Top 5 # Xem Nhiều Nhất Hướng Dẫn Viên Du Lịch Tình Nguyện Hà Nội Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Tuvanduhocsing.com

Nhóm Hướng Dẫn Viên Du Lịch Tình Nguyện Của Thủ Đô

Từ thực tế du khách đến Việt Nam bị chặt chém, chộp giật, gặp khó khăn trong việc tìm đến các địa điểm du lịch ở Thủ đô, một nhóm sinh viên Hà Nội đã thành lập câu lạc bộ (CLB) Hanoikids với hoạt động làm hướng dẫn viên miễn phí cho khách du lịch.

Suốt 9 năm qua, với sự nhiệt tình, tâm huyết của các bạn sinh viên, Hanoikids đã giúp đỡ hàng nghìn du khách có được khoảnh khắc vui vẻ, thoải mái khi đến với Hà Nội xinh đẹp.

Những “đại sứ nhỏ” của Hà Nội

Giữa cái nắng chang chang của mùa hè Hà Nội, hai bạn sinh viên nhỏ nhắn vẫn nhiệt tình dẫn một du khách người Anh đi tham quan khắp các địa điểm nổi tiếng ở Thủ đô.

Họ là những sinh viên hoạt động trong CLB Hanoikids, một CLB tổ chức hướng dẫn miễn phí cho du khách nước ngoài đến tham quan Thủ đô. CLB được thành lập vào năm 2006, xuất phát từ ý tưởng rất đơn giản của nhóm bạn sinh viên thường xuyên lang thang trên Bờ Hồ (Hoàn Kiếm) tìm khách du lịch nước ngoài trò chuyện để nâng cao trình độ tiếng Anh. Họ nghĩ, tại sao không thành lập một câu lạc bộ với tổ chức chặt chẽ, tác phong chuyên nghiệp để vừa có cơ hội học tiếng Anh vừa có thể giúp du khách nước ngoài biết đến nhiều hơn về văn hóa, lịch sử của mảnh đất ngàn năm văn hiến.

Bạn Minh Hằng (sinh năm 1993, sinh viên năm cuối trường ĐH Ngoại thương Hà Nội), phó chủ tịch CLB chia sẻ: ” Tất cả các thành viên trong CLB đều là sinh viên nên để không ảnh hưởng đến công việc học tập của các bạn, chúng mình phải có sự sắp xếp, tổ chức rất khoa học, chặt chẽ. CLB có 6 ban, mỗi ban làm có nhiệm vụ khác nhau và hiện tại đang có khoảng 100 thành viên trực tiếp nhận tua, làm hướng vẫn viên cho du khách. Suốt 9 năm qua, chúng mình có một nguyên tắc bất di, bất dịch đó là hướng dẫn hoàn toàn miễn phí, thậm chí không nhận tiền boa của khách”.

Mỗi thành viên khi thi tuyển vào CLB đều phải có một vốn kiến thức tiếng Anh nhất định, sau đó thông qua những hoạt động dẫn khách thực tế sẽ trau dồi thêm bởi tiêu chí của nhóm là giúp trình độ tiếng Anh của các thành viên ngày càng tốt lên. Khi vào đó, các bạn lại được cung cấp thêm những kiến thức về văn hóa, lịch sử Thủ đô.

“Trước khi trở thành thành viên chính thức, chúng mình được tham gia một khóa đào tạo cơ bản về lịch sử, văn hóa Thủ đô để khi dẫn tour có thể truyền đạt cho khách. Ngoài ra, chúng mình còn được người đi trước chia sẻ kinh nghiệm xử lý tình huống trong khi dẫn tour. CLB còn cử những người có kinh nghiệm đi cùng các thành viên dẫn tour lần đầu để họ có cơ hội học hỏi, làm quen với công việc nhanh hơn và khách du lịch cũng được tận hưởng chuyến đi tuyệt vời nhất”, bạn Vũ Hồng Hà (sinh viên năm nhất, khoa Toán, trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết.

Hà cho biết thêm, mỗi tháng có hàng trăm du khách nước ngoài đặt lịch tại CLB. Thông thường, du khách phải đặt trước 3, 4 tháng. Có thời điểm nóng, du khách còn phải đặt trước 8 tháng mới có thể cùng các hướng dẫn viên đặc biệt khám phá Hà Nội.

