Top 10 # Xem Nhiều Nhất Khám Phá Du Lịch Hàn Quốc Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tuvanduhocsing.com

Khám Phá Du Lịch Hàn Quốc

Phương tiện đi lại khi ở Hàn Quốc

Đây là phương tiện đi lại phổ biến ở Hàn Quốc, bạn có thể di chuyển tới mọi nơi bằng xe bus. Có 2 loại xe bus là xe bus nội thành và xe bus cao tốc nhằm phục vụ nhu cầu đi lại trong thành phố hay đi xa. Giá vé xe bus thường giao động từ 1.250 won đến 2.300 won cho các tuyến ngoại thành. Taxi Cẩm nang du lịch Hàn Quốc, đây là phương tiện di chuyển phổ biến và thuận tiện, nhưng có chi phí khá cao. Taxi ở Hàn Quốc có taxi thường (thường màu xám hoặc đen), taxi hạng xang, taxi tải (taxi 8 chỗ) với mức chi phí khác nhau. Thường thì bạn sẽ mất 2400 won và 100 won cho 144m, taxi tải và taxi hạng sang có chi phí đắt hơn là 4500 won và 20 won cho 144m. Tàu hỏa Đây cũng là phương tiện giúp bạn di chuyển giữa các thành phố ở Hàn Quốc, với mức chi phí phải chăng. Chi phí tùy thuộc vào loại tàu và địa điểm. Bạn đi từ Seoul đến Busan chi phí 36000 đến 80000 won/người. Bạn có thể trải nghiệm khám phá du lịch Hàn Quốc bằng phương tiện này.

Đây là phương tiện di chuyển nhanh chóng khi đi lại trong thành phố, bạn có thể lựa chọn tàu điện ngầm để đi lại trong các thành phố lớn. Chi phí đi lại bằng tàu điện ngầm khá rẻ, khoảng 100 won.

Một số khách sạn chất lượng ở Hàn Quốc

Lotte Hotel Seoul – (1 Sogong-dong) 30 Eulji-ro, Jung-gu, Myeong-dong, Seoul. Giá phòng từ $150 – tiêu chuẩn 5 sao. Khách sạn cao cấp này nằm tại Seoul với chất lượng 5 sao nội thất cao cấp, kiến trúc hiện đại, các dịch vụ tốt nhất. Dormy Inn SEOUL Gangnam – 603-1, Yuksam-dong, Gangnam-gu, Gangnam, Seoul. Giá phòng từ $67 – tiêu chuẩn 4 sao. Nằm tại trung tâm thành phố rất thuận tiện cho việc đi lại. Khách sạn có dịch vụ chu đáo, nhân viên thân thiện, lối kiến trúc hiện đại. Real Boutique Hotel – 35, Woljeong-ro 20-gil, Gangseo-gu, Seoul, Gangseo, Seoul. Giá phòng từ $24 – tiêu chuẩn 3 sao. Khách sạn có vị trí khá đẹp, phục vụ được đánh giá tốt.

MUỐN ĐI DU LỊCH HÃY ĐẾN VỚI CÔNG TY DU LỊCH SACO

Khám Phá Văn Hóa Ẩm Thực Hàn Quốc

Với xuất phát điểm là một quốc gia nông nghiệp, cuộc sống gắn liền với thiên nhiên của người dân xứ Hàn đã khiến cho từng món ăn của họ thắm đượm vị cây cỏ, đất trời. Nền ẩm thực của đất nước này là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống và tính nghệ thuật đầy ấn tượng.

Là quốc gia được thiên nhiên ưu ái với rừng núi trùng trùng, điệp điệp, cùng với đó là những đồng bằng màu mỡ và 3 phía được bao quanh bởi đại dương mênh mông, Hàn Quốc đã tích trữ được những nguồn tài nguyên vô tận. Cùng với điều kiện khí hậu thuận lợi, Hàn Quốc đặc trưng là vùng ôn đới, khí hậu ôn hòa quanh năm, người dân ở đây nuôi trồng theo mùa vụ chẳng hạn như các loại đậu, hạt, rau củ quả, đặc biệt là hải sản.

Bữa ăn Hàn Quốc với cách bài trí tỉ mỉ đẹp mắt

Chắc hẳn du khách không còn bất ngờ khi xem các bộ phim Hàn và thấy họ rất coi trọng những người phụ nữ ở nhà làm nội trợ. Đó thực sự là những người giữ lửa, giữ sức khỏe và giữ niềm hạnh phúc cho gia đình. Ngoài ý nghĩa bữa ăn là thời điểm gắn kết mọi người trong một nhà giống như quan niệm của người Việt, mỗi bữa ăn của người Hàn Quốc còn là cách để thể hiện sự tôn trọng với các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.

