tạo núi, còn có sự xâm nhập của macma. Kết quả là, vùng Tây Bắc được nâng lên với một biên độ đến 1000 mét.

Vì là địa máng, vùng vỏ rất động của trái đất, nên Tây Bắc là vùng có nguy cơ động đất cao nhất Việt Nam.

Mặc dù nền khí hậu chung không có sự khác biệt lớn giữa các khu vực, nhưng sự biểu hiện của nó không giống nhau theo chiều nằm ngang và theo chiều thẳng đứng. Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đóng vai trò của một bức trường thành ngăn không cho gió mùa đông (hướng đông bắc – tây nam) vượt qua để vào lãnh thổ Tây Bắc mà không bị suy yếu nhiều, trái với vùng Đông bắc có hệ thống các vòng cung mở rộng theo hình quạt làm cho các đợt sóng lạnh có thể theo đó mà xuống đến tận đồng bằng sông Hồng và xa hơn nữa về phía nam. Vì vậy, trừ khi do ảnh hưởng của độ cao, nền khí hậụ Tây Bắc nói chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2-3 OC. Ở miền núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt – ẩm, sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió “phơn” (hay quen được gọi là “gió lào”) được hình thành khi thổi xuống các thung lũng, rõ nhất là ở Tây Bắc. Nhìn chung, trong điều kiện của trung du và miền núi, việc nghiên cứu khí hậu là rất quan trọng vì sự biến dạng của khí hậu xẩy ra trên từng khu vực nhỏ. Những biến cố khí hậu ở miền núi ang tính chất cực đoan, nhất là trong điều kiện lớp phủ rừng bị suy giảm, và lớp phủ thổ nhưỡng bị thoái hoá. Mưa lớn và tập trung gây ra lũ nhưng kết hợp với một số điều kiện thì xuất hiện lũ quét; hạn vào mùa khô thường xảy ra nhưng có khi hạn hán kéo dài ngoài sức chịu đựng của cây cối.

Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi tiếng với điệu múa xòe tiêu biểu là điệu múa xòe hoa rất nổi tiếng được nhiều người biết đến. Thái là dân tộc có dân số lớn nhất vùng. Ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác như H’Mông, Nùng… Ai đã từng qua Tây Bắc không thể quên được hình ảnh những cô gái Thái với những bộ váy áo thật rực rỡ đặc trưng cho Tây Bắc. tây bắc là vùng có sự phân bố dân cư theo độ cao rất rõ rệt: vùng rẻo cao(đỉnh núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao, Tạng Miến,với phương thức lao động sản xuất chủ yếu là phát nương làm rẫy, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên; vùng rẻo giữa (sườn núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer, phương thức lao động sản xuất chính là trồng lúa cạn, chăn nuôi gia súc và một số nghề thủ công; còn ở vùng thung lũng, chân núi là nơi sinh sống của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, Thái – Kadai,điều kiện tự nhien thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp và các ngành nghề khác. sự khác biệt về điều kiện sinh sống và phương thức lao động sản xuất cũng gây ra sự khác biệt văn hóa rất lớn! mặc dù văn hóa chủ thể và đặc trưng là văn hóa dân tộc Thái.

Hàng ngàn khoảnh khắc vui vẻ được ghi lại trong mỗi chuyến đi là lời khẳng định cho chất lượng dịch vụ của VIETSENSE Travel

Giới thiệu Tây Bắc,gioi thieu tay bac

Kinh Nghiệm Du Lịch Cù Lao Câu, Phượt Bụi Cu Lao Cau 2022

Cù Lao Câu hay Cù Lao Cau, Hòn Câu là tên gọi của một hòn đảo nhỏ thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 110km về hướng Đông Bắc. Đảo cách đất liền điểm gần nhất khoảng gần 10 km, chiều dài của hòn đảo xinh đẹp này là 1.5 km, nơi rộng nhất cũng chưa đầy 800 m. Hòn đảo hết sức hoang sơ với nước biển xanh ngắt, được bao bọc bởi hàng vạn khối đá có màu sắc và hình thù khác nhau, hoàn toàn cách biệt với thế giới công nghệ vì ở đây còn không có điện, chỉ có năng lượng mặt trời. Nước ngọt ngoài nguồn từ nước mưa thì chỉ có một nguồn nước ngọt duy nhất lấy từ Giếng Tiên. Vì vậy đảo chỉ thích hợp với những người yêu thiên nhiên, thích du lịch mạo hiểm và ưa khám phá.