Mọi người thường gọi các thành viên của Hanoikids là những “đại sứ nhỏ” của Hà Nội bởi họ là cầu nối giữa du khách nước ngoài với nét đẹp văn hóa Thủ đô. Họ cùng du khách rong ruổi khắp các ngõ ngách Hà Nội, ăn những món ăn Hà thành, kể về vẻ đẹp văn hóa, con người của mảnh đất kinh kỳ nghìn năm văn hiến.

Kỷ niệm đáng nhớ

Tham gia CLB được hơn 2 năm, từng tham gia gần 100 tour hướng dẫn khách du lịch nước ngoài, Nguyễn Lê Vân Anh (sinh năm 1993, sinh viên năm cuối khoa Kinh tế đối ngoại, ĐH Ngoại thương HN) nhớ nhất kỷ niệm làm hướng dẫn viên cho vị khách người Singapore.

Vân Anh chia sẻ: ” Lần đó, mình dẫn tour cho một cặp vợ chồng người Singapore, cả hai đều là giáo viên. Họ kể cho mình nghe rất nhiều về cuộc sống, con người đặc biệt là nền giáo dục ở Singapore. Khi về, họ nhất định “bắt” mình phải ghi lại địa chỉ nhà ở Việt Nam. Ba tuần sau, mình nhận được một bưu kiện từ Singapore, đó là một tấm thiệp tự làm rất to, dán tất cả hình ảnh của tua hôm đó. Có lẽ họ đã phải bỏ rất nhiều tâm sức cho tấm thiệp, nó khiến mình thực sự xúc động. Hiện tại, mình và cô chú vẫn thương xuyên liên lạc qua email. Mình rất mong một ngày được gặp lại họ”.

Vân Anh từng trượt một lần trong đợt thi tuyển vào CLB nhưng cô nàng vẫn quyết tâm thi lại bằng được bởi, đó là nơi có sức hút đặc biệt mà cho đến giờ vẫn chưa thể diễn tả thành lời. “Từ khi lên đại học cho đến khi thi lại vào Hanoikids, mình chưa bao giờ quyết tâm như thế. Mình cảm nhận được đây là môi trường tốt để học tập nên bằng mọi giá thi vào. Và cho đến giờ, đó vẫn là quyết định đúng”, Vân Anh tâm sự.

Còn kỷ niệm đáng nhớ nhất của Vũ Hồng Hà (sinh viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội) là tour dẫn đầu tiên. Dù đã được trang bị khá kĩ lưỡng về vốn tiếng Anh cũng như kiến thức văn hóa, lịch sử của Hà Nội nhưng Hà vẫn hồi hộp, lo lắng.

“Lúc đó mình chỉ sợ du khách không hiểu những gì mình nói. Nhưng rồi chính họ lại là người giúp mình chỉnh cách phát âm. Từ khi tham gia dẫn tour mình trình độ tiếng Anh của mình tốt lên rất nhiều”, Hồng Hà chia sẻ.

Đảm nhận vị trí Phó chủ tịch CLB, Minh Hằng (sinh viên năm cuối trường ĐH Ngoại thương HN) từng cảm thấy hoang mang khi dành quá nhiều thời gian cho CLB. Nhưng rồi Hằng nghĩ, ai cũng có một thời thanh xuân để học hỏi và cống hiến, hơn nữa đây lại là công việc có ý nghĩa lớn nên cô bạn quyết tâm theo đuổi.

“Mình tham gia CLB được 3 năm, từng tham gia hơn 90 tour hướng dẫn khách du lịch. Mình nhớ nhất lần dẫn hai anh chị người Úc đi thăm vườn đào Nhật Tân vào dịp Tết. Nhìn cái cách họ tận hưởng không khí lễ hội truyền thống của nước bạn mình thấy thật thanh bình”, Hằng kể lại.

Kết thúc mỗi tour hướng dẫn, niềm vui lớn nhất của các bạn sinh viên là nhìn thấy nụ cười hài lòng của du khách. Cô Gillian Drennan (người Anh) chia sẻ: ” Tôi thật bất ngờ trước trình độ tiếng Anh của các bạn sinh viên. Ban đầu, tôi chỉ nghĩ đó là nhóm sinh viên bình thường nhưng gặp rồi mới biết họ có vốn kiến thức tốt cả về ngoại ngữ lẫn văn hóa, lịch sử của Thủ đô. Sự nhiệt tình và ân cần của các bạn giúp tôi có được chuyến đi thoải mái, đặc biệt là không phải mất quá nhiều thời gian cho việc dò đường. Tôi nhất định sẽ quay trở lại”.