Điều đầu tiên và có lẽ cũng là ấn tượng nhất trong văn hóa và ẩm thực Hàn Quốc đó là quy tắc sắp xếp và bài trí các món trên bàn ăn khá phức tạp, cầu kỳ. Tất cả các món phải được làm xong và bày biện gọn gàng trên bàn thì mọi người mới bắt đầu ngồi và cùng nhau thưởng thức. Cơm và canh phải được đặt lên trước, nước chấm và các món khác phải đặt giữa, món lạnh và rau đặt bên trái, đũa nĩa đặt bên phải bàn. Người Hàn Quốc tuyệt đối không chờ đồ ăn. Kể cả một thành viên trong gia đình về muộn thì cũng phải ngồi vào bàn ăn đàng hoàng, một cách rất lịch sự và được tôn trọng. Chính những quy tắc tưởng chừng như nhỏ nhặt, khắt khe ấy đã tạo nên bàn ăn ấm cúng, đẹp mắt và mang tính nghệ thuật rất cao.

Các món ăn được đặt riêng rẽ trong từng đĩa, bát, kể cả một vài quả ớt nhỏ cũng được xếp cẩn thận chứ không bày linh tinh trên bàn. Người Hàn Quốc cũng thường dùng bát nhỏ và đĩa nhiều hơn, đặc biệt khi ăn canh, mỗi người sẽ có một bát canh riêng. Thói quen này khiến bàn ăn có số lượng bát đĩa khá lớn và đó cũng chính là một trong những nguồn cảm hứng để họ trang trí cho mâm cơm thêm tính nghệ thuật trong những nét văn hóa ẩm thực Hàn Quốc.

Một bữa ăn của gia đình Hàn Quốc thông thường đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho một ngày sinh hoạt và làm việc. Tương đồng với Việt Nam, cơm là món chính trong bữa ăn và đi kèm theo đó là các món phụ như soup, món hầm, rau, salad… tuy nhiên không thể thiếu cá khô, thực phẩm muối biển, kimchi cùng với nước sốt lên men đặc trưng. Người Hàn thường sử dụng rất nhiều gia vị khi chế biến món ăn, theo họ một món ăn càng nhiều gia vị thì càng mang đậm nét ẩm thực truyền thống quốc gia.

Ngoài ra, nền văn hóa ẩm thực Hàn Quốc qua bữa ăn của người dân xứ kim chi còn được phân loại dựa theo nguyên lý con số 5. Các món trên bàn ăn phải là sự kết hợp hài hòa và độc đáo của 5 món ăn với 5 màu sắc và sử dụng 5 loại gia vị khác nhau. Sự bài trí 5 món ăn này sẽ tạo nên tính nghệ thuật nhất định khiến người ta không khỏi trầm trồ ấn tượng và nhớ mãi về phong cách ẩm thực của con người xứ lạnh. Tuy nhiên nguyên tắc này cũng không nhất thiết phải áp dụng trong mọi bữa ăn, người Hàn vẫn có thể giản lược và chỉ nấu một vài món chính, các món từ thiên nhiên, tiết kiệm thời gian và tốt cho sức khỏe.

Cách dùng gia vị thể hiện nền văn hóa ẩm thực Hàn Quốc

Các món ăn Hàn Quốc chủ yếu được chế biến từ nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, khá đơn giản và đặc biệt rất tốt cho sức khỏe. Cùng một món ăn nhưng có đến vô vàn công thức và tùy theo khả năng cũng như phong cách của mỗi người mà họ sẽ làm nên những món ăn với hương vị đặc trưng.

Có lẽ bởi thời tiết khắc nghiệt nên người Hàn luôn có xu hướng dùng những loại gia vị cay, nóng trong món ăn để giữ ấm cơ thể tốt hơn. Kim chi cay nồng không bao giờ thiếu trong gian bếp, ớt luôn có trên bàn ăn hay thịt tẩm ướp nhiều loại gia vị cũng thường xuyên được người Hàn sử dụng làm món chính trong bữa ăn của mình. Tuy nhiên, mức độ và cách sử dụng gia vị của mỗi người là khác nhau và sẽ làm nên sự khác biệt, tạo hương vị đặc biệt cho món ăn đó.

Hương vị cay nồng – màu sắc sặc sỡ không chỉ có trong bữa cơm hàng ngày, mà cũng là đặc trưng của văn hóa ẩm thực đường phố Hàn Quốc. Chỉ cần một lần dạo bước trên những con phố như Myeongdong hay Hongdae và thưởng thức món ăn đường phố, du khách sẽ dễ dàng nhận thấy điều này.

Kim chi – đại diện cho văn hóa ẩm thực Hàn Quốc

Kim chi xuất hiện trên mọi bàn ăn của người Hàn. Sự kết hợp của bắp cải, bột ớt và những nguyên liệu như: tỏi, gừng, hành lá, muối ăn… được người ta bảo quản ở nhiệt độ thấp và cho lên men. Mặc dù có hàm trăm loại kim chi khác nhau, nhưng hầu hết các loại này đều có mùi thơm nồng và cay.