Theo ngư dân trong vùng, đảo có tên gọi như vậy vì nơi đây có nhiều rau câu chân vịt, dân địa phương đọc trại đi thành Cù Lao Cau nhưng tên chính thức vẫn là Cù Lao Câu hay Hòn Câu. Hiện đảo nằm dưới sự kiểm soát của bộ đội biên phòng nên tất cả các hoạt động trên đảo đều cần xin phép.

Nên tới Cù Lao Câu vào thời gian nào?

Ở đảo chia ra thành 2 mùa rõ rệt: mùa gió nam và mùa gió bấc. Vào khoảng tháng 1 đến tháng 6 Âm lịch hàng năm, biển êm sóng lắng, có nhiều tàu thuyền neo đậu tấp nập qua đảo, khí hậu trong lành và mát mẻ rất thuận tiện cho việc đi chơi ở đảo.

Hướng dẫn ra đảo Cù Lao Câu

Từ đất liền đi ra đảo các bạn có thể xuất phát từ nhiều điểm: cảng cá Phước Thể, thị trấn Liên Hương, thị trấn Cà Ná, xã Vĩnh Tân…

Tùy theo điểm xuất phát mà các bạn mất khoảng 45′ đến 60′.

Xuất phát từ cảng cá Cà Ná ra Cù Lao Câu mất khỏang 1h15 phút . Cà Ná thì có bãi đậu xe lớn và các loại hình dịch vụ tốt nhất.

Xuất phát từ bến đò ở thị trấn Liên Hương thì các bạn đi ca nô của Trung tâm Bảo tồn Biển. Các bạn có thể gọi trước số này 0918335617 (A. Lập) để đặt ca nô, giá 250k/ người/ khứ hồi.

Từ cảng cá Phước Thể có thể đi tàu gỗ của ngư dân ra Cù Lao Câu hoặc đi nhờ tàu chở nước ngọt và thực phẩm ra đảo, mất khoảng 30′. Có một nhà hàng trên đảo của ông Tư Hữu cũng có tàu riêng ra đảo mà các bạn có thể gọi trước để hỏi thông tin. Số đt 0932 144 454.

Cù Lao Câu không có bến tàu dân sự mà chỉ có bến tàu quân sự, rất cao nên các tàu cá hoặc ca nô không cập vào bờ ở đó được mà thường tàu sẽ dừng cách bờ 1 quãng hơi xa rồi các bạn được di chuyển vào bờ bằng thuyền thúng, hay còn gọi là mủng.

Ở lại trên đảo

Đảo Cù Lâu Câu nhỏ và thuộc quyền quản lý của bộ đội biên phòng nên nếu muốn ở lại đảo qua đêm các bạn cần xin phép bộ đội biên phòng trên đảo.

Tuy nhiên, trên đảo cũng không có dịch vụ lưu trú nào nên muốn ở lại thì các bạn cần tự mang theo lều, túi ngủ… Hoặc các bạn có thể xin ngủ nhờ ở đồn biên phòng. Các anh bộ đội ở đây khá thân thiện và luôn giúp đỡ mọi người. Thường các nhóm chỉ ra đảo vào buổi sáng và chơi đến chiều thì quay về đất liền.

MỘT NGÀY Ở ĐẢO CÙ LAO CÂU

Cù Lao Câu là một hòn đảo nhỏ nên các bạn có thể dễ dàng khám phả cả hòn đảo trong vòng 1 ngày. Có những địa danh ở đây được dân đi biển đặt tên như hang Tình Yêu, khe Sung Sướng, bãi tắm Tiên, bãi San Hô, bãi cá Suốt… mà phải có dân vùng này đưa đi bạn mới có thể biết được.