Trên những con phố Hà Thành, người ta vẫn thấy đôi, ba bạn sinh viên vai khoác ba lô, tay cầm chai nước, liên tục trò chuyện cùng du khách nước ngoài với nụ cười tươi tắn trên môi. Họ đi bên nhau như những người bạn, vừa lạ lẫm đấy nhưng rồi rất nhanh chóng trở nên thân quen.

Đào Tạo Hướng Dẫn Viên Tình Nguyện Của Câu Lạc Bộ Hanoi Free Prvate Tour Guide

Đào tạo hướng dẫn viên tình nguyện của Câu lạc bộ Hanoi Free Prvate Tour Guide – Một mô hình mới tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

Nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách quốc tế khi đến tham quan bảo tàng. Trong thời gian qua, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Câu lạc bộ (CLB) Hanoi Free Pravte Tour Guide tuyển chọn và đào tạo hướng dẫn viên tình nguyện tiếng Anh tại bảo tàng. Hanoi Free Prvate Tour Guide là Câu lạc bộ dẫn tour miễn phí, là môi trường cho các thành viên thực hành tiếng Anh, rèn luyện bản thân, nâng cao và trao đổi tri thức cũng như giới thiệu vẻ đẹp của quê hương đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè trên khắp thế giới. Để đạt hiệu quả cao, ngoài trình độ tiếng Anh, thành viên của CLB Hanoi Free Prvate Tour Guide phải đạt các tiêu chuẩn, như: sự hiểu biết về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, ẩm thực…; những kĩ năng về hướng dẫn du lịch. Đặc biệt, về phía Bảo tàng Hồ Chí Minh sẽ cung cấp và đào tạo những kiến thức cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với hệ thống trưng bày thường xuyên của Bảo tàng. Sau thời gian phối hợp và đào tạo, Bảo tàng Hồ Chí Minh tuyển chọn được 18 hướng dẫn viên tình nguyện. Tính đến hết tháng 10 năm 2018, đội ngũ này đã hướng dẫn trên 90 đoàn khách du lịch quốc tế đến từ 29 quốc gia khác nhau: Anh, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Bỉ, Trung Quốc, Nga, Newzeland. Peru… Bên cạnh đó, thông qua những trải nghiệm tại Bảo tàng đã mang đến một môi trường thuận lợi để các hướng dẫn viên tình nguyện có điều kiện trau dồi và nâng cao khả năng ngoại ngữ, là hành trang thuận lợi cho các bạn khi ra trường và đi làm. Em Nguyễn Văn Tiến, chia sẻ: “Đầu tiên em chỉ nghĩ đây là một cơ hội trong cuộc đời nhưng không nghĩ nó lại mang cho mình nhiều lợi ích đến thế, ngôn ngữ tiếng Anh được trau dồi, đẩy lên một tầng cao mới, bản thân giống như một người mới so với mình ngày hôm qua”. Em Nguyễn Thị Trầm, cho biết: “Khả năng nói và thuyết trình của em đã thay đổi rõ rệt, trước đây em thường lắp bắp, ngại ngùng trước đám đông, nay đã cải thiện rất nhiều”… Trong thời gian tới, Bảo tàng Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục phối hợp với CLB Hanoi Free Private Tour Guide để phát huy hơn nữa hiệu quả của mô hình hướng dẫn tham quan này. Qua đó, góp phần quảng bá Bảo tàng Hố Chí Minh đến với du khách quốc tế ngày một rộng rãi, với những tình cảm tốt đẹp nhất. Một số hình ảnh về công tác đào tạo, kiểm tra và hướng dẫn khách tham quan của hướng dẫn viên tình nguyện tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

    

Thanh Niên Tình Nguyện Hỗ Trợ Tốt Cho Du Lịch Hà Nội

Trước khi đến Hà Nội du lịch, mỗi du khách, nhất là khách quốc tế, đều có thể thông qua các trang mạng xã hội tìm cho mình một tình nguyện viên để đồng hành trong suốt thời gian du lịch. Các tình nguyện viên thường là sinh viên yêu Hà Nội, mê du lịch, biết ngoại ngữ, có hiểu biết về văn hóa, sẵn sàng chia sẻ với du khách thông tin về điểm đến, món ăn hay hỗ trợ tìm đường, tìm khách sạn lưu trú, tư vấn chọn điểm tham quan du lịch… Đội hỗ trợ du lịch Thăng Long – Hà Nội của Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn hỗ trợ du khách tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám​ Đội hỗ trợ du lịch Thăng Long – Hà Nội