Kim chi được liệt vào danh sách “5 thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhất” theo tạp chí Health Magazine của Mỹ do có rất nhiều tác dụng hỗ trợ sức khỏe như: ngăn ngừa béo phì, tiểu đường, chống vi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa… Năm 2013, văn hóa muối kim chi của người Hàn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Sự phong phú và đa dạng của nền ẩm thực

Có thể nói ẩm thực Hàn Quốc là một trong những nền ẩm thực đa dạng bậc nhất trên thế giới. Người Hàn Quốc có rất nhiều các công thức nấu ăn với những cách thức chế biến độc đáo, tạo nên sự phong phú về vị giác cho người thưởng thức. Lý do chính là bởi Hàn Quốc có một nền văn hóa mang tính triết lý phương Đông sâu sắc, người dân cũng có quan niệm về 4 mùa, về âm dương hòa hợp. Chính vì vậy, họ tin rằng mỗi mùa nên sử dụng những nguyên liệu nấu ăn riêng, phù hợp với từng mùa nhằm đưa đến những món ăn ngon miệng nhất và đảm bảo sức khỏe cho con người.

Bên cạnh đó ẩm thực của người Hàn Quốc còn thay đổi theo vị trí địa lý. Cùng một món ăn nhưng người dân xứ Hàn lại có những cách thức chế biến khác nhau ở từng địa phương, tạo nên sự khác biệt cho món ăn đó. Đặc biệt mỗi vùng miền sẽ có những món ăn vô cùng độc đáo và thu hút rất nhiều du khách đến đây và thưởng thức.

Khí trời khác biệt của 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, ẩm thực Hàn Quốc cũng vì lẽ đó mà có sự thay đổi tự nhiên sao cho hòa hợp với tự nhiên và cân bằng sức khỏe.

Mùa Xuân: Là mùa của những loại rau quả, trái cây thanh mát cùng với 1 lượng hải sản dồi dào, phong phú. Bạch tuộc con Jukkumi, Cua hoàng đế là những hải sản tươi ngon, và thường được xuất hiện trong các bữa tiệc hoàng gia. Mùa xuân – mùa cây cỏ đâm chồi, rau tề, hành dại, ngải cứu, dương sỉ.. là những loại rau tốt cho sức khỏe, được người Hàn sử dụng để cân bằng những bữa ăn.

Mùa Hạ: Tại Hàn Quốc nhiệt độ lên đến 39 – 40 độ C, gây cảm giác nóng bức, khó chịu vậy nên người ta thường tìm đến các món ăn có tính mát, giúp giải nhiệt hiệu quả. Naengmyeon hay được gọi là mì lạnh, món ăn nổi tiếng của Hàn Quốc được nhiều người trên thế giới biết đến với hương vị độc đáo, sợi mỳ rất dài cùng với dưa leo, trái lê và soup nước lạnh tạo nên vị thanh mát “cứu rỗi” những trời hè nóng bức. Bên cạnh đó, Patbingsu – đá bào sốt đậu của Hàn Quốc cũng là 1 cái tên đáng để thưởng thức trong mùa này. Patbingsu được du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây và gây được hiệu ứng rất tốt cho những tín đồ sành ăn.

Mùa Thu: Mùa dễ chịu nhất trong năm, cùng với đó là mùa của lễ hội nhộn nhịp nhất của Hàn Quốc. Tết Trung Thu (Chuseok), tết lớn và rất đỗi quan trọng của người Hàn, kỷ niệm một vụ mùa bội thu khi mà trái cây, ngũ cốc dồi dào, người dân dùng gạo để làm bánh và rượu để dâng cúng tổ tiên. Tôm, cá mồi chấm, nấm hương, quả hồng… là những thực phẩm mang bản sắc mùa thu đặc trưng của Đại Hàn Dân Quốc.

Mùa Đông: Tiết trời mùa đông buốt giá cũng là thời điểm thích hợp cho những món ăn cay nóng làm ấm cơ thể. Đây chính là thời điểm vàng cho ẩm thực đường phố tại Hàn Quốc chẳng hạn như phố Gopchang Anjirang tại Daegu, phố Topokki Sindang-dong ở Seoul, phố Đậu phụ Chodang ở Gangneung… Những cái tên vàng không thể không kể đến như: Topokki, Geotjeori, Hotteok, Gyeran bbang…

Nếu “chẳng may” lạc vào khu phố ẩm thực đường phố trên, hãy dừng chân, mua một vài món ăn nhắm nháp cùng rượu Soju sẽ là một kỷ niệm khó quên cho những ai vô tình yêu ẩm thực Hàn Quốc.

15 món ăn tiêu biểu của nền ẩm thực xứ Hàn

* Kim chi

Kim chi được xem là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng trong nền ẩm thực Hàn. Khi nhắc đến món ăn này có không ít người nghĩ ngay đến kim chi cải thảo, nhưng thực chất “kim chi” là tên gọi chung cho các loại rau củ ngâm lên men cho có vị chua.

Kim chi có đến hàng trăm loại khác nhau nhưng loại phổ biến nhất là kim chi cải thảo. Chúng được ngâm muối, trộn cùng với các loại gia vị khác như tỏi, gừng, hành lá… và đặc biệt không thể thiếu bột ớt đỏ, sau đó được bảo quản ở nhiệt độ thấp và lên men. Kim chi Hàn Quốc giòn, có vị chua và vị cay đặc trưng cùng mùi thơm nồng khó tả, cộng thêm màu đỏ của ớt bột đã tạo nên nét riêng biệt khó lẫn của món ăn này.