Các bạn cũng có thể liên hệ với ông Tư Hữu để ông làm hướng dẫn viên cho các bạn. Ở Cù Lao Câu ngoài việc tắm ở những bãi biển trong vắt có thể nhìn thấy tận đáy hay ngắm nhìn “bức tường thành đá” với những hình dạng kỳ lạ bao quanh hòn đảo thì còn rất nhiều điều để những người yêu khám phá có thể trải nghiệm.

Tham quan hang Yến

Đây là một cái hang có hàng trăm con chim yến làm tổ. Trước đây dân đi biển hoặc dân lấy yến thường ra đây để khai thác trứng và tổ yến nhưng hiện tại có sự bảo vệ của doanh trại bộ đội biên phòng trên đảo nên yến sinh sôi nảy nở ngày càng nhiều.

Hang Ba Hòn

Ngay cạnh hang Yến là hang Ba Hòn, hang được tạo ra bởi 3 tảng đá lớn dựng đứng, hình dáng rất lý thú mà ai đến hòn Câu cũng phải chụp ảnh ở đây.

Lặn ngắm san hô

Một đặc điểm sinh học của chính là vùng nước xung quanh có sự hiện diện của hệ sinh thái biển nhiệt đới điển hình, đó là những rạn san hô và thảm cỏ biển, có giá trị lớn về đa dạng sinh học. Đây cũng là nơi sinh sống và bãi đẻ của nhiều loài thủy sinh vật quý hiếm. Chính vì vậy đây là nơi tuyệt vời để các bạn có thể ngắm san hô.

Tại xã Vĩnh Tân, hiện có một công ty du lịch chuyên tổ chức cho du khách ra đảo lặn biển ngắm san hô và bắt cá. Công ty này có tàu du lịch riêng có thể chở được 12 người ra đảo với giá 200 USD/một chuyến. Sáng sớm, khách được đưa ra đảo lặn biển ngắm san hô bắt cá, tôm trên những rạn đá. Chiều tối quay trở vào bờ (không được ngủ lại trên đảo qua đêm) Nếu không qua công ty các bạn nhớ mang theo đồ nghề lăn biển. Nhưng việc này không khuyến khích nếu các bạn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực lặn biển. Việc lăn biển ở đây không bị thu phí, nhưng các bạn nhớ đừng làm tổn hại đến thiên nhiên.

Đền thờ thần Nam Hải

Trên đảo có một đền thờ thần Nam Hải – thờ cá Ông dành cho dân đi biển ghé cầu và hàng năm đều có lễ hội vào rằm tháng Tư.

Cắm trại ngắm sao đêm bên bờ biển

Nếu cắm trại ở đây các bạn sẽ có cơ hội nằm nghe sóng vỗ rì rào bên dưới bầu trời sao lấp lánh. Trải nghiệm này có thể nói là khó tìm thấy ở các thành phố lớn hay các khu du lịch luôn sáng ánh đèn.

Ăn gì ở Cù Lao Câu

Quanh đảo có nhiều loại hải sản sinh sống nên nếu thích phiêu lưu hơn nữa, bạn có thể trang bị cho mình một cây cần câu và chút mồi để tự kiếm đồ ăn. Hoặc đi dọc bờ biển bắt còng về nấu cháo. Còn gì tuyệt vời hơn khi đốt lửa trại vào đêm và ăn món cháo với mồi tự mình kiếm được.

Còn nếu không các bạn có thể ghé quán đặt đồ ăn. Trên đảo có 2 quán mở thường xuyên. Trong đó có quán Sóng Biển của ông Tư Hữu được nhắc đến ở phía trên, quán nấu ăn rất ngon. Ông là người rất dễ mến, thân thiện và nhiệt tình. Ông sẵn sàng làm hướng dẫn viên cho các bạn cả ngày trên hòn đảo này vì với ông đây giống như ngôi nhà, nơi mà ông thương yêu nhất.

Các món đặc sản mà các bạn nên thử là ốc vú nàng, giá chỉ khoảng 50k/kg.

Món này mình tưởng chỉ có Cù Lao Chàm hay Côn Đảo mới có nhưng hóa ra ở đây rất nhiều và rẻ hơn những nơi kia.

Cua Mặt Trăng – một loại cua có đốm trên mai, nhiều người cho rằng ngon như cua huỳnh đế nhưng giá thì rẻ hơn đến mấy lần.