Trước nhu cầu chính đáng của các bạn sinh viên cũng như để tăng cường hình ảnh đẹp về du lịch Hà Nội, năm 2016, Sở Du lịch Hà Nội đã phối hợp với Thành đoàn Hà Nội phát động chương trình “Mỗi đoàn viên thanh niên là một tuyên truyền viên tích cực về du lịch Hà Nội”. Tháng 1/2018, Sở Du lịch Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 14/KH-SDL để duy trì thực hiện “Mỗi đoàn viên thanh niên là một tuyên truyền viên tích cực về du lịch Hà Nội”. Đến tháng 3/2018, Sở Du lịch Hà Nội đã ban hành Quyết định số 89/ QĐ-SDL thành lập đội tình nguyện “Hỗ trợ du lịch Thăng Long – Hà Nội” với định chế 300 tình nguyện viên là sinh viên thuộc các trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Thủ đô; Đại học Mở Hà Nội; Đại học Thăng Long.

Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Nguyễn Anh Dũng, Đội hỗ trợ du lịch Thăng Long – Hà Nội sau khi thành lập đã được Sở Du lịch phối hợp với Khoa Du lịch – Đại học Mở tổ chức tập huấn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tác phong làm việc; cung cấp thông tin, trang bị kiến thức cơ bản về các điểm đến, di tích cũng như số điện thoại Ban quản lý (BQL) các di tích phục vụ cho hoạt động hỗ trợ du lịch. “Sở Du lịch cùng các BQL điểm đến thường xuyên quan tâm, phân công cán bộ theo dõi, kiểm tra nắm bắt tình hình; đồng thời động viên các tình nguyện viên tham gia tích cực hoạt động để hoạt động của đội đạt kết quả cao. Bên cạnh đó, Sở Du lịch cũng phối hợp với các trường thường xuyên điểm danh, theo dõi hoạt động của từng trường để kịp thời có những nhắc nhở, hướng dẫn trong qua trình hoạt động của các tình nguyện viên” – Phó Giám đốc Nguyễn Anh Dũng cho biết thêm.

Khách du lịch chụp hình lưu niệm với các tình nguyện viên Mô hình tốt

Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, năm 2018, Đội hỗ trợ du lịch Thăng Long – Hà Nội đã hỗ trợ, hướng dẫn, đón tiếp khoảng 36.000 lượt khách trong nước cũng như quốc tế tại các khu vực: Hoàng thành Thăng Long; hồ Hoàn Kiếm; tượng đài Lý Thái Tổ và vườn hoa Bát Giác; Di tích quốc gia Văn Miếu – Quốc Tử Giám; phố cổ và chợ đêm quận Hoàn Kiếm; quầy thông tin du lịch tại phố Lê Thạch. Báo cáo cũng cho thấy, các tình nguyện viên đã tham gia tích cực vào các hoạt động của Đội hỗ trợ du lịch Thăng Long – Hà Nội, được BQL các di tích, điểm đến tiếp nhận, được du khách đánh giá cao. Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Nguyễn Anh Dũng chia sẻ thêm: “Đây là năm thứ 3 Sở Du lịch phối hợp với Thành đoàn Hà Nội và các trường đại học trên địa bàn tổ chức hoạt động có ý nghĩa này. Bên cạnh việc tạo môi trường tốt cho các bạn sinh viên có kỹ năng, kinh nghiệm tham gia vào hoạt động du lịch của Hà Nội, đặc biệt là tại các điểm trọng tâm, các khu đông khách du lịch quốc tế, để các bạn sinh viên có những đóng góp cụ thể, thiết thực bằng những kỹ năng, kiến thức đã được học trong nhà trường cho hoạt động quảng bá du lịch Hà Nội cũng như hỗ trợ du khách. Mặt khác, đội cũng là lực lượng bổ sung trong mùa cao điểm, phục vụ trực tiếp cho du khách, góp phần đem đến cho du khách dịch vụ hoàn hảo tại điểm đến du lịch trọng điểm của Hà Nội. Hoạt động của đội cũng góp phần giúp sinh viên các trường có những bài học trải nghiệm thực tiễn quý báu, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ; đóng góp vào hoạt động của ngành và tạo lập công việc sau khi tốt nghiệp”.