* Cơm trộn Bibimbap

Đây vừa là một món ăn phổ biến trong các gia đình Hàn mà còn rất thu hút khách du lịch khi đến với “xứ sở Kim Chi”. Bibimbap trông khá bắt mắt với nhiều màu sắc khác nhau được bày trí một cách khéo léo. Điều đáng chú ý nhất ở món ăn này là nghệ thuật pha trộn màu sắc: màu trắng của cơm, màu nâu của thịt, màu vàng của trứng, màu xanh của rau… Các màu sắc này tượng trưng cho sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người, tạo nên sự hứng thú cho thực khách khi thưởng thức cơm trộn Bibimbap.

* Kimbap (Cơm cuộn lá rong biển)

Kimbap rất được giới trẻ yêu thích. Món ăn này có vẻ ngoài khá giống với Sushi – món cơm cuộn trong lá rong biển nổi tiếng của người Nhật, nhưng nếu để ý kĩ sẽ thấy kimbap có kích thước to bên trong có nhiều thực phẩm hơn.

Những thành phần tạo nên 5 màu sắc khác nhau của kimbap bao gồm màu đen của rong biển, màu trắng của gạo, màu vàng của củ cải muối và trứng, màu cam của cà rốt và màu xanh lá cây của rau. Năm màu này tương ứng với năm mùi vị cơ bản trong ẩm thực là đắng, ngọt, mặn, chua và cay. Tất cả những yếu tố đó hòa quyện vào nhau, bổ sung cho nhau tạo nên một tổng thể hài hòa và cân bằng về mặt dinh dưỡng.

* Samgyetang (Gà tần sâm)

Hàng năm, ở Hàn Quốc có ba ngày nóng nhất trong mùa hè, được gọi là Chobok, Jungbok, Malbok. Trong những ngày này, món ăn có thể khiến cho người dân xếp hàng dài trước cửa hàng mặc cho trời nóng như đổ lửa chính là món giải nhiệt, thanh mát cơ thể – gà tần sâm.

Gà non làm sạch, được nhồi sâm cùng gạo nếp, hoàng kỳ, táo tàu rồi khâu lại bằng chỉ, cho vào nồi đá hầm trong nhiều giờ. Gà hầm sâm truyền thống trở thành món ăn bổ dưỡng, tiếp thêm sinh lực vào mùa hè ở “xứ sở kim chi”. Ở những nhà hàng Samgyetang địa phương nổi tiếng, tô gà tần sâm còn được dọn kèm với rượu sâm để thực khách nhâm nhi giải khát.

* Soondubu-jjigae (Đậu phụ hầm cay)

Sindubu-jjigae là món đậu phụ hầm với sò trong nước dùng cay. Đậu phụ mềm được làm bằng đậu nành ngâm nước, được mệnh danh là “thịt bò trong vườn rau”. Nó rất mềm và có vị đặc trưng.

* Japchae (Miến trộn Hàn Quốc)

Nguyên liệu chính để làm món ăn này là miến và các loại rau theo mùa (thường là cà rốt thái lát mỏng, hành tây, rau bina, và nấm) và thịt (thường là thịt bò). Người Hàn dùng dầu mè (dầu vừng) để xào. Gia vị chính là xì dầu và ớt cùng hạt vừng. Japchae có thể ăn nóng hoặc nguội thì cũng đều rất ngon.

* Jajangmyeon (Mỳ tương đen)

Thông thường, người ta chỉ biết đến những món mì có màu vàng tươi truyền thống hoặc mì Ý sốt sapghetti… nhưng Jajangmyeon lại thu hút thực khách bằng một màu đen lạ lẫm, hoàn toàn khác biệt với các món mỳ đã từng xuất hiện trước đó ở những quốc gia khác.

Nguyên liệu chính làm nên mì tương đen là mì tươi và nước sốt màu đen làm từ tương đậu. Tương đen được phối hợp với các gia vị truyền thống khác rồi thêm rau củ, bí xanh, khoai tây, thịt băm hoặc hải sản cắt miếng vuông vừa ăn, tất cả được đun lên cho đến khi nước sốt sệt lại rồi đem trộn với mì đã chín là có thể ăn ngay.

Khi thưởng thức mỳ tương đen, du khách sẽ cảm nhận được độ dai vừa phải của sợi mỳ Hàn Quốc, một chút đắng nơi đầu lưỡi từ nước sốt nhưng càng ăn sẽ càng thấy ngọt và thơm. Tất cả những nguyên liệu, gia vị hòa quyện vào nhau tạo nên một hương vị vững chắc không thể nhầm lẫn với bất món mì nào khác trên thế giới.