Quán còn có món cùi sò rắc lạc giã vụn ăn rất thơm ngon và lạ, chưa thấy ở đâu có món này nhưng mải trầm trồ nên quên cả chụp ảnh.

Các loại hải sản khác ở đây cũng rất phong phú và có giá thành rẻ.

Lưu ý khi đi Cù Lao Câu

1. Trước khi ra các bạn nên hỏi chủ tàu hoặc người dân đảo xem biển có động hay không vì nếu vào ngày biển động thì việc đi lại rất khó khăn và nguy hiểm.

2. Nên mang theo áo phao để đề phòng khi di chuyển trên biển vì các bạn không chỉ di chuyển bằng tàu gỗ hay ca nô mà còn phải di chuyển bằng thuyền thúng nữa.

3. Nếu bạn muốn cắm trại ở lại qua đêm cần nhờ người đi tàu hoặc người ở quán ăn xin phép bộ đội biên phòng.

4. Nếu cần sử dụng nước ngọt có thể xin ở giếng trong doanh trại bộ đội nhưng các bạn cũng nên tiết kiệm cho các anh bộ đội ở đây.

5. Trên đảo nổi tiếng là có nhiều rắn độc nên các bạn đi lại đều nên đi vào đường mòn, không nên đi vào bụi rậm, cắm trại ở những khu vực thoáng mát, tối nên đốt lửa để tránh.

Bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn, nếu bạn muốn xuất bản lại bài viết, xin vui lòng liên hệ Andy

Các bài viết hay bạn nên đọc

Kinh nghiệm Du lịch Cù Lao Chàm (Hội An)

Du lịch Đảo Nam Du

Kinh nghiệm du lịch Mũi Né Phan Thiết

Tour Du Lich Lao Thai Lan Campuchia

Thời gian: 4N3D Khởi hành: Thứ 5 hằng tuần

Một hành trình có thể đi đến 3 nước trong khu vực Đông Dương. Tham quan thác Khone Phapheng được nhiều người biết đến như một Niagara của Lào. Ghé thăm Điện thờ Hoàng Gia tại Đông Bắc Thái Lan.

Lịch Trình: Tết Lào, Thái, Campuchia: Thứ 7 ngày 13/4 và 27/4

Khám phá 3 vương quốc du lịch nổi tiếng của Đông Nam Á. Một hành trình du lịch kết hợp hoàn hảo, chắc chắn sẽ làm cả những du khách khó tính nhất hài lòng. Hãy nhanh tay đặt tour du lịch Campuchia – Lào – Thái Lan và khám phá cùng Hoàng Gia,…

Khởi Hành: Theo yêu cầu đoàn

Tour Du Lịch Lào – Thái Lan trở thành điểm đến của những người yêu thể thao khắp Đông Nam Á. Vientiane thủ đô Vương quốc Lào từ năm 1563 dưới triều vua Setthathirat. Thành phố yên bình nằm thoai thoải ven sông Mekong. Bên kia sông là tỉnh Nong Khai (Thái Lan).

Du lịch Lào -Campuchia – Thái – Tham quan di sản văn hóa thế giới, chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ bí và văn hóa độc đáo, Nghỉ ngơi tại khách sạn 3 sao (Phnom Penh) và 4 sao (Siep Riep) đầy đủ tiện nghi. Thưởng thức các món đặc sản địa phương và 1 bữa buffet…

Tour du lịch campuchia – Thái lan, điểm đến lí tưởng để du ngoạn, giải trí và mua sắm. Đến Thái Lan, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mọi thứ, từ những thành phố Bangkok nhộn nhịp đến những bãi biển tuyệt đẹp ở Phuket, một hòn đảo xinh đẹp nằm ở phía nam Thái Lan, hay Pattaya….

Du lịch Lào – Campuchia – Thái Mùa du lịch cao điểm ở Thái Lan thường diễn ra từ tháng 11 đến cuối tháng 3, tháng 7 và tháng 8. Nếu không thích sự đông đúc mà muốn thưởng ngoạn những không gian yên tĩnh nơi đất Thái hay thuê phòng giảm giá, bạn nên chọn đi du lịch vào những tháng ít khách điển hình là tháng 4, 5,…