Mô hình Đội hỗ trợ du lịch Thăng Long – Hà Nội cũng nhận được sự đánh giá cao từ phía các trường đào tạo và doanh nghiệp. Bà Trần Thị Thu Phương, Trưởng bộ môn Du lịch – Đại học Mở cho biết: “Chương trình “Mỗi đoàn viên thanh niên là một tuyên truyền viên tích cực về du lịch Hà Nội” do Sở Du lịch Hà Nội phát động rất có ý nghĩa. Khoa Du lịch – Đại học Mở đã có hàng trăm sinh viên tham gia Đội hỗ trợ du lịch Thăng Long – Hà Nội. Ngoài việc có cơ hội rèn luyện, nâng cao kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo trong nhà trường, chương trình còn giúp các sinh viên – những chủ nhân tương lai của đất nước nhận thức rõ về vai trò, nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử cũng như quảng bá các giá trị đó đến bạn bè quốc tế và nhân dân cả nước”. Phó Chủ tịch HHDL Hà Nội Trịnh Thị Mỹ Nghệ nhận định: “Chương trình của Sở Du lịch đã đóng góp nội lực mới trong việc quảng bá hình ảnh du lịch cũng như hình ảnh của người Việt”.

Bạn Ngô Quang Minh – một tình nguyện viên của Đội hỗ trợ du lịch Thăng Long – Hà Nội đến từ Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Hoạt động của đội giúp sinh viên chúng em tích lũy được kiến thức, nắm chắc hơn các kiến thức về lịch sử, văn hóa tại các điểm di tích của Hà Nội. Ngoài ra, chúng em cũng có cơ hội sử dụng các kiến thức đã được học trong nhà trường áp dụng vào thực tế để nắm vững hơn; đồng thời tăng cường kỹ năng của bản thân về ngoại ngữ, giao tiếp, làm việc nhóm, xử lý tình huống…”.

Phước Hà

Bùng Nổ Du Lịch Tình Nguyện

Du lịch giáo dục ở Sapa.

Du lịch tình nguyện theo các du học sinh, tổ chức phi chính phủ vào Việt Nam trong khoảng 3-4 năm đổ lại đây. Trào lưu này hiện rất được giới trẻ chào đón vì qua những chuyến du lịch kết hợp giúp đỡ cộng đồng (một dạng homestay), họ dễ dàng tìm được niềm vui trong cuộc sống. Lời mời gọi được cộng đồng phượt Việt Nam chia sẻ nhiều nhất trước kỳ nghỉ lễ là: “Ngoài kia chắc chắn đang có một cuộc sống khác chờ bạn. Một cuộc sống đối lập hoàn toàn với chuỗi ngày nhàn nhạt bạn đã đi qua. Vậy thì tại sao không cho mình quyền được đi xa, phá vỡ mọi khoảng trống an toàn để bước ra đời, và tận hưởng”.

Du lịch tình nguyện khác với chương trình sinh viên tình nguyện. Người tham gia phải đóng một khoản phí nhất định (200.000-400.000 đồng/ngày đêm), nhưng cũng có khi hoàn toàn miễn phí. Chuyến đi tình nguyện có phân nửa là kết hợp du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa các vùng miền, đa số là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Hình thức du lịch này thường gắn liền với trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng như phát triển cộng đồng của một tổ chức phi lợi nhuận. Đối tượng tham gia du lịch tình nguyện bao gồm người đi làm, cán bộ nghỉ hưu và đông đảo nhất là học sinh, sinh viên.

Ở Việt Nam, có một số tổ chức phi lợi nhuận thường xuyên tổ chức những chuyến du lịch tình nguyện, như Volunteers for Education Organization (V.E.O), Humanitours, Hội Việt Pháp CODEV, Buffalo… Số thành viên đăng ký tham gia trung bình là vài chục người mỗi chuyến, có khi lên đến vài trăm người, nhất là vào những kỳ nghỉ lễ.