* Mỳ lạnh Naengmyeon

Một trong những món ăn phổ biến của người Hàn Quốc vào những ngày hè nóng bức là mỳ lạnh Naengmyeon. Mỳ lạnh có thể được sử dụng ở dạng mỳ hoặc miến, xào hoặc ăn với nước dùng. Dù ở dạng nào thì chúng vẫn có đặc điểm chung là ăn kèm với các thực phẩm thanh nhiệt như dưa chuột, giá đỗ, rau xanh, trứng luộc… đều là những nguyên liệu có vị thanh mát làm thổi bay không khí oi bức của những ngày hè.

Sợi mỳ lạnh được làm từ bột kiều mạch, có màu hơi xám, sợi mì mỏng. Nước dùng được chế biến từ nước xương bò ninh. Thông thường, mì lạnh được dùng trong bát to. Khi ăn du khách sẽ cảm thấy được vị thanh thanh ngọt mát làm tan biến đi cái nóng của ngày hè. Ngoài ra, nếu món mỳ này được dùng trong mùa lạnh thì phần nước dùng sẽ được thay thế bằng nước ngâm kim chi để giúp giữ ấm cho cơ thể tốt hơn.

* Bánh gạo Tteokbokki

Sẽ thật thiếu sót nếu không kể đến bánh gạo tteokbokki khi nói về ẩm thực Hàn Quốc. Đây là một món ăn vô cùng hấp dẫn, làm xiêu lòng đông đảo tín đồ của những chiếc bánh gạo nếp mềm mượt và cả các bạn yêu thích đồ cay.

Bánh gạo Tteokbokki có xuất thân từ món Tteo jjim – một món ăn cung đình gồm các nguyên liệu như bánh dày trắng thái mỏng, hành tây, thịt, trứng và các loại phụ gia khác đặc biệt không thể thiếu ớt cay Hàn Quốc rồi nướng lên.

Trải qua từng thời kỳ lịch sử, bánh gạo Tteokbokki đã không còn là món ăn chỉ phục vụ cho vua chúa mà dần trở thành món ăn đường phố mà ai cũng có thể thưởng thức.

Tteokbokki hiện đại được chế biến từ bánh gạo nếp Garaetteok, cắt thành từng khúc hình trụ vừa ăn, xào chung với thịt, trứng, rau cùng với tương ớt cay để làm dậy lên mùi vị đặc trưng. Những chiếc bánh gạo dẻo mềm hòa quyện vào màu đỏ sáng bóng của nước sốt cay thơm, được rắc thêm một lớp vừng rang thơm lừng ở trên. Đây là một món ăn vặt được đông đảo các bạn trẻ ưa chuộng.

Bánh gạo Tteokbokki ngày càng trở nên phong phú về chủng loại hơn trước rất nhiều. Thay vì sử dụng những nguyên liệu truyền thống như trước, Tteokbokki ngày nay còn được xào với hải sản như tôm, mực… Vì thế, chất lượng và hương vị của món ăn ngày càng được nâng cao.

* Sườn nướng Galbi

Thịt sử dụng để nướng thường là thịt bò hoặc thịt lợn được tẩm ướp gia vị. Khi ăn, thịt nướng được cuộn bởi rau xà lách kèm theo vài miếng kim chi, vài lát tỏi, vài lát ớt… để tăng thêm hương vị và độ đậm đà cho miếng thịt.

Galbi nếu sử dụng sườn gà hoặc sườn lợn để nướng được gọi là Twaechi Galbi. Khi sử dụng sườn bò để nướng thì galbi được gọi là Sokalbi hoặc Soekalbi. Tuy vậy, thịt bò là loại thịt thường được dùng để nướng hơn cả nên đôi khi chỉ gọi Galbi thôi sẽ làm cho người ta nghĩ ngay đến món sườn bò nướng.

Thịt nướng Hàn Quốc có cách chế biến rất đa dạng mà không theo bất kì một quy tắc nào. Thịt có thể được nướng trên chảo gang hoặc trên lò than, dùng ga hoặc sáp để nướng. Bếp nướng luôn được đặt ở giữa và mọi người ngồi xung quanh tạo nên không khí ấm áp không chỉ từ khói bếp mà còn xuất phát từ sự quây quần giữa mọi người.

* Sundae 

Món này cũng có nét tương đồng với dồi lợn ở Việt Nam. Dồi Sundae cũng được làm từ tiết lợn, miến, hành, tỏi nhồi trong lòng lợn rồi hấp cách thủy cho đến khi tỏa mùi đặc trưng. Món ăn luôn được giữ cho nóng và ăn kèm với nước sốt vị cay cay. Sundae chính là món ăn cổ nhất Hàn Quốc còn lưu lại đến ngày nay.

* Thịt bò nướng Bulgogi

Bulgogi được ướp với nước tương (xì dầu) và đường, chính yếu tố đó làm cho món ăn mềm và thơm – một hương vị mà ai cũng có thể cảm nhận được. Không chỉ phần lớn các du khách, mà còn đại đa số người dân Hàn Quốc ưa thích món Bulgogi. Nó có vị ngọt và có nhiều nước và chỉ cần một thời gian ngắn cũng có thể chế biến được món ăn ngon này. Đó là lý do tại sao món Bulgogi được coi là món ăn số một trong các món ăn Hàn Quốc.

Khi ăn Bulgogi, người thường gói nó vào rau diếp, lá vừng hay các lá khác và cách ăn này mang lại vị giác chân thực hơn và nhiều dinh dưỡng hơn là chỉ ăn Bulgogi không. Vì những lý do này, món Bulgogi mang đầy đủ chất dinh dưỡng và rất ngon miệng.

* Bánh bí đỏ Hobak Tteok

Hobak Ttseok là tên gọi chung cho loại bánh được làm từ bột ngũ cốc hấp hoặc luộc. Bánh bí đỏ làm chủ yếu bằng bí đỏ và được coi là món ăn tốt cho sức khỏe.

* Bánh bao Mandu

Từng là món ăn được giới vua chúa, hoàng gia yêu thích, ngày nay bánh bao Mandu được bày bán ở khắp nơi. Thành phần chính bao gồm đậu hũ, thịt bò băm nhuyễn, thịt heo, hỗn hợp rau. Có thể hấp hoặc chiên Mandu tùy theo “gu” ăn uống của mỗi người. Ngoài ra, Mandu có thể ăn kèm với kim chi và tương ớt rất ngon.

* Hotteok

Đây là loại bánh ngọt thường bán ở các quầy hàng trên đường phố Hàn, là món ăn ưa thích của học sinh, giới trẻ. Bột nhào hay bột nếp được cán thành những miếng tròn, dẹt trộn với nhân đường, đậu phộng và bột quế, sau đó nướng trên vỉ sắt nóng.

10 quy tắc trên bàn ăn của người Hàn

Bởi chịu ảnh hưởng bởi đạo Khổng trong triều đại Joseon, người Hàn thường rất xem trọng đạo lý, trên kính dưới nhường. Vì lẽ đó mà phong cách ẩm thực tại “xứ sở kim chi” cũng vô cùng khắc khe. Người Hàn coi trọng những bữa ăn vì đó là lúc các thành viên sum họp, quây quần bên nhau.

– Người lớn ăn trước: người lớn tuổi nhất phải cầm đũa lên trước sau đó những người còn lại mới lần lượt dùng bữa.

– Trong bữa ăn, tốc độ ăn không quá nhanh hay quá chậm, mà phải vừa vặn với tốc độ của mọi người, đặc biệt là người có tuổi.

– Khi ăn phải ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh, nhai từ tốn và không nhấc bát khỏi bàn.

– Trước khi ăn phải chúc ngon miệng.

– Khi nhận thức ăn hoặc đồ uống của tiền bối phải giữ cốc, bát bằng 2 tay

– Không được mở miệng hoặc phát ra tiếng khi ăn.

– Không lãng phí thức ăn: những đồ thừa trong bữa ăn thường được giữ lại và dùng cho bữa ăn tiếp theo.

– Rót rượu Soju cho người lớn phải đúng cách: nâng chai bằng hai tay.

– Sẽ là thất lễ nếu từ chối lời mời rượu của người khác, nhất là tiền bối.

– Nguyên tắc cụng ly: người nhỏ tuổi phải để ly thấp hơn người lớn tuổi.

Khám Phá Thành Phố Du Lịch Mới Daegu Hàn Quốc

Nói về du lịch Hàn Quốc thì in đậm trong tâm trí du khách quốc tế vẫn là các địa danh, thành phố nổi tiếng như : Nami, Jeju, thủ đô Seoul, Busan, Incheon… hoặc các địa danh du lịch thường xuất hiện trên phim ảnh làm cho các fan của phim Hàn càng nhớ lâu hơn. Tuy nhiên, bạn nên hướng ngoại đến những địa danh du lịch mới để khám phá và trải nghiệm những điều mới lạ vì đất nước Hàn Quốc rộng lớn đâu chỉ có những cảnh đẹp ở Seoul, Busan hay Incheon đâu. Một trong những thành phố du lịch mới nổi nhưng vô cùng hấp dẫn với rất nhiều cảnh quan thiên nhiên, địa điểm du lịch đẹp mà bạn nên trải nghiệm là thành phố Daegu Hàn Quốc.

Một góc hiện đại của thành phố Daegu

Daegu là thành phố trung ương lớn thứ 4 tại xứ Kim chi, đứng sau Seoul, Busan, Incheon. Trước đây Daegu là thành phố trực thuộc tỉnh Gyeongsang. Nằm ở phía Đông nam của lãnh thổ Hàn Quốc, gần sông Geumho và Nakdong, cách bờ biển khoảng 80 km, Daegu được bao bọc bởi dãy Palgongsan ở phía bắc, Biseulsan ở phía nam, dãy Waryongsan ở phía Tây cùng một số đồi núi thấp ở phía đông vì thế khí hậu thành phố ẩm nóng. Mùa hè có mưa nhiều, mùa đông ít mưa và nắng quanh năm.