Phải sát hạch mới được… du lịch

Các tour du lịch tình nguyện ban đầu hầu như chỉ có người nước ngoài tham gia. Sau đó, số người Việt Nam đăng ký gia tăng nhanh theo từng năm. Đối với tour miễn phí hoàn toàn, tình nguyện viên tham gia sẽ phải trải qua những cuộc khảo sát tương đối kỹ. Kỹ năng ngoại ngữ thành thạo sẽ được ưu tiên. Kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng sư phạm tốt cũng được ưu tiên. Sức khỏe tốt là bắt buộc. Ngoài ra, tùy theo mục đích từng tour tình nguyện (thiên về giáo dục, y tế, bảo tồn thiên nhiên, hướng dẫn văn hóa…), các tổ chức phi chính phủ sẽ có thông báo tuyển người phù hợp.

Lê Tuấn Phương (ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội) đăng ký chương trình tình nguyện giáo dục của V.E.O từ năm ngoái, nhưng trượt. Sau được giới thiệu sang chuyến tình nguyện khoa học. Phương cùng các bạn dạy trẻ con tại sao có cầu vồng sau mưa, tại sao có sấm sét, khi có sấm sét thì phải làm thế nào… Ngoài việc được luyện nói tiếng Anh cùng các tình nguyện viên quốc tế, Phương kể: “Hai ngày chơi ở bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình), ăn cơm lam, tự nướng thịt, nướng cá là những trải nghiệm vui cực kỳ”. Nguyễn Đan Hà (Công ty Thiết bị y tế Việt Nhật) từng đi Tả Van, Sapa theo chương trình tình nguyện giáo dục. Hà dạy tiếng Anh và các kỹ năng bảo vệ sức khỏe cho trẻ em địa phường, đồng thời cắt tóc cho các em. Các tình nguyện viên muốn các em biết đến “có một thế giới khác”, ngoài “núi rừng và mái nhà lụp xụp”, Hà nói.

Để làm phong phú thêm các chương trình du lịch tình nguyện, các nhà tổ chức bổ sung nhiều nội dung. Chương trình du lịch giáo dục của V.E.O bao gồm xây dựng trường học bằng các hoạt động chân tay như: sửa sang lớp học, xây dựng lại nhà ăn, đóng lại bàn ghế, trồng thêm cây xanh quanh trường… Hoặc chia sẻ những bài học về tin học cho các thầy cô giáo chưa tiếp cận được công nghệ thông tin; hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe, sơ cứu cho học sinh.?Để tăng hiệu quả hoạt động tình nguyện, một số tổ chức cố định số thành viên tham gia 20-30 người/chuyến. Đó cũng là lý do nhiều sinh viên muốn đi nhưng trượt vì đăng ký muộn.

Du lịch miễn phí

Một số du học sinh thông thạo ngoại ngữ thường đăng ký qua các tổ chức du lịch tình nguyện toàn cầu như: Global Vision International (GVI), Agape Volunteers, Love Volunteers, VESAbroad… Đây là cơ hội du lịch trải nghiệm giá rẻ (hoặc hoàn toàn miễn phí) rất được giới phượt quốc tế ưa thích. Lần đầu tiên tham gia, họ thường chọn các nhà tổ chức uy tín để được chỉ bảo một ít về ngôn ngữ địa phương, về những kĩ năng cần thiết cho khóa tình nguyện.

Nguyễn Phương Mai (du học sinh tại Pháp) thông qua các chương trình du lịch tình nguyện mà đi được 12 nước, trong khi toàn bộ chi phí chỉ là 400 euro. Trần Minh Hoàng (du học sinh tại Mỹ) nhờ du lịch tình nguyện mà đi cả Nam Mỹ, châu Phi, Đông Nam Á, Fiji. Hoàng chia sẻ: “Tôi gần như nghiện du lịch tình nguyện, bởi vì tôi không chỉ học được thêm rất nhiều điều, gặp được nhiều người, mà còn có nhiều kinh nghiệm thú vị không thể ngờ. Tôi từng tham gia những hoạt động như bảo vệ động vật hay dạy trẻ em, nhà sư nói tiếng Anh…”.?

Một số trang web về du lịch tình nguyện miễn phí

World Wide Opportunities on Organic Farms – www. chúng tôi – cơ hội làm việc tại các trang trại hữu cơ; chúng tôi – tham gia các dự án bảo tồn thiên nhiên và quảng bá du lịch sinh thái ở Australia và Newzealand; chúng tôi – hướng dẫn viên du lịch ở châu Âu cho hãng du lịch HF Holidays; www. chúng tôi – tình nguyện viên Liên Hợp Quốc trên toàn thế giới…

ĐẠT NHI