Daegu trở nên nổi bậc và quyến rũ hơn dưới ánh đèn lung linh khi đêm về

Với đặc tính khí hậu như vậy, Daegu thích hợp với việc phát triển nông nghiệp, nơi đây nổi tiếng với những cánh đồng trồng táo, vựa táo cho chất lượng cực cao. Tuy nhiên, phát triển công nghiệp vẫn là thế mạnh trụ cột của thành phố Daegu.

Các địa điểm du lịch, danh thắng nổi tiếng tại Daegu

Woobang là ngọn tháp có tiếng tại thành phố Daegu mà bạn nên tham quan khi đến thành phố này.

Với độ cao 312 mét, có một quầy rượu và một nhà hàng sang trọng nằm dưới chân tháp. Bạn có thể ghé vào để thưởng thức các món ăn ngon, uống vài ly rượu nồng, ngắm cảnh đẹp của đô thị phố phường. Phong cảnh quanh tháp có thể nói là khá đẹp.

Mùa hè và mùa thu nơi đây thường được tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật đặc sắc.

Bảng chỉ dẫn mô tả công viên Apsan

Nếu bạn muốn vãng cảnh toàn bộ thành phố Daegu thì đừng bỏ qua công viên Apsan này. Trong công viên có một đài quan sát cao nhất tại Hàn Quốc, là địa điểm không thể tuyệt vời hơn để bạn ngắm nhìn cảnh đẹp, những khoảng khắc đáng nhớ của thành phố.

Đứng trên đài quan sát giúp bạn chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh đẹp của thành phố

Những Con đường mòn dẫn lên đỉnh núi Apsan được du khách vô cùng ưa thích vì có cảnh quan rất đẹp

Ngoài qua cảnh quan thiên nhiên của công viên vô cùng xanh tươi, trong lành với rất nhiều cây xanh hồ nước bao phủ. Lý tưởng để dạo chơi, thư giản. Bên cạnh công viên Apsan, trong khu vực gần đó cũng có những điểm tham quan khá phổ biến để du khách đến thăm là: đền Daeseongsa, nhà thờ Pond, thung lũng Byeokcheon,…

Bảo tàng quốc gia Daegu được xây dựng với mục đích là để bảo tồn các di sản văn hóa lịch sử của thành phố và tỉnh Gyeongsangbuk. Là nơi lưu giữ và trưng bày khoảng 30 ngàn hiện vật vô cùng có giá trị về lịch sử của vùng Daegu và Gyeongsangbuk-do. Bảo tàng quốc gia Daegu cũng được mệnh danh là nơi sưu tầm đồ đồng, đồ đá lớn nhất Hàn Quốc.

Ngoài ra, bảo tàng này cũng sưu tầm và có lưu giữ các di tích Phật giáo, , của thời kì Tam Quốc, các tác phẩm điêu khắc có niên đại từ rất lâu đời,

Kim Gwang-suk là một người con ưu tú của thành phố Daegu, viết ra rất nhiều ca khúc bất hủ ca ngời đất nước Hàn Quốc. Con đường mang tên Kim Gwang-suk là để tưởng nhớ đến ông. Trên con đường này còn có những cửa hàng bán đồ lưu niệm cùng nhiều quán ăn rất ngon.

Ngoài bảo tàng quốc gia Daegu, thì Brassware Daegu Bangjja cũng là một điểm tham quan vô cùng hấp dẫn.

Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bộ sưu tập lịch sử đồ đồng ở Hàn Quốc, được xem clip mô tả lại quá trình sản xuất đồ đồ, những vật dụng bằng đồng đầu tiên tại xứ kim chi.

Là điểm tham quan, hành hương không thể bỏ qua khi đến Daegu. Tọa lạc trên ngọn núi Palgongsan, Bức tượng Phật Gatbawi được tạc khắc từ những nghệ nhân ở thế kỷ thứ 9, gắn liền với một truyền thuyết rất thú vị nên rất nhiều du khách đều muốn đến tham quan để tìm hiểu câu chuyện thú vị này.

Tọa lạc tại thung lũng Biseulsan, chùa Yagasa nổi tiếng yên bình giữa thung lũng núi Biseulsan hùng vĩ.

Chùa mang phong cách cổ thuộc triều đại Joseon. Phù hợp cho những ai cần tĩnh tâm, ưa thích sự thanh tịnh. Đến viếng thăm chùa Yugasa, du khách sẽ được tham quan các bảo tháp bằng đá, các tu viện cổ xưa. Ngoài ra, còn tìm hiểu kiến trúc cổ kính của triều đại Joseon.

Các lễ hội hấp dẫn đầy màu sắc được tổ chức tại Daegu

Thành phố Daegu vẫn giữ được rất nhiều nghi lễ, lễ hội truyền thống nổi tiếng như:

+ Nghi lễ Nho giáo gọi là Seokjeondaeje được tổ chức tại Daegu-hyanggyo vào mùa xuân và mùa thu.

+ Lễ hội Yangnyeongsi, lễ hội làng Otgol, lễ hội Màu sắc Daegu, Lễ hội Dongseongno, lễ hội phong Palgongsan, lễ hội hoa đỗ quyên Biseulsan, Hàn Quốc in Motion Daegu.

+ Trung tâm mua sắm Dongseongno

+ Khu phố mua sắm Seomun : khu thương mại này nằm gần nhà ga tàu điện ngầm Complex Seongseo ở Dalseo-gu. Điểm này tập trung rất nhiều khu vui chơi giải trí, cửa hàng mua sắm, nhà hàng, cửa hàng bách hóa..

Khu phố mua sắm Seomun

Thưởng thức Ẩm thực tại Daegu

Mì Yaki Udon

Dongin-dong Jjimgalbi

Ghé thăm thành phố Daegu bạn sẽ được trải nghiệm hương vị của rất nhiều món ăn ngon nổi tiếng như: Yaki Udon, Dongin-dong Jjimgalbi, thịt bò tươi sống, cá nóc, mì cán,…trong chương trình du lịch Hàn Quốc cùng Intertour bạn có muốn không? Hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới để được tư vấn chi tiết.

CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH INTERTOUR VIỆT NAM

– Địa chỉ: 115 Nguyễn Thái Bình – Quận 1 – TPHCM – Điện thoại: 028. 3822 9999 – Hotline 24/24: 0961 118899 – Email: welcome@intertour.com.vn

Du Lịch Hàn Quốc Đi Đâu Khám Phá Thú Vị Nhất

Jinhae-gu là một khu vực trong thành phố Changwon. Nó thuộc khu vực miền nam Hàn Quốc. Jinhae nổi tiếng với lễ hội hoa anh đào thường niên vào mùa xuân, 2 địa điểm ngắm hoa anh đào đẹp nhất của du lịch Hàn Quốc là tại ga xe lửa Kyeongwha và tại con kênh Yeojwa ở Jinhae. Tại kênh Yeojwa, các cặp tình nhân có thể bước qua cây cầu thơ mộng Romance Bridge. Đây chính là địa điểm quay bộ phim truyền hình “Romance” với sự góp mặt của cặp đôi diễn viên nổi tiếng Kim Ha Neul và Kim Jae Won.

Núi Seorak là núi cao thứ ba ở Hàn Quốc. Tọa lạc tại tỉnh Gangwon ở phía Đông Bắc. Công viên quốc gia Seoraksan là báu vật của du lịch Hàn Quốc. Nơi đây với nhiều thắng cảnh nổi bật như cụm núi đá Ulsanbawi với 5 khối đá nằm cạnh nhau, trên đỉnh mỗi khối đều có khe lõm dạng như cái vạc. Ngoài ra còn có Thung Lũng Nghìn Phật. Hay còn gọi là thung lũng Seorak, vì hai bên thung lũng là những dãy núi sắp xếp như hai hàng tượng Phật.

Đảo này nổi tiếng vì đã là địa điểm quay của rất nhiều bộ phim truyền hình của xứ kim chi. Đường bờ biển phía đông Seopjikoji với những tảng đá núi lửa đủ hình dạng là một trong những noi đến thú vị. Núi Seongsan Ilchubong, còn gọi là đỉnh Bình Minh, một miệng núi lửa 5000 tuổi có tầm nhìn tuyệt vời vào lúc bình minh. Núi Halla với khung cảnh kì bí của những tán cây phủ băng tuyết vào mùa đông.

Vọng lâu Bomun nằm ở thành phố Gyeongju. Đây cũng là cố đô của triều đại Shilla. Đây là một trong những địa điểm của du lịch Hàn Quốc mà du khách có thể thưởng ngoạn cảnh đẹp suốt cả 4 mùa. Hoa anh đào mùa xuân, lá xanh nõn mùa xuân. Màu đỏ và màu úa vàng của lá mùa thu. Cùng với những lớp tuyết trắng xóa mùa đông.

Chùa Haeinsa đã có thâm niên 1200 tuổi. Đây là ngôi chùa lưu giữ kinh Phật cổ nhất thế giới. Đó chính là quyển kinh Tripitaka Koreana. Trong chùa còn có tượng Phật bằng gỗ cổ nhất Hàn Quốc, đây là điểm đến Phật giáo quan trọng của du lịch Hàn Quốc.

Vườn trúc Juknokwon nằm phía sau một ngôi trường Nho giáo ở Damyang, tỉnh Jeollanam. Tại đây du khách có thể tìm thấy một rừng trúc bao phủ trên diện tích rộng. Cùng với các thác nước và vọng lâu.

Khoảng 40% trà ở Hàn Quốc được sản xuất trên những “cánh đồng cuốn” ở Boseong. Đây cũng là một điểm du lịch Hàn Quốc phổ biến. Không chỉ thế nó còn là hiện trường quay các bộ phim truyền hình và điện ảnh nổi tiếng. Ngoài việc thưởng thức các sản phẩm làm từ trà xanh. Du khách đến đây chủ yếu là để ngắm khung cảnh tuyệt vời của những đồng trà trải dài trên đồi.